Vì Sao Mỹ Giàu Nhất Thế Giới / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Dubai Giàu Có Và Sang Trọng Nhất Thế Giới?

Dubai luôn chứng minh cho cả thế giới thấy thành phố này có thể biến điều không thể thành có thể, với những dự án nhân tạo hàng đầu thế giới, theo Business Insider.

1. Cảnh sát Dubai lái những siêu xe hàng triệu USD

Đội cảnh sát thành phố Dubai sở hữu những siêu xe hàng đầu thế giới, như Aston Martin One-77, Ferrari FF hay Lamborghini Aventador. Giá bán các dòng xe này dao động từ 397.000 USD đến 1,79 triệu USD mỗi chiếc.

2. Dubai sở hữu khách sạn sang trọng nhất thế giới

Được mệnh danh “sang trọng nhất thế giới”, Burj Al Arab là khách sạn duy nhất trên thế giới đạt tiêu chuẩn 7 sao. Sở hữu hơn 202 phòng với thiết kế, tiện nghi sang trọng như iPad dát vàng 24 carat, người phục vụ riêng, 4 bể bơi, nơi đỗ trực thăng…, Burj Al Arab xứng đáng với vị trí số 1 thế giới của mình.

3. Khách sạn được trang trí bằng vàng

Dubai được mệnh danh là “thành phố vàng”. Chính bởi lẽ đó, 2.000 m2 vàng 24 carat đã được sử dụng để trang trí khách sạn Burj Al Arab. Thậm chí, những chiếc iPad, iPhone hay Blackberry tại khách sạn cũng được dát vàng. Khách được toàn quyền sử dụng những chiếc điện thoại và máy tính bảng này mà không phải trả phí. Giá của những thiết bị dát vàng nói trên khoảng 10.000 USD.

4. Một đêm ở phòng hạng sang tại Dubai đắt hơn tiền thuê nhà hàng năm

Những phòng hạng sang tại các khách sạn hàng đầu như Burj Al Arab hay Atlantis the Palm có giá 23.000- 35.000 USD một đêm. Phòng rẻ nhất tại Burj Al Arab cũng có giá lên tới 1.360 USD một đêm vào mùa thấp điểm.

5. Bữa ăn giữa buổi sáng và trưa được phục vụ chu đáo cùng những chai champagne hạng sang

Thưởng thức những chai champagne vào bữa giữa sáng và trưa tại Dubai là trải nghiệm không phải ở đâu cũng có. Mặc dù Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là quốc gia theo đạo Hồi, nhưng vào thứ 6 và 7 hàng tuần tại Dubai, các khách sạn vẫn phục vụ khách bằng những chai champagne hảo hạng, đi kèm tôm hùm và trứng cá caviar.

Bữa giữa sáng và trưa sang trọng nhất ở Dubai diễn ra tại Imperium và có giá lên tới 680 USD cho mỗi người. Mỗi người tham gia được nhận 1 chai Dom Perignon (có giá khoảng 200 USD) và được phục vụ riêng.

6. Dubai sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới

Công trình Burj Khalifa nổi tiếng với thiết kế 160 tầng và chiều cao 830 m. Burj Khalifa sở hữu 4 kỷ lục “cao nhất” của thế giới: tòa nhà, công trình nhân tạo, đài quan sát và nhà hàng.

7. Đang xây dựng sân bay lớn nhất thế giới

Dubai đã chi ra 32 tỷ USD để mở rộng và biến Al Maktoum trở thành sân bay lớn nhất thế giới, với diện tích 54 dặm vuông. Theo tính toán, sân bay có thể đón 120 triệu lượt khách mỗi năm khi hoàn thành, dự kiến 6-8 năm tới.

8. Sở hữu những đảo nhân tạo đẹp nhất hành tinh

Chỉ ở Dubai, người ta mới có thể xây đảo nhân tạo rồi sử dụng cát thừa để lấp đầy gần 3 lần tòa nhà Empire State tại Mỹ. Dubai chi 12,3 tỷ USD để xây những đảo nhân tạo lớn nhất hành tinh. Nhiều người coi đây chính là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”.

