Vì Sao Miền Trung Lại Bị Lũ Lụt / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Lũ Lụt Miền Trung: Thiệt Hại Nhân Mạng, Vì Sao?

Tính đến sáng 9-10, mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên đã làm 4 người chết, 9 người mất tích. Đa số người bị nạn là chèo thuyền qua sông suối bị lật, chìm, chạy xe máy qua nơi ngập nước bị cuốn trôi…

Không ai không lo lắng cho sự an toàn của bản thân và gia đình trong mùa lũ. Về công tác thông tin tuyên truyền cho dân biết tình hình mưa lũ, thiên tai, có thể nói đã được làm khá tốt, hầu như người dân nào cũng được biết dù ít hay nhiều qua các phương tiện truyền thông, qua nhắc nhở của chính quyền địa phương. Nhưng những thiệt hại nhân mạng vẫn xảy ra. Vì đâu?

Dĩ nhiên nguyên nhân sâu xa, trực tiếp để trở thành tác nhân chính làm cho thiệt hại lớn hơn vẫn là tình trạng phá rừng. Nhiều vùng rừng trơ trọi, phơi ra những đồi trọc không thể giữ được nước nên khi có mưa, nước từ thượng nguồn đổ thẳng xuống gây nên lũ, sạt lở đất. Rừng còn bị phá để xây thủy điện trên nhiều sông suối. Những khi mưa kéo dài với vũ lượng lớn, các hồ chứa thủy lợi và thủy điện điều tiết xả lũ thì cư dân ở vùng hạ du lãnh đủ, phải chịu cảnh lũ lụt kéo dài và không ít người đã thiệt mạng vì mưa lũ.

Phá rừng cũng gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ mạnh lên, chảy xiết hơn; nhiều nơi xuất hiện lũ ống lũ quét, nhiều vực xoáy sâu gây nguy hiểm cho cư dân.

Thực tế cũng đã từng có lý do từ dự báo không chính xác, khiến cơ quan địa phương và người dân chủ quan, mưa bão mạnh hơn dự báo và vùng tâm bão, vùng xảy ra thiệt hại nặng nề nhất lại là nơi không ngờ, không được dự báo, nhất là những nơi núi lở, lũ quét gây thiệt hại cả một khu vực, một xóm nhà dân.

Ngoài nguyên nhân do sơ ý và xui rủi như dọn nhà bị điện giật chết hay cháu bé không được người lớn chú ý chăm sóc bị sẩy chân rơi vào nước lũ không kịp cứu, còn có sự chủ quan của người dân. Những trường hợp mưa to sóng lớn, nước dâng cao, chảy xiết thì không nên qua sông qua suối, mà hãy chờ phương tiện cứu hộ của cơ quan phòng chống thiên tai của địa phương hỗ trợ. Người liều mình qua sông đã phải trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.

Những thiệt hại nhân mạng là không đong đếm được, nỗi đau mất mát đeo đẳng người thân của họ cả đời. Thiệt hại từ các thiên tai lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, khó khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn, trong khi lũ lụt luôn quay lại hoành hành từng năm.

Thiên tai luôn có sức mạnh đáng sợ và nguy hiểm, nhất là những nguy cơ tiềm tàng và bất ngờ, cho dù con người đã làm chủ nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, có phương tiện để phòng chống. Những phương tiện đó vẫn chỉ nhằm hạn chế một phần thiệt hại chứ không thể chế ngự được thiên tai. Do đó, phòng chống tốt nhất vẫn là ý thức của từng người và của các chính quyền địa phương với trách nhiệm cao nhất, luôn đề cao cảnh giác và nỗ lực cao nhất để bảo vệ, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho dân.

Vì Sao Thảm Họa Lũ Lụt, Sạt Lở Liên Tiếp Xảy Ra Ở Miền Trung?

Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gieo đau thương tang tóc lên đồng bào miền Trung, khiến các chuyên gia phải đau đớn thốt lên: “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”.

Lũ ngày càng lớn

Trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít khi xảy ra ở miền Trung. Nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt lở đất.

Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, chúng tôi Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam – cho rằng: Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”- ông thốt lên.

“Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì cả, đất không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên”- Giáo sư Hồng nhận định.

