Vì Sao Mẹ Bầu Sinh Non / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Nguyên Nhân Vì Sao Mẹ Bầu Sinh Non?

Lý do mẹ bầu sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau giải đáp cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non sinh non 3 tháng giữa. Trong đó có một số yếu tố nguy cơ hay gặp đến từ trạng thái tâm lý, mẹ bầu sử dụng chất kích thích hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.

Có nhiều lý do dẫn đến sinh non ở mẹ bầu

Trạng thái tâm lý của bà bầu không ổn định

Khi mang thai, tâm sinh lý của bà bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Mẹ bầu hay lo âu, suy nghĩ và gặp nhiều sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non. Vì vậy vai trò của người thân, đặc biệt là người chồng trong thời kỳ mang thai của bà bầu cũng khá quan trọng. Người thân nên thường xuyên chia sẻ và tâm sự để mẹ bầu thoải mái hơn, lạc quan hơn khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng rất quan trọng bởi nguồn năng lượng bà bầu cần gần như tăng gấp đôi so với khi chưa mang thai. Nếu bà bầu ăn uống thiếu chất thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, dễ dẫn tới tình trạng sinh non. Ngoài ra, khi bà bầu vô tình sử dụng một số loại thực phẩm gây co thắt cơ tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, dứa… cũng có thể gây sinh non.

Lý giải cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non còn bởi vì khi mang thai mẹ sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia… Tỷ lệ sinh non do nguyên nhân này được cho là khá cao.

Bà bầu thường xuyên làm việc nặng, làm các động tác mạnh

Thai nhi bình thường được sống trong tử cung người mẹ và được bảo vệ nhờ nước ối, túi ối và nút nhầy cổ tử cung. Khi có tác động mạnh sẽ dễ gây bong nút nhầy cổ tử cung gây sinh non, sảy thai,…

Mẹ bầu làm việc nặng có thể dẫn đến sinh non

Bà bầu bị viêm nhiễm đường sinh dục

Khi đường sinh dục bị viêm nhiễm rất dễ dàng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong tử cung người mẹ. Vì vậy, bà bầu phải vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục. Hoặc nếu trước khi mang thai bà bầu đã bị viêm nhiễm thì nên điều trị sớm trước khi mang thai.

Mẹ bầu có nhiều lần sảy thai hay sinh non hoặc do bị dị dạng tử cung

Việc sảy thai, sinh non hay phá thai sẽ trực tiếp gây tổn thương và làm mỏng thành tử cung nên khi mang thai lần sau bà nguy cơ sinh non ở bà bầu rất cao. Thêm nữa, các bệnh lý như tử cung hai sừng, tử cung hình tim,… cũng làm khả năng chứa đựng thai khi thai lớn khó khăn hơn, dễ dẫn tới tình trạng sinh non.

Ngoài ra, do bà bầu mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, HIV,…. thì khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ gây sinh non.

Các giai đoạn sinh non

Sinh non có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong bụng. Nếu bà bầu sinh non khi thai nhi ở tuổi thai quá nhỏ thì tỷ lệ tử vong thai nhi sẽ cao. Ngược lại nếu bà bầu sinh non khi thai nhi có tháng tuổi lớn thì khả năng nuôi dưỡng sống sót của thai nhi sẽ cao hơn rất nhiều. Dựa và thời gian sinh non người ta chia sinh non ra thành các giai đoạn.

Sinh non ở mẹ bầu – Sinh non trong khoảng dưới 22 tuần tuổi

Với trường hợp này thì 97% thai nhi sẽ tỷ vong ngay khi sinh ra vì chưa đủ khả năng hoạt động các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở Việt Nam đến hiện tại vẫn chưa có trường hợp thai nhi sinh non dưới 22 tuần tuổi sống sót.

– Sinh non trong khoảng 22 – 32 tuần tuổi

Trường hợp này thai nhi có thể nuôi dưỡng khoảng 50% nhưng cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho thai nhi như hay mắc các bệnh nhiễm trùng, các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển thể chất và trí tuệ,…

– Sinh non khi thai nhi được trên 32 tuần tuổi

Trong thời gian này, các cơ quan bộ phận của thai nhi đã khá hoàn chỉnh, khi sinh ra tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn và việc nuôi dưỡng cũng đơn giản hơn. Vì vậy nếu mẹ bầu sinh non trong giai đoạn này đừng nên quá lo lắng.