9. Có khu mua sắm lớn nhất thế giới

Với diện tích gần 550.000 m2, Dubai Mall là khu mua sắm có diện tích lớn nhất hành tinh. Với hơn 1.200 cửa hàng, rạp chiếu phim 2.800 chỗ ngồi, bản sao khu phố Regent nổi tiếng London,… Dubai Mall chính là điểm mua sắm được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Năm 2014, có 80 triệu khách đã đặt chân đến khu mua sắm này.

10. Chuẩn bị phá kỷ lục khu mua sắm lớn nhất hành tinh

Năm 2014, Dubai tuyên bố xây dựng “thành phố” tổ hợp mua sắm rộng gần 745.000 m2 mang tên “Bản đồ thế giới”. Dự án cũng bao gồm 100 khách sạn, công viên và các cơ sở du lịch y tế.

11. Có khu vui chơi và nghỉ dưỡng mùa đông ngay giữa sa mạc

Một lần nữa, Dubai chứng minh cho thế giới thấy thành phố này có thể biến điều không thể thành có thể, với dự án khu nghỉ dưỡng tuyết giữa sa mạc. Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Ski Dubai bao gồm 5 đường trượt cùng nhiều tiện ích khác. Chưa dừng lại ở đây, Dubai còn xây dựng khu vui chơi mùa đông với chim cánh cụt, xe trượt băng và các công trình bằng băng.

12. Kế hoạch mở rộng phát triển các công trình dưới nước

Đã sở hữu những phòng nghỉ dưới nước, song Dubai vẫn chưa dừng lại, khi đang có kế hoạch xây dựng cả một khách sạn dưới biển.

Khách sạn Water Discus, được thiết kế bởi Ocean Technology, sẽ bao gồm 2 phần: trên và dưới mặt biển. Water Discus sẽ có 21 phòng nghỉ cùng khu lặn, quán bar dưới nước. Dự án sân tennis dưới biển cũng được khách sạn lên kế hoạch.

13. Những cuộc đua ngựa tại Dubai có giải thưởng hàng chục triệu USD

Dubai World Cup, giải đua ngựa đắt giá nhất thế giới, thu hút các vận động viên hàng đầu, giải nhất có giá lên tới 10 triệu USD. Với 9 hạng mục đua, tổng giá trị giải thưởng của giải đấu là 30 triệu USD.

14. Các spa dát vàng và kim loại quý

Khách có thể sử dụng liệu pháp phục hồi da với giá 540 USD. Liệu pháp “La Prairie Platinum Rare” tại spa Jumeirah’s Zabeel Saray hứa hẹn giúp người sử dụng phục hồi và cân bằng làn da.

Trong khi đó, khách sạn Raffles Dubai có liệu pháp “vàng Ai Cập” (Egyptian Gold) chăm sóc da mặt, với giá 500 USD. Khách hàng được đắp những tờ giấy bằng vàng 24 carat, giúp trẻ hóa da mặt.

15. Giá một viên kem 817 USD

Quán Scoopi Cafe tại Dubai nổi tiếng với kem “Kim cương đen” (Black Diamond). Người ta sử dụng nấm cục Italy, nghệ tây Iran cùng vàng 23 carat để làm ra những viên kem Black Diamond. Mỗi viên kem có giá bán lên tới 817 USD.

16. Bánh cupcake giá 1.000 USD

“Phượng hoàng vàng” (Golden Phoenix) của cửa hàng Bloomsbury là một trong những đồ ăn ngọt đắt nhất thế giới, có giá lên tới 1.000 USD. Các đầu bếp sử dụng chocolate Ý, hạt vani Uganda, dâu và vàng 23 carat để làm ra những chiếc bánh đắt tiền này.

17. Những ly cocktail kim cương có giá hàng nghìn USD

Loại ly để uống dòng cocktail này được làm bằng kim cương, thiết kế bởi hãng kim loại quý hàng đầu thế giới Swarovski. Người uống được quyền giữ lại những chiếc ly này nếu muốn.

Đồ uống đắt nhất trong thực đơn tại Burj Al Arab mang tên “Sự khởi đầu của một biểu tượng” (The Birth of an Icon). Một ly daiquiri có giá 4.083 USD và được pha từ những chai rượu rum St. Lucia Distillers Nine Cask Founders, Cointreau cùng bụi vàng.

Dubai Thuộc Nước Nào? Ở Đâu? Vì Sao Dubai Giàu Nhất Thế Giới?

Dubai là một thành phố sang trọng trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), thành phố này thuộc bán đảo Ả Rập, Trung Đông.