Theo các chuyên gia, nếu miền Trung càng mưa nhiều, tình trạng sạt lở sẽ càng mạnh.

“Sông miền Trung ngắn và dốc, đất dốc và nhiều lớp sét. Từ xưa đã có cảnh báo nếu xây dựng hồ chứa và đập tràn ở miền Trung thì phải cẩn thận vì đất không thấm nước”- GS Hồng chia sẻ.

Vị Giáo sư này phân tích: Những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ.

“Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở…”- nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Nếu có trồng lại rừng sau khi rừng bị phá, chúng ta cũng phải mất 50 năm rừng mới khôi phục lại được. Ông cho biết, 50 năm sau, rừng mới có thể tái tạo khả năng giữ nước.

“Rừng trồng mới, dù 10 năm cũng không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành thảm thực vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm nhất, rừng mất lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ”- GS Hồng nói.

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo chuyên gia lâm nghiệp – GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn, chính là do nạn chặt phá rừng.

Phá rừng đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Tất cả đều đã trở thành “thủ phạm” gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở miền Trung.

Lí Giải Vì Sao Lại Có Lũ Lụt Xảy Ra?

Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng. Nguyên nhân gây ra lũ lụt

Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ trong sông ở nước ta chủ yếu do mưa trên lưu vực, song cũng có thể là do vỡ đê, vỡ đập, hoặc các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong các lòng dẫn,…

Những đặc trưng chính của lũ là lưu lượng hoặc mực nước cao nhất; tổng lượng lũ, thời gian duy trì sóng lũ trong sông, tốc độ và thời gian truyền sóng lũ về hạ lưu,…

Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển.

Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm cho lũ lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường.

Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh… một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét, lũ ống

Rừng bị tàn phá cũng là nguyên nhân gây lên lũ lụt và xói mòn đất

Hiện tượng El nino và La nina đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau

Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp

Đặc điểm của Lũ lụt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lũ là một hiện thượng tự nhiên, gần như xảy ra hằng năm. Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hay nhiều lần trong một năm.

Khi nước sông dâng lên cao (do mưa lớn và triều cao), vượt qua khỏi bờ chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian.

Lũ lụt ở Việt Nam được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải. Để theo dõi diễn biến mực nước trên sông, người ta tổ chức đo đạc mực nước và vẽ thành các thủy đồ.

Lũ ở Việt Nam được phân biệt thành các loại:

Lũ nhỏ: Là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

Lũ đặc biệt: Là loại lũ cao đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc

Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

Có Yếu Tố Nhân Tai Trong Lũ Lụt Miền Trung?

LS Ngô Ngọc Trai

Gửi cho BBC từ Hà Nội

Theo báo điện tử Vietnamnet thì khoảng 17h45 ngày 14/10, nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước.

Việc xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/s trong 4 giờ kèm theo mưa lớn khiến mực nước lên rất nhanh. Nhiều người dân không kịp trở tay.

Cũng theo báo Vietnamnet thì tính đến 16h chiều ngày 15/10 có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 7 người chết, 10 thuyền viên, người dân bị lũ cuốn mất tích và 7 người bị thương ở Quảng Bình.

Tại Hà Tĩnh có 1 người chết, 1 người mất tích. Nghệ An cũng có 1 học sinh bị lũ cuốn. Tại cảng Gianh, Quảng Bình có 30-40 tàu bị sóng đánh trôi dạt khỏi nơi neo đậu, 1 tàu đã bị chìm.

Ngoài ra là không biết bao nhiêu tài sản hoa màu vật nuôi của người dân bị thiệt hại do mưa lũ.

Xác định nguyên nhân

Từ lâu nay mưa lũ là hiện tượng thiên tai bất thường, theo thời gian người dân đã tích lũy kinh nghiệm biết cách ứng phó với mưa lũ giúp giảm bớt hậu quả của thiên tai, như làm nhà ở những nơi cao ráo.

Nhưng vài năm trở lại đây nhiều đập thủy điện được xây dựng đã góp phần làm tăng thêm hậu quả tai hại của mưa lũ. Đập thủy điện xả nước đã phá vỡ quy trình dòng chảy khiến người dân không thể ứng phó, nhiều khu xóm nước ngập đến nóc nhà, gây thiệt hại tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.