Với những thông tin trả lời cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non trong 3 tháng giữa thai kỳ ở trên của chúng tôi, hy vọng mỗi bà bầu đều nắm được những nguy cơ gây sinh non để tự phòng tránh cho chính mình. 2Mom chúc các mẹ bầu luôn thật mạnh khỏe.

Mẹ Bầu Làm Gì Để Tránh Hiện Tượng Sinh Non.

Sinh non được cho là trẻ chào đời trước 37 tuần thai

Làm thế nào để giữ em bé trong tử cung mẹ đến đúng ngày dự sinh hoặc gần ngày dự sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu. Sinh non được cho là trẻ chào đời trước 37 tuần thai. Chúng ta đều biết rằng trẻ sinh non ẩn chứa rất nhiều nguy cơ xấu như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, các vấn đề khác… Sinh non cũng là nguyên nhân đầu bảng khiến trẻ sơ sinh tử vong.

Các dấu hiệu sinh non

Các cơn co thắt , đau thắt vùng bụng… là dấu hiệu của sinh non

Có những dấu hiệu sinh non mà thai phụ cần nhận biết kịp thời để xử lý như cảm nhận được các cơn co thắt mỗi lúc một thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch nhầy cổ tử cung, rỏ rỉ ối, đau thắt lưng, đau quặn bụng và đôi khi kèm tiêu chảy.

Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sinh non như trên, thai phụ phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sỹ khám và theo dõi. Tùy vào tình trạng sức khỏe, thai phụ có thể được điều trị nội hoặc ngoại trú. Thai phụ có thể được tư vấn dùng thuốc để hạn chế các cơ gò tử cung.

Làm gì để ngăn chặn sinh non ở mẹ bầu?

Bà bầu cần nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non

Cân bằng chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Phần lớn các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như acid folic, sắt và đặc biệt nhiều calci. Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại của bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, bạn nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống của mình để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể tăng trong mức độ vừa vặn cũng là một nhân tố ổn định trong thời kỳ mang thai, giúp tránh được sinh non. Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác.

Vận động thích hợp: Bà bầu phải có một chế độ luyện tập phù hợp. Vào tháng thứ 3 và tháng thứ 7 là thời kì nhạy cảm của thai nhi, bà bầu cần hết sức nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh gây động thai. Bà bầu nên đi dạo 1h mỗi ngày, nấu cơm, rửa bát… nếu mệt thì nghỉ ngơi. Học bài thể dục nhẹ nhàng, học yoga dành cho Bà bầu.

Lưu ý: Khi bà bầu vận động nhất định phải tránh chèn ép vùng bụng, thời gian vận động cũng cần khống chế thích hợp, vừa vặn, không nên quá độ, có lúc vận động quá sức cũng có khả năng dẫn đến sinh non.

Bà bầu cần loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá để tránh tình trạng sinh non

Loại bỏ ngay thói xấu: Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.

Quan hệ tình dục: Bà bầu không cần kiêng khem quá mức, vẫn có thể quan hệ vợ chồng nhưng phải có tư thế quan hệ phù hợp và nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu có nguy cơ sinh non cao, trong thời gian cuối mang bầu nên tránh “yêu” để tránh kích thích tử cung co, dễ gây sinh non.

Cẩn thận với các bệnh viêm nhiễm: Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sỹ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Khám thai định kỳ để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra

Kiểm tra thai định kỳ: Khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những tai biến xảy ra khi mang thai và sinh nở. Đồng thời bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng mang thai để tư vấn và đưa ra cách xử lý thích hợp nhất cho bà bầu, để tránh hiện tượng sinh non.

Bổ sung vitamin: Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.

Ngoài ra mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, bao gồm: Omega 3, sắt, kali, vitamin A, B, C, E… nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho trong quá trình mang thai và giảm nguy cơ dẫn tới các biến chứng trong thai kỳ.