Thành phố Dubai nằm ở sa mạc nên có có khí hậu nắng nóng, khô cằn. Vì ở sa mạc nên khi mùa hè ở Dubai rất nóng lên đến hơn 40 độ C. Vào mùa đông cũng không lạnh lắm, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Nơi này nóng quanh năm và có lượng mưa ít.

Tại sao Dubai giàu nhất nhì thế giới ?

Nhiều người thắc mắc tại sao Dubai thành phố ở vùng sa mạc nhưng lại nổi tiếng giàu nhất thế giới ? Có rất nhiều lý do khiến thành phố này có được danh hiệu này.

Dubai giàu có nhờ vào nguồn dầu mỏ có sẵn, khai thác sử dụng và bán đi nguồn “vàng đen” này. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng dầu mỏ chỉ đóng góp 1 phần khối doanh thu của thành phố. Khối doanh thu lớn từ Dubai còn đến từ các lĩnh vực bất động sản, du lịch, hàng không và cảng biển.

Con người Dubai nổi tiếng có tầm nhìn cao, rộng, biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế tiên tiến đưa kinh tế Dubai phát triển lên một tầm cao mới. Thành phố Dubai bùng nổ của bất động sản, những công trình kiến trúc tiên tiến, tầm cỡ quốc tế. Đưa Dubai trở thành nền kinh tế chính và cực kỳ quan trọng của các tiểu vương quốc Ả Rập.

Không chỉ có các dự án bất động sản ngành du lịch phát triển cực thịnh cũng mang lại doanh thu lớn cho thành phố. Các điểm đến, khu du lịch tham quan thu hút số lượng du khách hạng sang đến với đất nước Dubai xinh đẹp. Thành phố còn có nhiều các khu trung tâm mua sắm lớn, với rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới.

Thành phố biển Dubai thành phố an toàn, trung tâm hàng không của khu vực.

Văn hóa của Dubai

Dubai là bắt nguồn từ truyền thống Hồi giáo, tôn giáo rất quan trọng và họ rất tôn sùng chúng, đây là truyền thống lâu đời của người dân nơi này.

Ngôn ngữ chính thức của Dubai đó là tiếng Ả Rập, hầu hết mọi người trong và ngoài nơi làm việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Hiện tiếng Anh tìm thấy tiếng nói chung với hầu hết mọi người, đi dọc các các con đường, các dấu hiệu cửa hàng, nhà hàng và các menu… đều được viết bằng cả hai thứ tiếng đó là tiếng Anh và tiếng Ả Rập.

Năm 2014 GDP của Dubai là 107.1 tỉ USD tập trung vào ngành công nghiệp dầu khí. Ngoài ra Dubai còn phát triển bất động sản và xây dựng, thương mại, dịch vụ tài chính chiếm tỷ lệ lớn trong GDP của UAE.

Du lịch và mua sắm của Dubai rất phát triển. Vào năm 2018, Dubai là thành phố thu hút lượng khách du lịch quốc tế top 4 trên thế giới. Thành phố này có nhiều khu du lịch cao cấp cho khách nước ngoài.

Dubai còn là “thành phố mua sắm của Trung Đông” với nhiều trung tâm thương mại lớn và các hàng hóa xa xỉ dành cho các khách hàng trung và thượng lưu.

Thống kê những cái nhất của Dubai

1. Vườn hoa rộng nhất thế giới

Tọa lạc tại khu liên hợp vui chơi giải trí Dubailand, vườn hoa Dubai Miracle là vườn hoa rộng nhất thế giới với 45 triệu bông hoa.

2. Tòa nhà cao nhất thế giới

Burj Khalifa ở Dubai hiện là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8 m. Tổng chi phí xây dựng tòa nhà này có ước tính là 1,5 tỷ USD.Tòa nhà Burj Khalifa cũng là tòa nhà có nhiều kỷ lục khác như tòa nhà có nhiều tầng nhất (163 tầng), tòa nhà có tầng trên cùng cao nhất (584,5 m), tòa nhà có tầng quan sát ngoài trời cao nhất thế giới (555 m), nhà hàng cao nhất thế giới (tầng thứ 122),…

3. Khách sạn cao nhất thế giới

Khách sạn JW Marriott Marquis ở Dubai là tòa tháp đôi cao nhất thế giới với kỷ lục thiết lập là 355m và chính thức được công nhận bởi Guinness World Records là khách sạn cao nhất thế giới năm 2012. Khách sạn có 72 tầng và 1.608 phòng khách sạn, tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ AED.

