Vi Sao Mang Yeu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vi Tảo Là Gì? Tác Dụng Ra Sao?

4.3

/

5

(

47

bình chọn

)

Vi kim tảo biển hay còn được gọi là phương pháp thay da (Peel da vật lý) được các chuyên gia đầu ngành về da liễu đánh giá đặc biệt an toàn, vi kim tảo biển là một trong những phương pháp thay da vật lý có thể áp dụng với nhiều loại da, dễ sử dụng và có chi phí thấp nhất trong các phương pháp làm đẹp hiện đại.

Vi kim tảo biển mang tính đột phá khi sử dụng những đầu kim silic siêu nhỏ, cùng lực massage để tạo ra những vi tổn thương trên da nhằm kích thích sản sinh colagen, kích hoạt cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Các đầu kim có kích thước rất nhỏ nên không thể phá vỡ các mô và làm thay đổi cấu trúc sâu bên trong của da nên đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của vi kim tảo biển

Cơ chế hoạt động của vi kim tảo biển

Vi kim tảo biển hoạt động theo nguyên lý vật lý vận dụng lực massage tác động lên bề mặt da. Nguyên lý hoạt động của vi kim tảo biển nano là sử dụng các tinh thể silic nano siêu nhỏ, mảnh, cứng cùng kỹ thuật massage tác động lên hệ bạch huyết, tạo năng lượng nhiệt kích thích hệ tuần hoàn vận động, đồng thời tăng tốc độ sừng hóa tế bào, có nghĩa là thúc đẩy quá trình di chuyển của tế bào da từ lớp đáy cho đến khi lên bề mặt da và bong ra ngoài. Để tối ưu hóa hoạt động của tảo silic và dẫn tảo đi sâu xuống dưới da thì cần có sự hỗ trợ của dung dịch hoạt hóa (Spiccule X), với thành phần peptide cùng với các chiết xuất tế bào thực vật như: Tảo silic Hàn Quốc, trà xanh, mướp đắng, cam thảo, rau má… sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cho da và kích thích sản sinh collagen từ đó giúp tăng độ đàn hồi và trẻ hoá làn da.

Với nguyên lý hoạt động đơn giản như thế thì tác dụng của vi kim nano là gì? có mang lại hiệu quả cao hay không? đây là điều mà tất cả chúng ta đều thắc mắc.

Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sử dụng diện rộng tại Việt Nam nhiều chuyên gia, chủ spa và những tín đồ đã áp dụng phương pháp làm đẹp này, tất cả đều không thể phủ nhận những tác dụng điều trị sau của vi kim tảo biển:

Vi kim tảo biển điều trị nám da hiệu quả

Làm mờ và loại bỏ các vùng da bị chứng rối loạn sắc tố như da sạm, da nám và da bị tàn nhang…

Loại bỏ các ổ mụn cùng bã nhờn và vi khuẩn gây mụn, làm thông thoáng và se khít lỗ chân lông.

Làm sạch sâu các lỗ chân lông, đào thải các độc tố dưới da như: chì, thủy ngân, trung hòa tác hại của các kim loại nặng…

Kích thích sự sản sinh Collagen và Elastin làm đầy các tổn thương da và tăng độ đàn hồi da, chống bị chảy xệ da, chống các nếp nhăn.

Rút ngắn chu kỳ tái tạo da từ 28–30 ngày xuống chỉ còn từ 3–7 ngày giúp nhanh chóng có một làn da mới khỏe mạnh hơn nhờ việc cung cấp dưỡng chất cho da mới qua serum.

Vi kim tảo biển mang lại nhiều hiệu quả như thế vậy cách sử dụng vi kim tảo biển là gì, có phức tạp và khó thực hiện không? Đó là hoàn loạt câu hỏi mà những tín đồ làm đẹp đang quan tâm. Để các bạn hiểu rõ nhất cách sử dụng vi kim tảo biển là gì Larian plus sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật các bước thực hiện tại nhà cũng như tại spa.

Đối với việc có nên thực hiện vi kim tảo biển tại nhà không? Đây là phương pháp làm đẹp cần thực hiện đúng liều lượng, lực tác động để massage với từng loại da khác nhau. Nếu như chưa hiệu rõ tình trạng da của mình sử dụng vi kim tảo biển tại nhà có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như nổi mụn, làn da không cải thiện hoặc mua phải sản phẩm vi kim tảo biển không rõ nguồn gốc xuất xứ, vậy nên chúng tôi khuyên bạn nên ra Spa/ TMV để được ứng dụng công nghệ vi kim tảo biển có uy tín, chính hãng và được thăm khám tình trạng da trước khi thực hiện thay vì mua sản phẩm về làm tại nhà.

