Vì Sao Mẹ Bị Tiểu Đường Thai Kỳ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Tiểu Đường Thai Kỳ?

Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.

Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.

Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Thừa cân, lớn tuổi, di truyền

Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi, hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.

Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.

Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai

Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.

Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.

Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Hồng Kông, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cao hơn nếu bà bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ.

Theo Hoàng Ly/ Gia Đình Việt Nam

Dấu Hiệu Cảnh Báo Mẹ Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

0 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến với phụ nữ mang thai. Tuy nó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu nhưng lại nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc nắm rõ biểu hiện của bệnh là rất cần thiết vì tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vượt cạn và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi các hormone trong cơ thể của phụ nữ mang thai. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh con và có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt. Nếu trong lần đầu mang thai mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì tình trạng này sẽ quay lại trong lần mang thai thứ hai.

Tiểu đường thai kỳ là mức đường huyết cơ thể luôn cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Rất ít mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có những triệu chứng cụ thể, chỉ có một vài người nhận thấy qua việc đi tiểu nhiều, khát nước thường xuyên. Những nguyên nhân dễ gây tiểu đường thai kỳ chính là: mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, nhu cầu thèm ăn, hút thuốc, huyết áp cao, lười vận động….

Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng tiểu đường xuất hiện nếu:

Mức đường huyết được đo khi đang đói trên mức 95 mg glucose/100ml máu.

Mức đường huyết được đo sau khi ăn khoảng 1 giờ trên mức 180 mg glucose/100ml máu.

Mức đường huyết được đo sau khi ăn từ 2 – 4 giờ trên mức 140 mg glucose/100ml máu.

Dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ Luôn khát nước đến khô họng

Khi mang thai, chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai thay đổi khá nhiều khiến cho biểu hiện của việc mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ dễ bị lẫn với nhau.

Nếu thấy mình thường xuyên khát nước, dù đã uống rất nhiều nước mỗi ngày, thì hãy đề cập với bác sỹ về biểu hiện này.

Buồn tiểu liên tục

Nếu như bạn uống nhiều nước thì quá trình đào thải nước tiểu diễn ra nhanh hơn, việc buồn tiểu liên tục là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng buồn tiểu nhiều ngay cả khi không uống nhiều nước thì bạn có thể nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Mệt mỏi đến kiệt sức

Mệt mỏi khi mang bầu là chuyện hết sức bình thường nhưng nếu như bạn mệt đến kiệt sức và mật độ xảy ra dồn dập thì hãy nghĩ đến việc cơ thể bị thiếu sắt hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ăn “không kiểm soát”

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn bạn có thể cần phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể nên cơ thể không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói dai dẳng.

Nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” gia tăng, và nguy cơ bà bầu nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm như thế nào? Đối với sức khỏe của mẹ bầu

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ dễ bị tiền sản giật hơn, nguy cơ cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ như: gãy xương đòn, trật khớp….

Có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

Do thai to nên có tỉ lệ mổ lấy thai sẽ cao hơn là sinh thường.

Xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với sức khỏe của thai nhi

Làm tăng lượng đường ở cơ thể thai nhi. Thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ dẫn đến béo phì sau này.

Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch…

Thai nhi có khả năng bị dị dạng

Trẻ bị suy hô hấp cấp do insulin tăng làm phổi bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ tăng cao từ 2 – 5 lần so với bình thường.

Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

Cách xử lý khi bị tiểu đường thai kỳ Thường xuyên kiểm tra định kỳ

Khi phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên đến trực tiếp các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn dùng thuốc theo đơn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để theo dõi kịp thời những biến động, chủ động phòng ngừa, kiểm soát hợp lý.

Uống thuốc theo hướng dẫn

Tùy theo mức độ bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý không nên tự ý mua thuốc bên ngoài để uống bởi vì có những loại thuốc không phù hợp dành cho phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến sảy thai và những hậu quả đáng tiếc khác.

Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Đảm bảo một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc đặc biệt là công việc nặng nhọc, không mang tâm lý buồn chán, lo lắng, stress để giúp cho bệnh không bị tiến triển nặng hơn.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Nhưng mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lung, chuột rút…

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu cần ăn uống điều độ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bà bầu nên lưu ý không nên ăn quá no, có thể chia 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ và tuyệt đối không bỏ qua bữa sáng.

Theo Dinhduongbabau.net

Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ Ở Mẹ Bầu

Đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ lớn nhất mà các mẹ hay tự hỏi liệu mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Tuy nhiên, ta cũng sẽ dễ nhầm lẫn hay phớt lờ dấu hiệu này bởi khi mang thai, người mẹ cũng có biểu hiện tăng cân khi mà bào thai đang ngày một lớn dần.

Tăng cân là một trong những dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường

Nếu là mang thai lần đầu, người mẹ rất khó phát hiện ra vì chưa nhận thức được rằng mình sẽ phải tăng lên bao nhiêu cân.

Cảm giác khát và thèm ăn tăng cao

Cảm giác khát và thèm ăn không kiểm soát được là biểu hiện hay đi kèm với bệnh tiểu đường nói chung.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai ở đầu tiên của họ có thể hiểu nhầm các triệu chứng tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, sẽ có trường hợp bỏ qua những dấu hiệu này hoàn toàn, nghĩ rằng họ đang bình thường trong thời kỳ mang thai.

