Vì Sao Mắt Phải Bị Giật / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Mắt Bạn Bị Co Giật?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga – Bác sĩ Mắt – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khi mắt bị co giật, mí mắt sẽ nhấp nháy và bạn không thể điều khiển cho nó dừng lại. Đôi khi cơ mắt bị giật liên tục ảnh hưởng đến cả hai mắt. Mí mắt co giật nhanh và liên tục trong 1 – 2 phút.

Tình trạng cơ mắt bị giật liên tục không gây đau, thường vô hại và sẽ tự biến mất. Nhưng nếu co thắt với cường độ mạnh, mí mắt của bạn có thể phải nhắm hoàn toàn và sau đó mở lại, lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Một số người có cơ mắt bị giật liên tục cả ngày, và thậm chí sẽ kéo dài trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Điều này sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp hiếm gặp, tình trạng mắt bị co giật không biến mất sẽ khiến bạn phải nháy mắt hoặc nheo mắt mọi lúc. Nếu bạn không thể giữ cho đôi mắt của mình mở ra bình thường, sẽ rất khó để bạn quan sát tốt.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

Mắt co giật kéo dài hơn 1 tuần;

Mí mắt của bạn phải nhắm lại hoàn toàn;

Các cơ mặt khác cũng bị co thắt;

Đỏ, sưng hoặc chảy nước mắt;

Sụp mí mắt trên.

2.1. Mắt co giật nhẹ

Cơ mắt bị giật liên tục cũng có thể là kết quả của sự kích thích bề mặt mắt (giác mạc) hoặc màng lót mí mắt (kết mạc).

2.2. Tật giật ở mắt

Tật giật ở mắt lành tính thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và dần trở nên tồi tệ hơn. Mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị tật cao gấp đôi nam giới. Co giật ở mắt không phải là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nếu cơ mắt bị giật liên tục với mức độ nặng có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tình trạng này bắt đầu khi mắt của bạn chớp không ngừng hoặc thường xuyên bị kích ứng mắt. Khi bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, bị mờ mắt và co thắt các cơ khác trên mặt. Trường hợp nghiêm trọng, co thắt có thể trở nên dữ dội đến mức mí mắt của bạn phải sụp xuống trong vài giờ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền. Mặc dù chứng giật ở mắt lành tính thường xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng đôi khi có sự tương đồng giữa các thành viên trong các gia đình.

2.3. Co thắt cơ nửa mặt

Thông thường, nguyên nhân gây co thắt cơ nửa mặt là do có động mạch chèn ép dây thần kinh mặt.

Đôi khi, mắt bị co giật có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Trường hợp hiếm gặp, mắt co giật có dấu hiệu rối loạn não hoặc thần kinh, cụ thể là:

Cơ mắt bị giật liên tục cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Phổ biến nhất là thuốc điều trị rối loạn tâm thần và động kinh.

4.1. Khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp mắt bị co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ và cắt giảm tiêu thụ rượu, thuốc lá và cafein. Nếu mắt khô hoặc mắt bị kích thích là nguyên nhân gây co thắt mi mắt nhẹ, hãy thử nhỏ mắt bằng dung dịch nước mắt nhân tạo (không cần kê đơn).

4.2. Tiêm chất gây tê

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra một phương pháp chữa trị nào cho tật giật ở mắt lành tính. Nhưng có một số cách để hạn chế bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Trong đó, phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất cho cả co thắt cơ mắt và toàn bộ mặt là tiêm botulinum toxin (Botox, Dysport, Xeomin).

Sau khi tiêm một lượng nhỏ chất làm tê liệt vào cơ mắt, hiệu quả giảm co thắt sẽ kéo dài khoảng một vài tháng rồi mất dần. Do đó bạn cần điều trị lặp lại.

4.3. Dùng thuốc

Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

Clonazepam (Klonopin);

Lorazepam (Ativan);

Trihexyphenidyl hydrochloride (Artane, Trihexane, Tritane).

Tuy nhiên những thuốc này thường chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn.