Quy trình vi kim tảo biển tại Spa được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Soi da kiểm tra tình trạng của khách hàng Bước 2: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt rửa sạch bụi bẩn và bã nhờn tạo độ thông thoáng cho lỗ chân lông Bước 3: Sát khuẩn bằng thuốc đỏ, nước muối sinh lý Bước 4: Pha dung dịch hoạt chất và bột tảo theo đúng tỉ lệ Bước 5: Tiến hành massage từ 2 bên má, mũi và cằm,vùng trán,trong thời gian từ 15-20 phút tuỳ theo từng tình trạng da. Bước 6: Sau khi massage toàn bộ mặt, kĩ thuật viên sẽ bôi 1 lớp kem giảm sưng đỏ, kháng viêm sau đó đi điện di lạnh hoặc đắp mặt nạ chuyên dụng. Note: Sau khi làm vi tảo 4-5 h sau mới rửa mặt lại và bôi bổ sung tế bào gốc.

Tại nhà sử dụng tế bào gốc bôi ngày 2-3 lần sau khi vệ sinh mặt sạch. Sau 3 ngày bôi serum và kem chống nắng.

Vì Sao Vi Khuẩn Hp Sống Được Trong Dạ Dày?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori () là xoắn khuẩn Gram âm, có kích thước khoảng 0,5-1×2,5 micromet. Đặc biệt, chúng làm một trong số rất ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại và sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày.

2.1. Tính chuyển động

2.2. Enzyme urease:

Enzyme urease là mấu chốt quan trọng, giúp HP sống được trong môi trường axit của dịch vị.

Enzyme này biến đổi urea thành amoniac và bicarbonate. Nhờ vậy, môi trường xung quanh vi khuẩn được trung hòa và có pH bằng 7 – tương đương với độ pH của nước. Khi này, HP có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong dạ dày mà không sợ bị axit dịch vị tiêu diệt.

2.3. Yếu tố kết dính

Đây là yếu tố quan trọng giúp cho vi khuẩn HP có thể bám dính vào biểu bì mô của dạ dày. Nếu không có chất kết dính, thì vi khuẩn này sẽ bị đẩy theo thức ăn đi xuống ruột khi hoạt động co bóp và tiêu hóa diễn ra, cũng như khi các lớp mô được tái sinh thì chúng sẽ bị loại bỏ. Đây cũng là một yếu tố quyết định giúp HP có thể tồn tại trong dạ dày.

2.4. Phức hệ CagA và T4SS ( hệ thống chế tiết type 4)

Hệ thống này giúp vi khuẩn HP có thể thoát khỏi sự tiêu diệt của đại thực bào (tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể). Ngoài ra phức hệ này còn làm giảm các peptide kháng khuẩn của hệ miễn dịch, gây cảm ứng tế bào đuôi gai dung nạp.

Qua đó ngăn chặn sự đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T (một loại tế bào miễn dịch quan trọng không kém các đại thực bào). Do vậy, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày mà không bị hệ miễn dịch tiêu diệt.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể tồn tại tốt trong dạ dày do tiết VacA, Cholesterol-alpha-glucosyltransferase, GGT (gama-glutamyl-transpeptidase). Các hợp chất này cũng có tác dụng ức chế đại thực bào và sự hoạt động của lympho T. Qua đó giúp vi khuẩn HP né tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch tự nhiên và sống được trong dạ dày.

3. Tại sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày?

Chúng ta đều biết rằng HP có thể dẫn tới viêm loét dạ dày. Cụ thể là do chúng có khả năng tiết ra độc tố và có khả năng giữ sắt trong dạ dày.

3.1. Tiết độc tố gây viêm loét niêm mạc dạ dày

Độc tố do HP tiết ra làm ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày. Các protein này kích thích sự tăng trưởng và làm cho HP khu trú vào niêm mạc dạ dày, do hoạt động của men Cu-Zn superoxide dimutase và Mn superoxyde dimutase, làm cho vi khuẩn dễ bám vào niêm mạc.

Các yếu tố độc lực làm tổn thương dạ dày của vi khuẩn HP bao gồm:

CagA & T4SS: gây loét dạ dày, ung thư dạ dày

VacA, BabA: gây loét và ung thư dạ dày

HtrA gây ung thư dạ dày

DupA gây loét tá tràng

IceA và OipA gây loét dạ dày

3.2. Các adhesins giúp thu giữ sắt

Vi khuẩn H.Pylori rất cần sắt để phát triển. Tuy nhiên, trong dạ dày bình thường có rất ít sắt. Do đó, khuẩn Helicobacter Pylori phải tiết ra siderophore để bắt giữ sắt trong môi trường xung quanh. Ngoài ra, trên vách vi khuẩn HP còn có protein kết hợp lactoferine, cũng giúp HP thu giữ sắt từ môi trường xung quanh.