Nhiễm trùng âm đạo và đi tiểu thường xuyên

Trong quá trình thụ thai, phụ nữ có nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng âm đạo bao gồm nhiễm trùng nấm men. Việc mang thai làm cho chúng nhạy cảm hơn với loại nhiễm trùng. Sự thật là trong thời gian mang thai, mức độ hóc môn thay đổi nhanh chóng. Kết quả là, nhiễm trùng âm đạo có thể đến và đi một cách thường xuyên. Một vài mẹ bị tiểu đường thai kỳ cho biết là đã xảy ra hiện tượng di tiểu thường xuyên hơn.

Một lần nữa, các triệu chứng tiểu đường thai kỳ cũng có thể là một dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng nó cũng có thể là một bệnh nhiễm trùng thông thường, được gây ra bởi việc mang thai. Ngay cả các bác sĩ có thể bỏ lỡ dấu hiệu này.

Các dấu hiệu khác

Trong thời gian bị tiểu đường thai kỳ cũng có trường hợp mờ mắt, nôn mửa, buồn nôn và mệt mỏi tăng lên.

Nôn mửa cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Như đã đề cập trước đây, tất cả các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và ốm nghén có thể dễ gây nhầm lẫn, vì chúng thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai.

Cảm ơn đã đọc bài viết!

Mẹ Bầu Không Còn Lo Lắng Tiểu Đường Thai Kỳ

Mẹ bầu không còn lo lắng tiểu đường thai kỳ

Theo chúng tôi Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng khoa phụ sản Bệnh viện Quốc tế City, hạn chế tiểu đường trong thai kỳ, mẹ bầu cần biết: “Bên cạnh việc khám thai và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ, quản lý chặt chẽ thai kỳ để hạn chế thấp nhất tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên có  chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn nhiều tình bột, chất ngọt, chất béo, dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý”.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiều đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24 với đường huyết đo được khi đang đói đạt mức trên 95 mg glucose/100ml máu. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể. Tiểu đường thai kỳ khiến cho khả năng sản xuất isulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa đường glucose thành năng lượng và là nguyên nhân dẫn đến lượng đường cao trong máu. Bệnh xảy ra trong thời gian mang thai, có thể hết hoặc còn sau khi sinh.

Theo chúng tôi Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng khoa Sản tại bệnh viện Quốc tế City cho biết: “Nếu thai phụ mắc phải tiểu đường thai kỳ nhưng không thực hiện điều trị hay kiểm soát lượng đường sẽ gây nguy hại đến cả mẹ lẫn con. Đối với thai phụ mắc bệnh sẽ dễ gặp các biến chứng khi sinh như tiền sản giật hoặc buộc phải sinh mổ. Còn đối với thai nhi sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, tỉ lệ béo phì sau này cao hoặc tệ hơn là thai bị chết lưu”.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào

Nguyên nhân và đối tượng nhiễm bệnh

Khó kiểm soát cơn thèm ăn là tình trạng chung của tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Sự thay đổi sâu sắc của những hormon trong thai kỳ khiến thai phụ có thể có những cơn thèm ăn dữ dội. Họ thèm muốn được ăn một thứ gì đó, thậm chí là thứ trước đây chưa từng ăn bao giờ. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Một số phụ nữ khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân chính  gây ra tiểu đường thai kỳ. Các đối tượng dễ mắc bệnh thường là các thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi trong lúc mang thai) đang trong tình trạng thừa cân, béo phì hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường trong máu tại các quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thông thường các phụ nữ mắc bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường, luôn cảm thấy khô miệng và mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào khi mắc bệnh cũng sẽ có những triệu chứng trên, bác sĩ Xuyến khuyến cáo các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa cũng như thực hiện kiểm tra xét nghiệm tại các trung tâm y tế tiêu chuẩn cao để được tư vấn chính xác và hướng dẫn điều trị.

Cách phòng bệnh

Mẹ bầu cần giữ thói quen vận động và tập thể dục thường xuyên với các hoạt động cụ thể như: Yoga, thể dục dưỡng sinh, đi bộ hoặc bơi lội. Điều này có thể hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, cần chú ý mức độ tập luyện, tuyệt đối không vận động quá sức ảnh hưởng đến thai nhi.

Cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, chọn thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Giảm lượng cân dư thừa trước khi mang thai để có sức khỏe hợp lý cho thai kỳ. Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều để hỗ trợ sự phát triển của em bé.

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, trực tiếp trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ tình hình sức khỏe cũng như có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tại Bệnh viện Quốc tế City, các mẹ bầu khi khám thai tại bệnh viện sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết và có hồ sơ theo dõi chặt chẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong cơ thể thông qua những xét nghiệm cần thiết các giai đoạn mang thai.

Đối với các thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ Xuyến cho biết: “Tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng thuốc Glyburid và Metformin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng cần có sự cho phép và giám sát của bác sĩ để tránh các ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con”.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.