Khánh Hương H+

Thực phẩm chức năng Pre IQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. Pre IQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website http://preiq.vn/ hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh** Thông tin về Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

7 Dấu Hiệu Sinh Non Mẹ Bầu Nào Cũng Cần Phải Biết

Sinh non là điều không một người bố, người mẹ mang thai nào mong muốn xảy ra. Nhưng do một số vấn đề buộc mẹ bầu phải sinh non. Nhận biết dấu hiệu sinh non để giúp mẹ có sự chuẩn bị tâm lý, tăng khả năng giữ con bên mình là điều rất cần thiết.

Sinh non là gì?

Dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu chuẩn và dễ nhận biết nhất

Các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện

Dấu hiệu sinh non đầu tiên dễ nhận thấy nhất là các cơn co thắt. Nếu các mẹ có cảm giác có những cơn co thắt ở bụng dưới, chuột rút, chảy máu âm đạo thì có nghĩa báo hiệu mẹ sắp sinh non. Những cơn co thắt này lặp lại khoảng 10 phút 1 lần và thường xuyên hơn thì mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện để sinh con.

Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn

Dấu hiệu sinh non này báo hiệu mẹ đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Mẹ sẽ thấy âm đạo mình trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí có thấm ra cả bên ngoài quần, có kèm theo máu hoặc chất nhầy…

Nếu mẹ thấy có dấu hiệu này hãy đến bác sĩ ngay để tiến hành việc sinh con.

Đau bụng dưới khi sắp sinh non

Đau bụng dưới cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh non. Mẹ sẽ có cảm giác đau quặn vùng bụng dưới, đau như khi hành kinh hay bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó chịu.

Đau thắt lưng

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết đau thắt lưng là một trong dấu hiệu sinh non mẹ sẽ phải trải qua. Nếu các cơn đau thắt lưng dồn dập, liên tục có kèm theo các cơn co thắt, dịch âm đạo tiết ra nhiều thì có nghĩa mẹ sắp phải lên bàn đẻ để sinh con.

Các triệu chứng: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy

Sinh non các mẹ sẽ gặp phải rất nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó các dấu hiệu như đầu có cảm giác choáng váng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi, có thể dẫn đến bé sinh non.

Nếu những tình trạng này kéo dài hơn 8 giờ đồng hồ thì hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cho lời khuyên.

Tăng áp lực lên khung xương chậu

Khi chuẩn bị chuyển dạ, sắp sinh em bé, mẹ sẽ có cảm nhận thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu. Đây chính là dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu có thể thấy rõ nhất.

Vỡ nước ối

Dấu hiệu sắp sinh này tùy từng mẹ bầu, có mẹ vỡ nước ối nhỏ giọt, có những mẹ nước ối lại tuôn ào ào. Mẹ cần lưu ý tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử lý bởi nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng của em bé trong bụng.

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Khi có dấu hiệu sinh non sắp xảy ra các mẹ bầu nên:

Điều này giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung, làm giảm hoạt động và nguy cơ giãn tử cung.

Tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500-1000 dung dịch muối cân bằng giúp cải thiện lượng máu, giảm hoạt động của tử cung.

Mẹ bầu lưu ý trước khi nằm trên bàn mổ phẫu thuật nên kiểm tra sức khỏe xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung co bóp có tốt không? Sau 2 giờ đồng hồ, nếu các cơ co thắt biến mất không nên kiểm tra lại để tránh kích thích âm đạo, cổ tử cung tiết ra oxytocin.

Làm gì để hạn chế nguy cơ sinh non trong thai kỳ?

Khi mang thai mẹ bầu nên có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên các mẹ không nên tăng số lượng thức ăn nhiều cần chú ý đến lượng axit folic hấp thu vào cơ thể. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kì là giai đoạn rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu được cung cấp đầy đủ axit folic thai nhi không những khỏe mạnh mà còn giảm nguy cơ phát sinh các khuyết tật thần kinh.

Axit folic có trong các loại rau màu xanh đậm, ngữ cốc, họ nhà Đậu, cà rốt, chuối, cam…

Khi mang thai, dịch âm đạo của mẹ thường tiết ra nhiều do vậy mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Trường hợp mẹ không làm sạch âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bị nhiễm trùng nặng sẽ gây vỡ màng ối, kích thích việc sinh non nguy cơ tử vong cao.

Tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lý

Trong thời gian mang thai mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng để duy trì thể lực và độ dẻo dai của cơ bắp giúp hỗ trợ sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi.