Do vậy, ngoài gây viêm loét dạ dày, tá tràng … vi khuẩn HP còn có khả năng gây thiếu máu do thiếu sắt và tăng nguy cơ ung thư hoá.

4. Làm sao để biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP?

4.1. Triệu chứng nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng quá rõ ràng. Trên thực tế chỉ có 20% số người nhiễm HP có biểu hiện thành bệnh.

Ở những trường hợp HP phát triển thành bệnh đau dạ dày, người bệnh sẽ cảm nhận được nhiều dấu hiệu tiêu cực. Ví dụ như các cơn đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ăn ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơn và giảm cân không mục đích.

Trong những trường hợp nhiễm bệnh lâu ngày, bạn có thể thấy các triệu chứng rõ ràng hơn như đau bụng dữ dội, khó nuốt, có máu lẫn trong phân hoặc có màu đen, một số nặng hơn là nôn ra máu.

Nếu xuất hiện những triệu chứng nói trên, nghi ngờ bản thân nhiễm HP thì cần đến ngay bệnh viên để làm các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP ngay sau đây.

4.2. Các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP

+) Nội soi:

Nội soi là phương pháp kiểm tra niêm mạc dạ dày trực tiếp bằng cách luồn ống có gắn camera từ thực quản xuống dạ dày, cho ra hình ảnh thật của niêm mạc bên trong dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy sinh thiết dạ dày để kiểm tra có HP hay không.

Đây là phương pháp phổ biến trong xét nghiệm vi khuẩn HP, thời gian cho kết quả tương đối nhanh và cho kết quả chính xác.

+) Test hơi thở:

Xét nghiệm hơi thể là phương pháp không xâm lấn gần như được nhiều người lựa chọn vì cho kết quả nhanh và không phải thao tác nhiều.

Bệnh nhân sẽ cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lấy mẫu hơi thở vào các túi hoặc thiết bị chuyên dụng do bác sĩ phát.

Hiện nay, các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân sử dụng phương pháp này thay cho các việc xét nghiệm máu để tiết kiệm thời gian, làm giảm sự khó chịu cho người bệnh mà vẫn cho ra kết quả chính xác.

+) Xét nghiệm máu:

Sau khi lấy được 1 mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ cho mẫu này vào máy phân tích và cho ra kết quả ngay lập tức. Nếu dương tính, cơ thể bạn đã nhiễm HP và ngược lại là âm tính. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện và không xâm lấn nên không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên độ chính xác lại không cao, vì kháng thể chống HP có thể tồn tại trong máu rất lâu kể cả khi HP đã được tiêu diệt hết.

+) Xét nghiệm phân:

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân để xét nghiệm. Vì vi khuẩn HP có thể đi theo đường tiêu hoá và thải ra ngoài thông qua phân nên việc xét nghiệm phân gần như cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là quá trình lấy mẫu thử có thể gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến người khác.

5. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

5.1. Thuốc kháng sinh tiêu diệt HP

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn H Pylori. Thường là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid hoặc Penicillin, nhạy cảm với vi khuẩn HP và được đánh giá cao hiệu quả chữa bệnh dựa trên kháng sinh đồ hoặc phác đồ điều trị HP của Bộ y tế.

Cơ chế hoạt động: Sản phẩm giúp ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn HP

Tác dụng chính: Tiêu diệt vi khuẩn HP, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng phụ hiếm gặp: rối loạn tiêu hoá, ban đỏ, nổi mề đay hoặc mẩn ngứa.

Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị đau dạ dày do HP:

5.2. Thuốc bảo vệ niêm mạc (Bismuth)

Bismuth dùng để tạo ra áp lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày, niêm mạc bình thường không chịu tác động này.

Cơ chế hoạt động: Tạo màng bảo vệ dạ dày

Tác dụng chính: Tạo một màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố tấn công công từ axit dịch vị và vi khuẩn HP. Cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khoẻ dạ dày.

Tác dụng phụ: Quá trình sử dụng có thể làm cho phân và lưỡi chuyển màu sẫm hoặc đen nhưng phục hồi sau thời gian chữa bệnh.

