Vì Sao Miền Trung Hay Lũ Lụt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Lũ Lụt Miền Trung: Thiệt Hại Nhân Mạng, Vì Sao?

Tính đến sáng 9-10, mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên đã làm 4 người chết, 9 người mất tích. Đa số người bị nạn là chèo thuyền qua sông suối bị lật, chìm, chạy xe máy qua nơi ngập nước bị cuốn trôi…

Không ai không lo lắng cho sự an toàn của bản thân và gia đình trong mùa lũ. Về công tác thông tin tuyên truyền cho dân biết tình hình mưa lũ, thiên tai, có thể nói đã được làm khá tốt, hầu như người dân nào cũng được biết dù ít hay nhiều qua các phương tiện truyền thông, qua nhắc nhở của chính quyền địa phương. Nhưng những thiệt hại nhân mạng vẫn xảy ra. Vì đâu?

Dĩ nhiên nguyên nhân sâu xa, trực tiếp để trở thành tác nhân chính làm cho thiệt hại lớn hơn vẫn là tình trạng phá rừng. Nhiều vùng rừng trơ trọi, phơi ra những đồi trọc không thể giữ được nước nên khi có mưa, nước từ thượng nguồn đổ thẳng xuống gây nên lũ, sạt lở đất. Rừng còn bị phá để xây thủy điện trên nhiều sông suối. Những khi mưa kéo dài với vũ lượng lớn, các hồ chứa thủy lợi và thủy điện điều tiết xả lũ thì cư dân ở vùng hạ du lãnh đủ, phải chịu cảnh lũ lụt kéo dài và không ít người đã thiệt mạng vì mưa lũ.

Phá rừng cũng gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ mạnh lên, chảy xiết hơn; nhiều nơi xuất hiện lũ ống lũ quét, nhiều vực xoáy sâu gây nguy hiểm cho cư dân.

Thực tế cũng đã từng có lý do từ dự báo không chính xác, khiến cơ quan địa phương và người dân chủ quan, mưa bão mạnh hơn dự báo và vùng tâm bão, vùng xảy ra thiệt hại nặng nề nhất lại là nơi không ngờ, không được dự báo, nhất là những nơi núi lở, lũ quét gây thiệt hại cả một khu vực, một xóm nhà dân.

Ngoài nguyên nhân do sơ ý và xui rủi như dọn nhà bị điện giật chết hay cháu bé không được người lớn chú ý chăm sóc bị sẩy chân rơi vào nước lũ không kịp cứu, còn có sự chủ quan của người dân. Những trường hợp mưa to sóng lớn, nước dâng cao, chảy xiết thì không nên qua sông qua suối, mà hãy chờ phương tiện cứu hộ của cơ quan phòng chống thiên tai của địa phương hỗ trợ. Người liều mình qua sông đã phải trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.

Những thiệt hại nhân mạng là không đong đếm được, nỗi đau mất mát đeo đẳng người thân của họ cả đời. Thiệt hại từ các thiên tai lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, khó khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn, trong khi lũ lụt luôn quay lại hoành hành từng năm.

Thiên tai luôn có sức mạnh đáng sợ và nguy hiểm, nhất là những nguy cơ tiềm tàng và bất ngờ, cho dù con người đã làm chủ nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, có phương tiện để phòng chống. Những phương tiện đó vẫn chỉ nhằm hạn chế một phần thiệt hại chứ không thể chế ngự được thiên tai. Do đó, phòng chống tốt nhất vẫn là ý thức của từng người và của các chính quyền địa phương với trách nhiệm cao nhất, luôn đề cao cảnh giác và nỗ lực cao nhất để bảo vệ, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho dân.

Lý Giải Nguyên Nhân Lũ Lụt Ở Miền Trung

Một phần đường Hồ Chí Minh tại Quảng Bình đã bị ngập

Điểm qua lại các trận lụt lớn gần như nhấn chìm khu vực đồng bằng miền Trung như trận lụt các năm: 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003… có lúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999.

Những ngày qua, lượng mưa ở các tỉnh đang ở mức báo động. Như tại Hà Tĩnh, khoảng 17h ngày 14/10, thủy điện Hố Hô ở địa phận giáp ranh giữa Quảng Bình và huyện Hương Khê xả nước khiến người dân gần 10 xã vùng hạ du phải đánh kẻng chạy lũ, leo nóc nhà tránh lũ cả đêm. Tuyến quốc lộ 15A nối thành phố Hà Tĩnh lên Hương Khê bị nước lũ chia cắt hoàn toàn… Khoảng 23h ngày 14/10, tại địa phận các xã Hương Đô, Hương Giang , Hương Bình bị nước nhấn chìm, khiến dân cư ở đây trắng đêm chạy lũ. Đến sáng ngày 15/10, gần 2/3 số nhà trên địa bàn huyện Hương Khê bị nước lũ dâng ngang nóc.