4. Sân khấu nhạc nước dài nhất thế giới

Sân khấu này có diện tích trên 12 hecta và dài 275 m, hệ thống đài phun nước trở thành đài phun nước lớn nhất thế giới.

5. Hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới

The Palm tại Dubai là một quần đảo nhân tạo rộng tới 560 hecta với rất nhiều khách sạn cao cấp và những ngôi biệt thựa.Thời gian xây dựng quần đảo nhân tạo này chỉ mất 2 năm.

7. Dây chuyền vàng lớn nhất thế giới

Dây chuyền vàng lớn nhất Dubai ra đời năm 1999, khối lượng 22kg vàng, dài 4,2m. Bộ dây chuyền khổng lồ này sau đó được 9.600 người mua tạo thành những vòng dây chuyền, vòng đeo tay.

8. Tỷ lệ tội phạm 0%

Tỷ lệ tội phạm 0% một con số đáng mơ ước của nhiều quốc gia trên thế giới. Đơn giản vì Dubai sử dụng luật theo đạo Hồi giáo rất nghiêm khắc. Người dân Dubai sống theo tu tưởng đạo đức Hồi giáo tạo nên một xã hội bình yên, trật tự và sự nghiêm khắc dành cho các kẻ xấu.

Đó là các thông tin quan trọng giải thích cho câu hỏi Dubai là nước nào trên thế giới? Thành phố Dubai hào nhoáng và hóa lệ nổi tiếng bậc nhất. Thành phố Dubai chính là nơi có thu nhập đầu người rất cao và trở thành thành phố giàu có nhất nhì thế giới hiện tại. Các thông tin trên hi vọng có ích cho các bạn khi tìm hiểu thành phố này.

Vì Sao Giá Ôtô Ở Việt Nam Đắt Nhất Thế Giới?

(DĐDN) Giá ôtô ở Việt Nam quá cao và nếu cộng thuế thì Việt Nam là một trong những nước có giá xe bán ra đắt đỏ nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những nước kém nhất về sức mua tính theo đầu người. Tại sao?

Chỉ có 13 hãng xe ôtô tham dự Triển lãm Ôtô Việt Nam 2012 (VNMS 2012) hồi tuần trước, trong đó có 7 nhà sản xuất thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và 6 nhà nhập khẩu. Họ mang tới vài chục mẫu xe trưng bày trên khoảng diện tích 5.000 mét vuông thuộc khu Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Nếu so với số lượng tên tuổi các nhà sản xuất ôtô trên thế giới, và đặc biệt là số lượng mẫu xe mới mà các hãng giới thiệu hàng năm, những con số trên chẳng thấm vào đâu. Điều này cho thấy qui mô của ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam hiện nay khiêm tốn tới mức nào.

5 loại thuế, 9 loại phí

Ông Laurent Charpentier, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay sản lượng xe ôtô bán ra tại Việt Nam giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh yếu tố khách quan – khủng hoảng kinh tế – nguyên nhân chủ yếu được ông Charpentier nêu ra là do “ma trận” các loại thuế, lệ phí tạo ra một gánh nặng vô cùng lớn lên vai người mua xe. Tính trung bình, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, mỗi chiếc xe nhập khẩu vào Việt Nam phải gánh tới 5 loại thuế và 9 loại lệ phí.

Trong thực tế, theo ông Andreas Klingler, Tổng giám đốc Công ty Porsche Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã xác định ngay từ những năm đầu thập niên 1990 rằng, ngành công nghiệp ôtô là một trong những yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp Việt Nam. Quyết tâm của Chính phủ được cụ thể hóa bằng hàng loạt chính sách khuyến khích, nhằm thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp này. Chẳng hạn, ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 177 về việc “phê duyệt kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Nhưng, bất chấp những nỗ lực đó và cả các chính sách ưu đãi từ Quyết định 177, có thể nói mục tiêu đầy tham vọng này đã không thành công. Ông Klingler dẫn chứng: ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã suy giảm liên tục từ năm 2009 và dự báo đến cuối năm nay lượng xe bán ra chỉ bằng 50% lượng xe bán ra năm 2009. Và đây là năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm. “Điều này là đáng báo động và không thể hiện sự phát triển lành mạnh của nền công nghiệp ôtô trong một thị trường đang nổi lên”, ông Klingler nói.