5.3. Thuốc ức chế tiết axit (PPI, ức chế histamin H2)

Nhóm thuốc này là giải pháp lý tưởng để giảm tiết axit dịch vị, dễ uống và ít hấp thụ vào máu hay các tác dụng ngoài ý muốn. Chúng không có tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng của vi khuẩn HP. Tuy nhiên có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày

Cơ chế hoạt động: Ức chế tiết axit mạnh và đặc biệt kết hợp với thuốc Omeprazole mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác dụng chính: Tác dụng nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh nhưng không được khuyên dùng trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày.

Tác dụng phụ: táo bón, tiêu chảy hoặc đau đầu.

Vì Sao Vi Khuẩn Helicobater Pylori Sống Được Trong Dịch Dạ Dày?

Tôi bị viêm loét dạ dày – tá tràng đã nhiều năm. Bác sĩ nói đó là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Tuy nhiên, tôi có một vấn đề muốn hỏi quý báo, vì sao trong dạ dày có độ axít cao như vậy mà vi khuẩn HP vẫn có khả năng sống, tồn tại, phát triển và gây bệnh được?rnrn

Tôi bị viêm loét dạ dày – tá tràng đã nhiều năm. Bác sĩ nói đó là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Tuy nhiên, tôi có một vấn đề muốn hỏi quý báo, vì sao trong dạ dày có độ axít cao như vậy mà vi khuẩn HP vẫn có khả năng sống, tồn tại, phát triển và gây bệnh được?

Nguyễn Văn Phú (Hà Nội)

Ở dạ dày của người có độ axít rất cao vì vậy hầu hết các loại vi sinh vật không thể sống được. Tuy vậy có một số vi khuẩn có thể sống, tồn tại ở đó, ví dụ vi khuẩn họ Mycobacterium (vi khuẩn lao), vi khuẩn HP. Đối với vi khuẩn lao có thể sống được trong môi trường axít của dạ dày có thể giải thích theo một cơ chế khác với vi khuẩn HP sống trong môi trường đó. Để trả lời câu hỏi tại sao vi khuẩn HP lại sống được trong môi trường axít của dạ dày đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong suốt một chặng đường dài bao nhiêu năm qua. Cuối cùng các tác giả đã làm sáng tỏ và vấn đề đó được các tác giả nghiên cứu trả lời rằng do đặc điểm sinh học của vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men ureaza. Men này có hoạt tính rất mạnh, có khả năng làm phân hủy urê trong dịch dạ dày tạo thành một lớp đệm amôniac bao quanh vi khuẩn. Nhờ lớp đệm này mà vi khuẩn HP không bị tác động  của dịch vị và có khả năng chịu đựng được môi trường axít của dạ dày.

(Nguồn tin: Theo http://www.suckhoedoisong.vn ngày 12/4/2007)

Bị Trĩ Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Bệnh trĩ khi mang thai là điều mà rất nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là vấn dề khiến nhiều mẹ bầu stress, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Phụ nữ mang thai thường hay gặp phải tình trạng táo bón, đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ bà bầu bị trĩ rất cao, được biết cứ 10 người mang thai thì sẽ có 6-7 trường hợp bị trĩ. Trĩ hình thành khi tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn ra quá mức, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi tử cung mở rộng gây ra nhiều áp lực hơn lên các tĩnh mạch.

Phụ nữ thường bị trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu, ngứa, chảy máu hậu môn sau mỗi lần đại tiện. Khi cơ thể mang thai cũng đang phải trải qua rất nhiều sự thay đổi thì sự xuất hiện của bệnh trĩ sẽ khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên bị trĩ khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong quá trình mẹ chuyển dạ, tác động của lực đẩy có thể khiến tình trạng nặng hơn, tuy nhiên tình hình này sẽ được cải thiện sau khi sinh.

Nếu phụ nữ bị trĩ trước khi có bầu thì có nhiều khả năng sẽ tái phát hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ?

Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ cũng sẽ lớn dần lên đồng thời gây áp lực lên xương chậu và tĩnh mạch chủ dưới ở hậu môn và trực tràng, làm quá trình tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể chậm lại khiến các tĩnh mạch sưng lên gây đau đớn.

Nồng độ nội tiết tố progesterone ở người phụ nữ tăng cao trong thời gian mang thai, làm giãn các thành mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn

Progesterone cũng làm chậm nhu động ruột, khiến bà bầu dễ bị táo bón, thường xuyên phải rặn nhiều khi đi vệ sinh gây ra trĩ

Thể tích máu khi mang thai tăng gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Ngoài ra thừa cân trong thời gian mang thai, đa thai, ít vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài… cũng là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ khi mang thai.