Còn tại Quảng Bình, tính đến 11 giờ ngày 14/10, tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300 mm; lũ trên các sông vẫn đang lên. Mực nước sông Kiến Giang tại thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) là 11.17m trên báo động II là 0.17m; sông Nhật Lệ tại thành phố Đồng Hới 1.38m trên báo động II là 0.38m. Mưa lớn liên tục đã khiến 45 nhà dân ở thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) bị ngập, nơi ngập sâu nhất khoảng 2,5m. Nhiều địa phương, tuyến đường trong toàn tỉnh ngập sâu trong nước, giao thông bị tê liệt hoàn toàn.

Tại huyện Minh Hóa, đất đá sạt lở đường giao thông ở thôn Phù Nhiêu, xã Thượng Hóa; đường Hồ Chí Minh Đông đoạn bắc đèo Đá Đẻo (Km 909 – 911) nước ngập sâu 0,8m gây tắc đường; đường vào bản đồng bào Rục bị ngập và chia cắt. Mưa lớn gây ngập nặng và chia cách tại các xã Tân Hóa, ngầm tràn nối xã Tân Hóa với Minh Hóa,cầu tràn Kim Bảng (xã Minh Hóa), đường tỉnh 559B Km 42+10, xã Hóa Sơn, thị trấn Quy Đạt, Quốc lộ 12A, Km 68+800. Mưa lớn và liên tục suốt hai ngày qua khiến nhiều xã, thôn, bản tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch… ngập sâu (trung bình từ 1m-2.8m) và bị chia cách, có nơi bị cô lập.

Theo các chuyên gia đài khí tượng, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi hình thế thời tiết điển hình của mùa bão lũ miền Trung: phía Bắc có không khí lạnh từ lục địa Trung Quốc tăng cường, phía Nam là rãnh thấp đi qua nam Trung Bộ nối với một vùng áp thấp hình thành ngay trên vùng biển ngoài khơi rồi di chuyển dọc theo ven biển miền Trung. Hoàn lưu của áp thấp bao trùm cả các khu vực từ bắc Trung Bộ cho đến Nam Bộ, với các khối mây dày đặc có dạng xoáy thuận rất rõ. Hình thế thời tiết này thể hiện từ mặt đất lên đến độ cao gần 6.000m.

Đặc biệt, khi vùng áp thấp di chuyển lên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi thì đã có vùng mây đối lưu rất mạnh ngay trên khu vực bắc đèo Hải Vân, mưa như trút nước cả ngày đêm. Hiện nay, vị trí trung tâm vùng áp thấp đi sâu vào đất liền nên vẫn còn gây mưa lớn trên khu vực này. Do vậy tình hình lũ vùng hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông La và các sông ở Quảng Bình khả năng tiếp tục lên, các sông ở Quảng Trị vẫn còn dao động ở mức cao. Do mưa lớn liên tục và rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng nên khó tránh khỏi lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập sâu ở vùng trũng, nhất là vùng hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.

Với địa hình từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế có núi cao, các sông ngắn có hướng chủ yếu Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển, lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp và có độ dốc lớn, nên với lượng mưa lớn như vậy trút xuống là có lũ lớn, lũ lên rất nhanh.

Do vậy, khi có bão ảnh hưởng trực tiếp, hoặc do áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh và gió mùa đông bắc tràn về, thì dải đất hẹp miền Trung thường xảy ra mưa lớn. Mưa càng kéo dài nhiều ngày thì lũ càng lớn. Khi những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưu vực sông, sẽ làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích lũy nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng.

HUYỀN NHUNG

Lũ Lụt Là Gì? Vì Sao Xảy Ra Hiện Tượng Lũ Lụt?

► Lũ lụt: là hiện tượng xảy ra khi có cả hai yếu tố lũ và lụt. Nếu một dòng lũ với khối lượng nước khổng lồ chảy xuống, gây ngập lụt cho khu vực mà chúng đi qua trong thời gian dài hoặc ở vùng đồng bằng bị ngập lụt mà dòng nước chảy rất xiết thì chúng ta có thể gọi các tình trạng này là lũ lụt.

Như vậy đặc điểm chính để phân biệt lũ và lụt là tốc độ dòng chảy và thời gian ngập. Với lũ, tốc độ dòng chảy rất nhanh, mạnh nhưng thời gian ngập lại ngắn. Với lụt, tốc độ dòng chảy rất chậm, yếu nhưng thời gian ngập lại khá lâu,

Ngoài lũ thông thường, các chuyên gia còn phân loại thêm hai dạng lũ khác là lũ ống và lũ quét. Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng hai hiện tượng này là một nhưng thực chất chúng lại có sự khác nhau khá rõ rệt.

