Lưỡi là cơ quan cảm nhận mùi vị. Khi lưỡi của bạn cảm nhận được vị chua trong khoang miệng, đồng thời nhận thấy bản thân giảm dần khả năng phân biệt các mùi vị khác do vị chua lấn át. Bị chua miệng tuy không nguy hiểm, nhưng gây nhiều bất tiện và phiền toái đối với những người đang mắc phải. Khi tình trạng miệng có vị chua lập lại nhiều ngày mà không khỏi. Lập tức, bạn phân vân bản thân đang gặp vấn đề gì đó ở miệng rồi.
Một nguyên nhân ít ai quan tâm là khi miệng bị nhiễm khuẩn do có tổn thương trầy xước, hoặc cơ thể thiếu vitamin B. Miệng bắt đầu xuất hiện những triệu chứng làm rối loạn vị giác như cảm thấy khó chịu ở lưỡi, giảm vị giác hay mất vị giác hoàn toàn. Sau đó bạn sẽ cảm thấy miệng có vị hơi chua, nhìn thức ăn bản thích yêu thích thì chán ăn và có thể bỏ ăn. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B (nếu thiếu), hay chữa lành những tổn thương ở lưỡi thì tình trạng khó chịu ở lưỡi sẽ giảm đáng kể.
2. Hội chứng trào ngược dạ dày gây chua miệng
Tất cả thức phẩm sau khi ăn được tiêu hóa ở dạ dày, là nơi tiết ra axit, dịch mật và một số enzim để nghiền nát thức ăn. Khi dịch vị ở dạ dày suy yếu do một số nguyên nhân nào đó, dịch vị này sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Cơ chế co bóp của dạ dày cùng nước dịch vị quá mức sẽ bị đẩy lên thực quản khiến bạn bị ợ chua. Đây là hội chứng trào ngược dạ dày, dịch vị này làm đọng lại ở họng, gây ra chứng chua miệng.
Cách đơn giản để giảm triệu chứng chua miệng lúc này là bạn nên ngậm một thìa muối vì muối sẽ giúp bão hòa lượng axit trong dạ dày để tránh đẩy dịch vị lên lại thực quản.
Cơ thể của con người khi bị sốt, cảm cúm hay suy nhược sẽ rất yếu. Việc chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn lúc này diễn ra không ổn định khiến cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng. Từ đó, bạn cảm giác miệng có vị chua, khoang miệng trở nên nhạt đắng và bạn bắt đầu lười ăn sau đó. Bạn cần nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn để vượt qua cảm cúm sớm để không gây cho bạn cảm giác chua miệng nữa.
Răng khi không được chăm sóc tốt, khiến hàm răng gặp các vấn đề như vàng răng, nhiều cao răng, hôi miệng, sâu răng và mất răng….. Đồng thời, khi bạn đến nha khoa điều trị nha chu, trám hay niềng răng. Việc chăm sóc hoặc tuân thủ sự kiêng cữ sau khi thẩm mỹ răng rất khó, lâu ngày vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều tạo ra vị chua ở miệng. Lúc này, Bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để giảm cảm giác bị chua miệng.
Bị chua miệng ngoài gây khó chịu vị giác mặt khác nó làm cho người bệnh có hơi thở nặng mùi gây hôi miệng khiến bạn ngại giao tiếp với mọi người. Vậy nên hãy nhanh chóng chữa chua miệng để chấm dứt tình trạng xấu này.
1. Thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm chua miệng
Người đang bị chua miệng nên ăn uống đúng giờ, đều đặn, bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sau khi ăn không nên nằm liền để tránh bị chướng bụng và đầy hơi gây ợ chua. Trong thời gian bị chua miệng bạn không nên ăn những loại thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ. Kiêng những loại nước uống có gas, cà phê, bia rượu. Hạn chế hút thuốc lá.
– Uống nước ấm mỗi buổi sáng sau khi thức dậy – Uống nước chanh đường hoặc nhai vỏ chanh mỗi ngày vừa giúp khử mùi hôi miệng vừa đánh bay chứng chua miệng. – Gừng thái lát mỏng đun sôi pha trà, uống ngày 2-3 lần sẽ giúp chữa hôi miệng và giảm cả tình trạng bị chua miệng hiệu quả…
– Đun sôi một vài lá bạc hà trong nước và dùng nước này sau khi ăn.
Bạn nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần. Khuyến khích bạn đánh răng với kem bạc hà hằng ngày, súc miệng với nước muối ấm. Cạo lưỡi thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi.
Ưu tiên dùng chỉ nha khoa để lấy đi thức ăn dư thừa bám kẽ răng để tránh tạo vi khuẩn cư trú gây chua miệng.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn