Vì Sao Mang Thai Sinh Đôi / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Có Thể Thụ Thai Sinh Đôi Khác Cha?

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt.

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Vì Sao Phụ Nữ Có Thể Sinh Ra Cặp Sinh Đôi Khác…Bố?

Hiện tượng trẻ sinh đôi nhưng khác bố nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong đời thực. Như trường hợp mới đây của ông bố tại Hòa Bình là một ví dụ.

Mới đây, dư luận trong nước xôn xao vì vụ việc anh Mạnh (34 tuổi, ở Hòa Bình) sau khi đi xét nghiệm với hai bé gái sinh đôi con anh mới phát hiện ra rằng chỉ một trong hai bé là còn đẻ của mình. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ và trớ trêu nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong đời thực và cũng đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra trên thế giới.

Hiện tượng trẻ sinh đôi nhưng không cùng bố trong y học gọi là bội thụ tinh khác kỳ, khác bố (heteropaternal superfecundation). Khi một người phụ nữ quan hệ với 2 người đàn ông chỉ cách nhau vài ngày, tinh trùng của mỗi người này sẽ thụ tinh cho một quả trứng của người phụ nữ. Các bác sĩ cho biết, tất cả quá trình đó diễn ra trong không quá một tuần, vì tinh trùng chỉ có khả năng sống sót được 5 ngày.

Russell Miller, giáo sư khoa sản Đại học Columbia, Mỹ giải thích rằng trong trường hợp sinh đôi khác trứng cùng cha mẹ, 2 quả trứng khác nhau của cùng một người phụ nữ được 2 tinh trùng của một người đàn ông thụ tinh. Nhưng trong trường hợp bội thụ tinh khác kỳ, khác bố thì 2 quả trứng khác nhau của người phụ nữ lại được thụ tinh bởi 2 tinh trùng từ 2 người đàn ông khác nhau.

Trên thế giới đã có nhiều trường hợp tương tự như trường hợp của anh Mạnh. Ví dụ như câu chuyện xảy ra vào tháng 5/2015 khi một người phụ nữ ở hạt Passaic khởi kiện người đàn ông mà cô ấy nghĩ là cha của hai đứa con gái sinh đôi vào tháng 1 năm 2013 của mình, yêu cầu anh ta chu cấp nuôi con. Kết quả giám định ADN cho thấy người đàn ông bị kiện là cha của một trong hai đứa trẻ sinh đôi nhưng… không phải cha đứa còn lại.

Hay trường hợp của anh Trương xảy ra vào tháng 12/2015 là một ví dụ tương tự. Anh này đã rất sốc phát hiện ra chỉ một trong ba đứa con mà vợ mới sinh là con của mình sau khi đi xét nghiệm ADN.

Theo các chuyên gia, hiện tượng bội thụ tinh khác kỳ, khác bố rất hiếm khi xảy ra và rất khó để xác định, hầu hết chỉ được phát hiện ra khi có tranh chấp pháp lý hoặc tiến hành kiểm tra ADN.

Xuân Bách

Vì Sao Tóc Dễ Rụng Khi Mang Thai?

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh…

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi…

Hiện tượng rụng tóc khi mang thai là một trong những dấu hiệu thay đổi hoàn toàn bình thường của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây nên rụng tóc, bạn đừng quá lo lắng bởi đôi khi sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cùng với nỗi lo rụng tóc (stress) cứ ám ảnh bạn làm tóc rụng nhiều hơn.

Rụng tóc, dấu hiệu thay đổi của cơ thể khi mang thai

Theo chu kỳ tự nhiên, từ nang tóc mọc lên, dài ra (trong khoảng 3-5 năm) già đi, rồi rụng. Trên đầu ta có khoảng 100-150 ngàn nang tóc. Mỗi nang tóc có thể mọc và rụng tới 20 lần. Mức độ rụng tóc trung bình mỗi ngày có 50 sợi tóc rụng là bình thường; từ trên 100 sợi/ngày hoặc có khi chỉ vuốt nhẹ mà tóc rơi ra dễ dàng từng búi là hiện tượng rụng tóc do bệnh lý.

Ở phụ nữ mang thai, do thay đổi nội tiết tố, do cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin, thiếu máu da đầu… dẫn đến hiện tượng rụng tóc nhiều hơn người bình thường (có thể thấy ở khoảng 30-50% phụ nữ mang thai). Khi mang thai bạn có thể gặp chứng rụng tóc từ 1-5 tháng đầu của thai kỳ và cũng có thể kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Khi mang thai, hàm lượng estrogen tăng có khả năng tác động đến tóc của bạn; làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, gây xáo trộn môi trường da đầu, những nang tóc bị thoái hóa không nuôi nổi tóc và làm rụng tóc. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không cân đối trong những tháng đầu của thai kỳ do ốm nghén, chán ăn… hoặc do việc bổ sung vitamin khi mang thai cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Thiếu protein, tóc chậm phát triển; thiếu vitamin A, vitamin C, sự tổng hợp collagen (để hình thành biểu mô) bị giảm sút, da đầu sẽ không tốt; thiếu sắt, acid folic sẽ gây thiếu máu không nuôi được da đầu khiến tóc khô, giòn và dễ gãy; thiếu kẽm, nang tóc kém phát triển… Chính vì vậy, cần ăn đủ chất và vi chất dinh dưỡng. Khi khẩu phần ăn thiếu hoặc cơ thể không hấp thu được đủ các chất trên thì phải bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Một nguyên nhân khác ngày nay cũng khá phổ biến là do bạn thường xuyên uốn nhuộm tóc, do dầu gội đầu, do dùng thuốc,… yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Nhiều khi do lo âu, căng thẳng mà tóc rụng nhiều.