Có rất nhiều yếu tố khiến phụ nữ bị trĩ khi mang thai

Dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai

Có hai dạng trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng mà bạn sẽ chỉ biết cho tới khi thấy chút máu khi đi vệ sinh. Ngược lại trĩ ngoại sẽ gây ra cảm giác như có vật phình to ra khỏi hậu môn. Kích thước của búi trĩ sa không phải chỉ số cố định và có thể khác nhau với mỗi người.

Hiện tượng chảy máu cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nếu trĩ lớn và căng. Đây là triệu chứng nguy hiểm vì dễ bị nhầm lẫn với các nguyên nhân chảy máu trong khác trong thời gian mang thai.

Bị trĩ thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi đi vệ sinh

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Tuy có vị trí gần cơ quan sinh dục nhưng bệnh trĩ không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên ở phụ nữ. Bởi vậy nên bị trĩ khi mang thai hoàn toàn có thể sinh thường được. Nếu như búi trĩ sưng quá to, gây đau đớn khiến mẹ không thể đi đại tiện được thì nên có sự can thiệp từ phẫu thuật y khoa. Mẹ bầu cần đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể cắt búi trí để các cơ hậu môn có thời gian khôi phục về trạng thái bình thường.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không cũng phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh trĩ nhẹ không gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thì hầu như không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé. Tuy nhiên nếu sa búi trĩ ngoại nghiêm trọng, việc dùng sức rặn đẻ có khả năng làm búi trĩ sa nhiều hơn có thể gây thương tổn tới hậu môn thì mẹ có thể chuyển sang phương pháp sinh mổ để tránh các khó khăn sau sinh hoặc tổn thương hậu môn đến mức xuất huyết, nhiễm trùng.

Bị trĩ khi mang thai vẫn có thể sinh đẻ tự nhiên được bình thường

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Thông thường, phụ nữ bị trĩ khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, trĩ gây đau ngứa khó chịu thậm chí sa búi trĩ nếu không biết chăm sóc đúng cách. Đề phỏng ngừa biến chứng sa búi trĩ ngoại, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau:

Ngâm vùng dưới cơ thể trong nước ấm một vài lần trong ngày để giảm khó chịu, kích thích máu lưu thông

Chườm lạnh chỗ bị trĩ nhiều lần trong ngày để giảm sưng, giảm đau

Giữ vùng hậu môn và xung quanh sạch sẽ, khô ráo. Sử dụng khăn vải mềm nhúng nước ấm lau nhẹ hậu môn sau khi đi ngoài hoặc sau khi tắm để luôn sạch sẽ khô ráo. Dư thừa độ ẩm cũng gây ra những kích ứng không mong muốn tại khu vực này

Có thể dùng một số loại thuốc bôi trơn hậu môn để đi ngoài dễ dàng hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng của tất cả các loại trĩ, tuy nhiên cần tránh 3 tháng đầu vì có khả năng gây sảy thai và 3 tháng cuối vì dễ đẻ non. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bệnh trĩ khi mang thai là khác nhau tùy từng trường hợp nên không được dùng kinh nghiệm của người này áp dụng cho người kia mà phải tuy thuộc theo mức độ để điều trị.

Phụ nữ bị trĩ khi mang thai có nhiều cách để khắc phục

Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Tránh táo bón khi mang thai

Chất xơ là dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ quả như lê, bơ, các loại quả mọng nước, bông cải xanh, rau cải, ngũ cộc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bỏng ngô, các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, các loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó…

Uống nhiều nước trong thời gian mang thai để mọi hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru. Phụ nữ có thai nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày

Hạn chế nhịn tiêu khi có nhu cầu vì đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón

Tránh ăn các thực phẩm nhiều gia vị có thể khiến tình trạng ngứa rát hậu môn nghiêm trọng hơn và có khả năng gây táo bón

Tránh ăn thực phẩm nhiều muối, thức ăn quá mặn gây tích nước, làm tăng khối lượng máu

Nếu táo bón thường xuyên và không có cải thiện, mẹ bầu cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng dành cho thai phụ.

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón khi mang thai

Phòng ngừa trĩ khi mang thai

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu như mẹ bầu làm công việc văn phòng cần ngồi liên tục trước máy tính thì có thể cố gắng dừng lại đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng vài phút, giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Khi ngủ nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống tĩnh mạch trực tràng

Khi bị ngứa do trĩ, mẹ cần tránh làm trầy xước da gây ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch

Tránh bưng bê các vật nặng vì sẽ làm gia tăng áp lực lên bụng và hông chậu

Tập thể dục nhẹ nhàng và duy trì đều đặn, thường xuyên mỗi ngày tăng lưu thông máu đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.