Tương phản với gam màu xám xịt của thị trường Việt Nam, thị trường ôtô thế giới đang có mức tăng trưởng gần 30%. Riêng thị trường châu Á tăng 40% (năm 2009 đạt 17,69 triệu xe bán ra và dự đoán năm 2012 đạt 24,58 triệu xe (nguồn: www.gbm.scotiabank.com/English/bns_econ/bns_auto.pdf).

Vẫn khó!

Tổng giám đốc Porsche Việt Nam luôn băn khoăn với câu hỏi: “Tại sao trong khi thị trường ôtô toàn cầu đang tăng trưởng đáng kể mà thị trường ôtô Việt Nam lại suy giảm mạnh”? Vị Tổng giám đốc này cho rằng có hai lý do chính.

Thứ hai là cơ sở hạ tầng không tốt, hệ thống giao thông đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và chúng tôi chậm được cải thiện. Ông Klingler trích dẫn một báo cáo chính thức từ năm 2008 của Bộ Xây dựng cho thấy: chỉ có 6,18 % diện tích đất được sử dụng cho hệ thống giao thông ở Hà Nội, trong khi ở ngoại ô Hà Nội tỉ lệ này chỉ là 0,9%. Tại chúng tôi tỷ lệ này tại khu vực trung tâm từ 8% đến 14% và ở ngoại ô chỉ là 0,2% đến 2,8%. Trong khi theo chuẩn mực thế giới, diện tích sử dụng cho hệ thống giao thông ở mức chung là từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và số chỗ đỗ xe theo ước đoán chỉ đủ cho 750.000 xe hơi; trung bình 8 chỗ cho 1.000 người. Trong khi đó, nước Đức với dân số 80 triệu người có số chỗ đỗ xe cho gần 40 triệu chiếc, trung bình 500 chỗ cho 1.000 người. Cùng một diện tích đất nước nhưng số chỗ đỗ xe gấp hơn 60 lần. Không khó để lý giải tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội và chúng tôi

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki khuyến nghị rằng, cần có một sự nhất quán về mặt chiến lược phát triển công nghiệp ôtô giữa các bộ Tài chính và Công Thương. Trên thế giới có lẽ rất hiếm nước có nhiều bộ cùng quyết định số phận của ngành công nghiệp ôtô mà thường xuyên “đồng sàng dị mộng” với nhau như hai bộ này. Việt Nam không thể có một ngành công nghiệp ôtô đúng nghĩa nếu như một bộ khuyến khích, bộ kia lại tìm mọi cách thu thật nhiều loại phí. Ông Huyên so sánh, tại Malaysia một nhà sản xuất ôtô được Chính phủ khuyến khích bằng cách cho hưởng mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với mức tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Trong khi đó, như lời ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế – nhà phân phối chính thức xe Audi tại Việt Nam, thì phí trước bạ ở nước ta được ban hành khá ngẫu hứng. Cụ thể là mức phí này mới tăng lên 15% ở chúng tôi và 20% ở Hà Nội.



Vì Sao Giá Xe Ô Tô Tại Việt Nam Đắt Nhất Thế Giới?

Giá ô tô ở Việt Nam quá cao và nếu cộng thuế thì Việt Nam là một trong những nước có giá xe bán ra đắt đỏ nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những nước kém nhất về sức mua tính theo đầu người. Chỉ có 13 hãng xe ô tô tham dự Triển lãm Ô tô Việt Nam 2012 (VNMS 2012), trong đó có 7 nhà sản xuất thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và 6 nhà nhập khẩu. Họ mang tới vài chục mẫu xe trưng bày trên khoảng diện tích 5.000 mét vuông thuộc khu Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Nếu so với số lượng tên tuổi các nhà sản xuất ô tô trên thế giới, và đặc biệt là số lượng mẫu xe mới mà các hãng giới thiệu hàng năm, những con số trên chẳng thấm vào đâu. Điều này cho thấy qui mô của ngành công nghiệp ô tô và thị trường ô tô Việt Nam hiện nay khiêm tốn tới mức nào.