4.4. Phương pháp thay thế

Các phương pháp điều trị thay thế đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả, bao gồm:

Liệu pháp phản hồi sinh học – Biofeedback;

Châm cứu;

Thôi miên;

Trị liệu thần kinh cột sống;

Liệu pháp dinh dưỡng;

Đeo kính màu chuyên dụng.

4.5. Phẫu thuật

Nếu các lựa chọn điều trị đều không thành công, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh xung quanh mí mắt của bạn.

Phẫu thuật cũng có thể làm giảm áp lực của động mạch lên dây thần kinh mặt – nguyên nhân gây co thắt cơ nửa mặt. Kết quả điều trị phẫu thuật thành công là vĩnh viễn, nhưng cũng đi kèm với một số nguy cơ rủi ro tương tự như bất kỳ ca phẫu thuật nào.

Tóm lại, mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt bất thường, không thể kiểm soát. Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua cảm giác cơ mắt bị giật liên tục, đột ngột, gây khó chịu nhưng sẽ biến mất sau một vài giây. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý và đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Để đăng ký tư vấn và khám bệnh về mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Lý Giải Tại Sao Mắt Bị Giật Và Liệu Đây Có Phải Điềm Báo?

Người xưa trả lời tại sao mắt bị giật liên tục như thế nào?

Vài quan niệm thú vị về việc vì sao mắt bị giật liên tục bạn có thể từng nghe qua:

– Mắt giật trong khoảng thời gian từ 3 – 5 giờ báo hiệu cho việc bạn sắp nhận được tin tốt. Chẳng hạn như được thăng chức, công việc thuận lợi, khen ngợi hay đạt thành tích tốt,…

– Mắt giật trong khoảng thời gian từ 5 giờ – 7 giờ báo hiệu cho việc bạn sắp có lộc. Chẳng hạn như được thưởng, tăng lương, tặng quà,…

– Mắt giật trong khoảng thời gian từ 7 giờ – 9 giờ báo hiệu cho việc bạn sắp gặp rắc rối. Vì thế, bạn cần chú ý hành vi và lời ăn tiếng nói của mình….

Lý giải tại sao mắt bị giật theo khoa học?

Giật mí mắt không còn là hiện tượng xa lạ và hoàn toàn cũng không phải điềm báo. Câu hỏi tại sao mí mắt lại giật thường xuyên đã được chuyên gia nhãn khoa từ ĐH Johns Hopkins – Shameema Sikder giải thích. Tất cả đều dựa theo cơ sở khoa học cụ thể như sau.

Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất khiến mí mắt giật thường xuyên là do mệt mỏi. Khi bạn thiếu ngủ, làm việc và xem TV, máy tính, điện thoại,… liên tục mà không được thư giãn đúng nghĩa thì triệu chứng này sẽ xuất hiện. Bởi lẽ, lúc này cơ vòng vùng mi chịu trách nhiệm đóng và mở mắt sẽ bị mỏi. Từ đó, hiện tượng co giật vô điều kiện sẽ xảy ra. Thậm chí, dù bạn nhận thức được và cố kiểm soát nó cũng không được.

Uống nhiều chất kích thích, ít nước cũng là nguyên nhân khiến mắt bị co giật. Ngoài ra, đối với một số người, co giật mí mắt còn là biểu hiện khi căng thẳng. Và tùy vào nguyên nhân, hiện tượng mí mắt bị giật có thể kết thúc hoặc kéo dài 1 tuần.

Khi nào giật mí mắt là nguy hiểm?

Nếu tình trạng giật mí mắt kéo dài hơn một tuần. Đồng thời kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên gặp bác sĩ. Tại đây bạn sẽ được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân tại sao mắt hay bị giật:

– Khó chịu, ngứa hay viêm mí mắt

– Tình trạng co giật, co thắt nghiêm trọng hoặc không có khả năng mở mắt

– Mí mắt trên rủ xuống

– Kéo theo co thắt các cơ khác trên khuôn mặt

Để hạn chế, giảm thiểu co giật mí mắt, mọi người hãy áp dụng các cách điều trị đơn giản. Chẳng hạn như massage nhẹ nhàng, chườm ấm, nhỏ thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo,… Ngoài ra, việc duy trì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh vô cùng quan trọng. Bởi điều này có thể giữ đôi mắt luôn khỏe mạnh, tinh anh.

Thúy Duy

Mắt Phải Giật Hay Nháy Điềm Gì ?

Với các bạn bị nháy mắt trái hoặc quan tâm tới hiện tượng “nháy mắt trái” có thể theo dõi tại bài viết: Nháy mắt trái là điềm gì?

Mắt phải giật theo góc nhìn Tâm linh

– Nháy mắt phải nữ giới:

Mắt phải giật từ 23h – 1h:  Đây là điềm báo về việc ăn uống, tiệc tùng trong thời gian tới.

Mắt phải giật từ 1h – 3h: Báo hiệu cho bạn biết có người nào đó đang trách móc bạn, bạn nên dành thời gian quan tâm họ nhiều hơn.

Mắt phải giật từ 5h – 7h: Đây là điềm báo may mắn, bạn sẽ nhận được một món quà bất ngờ hoặc trúng số độc đắc.

Mắt phải giật từ 9h – 11h: Điềm báo không may, dễ có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

Mắt phải giật từ 11h – 13h: Nếu nháy mắt phải trong khung giờ này thì bạn nên đi khám sức khỏe hoặc cần cẩn thận trong giao dịch tiền bạc, tránh hao tài tốn của.

Mắt phải giật từ 15h – 17h: Nháy mắt phải trong khung giờ này cho thấy chuyện tình cảm, tình duyên của bạn đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Mắt phải giật từ 19h – 21h: Nếu trong khung giờ này mà bạn bị nháy mắt phải thì tức là báo hiệu trước về một chuyến đi xa, có thể là đi du lịch hoặc công tác.

Mắt phải giật từ 21h – 23h: Điềm báo cho bạn nên thận trọng trong mọi hành động, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

– Nháy mắt phải nam giới:

Mắt phải giật từ khoảng 23h – 1h đêm (Giờ Tý): Báo hiệu điềm lành sắp tới

Mắt phải giật từ 1h- 3h (Giờ Sửu): Có người thân đang nhắc bạn

Nếu bạn bị giật mắt phải trong khung giờ này thì có lẽ người thân của bạn đang có điều gì đó muốn nhắc nhở bạn rồi. Cũng có thể là ai đó có điều gì chưa hài lòng, quở trách bạn.

Với các bạn con gái chưa chồng thì có thể cha mẹ đang bàn tính chuyện tương lai cho bạn.

Nháy mắt phải từ 3h – 5h (Giờ Dần): Có tin vui về đường tình duyên

Mắt phải giật từ 5h – 7h (Giờ Mão): Điềm lành về tài lộc sắp tới

Mắt phải giật lúc 7h – 9h (Giờ Thìn): Điềm báo về sự mâu thuẫn thị phi

Mắt phải giật vào lúc 9h – 11h (Giờ Tỵ): Có chuyện không vui sắp đến với bạn

Nếu bị giật mắt phải vào thời gian này tức là nó báo hiệu những điều không vui sắp tới với bạn. Có thể là công việc hay chuyện học hành, con nếu là tình yêu thì có thể đó là điềm báo kẻ thứ ba muốn chen chân vào mối quan hệ của hai bạn, vì vậy bạnnên cẩn trọng giữ gìn tình yêu của mình.

Mắt phải giật vào lúc từ 11h – 13h (Giờ Ngọ): Điềm báo không hay về sức khỏe và tiền bạc

Bạn sẽ có vấn đề về sức khỏe hoặc tiền bạc nếu mắt phải giật trong khung giờ này đấy. Đây cũng có thể là điềm báo xui xẻo với những người thân thiết với bạn vì vậy tốt nhất nên có lời căn dặn mọi người chú ý giữ an toàn cho bản thân. Bạn nên tránh xa sông nước, đề phòng tai họa như hỏa hoạn hay thiên tai. Ngoài ra, đây còn là điềm báo hao tài, có thể khiến bạn phạm sai lầm khi giao dịch làm ăn.