– Do con người: Chặt phá rừng là nguyên nhân dẫn tới lũ lụt, lũ quét. Xả lũ đê, đập, hồ thủy điện; kênh đào và đường ống dẫn nước bị vỡ; xây dựng nhà cửa thiếu quy hoạch là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở các thành phố.

Ở nước ta, lũ lụt xảy ra chủ yếu tại hai khu vực là vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Trung Bộ. Nguyên nhân chính gây ra lũ lụt là do các trận mưa lớn. Thời gian xảy ra lũ lụt cụ thể như sau:

► Tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, lũ thường xảy ra tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

► Ở khu vực miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, lũ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Tên đây là một số thông tin mà Kiến Thức 24H muốn chia sẻ để giúp bạn đọc giải đáp những băn khoăn và trả lời cho câu hỏi: Lũ lụt là gì? Tại sao xảy ra hiện tượng lũ lụt? Dù đã có sự chuẩn bị đề phòng nhưng mỗi năm, những trận lũ quét, lũ ống ở nước ta vẫn gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và của cải. Do đó làm thế nào để đối phó hiệu quả với lũ lụt vẫn đang là một bài toán khó khăn đối với cả chính quyền và người dân nước ta.

Vì Sao Miền Trung Hứng Mưa Lũ Lớn Kéo Dài?

(Chinhphu.vn) – Các hình thái thời tiết gây mưa lớn vẫn dồn dập xuất hiện. Trong khi đó khu vực miền Trung những ngày qua đã “ngậm no nước” từ các trận bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trước, chính vì vậy sạt lở đất và lũ quét tại miền Trung dự báo sẽ còn tiếp diễn.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia), trong thời gian qua từ ngày 5/10 – 13/10 ở khu vực Trung Bộ (các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình) đã xảy ra một đợt mưa lớn trên diện rộng, nhiều nơi chưa từng có trong lịch sử.

Nguyên nhân của đợt mưa lớn thời gian qua là do tổ hợp của nhiều hình thái thời tiết gây mưa. Thứ nhất là những tác động từ báo số 5, bão số 6 và hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trước khi có bão số 5 và số 6… tất cả các hình thế này hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Trung bộ, kết hợp đới gió đông. Cùng với đó cũng chịu tác động liên hoàn của các đợt không khí lạnh, tổ hợp của dải hội. Hình thế không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông kết hợp lại gây mưa lớn diện rộng ở Trung Bộ.

So sánh hình thái thời tiết này so với cùng kỳ hàng năm, ông Hưởng nhìn nhận, hình thế này thường xuất hiện ở Trung bộ trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên cường độ hàng năm thì khác nhau, như năm nay hiện tượng không khí lạnh sớm và dải hội tụ nhiệt đới và gió đông mạnh hơn nên mưa lớn kéo dài trên diện rộng.

Khuyến cáo về tình hình mưa lũ thời gian tới ông Hưởng đưa ra thông tin: Trong thời gian tới, ATNĐ sẽ tiếp tục xuất hiện và gây mưa lớn cho miền Trung, trên nền đất đá đã “ngậm no nước” lâu như thời gian qua thì sẽ liên tục có các hiện tượng sạt lở, lũ và lũ lớn ở miền Trung sẽ còn tiếp tục là nằm trong dự báo.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện ở khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 13h00 ngày 14/10 đến 13h00 ngày 15/10 phổ biến 100-200mm, có nơi lớn hơn như: Ba Chẽ (Quảng Ninh) 276.0mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 226.0mm, Tà Xi Láng (Yên Bái) 267.0mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 170.0mm, Làng Nhì (Yên Bái) 188.0mm, Tân Minh (Phú Thọ) 181.0mm,…

Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với gió đông nam trên cao hoạt động mạnh nên đêm nay và sáng ngày 16/10 ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm. Từ chiều mai mưa ở Bắc Bộ giảm nhanh.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nối với ATNĐ trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Trung Bộ nên từ ngày 16-21/10 ở Trung Bộ có mưa rất to, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình có khả năng mưa đặc biệt to. Tổng lượng mưa từ ngày 16-21/10 ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến 500-800mm, có nơi trên 900mm; ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm; ở các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên từ 200-300mm, có nơi trên 350mm.

Từ đêm 16/10 đến ngày 18/10 ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Cảnh báo, sau ngày 21/10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ tiếp tục có khả năng xảy ra mưa lớn kéo dài.

Đỗ Hương

Từ khóa: mưa lũ , bão số 7 , ngập lụt , miền Trung , Thừa Thiên Huế , Chính phủ , Thủ tướng , Công điện , Rào Trăng 3