Quan hệ khi mang thai an toàn

Việc quan hệ là điều diễn ra tất yếu với bất kỳ đôi vợ chồng nào. Tuy nhiên khi mang thai mẹ bầu không nên quan hệ 3 tháng cuối của thai kỳ. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng cả mẹ và con. Nếu có làm “chuyện ấy” nên áp dụng các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, đỡ ảnh hưởng tới thai nhi. Làm như vậy sẽ tránh được việc kích thích tử cung và hạn chế gây ra các cơn co thắt, dẫn đến hiện tượng sinh non ngoài ý muốn.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mang thai mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên sức khỏe của mình. Từng giai đoạn, từng mốc khám thai, từng thời điểm tiêm uốn ván… mẹ nên lưu ý và thực hiện đầy đủ để đảm bảo ngày con chào đời khỏe mạnh.

13 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sinh Non Mẹ Bầu Cần Tránh

1. Đu đủ xanh

Mướp đắng cũng là 1 trong 13 loại thực phẩm dễ gây sinh non mẹ cầu cần tránh. Mặc dù nó tốt cho sức khỏe nhưng lại khá nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi. Nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường vì các chất có trong mướp đắng như: quinine, saponic, glycosides và morodicine gây co thắt tử cung, làm tử cung co bóp nhiều hơn, có thể gây chảy máu, co thắt mạnh dẫn tới sảy thai, sinh non. Ngoài ra, mướp đắng còn gây ra những hiện tượng như: ngộ độc với những mẹ bầu có cơ địa yếu, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy… tất cả đều không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

3. Rau ngót

Rau ngót là loại thực phẩm phổ biến, được rất nhiều người ưa thích. Nó rất phù hợp với những mẹ sau sinh vì có tác dụng làm sạch máu và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt là rau ngót tươi vì chất Papaverin trong rau ngót có tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn nên dễ gây ra hiện tượng giãn cơ trơn của tử cung và có thể gây sảy thai, tiêu chảy. Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hay hiếm muộn hoặc muốn bảo vệ sức khỏe bà bầu thì nên hạn chế ăn canh rau ngót

4. Rau răm

Là loại rau rất quen thuộc với mọi gia đình, dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai, rau răm được coi là một trong 13 loại thực phẩm dễ gây sinh non bởi nó gây ra hiện tượng rong huyết. Từ đó gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Hơn nữa, trong rau răm còn có chất kích thích tử cung co bóp mạnh, dễ gây hiện tượng sinh non hoặc sảy thai. Vậy nên, các chuyên gia sinh sản khuyên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

6. Dứa

Dứa là thực phẩm gây sảy thai khá nguy hiểm mà không phải ai cũng biết, bởi nó chứa bromelain có tác dụng làm mềm, co thắt tử cung, tạo ra chất gây sảy thai. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn hay uống nước ép từ quả này. Không những thế, dứa còn là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Trái dứa chỉ tốt với các mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ, vì lúc này dứa sẽ thuận lợi trong quá trình sinh nở.

7. Khoai tậy mọc mầm

Đây là thực phẩm không chỉ mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn vì nó rất độc và gây hại nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt, chất solanine có trong khoai tây mọc mầm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, chất này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi dị tật dị dạng rất nguy hiểm. Thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ bầu.

8. Rau sam

Từ lâu, rau sam đã nổi tiếng là thần dược của sức khỏe, nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm nằm trong danh sách 13 loại thực phẩm dễ gây sinh non mà mẹ bầu cần tránh, bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, chính điều làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Đồng thời, rau sam còn có tác dụng kích thích hưng phấn, giúp thu hẹp cổ tử cung nên nếu thai phụ ăn vào sẽ dễ sinh non.

9. Nhãn

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây cũng lại là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.

Là loại nước uống có tính mát nên rất được mọi người ưu thích. Tuy nhiên, khi chị em mang thai 3 tháng đầu, các chuyên gia sinh sản khuyến cáo là không nên uống. Vì trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

11. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ cũng được liệt vào danh sách 13 loại thực phẩm dễ gây sinh non mà mẹ bầu nên tránh vì nó có tác dụng tuần hoàn và chống đông máu, dễ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, dẫn đến tình trạng sinh non. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu có cơ địa yếu, thai nhi không ổn định.

12. Các gia vị có tính nóng

13. Cà phê