Mắt phải giật vào lúc từ 13h – 15h (Giờ Mùi): Gặp chuyện hao tài tốn của hay bị ăn chặn tiền bạc

Mắt phải giật vào lúc từ 15h – 17h (Giờ Thân): Có chuyện tốt đẹp về đường tình duyên

Bạn không cần phải lo lắng gì nhiều nếu bị giật mắt phải trong khung giờ này bởi đây là điềm báo tốt về đường tình duyên.

Mắt phải giật vào lúc từ 17h – 19h (Giờ Dậu): Đã lâu bạn không về nhà

Với các bạn xa nhà thì giật mắt phải trong khung giờ này tức có lẽ đã lâu bạn không về nhà.

Với các bạn nữ giới thì có lẽ gia đình đang bàn tính chuyện tương lai cho bạn đó.

Mắt phải giật vào lúc từ 19h – 21h (Giờ Tuất): Sắp có cơ hội đi xa

Mắt phải giật vào lúc từ 21h – 23h (Giờ Hợi): Là điềm gặp chuyện xui xẻo tuy nhiên không lớn

“Nháy mắt phải” nhìn theo góc nhìn khoa học:

– Do căng thẳng và mệt mỏi: Do tính chất công việc đầy áp lực hoặc là do những lo âu ưu phiền căng thẳng sẽ khiến cho cho mí mắt của bạn giật liên tục trong một khoảng thời gian nào đấy.  Lúc này phần mí mắt của bạn rất có thể sẽ bi giật giật nguyên nhân là vì nó đã căng lên về hoạt động quá nhiều.

– Do cơ thể bị thiếu chất: Thiếu magie – Việc cơ thể của bạn thiếu magie sẽ làm tác động tiêu cực đến quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể và điều này sẽ gây ra hiện tượng máy mắt trái hoặc máy mắt phải.

– Do bạn thiếu ngủ: Việc bạn bị thiếu ngủ cũng đồng nghĩa với việc mắt của bạn phải hoạt động một cách thường xuyên và liên tục trong một khoảng thời gian dài mà không được nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh bị tổn thương nặng nề và não sẽ báo động đến các bộ phần trong cơ thể đặc biệt là mí mắt khiến cho nó nháy nháy một cách liên tục như một tiếng chuông cảnh báo là cơ thể của bạn cần phải được nghỉ ngơi.

Cách khắc phục và điều trị hiện tượng “Nháy mắt phải”:

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, chè hay cafe…

Nên dành thời gian cho bản thân mình được giải trí thư giãn mỗi khi mắt làm việc quá lâu.

Hãy hạn chế ngồi máy tính hoặc xem tivi quá lâu.

Luôn luôn đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc để cho mắt luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất có thể.

Bạn có thể dùng tay xoa nhẹ lên mắt bị giật có thể làm mắt trở lại bình thường.

Cuối cùng, bạn hãy thực hiện vệ sinh mắt thường xuyên sẽ làm đôi mắt luôn khỏe mạnh.

( Theo kenhthongtin.com.vn)

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Giật Mình? Bé Ngủ Hay Giật Mình Phải Làm Sao?

Tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra với một số phản xạ bình thường của trẻ nhỏ, trong đó phản xạ giật mình hay còn gọi phản xạ Moro là một trong những phản xạ bình thường đó.

Khi trẻ sơ sinh bị một kích thích bất kỳ như tiếng ồn hoặc ánh sáng chói, trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách đột ngột duỗi tay và chân ra khỏi cơ thể và sang một bên và sau đó kéo chúng lại với nhau như thể một cái ôm. Mẹ có thể thấy phản xạ giật mình của trẻ khi mẹ nghiêng người để đặt con xuống giường, có thể khiến bé có cảm giác như bị ngã. Nó có thể đánh thức con mẹ ngay cả khi chúng đang ngủ ngon.

Phản xạ Moro của trẻ có hai giai đoạn phản ứng:

trẻ có cảm giác như bị rơi tự do, trẻ sẽ phản ứng bằng cách nâng và duỗi tay chân ra, thậm chí bé có thể thở gấp, thở nhanh.

Giai đoạn 2: trẻ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai, cảm giác như ôm mẹ vào lòng.