Ông Laurent Charpentier, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay, sản lượng xe ô tô bán ra tại Việt Nam giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh yếu tố khách quan – khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân chủ yếu được ông Charpentier nêu ra là do “ma trận” các loại thuế, lệ phí tạo ra một gánh nặng vô cùng lớn lên vai người mua xe. Tính trung bình, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, mỗi chiếc xe nhập khẩu vào Việt Nam phải gánh tới 5 loại thuế và 9 loại lệ phí.

Trong thực tế, theo ông Andreas Klingler, Tổng giám đốc Công ty Porsche Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã xác định ngay từ những năm đầu thập niên 1990 rằng, ngành công nghiệp ô tô là một trong những yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp Việt Nam. Quyết tâm của Chính phủ được cụ thể hóa bằng hàng loạt chính sách khuyến khích, nhằm thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp này. Chẳng hạn, ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 177 về việc “phê duyệt kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Nhưng, bất chấp những nỗ lực đó và cả các chính sách ưu đãi từ Quyết định 177, có thể nói mục tiêu đầy tham vọng này đã không thành công. Ông Klingler dẫn chứng: ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã suy giảm liên tục từ năm 2009 và dự báo đến cuối năm nay lượng xe bán ra chỉ bằng 50% lượng xe bán ra năm 2009. Và đây là năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm. “Điều này là đáng báo động và không thể hiện sự phát triển lành mạnh của nền công nghiệp ô tô trong một thị trường đang nổi lên”, ông Klingler nói.

Tương phản với gam màu xám xịt của thị trường Việt Nam, thị trường ô tô thế giới đang có mức tăng trưởng gần 30%. Riêng thị trường châu Á tăng 40% (năm 2009 đạt 17,69 triệu xe bán ra và dự đoán năm 2012 đạt 24,58 triệu xe

Vì sao giá ô tô ở Việt Nam đắt nhất thế giới?

Tổng giám đốc Porsche Việt Nam luôn băn khoăn với câu hỏi: “Tại sao trong khi thị trường ô tô toàn cầu đang tăng trưởng đáng kể mà thị trường ô tô Việt Nam lại suy giảm mạnh?”. Vị Tổng giám đốc này cho rằng có hai lý do chính.

Thứ hai là cơ sở hạ tầng không tốt, hệ thống giao thông đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và chúng tôi chậm được cải thiện. Ông Klingler trích dẫn một báo cáo chính thức từ năm 2008 của Bộ Xây dựng cho thấy, chỉ có 6,18% diện tích đất được sử dụng cho hệ thống giao thông ở Hà Nội, trong khi ở ngoại ô Hà Nội tỉ lệ này chỉ là 0,9%. Tại chúng tôi tỷ lệ này tại khu vực trung tâm từ 8% đến 14% và ở ngoại ô chỉ là 0,2% đến 2,8%. Trong khi theo chuẩn mực thế giới, diện tích sử dụng cho hệ thống giao thông ở mức chung là từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và số chỗ đỗ xe theo ước đoán chỉ đủ cho 750.000 xe hơi; trung bình 8 chỗ cho 1.000 người. Trong khi đó, nước Đức với dân số 80 triệu người có số chỗ đỗ xe cho gần 40 triệu chiếc, trung bình 500 chỗ cho 1.000 người. Cùng một diện tích đất nước nhưng số chỗ đỗ xe gấp hơn 60 lần. Không khó để lý giải tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội và TP.HCM.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki khuyến nghị rằng, cần có một sự nhất quán về mặt chiến lược phát triển công nghiệp ô tô giữa các bộ Tài Chính và Công Thương. Trên thế giới có lẽ rất hiếm nước có nhiều bộ cùng quyết định số phận của ngành công nghiệp ô tô mà thường xuyên “đồng sàng dị mộng” với nhau như hai bộ này. Việt Nam không thể có một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa nếu như một bộ khuyến khích, bộ kia lại tìm mọi cách thu thật nhiều loại phí. Ông Huyên so sánh, tại Malaysia, một nhà sản xuất ô tô được Chính phủ khuyến khích bằng cách cho hưởng mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với mức tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Trong khi đó, như lời ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế – nhà phân phối chính thức xe Audi tại Việt Nam, thì phí trước bạ ở nước ta được ban hành khá ngẫu hứng. Cụ thể là mức phí này mới tăng lên 15% ở chúng tôi và 20% ở Hà Nội.