Có thể hình dung việc đập thủy điện xả nước gây lũ lụt như sau: Nếu không có đập thủy điện thì khi mưa xuống nước sẽ chảy thành dòng theo các lòng trũng khe suối chảy dần ra sông, ra biển.

Nhưng khi có đập thủy điện thì nó ngăn dòng nước lại tạo thành một khối nước lớn ở vịtrí cao, đến khi nước đầy thì đập xả nước tạo thành dòng chảy mạnh. Dòng chảy này cộng với lượng nước mưa đã chảy thành dòng ở phía dưới đập, hợp lại tạo thành lưu lượng nước lớn gây lũ khiến người dân không kịp trở tay vì lũ về nhanh quá.

Như vậy, các đập thủy điện là tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mưa lũ lâu nay. Việc xây dựng các đập đúng ra phải tính toán khoa học về khoảng cách, mức độ, liều lượng như thế nào để không gây thiệt hại cho dân.

Nhưng vì những tính toán sai và vì lòng tham nên các đập thủy điện đã được xây bất chấptính hợp lý dẫn đến hậu quả như đã xảy ra. Thực tế đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng các đập thủy điện xả nước gây lũ lớn làm chết người.

Làm sao ngăn chặn?

Doanh nghiệp làm đập thủy điện kiếm tiền, xả lũ dân gánh chịu. Đây là cái mà người ta gọi là loại Chủ nghĩa tư bản rừng rú, phát triển kinh tế bằng những giá đắt, hủy hoại môi sinh, kiếm lợi trên thân xác và tài sản đồng bào.

Sáng 15/10 khi đi kiểm tra lũ ông Lê Ngọc Huấn Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đãbày tỏ sự bức xúc với lãnh đạo nhà máy thuỷ điện Hố Hô trong việc xả lũ bất ngờ khiến ngập lụt trên nhiều xã:

“Khi chưa mưa thì không xả, lại nhè lúc mưa lớn để xả. Nước trên đổ về, nước sông dâng lên, tôi đề nghị dừng lại từ 1-2 tiếng cho nước rút bớt, điều kiện lúc đó có thể dừng xả 1 tiếng nhưng lãnh đạo nhà máy không chấp thuận”.

Cũng trong sáng 15/10 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Đặng Quốc Khánh đã xuống các xã của huyện Hương Khê để kiểm tra. Tại đây, ông Khánh nhấn mạnh việc xả đập Hố Hô khiến nước lên nhanh người dân trở tay không kịp. Theo ông Khánh, việc xả đập phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân.

“Những hồ nào xả bao nhiêu, xả như thế nào cần phải tuyên truyền kịp thời để cho bà con biết. Chứ lúc tối Hương Khê xả quá nhanh, không thể xả ồ ạt như vậy được. Hộ nào cũng cho rằng lúc tối nước lên nhanh quá. Xả như thế không nhanh sao được”, Vietnamnet trích lời quan chức địa phương này nói.

Như vậy là đã rõ, có yếu tố nhân tai trong tai họa này. Đập thủy điện xả nước là tác nhângóp phần làm trầm trọng thêm hậu quả mưa lũ làm chết nhiều người, nhấn chìm tài sản, hàng vạn hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tôi cho rằng các đập thủy điện đem lại lợi ích không bõ cho cái thiệt hại gây ra. Mạngngười là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết vơi mỗi năm một ít như thế được, khôngthể để cơ nghiệp của dân tích cóp bao năm tiêu tán dần vì lũ. Việc này nếu không xử lý dứt điểm thì với lòng tham và sự thiếu trách nhiệm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác.

Chính phủ cần tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại về bố trí và hoạt động của các đập thủy điện dựa trên các hậu quả đã gây ra, tiến tới chấm dứt phá bỏ ngay những đập thủy điện gây nguy hại.

Trong hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của trận lũ vừa rồi có yếu tố trách nhiệm con người (nhân tai).

Như thế là đủ dấu hiệu của tội phạm do vậy cần khởi tố điều tra để xác định và truy tố ra trước pháp luật những kẻ vì lòng tham hoặc ngu dốt đã gây tai họa cho đồng bào và buộc bồi thường khắc phục hậu quả cho người dân.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.