Phản xạ Moro là phản xạ bình thường, thậm chí phản xạ Moro thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó cho thấy hệ thần kinh nhỏ của bé đang phát triển đúng cách. Một trẻ sơ sinh nếu không có phản xạ Moro mới là dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, phản xạ này có thể đặc biệt phiền phức trong thời gian ngủ , vì nó có thể đánh thức con mẹ giữa giấc ngủ ngon.

Phản xạ Moro được kích hoạt bởi bất kỳ thay đổi đột ngột nào gây kích thích các giác quan của trẻ. Có rất nhiều tác nhân, nhưng những tác nhân phổ biến là:

Tiếng ồn lớn.

Cú va chạm đột ngột.

Cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột.

Bất kỳ thay đổi nào khiến em bé mất thăng bằng chẳng hạn như tăng hoặc giảm độ cao (khi được đặt vào cũi, được đưa ra khỏi bồn tắm…).

Sự thay đổi hướng của cơ thể em bé.

Các kích hoạt này có thể rất nhỏ nên mẹ sẽ không nhận thấy chúng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh từ trước đến nay đã quen với việc sống trong bụng mẹ êm đềm thì những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể gợi lên phản xạ giật mình này.

Phản xạ Moro tồn tại trong bao lâu?

Phản xạ Moro bắt đầu từ khi trẻ mới sinh và kết thúc khi trẻ được 4-6 tháng. Phản xạ sẽ mất dần khi trẻ bắt đầu cứng cáp và có vận động tốt lên. Điển hình là vào tuần thứ 6, cơ cổ của bé trở nên mạnh hơn và khả năng giữ thăng bằng và tự hỗ trợ của bé bắt đầu cải thiện. Đây là bước khởi đầu của quá trình cải thiện phản xạ Moro.

Phản xạ giật mình vốn bảo vệ trẻ sơ sinh, nhưng nếu phản xạ này xuất hiện liên tục, trẻ thức giấc khi ngủ và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:

Chậm tăng cân: Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ say sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường, giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ ngủ hay giật mình, quấy khóc nhiều thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Giảm khả năng nhận thức: Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Trong năm đầu đời, não bộ trẻ chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích. Những trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời. Không chỉ vậy, hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra hậu quả như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở, cao huyết áp…)

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ bé hay giật mình khi ngủ, khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.

Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu bú. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hậu quả là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

Hạn chế kích thích trẻ tối đa : khi trẻ ngủ cần để trẻ trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu, nhiệt độ phòng phù hợp, môi trường phòng ngủ không mùi lạ, ẩm mốc, thuốc lá sẽ kích thích làm trẻ khó ngủ.

Giữ em bé gần sát với cơ thể của mẹ khi đặt chúng xuống. Giữ trẻ gần càng lâu càng tốt khi mẹ đặt chúng xuống. Chỉ nhẹ nhàng thả trẻ ra sau khi lưng bé đã chạm vào nệm. Sự hỗ trợ này phải đủ để ngăn con có cảm giác bị ngã. Sau khi chào đời, bé sẽ làm quen với thế giới bên ngoài rất khác so với không gian chật hẹp bên trong bụng mẹ. Vì vậy, khi phản xạ Moro xảy ra, hãy ôm trẻ vào lòng, co tay và chân trẻ lại như tư thế trong bụng mẹ và giữ như vậy cho đến khi trẻ bình tĩnh lại.

nhằm hạn chế chuyển động của em bé và giúp tay chân trẻ co lại giống tư thế trong bụng mẹ, có thể giúp xoa dịu trẻ sơ sinh. Đây là lý do tại sao được thực hành trên khắp thế giới như một cách phổ biến để làm dịu và tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cách quấn khăn

Để quấn khăn cho em bé của mẹ, hãy làm theo các bước sau:

Sử dụng một tấm chăn mỏng và lớn. Trải chăn ra một mặt phẳng.

Gấp nhẹ một góc. Nhẹ nhàng đặt trẻ lên chăn, đầu ở mép của góc gấp.

Gấp mảnh chăn dưới cùng lên, chừa chỗ cho chân và tay của bé cử động.

Em bé được quấn khăn nằm ngửa khi ngủ. Kiểm tra trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không quá nóng.

Không có phản xạ giật mình: Sự vắng mặt của phản xạ Moro, ở một bên hoặc cả hai bên, có thể báo hiệu các bất thường trong hệ thần kinh của em bé. Nếu thiếu phản xạ Moro ở một bên cơ thể của bé, đó có thể là hậu quả của việc gãy vai hoặc chấn thương dây thần kinh. Nếu phản xạ bị thiếu ở cả hai bên, nó có thể gợi ý tổn thương não hoặc tủy sống.

Trẻ giật mình quá mức , sau khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý bao gồm:

thực quản: là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ

Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như , viêm họng, giun sán,…

Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… dễ bị giật mình khi ngủ

Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Tại Sao Nối Mi Bị Ngứa Mắt? Nối Mi Bị Ngứa Mắt Phải Làm Sao?

Tại sao nối mi bị ngứa mắt?

Các chị em đều muốn mình sở hữu một hàng mi cong dài tự nhiên, một trong những cách để nhanh chóng có được hàng mi như trong mơ chính là đi nối mi. Chưa biết các chị em có đạt được mong muốn hay không nhưng những tác hại của nối mi thì đã được cảnh báo khá nhiều. Và tình huống dễ gặp nhất chính là ngứa mắt, đỏ mắt. vậy nguyên nhân là gì?

Keo nối mi không đảm bảo chất lượng

Các tiệm vì muốn mi giữ được lâu nên sử dụng một vài loại keo không đảm bảo chất lượng, có chứa formaldehyde có thể gây ra kích ứng và dị ứng cho mắt.

Kỹ thuật của nhân viên nối mi

Nếu người gắn mi thiếu kinh nghiệm thì lớp keo này có thể lan ra mắt gây tổn thương cho giác mạc, hoặc nối quá sát chân mi gây viêm giác mạc, đỏ mắt và sưng mắt.

Việc trong quá trình nối mi khi dán băng keo không đúng phương pháp làm hơi keo bay vào mắt cũng gây ra tình trạng đỏ mắt sau khi nối.

Thời gian nối mi quá lâu cũng là một lý do gây ra những trường hợp đỏ, cộm hoặc ngứa mắt.

Chia sẻ chị em cách chọn cơ sở uy tín để tránh những rủi ro từ nối mi: nối mi an toàn uy tín tại hà nội

Nối mi bị ngứa mắt phải làm sao?

Sau khi nối mi nên nhắm mắt khoảng 10 phút để có thể hơi keo không gây tác hại đến mắt vì nếu mở ra khi đó keo chưa khô sẽ khiến mắt hơi cay.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt để hạn giảm thiểu ảnh hưởng của keo nối mi với mắt.

Nếu vừa đỏ mắt lại có tình trạng ngứa, cộm mắt thì nên đến các tiệm nối mi gỡ mi giả vừa nối ra bởi để lâu có thể gây viêm giác mạc.

Không nên dùng tay gỡ mi, bứt mi vì sẽ gây rụng mi thật không tốt.

Không nên dụi mắt với sẽ gây ảnh hưởng nặng hơn có thể gây sưng mắt.

Nên vệ sinh mi mỗi ngày một lần và dùng phương tiện chải mi để đảm bảo mi đẹp và không gây tác hại đến mắt.

Nên chọn lọc một số tiệm nối mi uy tín và chất lượng để có được bộ mi đẹp và không bị các tác dụng phụ như trên. Đừng vì ham chi phí rẻ mà tìm đến những địa chỉ không đảm bảo chất lượng bởi mắt là khu vực khá nhạy cảm, nếu để xảy ra đỏ mắt quá nhiều lần sẽ không tốt.

Nên nối mi tại những tiệm uy tín để không bị đỏ mắt hay những tác hại đến mắt và mi thật, để có thể không xảy ra một số trường hợp đáng tiếc như bị đỏ mắt hãy lưu ý các vấn đề sau đây nếu không muốn tiền mất tật mang.

Nếu bị đỏ mắt thì các bạn nên tìm hiểu tại bài viết sau: Nguyên nhân nối mi bị đau mắt đỏ và cách xử lí hiệu quả