Cách khắc phục rụng tóc khi mang thaiTóc rất nhạy cảm với cả tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh rụng tóc. Tóc rất cần các chất như protein, sắt, canxi, vitamin C, các acid béo omega-3 và kẽm.

Mặt khác, trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có thể thiếu hụt chất sắt, thiếu hụt canxi, do đó bạn cần đi khám thai định kỳ để được bổ sung theo đơn của bác sĩ. Cải thiện trạng thái tinh thần, giảm căng thẳng, bớt lo lắng cũng giúp giảm rụng tóc. Ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp giúp máu lưu thông tốt hỗ trợ việc mọc tóc.

Chọn dầu gội thích hợp và chất lượng tốt. Khi chải đầu, bạn nên gỡ tóc rối một cách nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng lược răng thưa. Tránh chải tóc mạnh và sử dụng máy sấy nhiệt độ cao khiến tóc khô, giòn dễ gãy.

Nếu bạn biết cách chăm sóc tóc và luôn thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng ngay từ khi mang thai thì hiện tượng rụng tóc sẽ được cải thiện đáng kể. Tóc có thể rụng nhưng sau đó sẽ mọc lại nhanh chóng và bạn sẽ có một lớp tóc mới khỏe hơn, đẹp hơn. Rụng tóc có thể kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh 3-7 tháng. Nếu sau đó lượng tóc vẫn rụng nhiều thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

BS. Nguyễn Tố Ngân/Nguồn SKĐS

Tìm Hiểu Về Quá Trình Mang Thai Đôi

Mang thai đôi tuy vất vả thế nhưng nó cũng đem đến rất nhiều những điều tuyệt vời cho các cặp vợ chồng

Sinh đôi đồng trứng có nghĩa là những cặp song sinh ra đời sẽ giống hệt nhau. Những bé này sẽ được phát triển khi một trứng được thụ tinh từ một tinh trùng sau đó thì chúng sẽ được chia thành hai phôi riêng biệt nhau. Chúng còn có thành phần di truyền và nhau thai. Vì thế các cặp song sinh đồng trứng sẽ giống hệt nhau.

Đây là trường hợp hai trứng được thụ tinh cùng với hai tinh trùng. Chúng sẽ khác biệt và sẽ không có chung nhau thai. Vì thế những cặp sinh đôi này sẽ chỉ chia sẻ cùng nhau một nửa của bộ gen do đó chúng không phải lúc nào cũng giống hệt nhau như cặp đôi đồng trứng.

Sinh đôi đồng trứng có nghĩa là những cặp song sinh ra đời sẽ giống hệt nhau

Yếu tố gia truyền: Nếu như gia đình của bạn đã có trường hợp có anh chị em sinh đôi thì mẹ sẽ có khả năng sinh đôi cao. Thế nhưng nếu như người chồng có song sinh hoặc gia đình có song sinh thì điều này lại không phụ thuộc gì đến việc mang thai song sinh của bạn. Bởi vì việc mang thai song sinh chỉ phụ thuộc vào phụ nữ vì họ chính là người sản sinh trứng. Nếu mẹ của bạn có sinh đôi thì xác xuất bạn mang thai đôi sẽ cao hơn.

Yếu tố chủng tộc: Bạn biết không việc mang thai đôi cũng phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc. Theo như phân tích thì người châu Á và người gốc Tây Ban Nha sẽ có ít cơ hội sản sinh cặp song thai trong khi đó thì người châu Phi khả năng sinh đôi sẽ cao hơn rồi tiếp theo đến người châu Âu.

Bạn biết không việc mang thai đôi cũng phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc

Đặc điểm cơ thể: Cũng theo nghiên cứu thì phụ nữ cao lớn sẽ có cơ hội mang song sinh nhiều hơn những người thấp bé. Vóc dáng to lớn khỏe mạnh sẽ dễ mang thai đôi hơn so với những chị em phụ nữ yểu điệu mỏng manh. Đồng thời những phụ nữ có chế độ ăn kiêng lành mạnh thì có cơ may sinh đôi cao hơn so với những người có chế độ ăn ít béo. Theo thống kê của Trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ thì phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên thì khả năng sinh đôi sẽ cao hơn.

Tuổi tác: Rất nhiều người không biết rằng những phụ nữ ở tuổi trên 35 thì cơ hội mang thai đôi sẽ cao hơn các bà mẹ trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này sẽ sản sinh ra FSH và hormone này cho phép buồng trứng sản sinh nhiều trứng hơn, kích thích quá trình rụng trứng hơn. Thế nên hormone này càng cao thì trứng càng có cơ may rụng nhiều hơn dẫn đến việc mang đa thai.

Mang thai lần tiếp theo: Thực chất thì những người sinh con rạ tức là từ lần thứ hai trở lên thì cơ hội mang song thai sẽ cao hơn những người sinh con so.

Việc dung nạp nhiều sữa cũng như chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng khả năng sinh đôi gấp năm lần

Tiêu thụ nhiều sữa và chế phẩm sữa: Tiến sĩ Gary Steinman và cộng sự của ông đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc dung nạp nhiều sữa cũng như chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng khả năng sinh đôi gấp năm lần. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng các hoocmon tăng trưởng trong sữa sẽ có khả năng tăng sinh đôi hơn.

Ăn khoai từ dại: Việc ăn khoai từ dại chính là cách tăng kích thích buồng trứng, giúp sản sinh nhiều trứng để từ đó cho quá trình trứng rụng nhiều hơn, tăng cơ hội sinh đôi hơn. Vì thế các bác sĩ tin rằng người châu Phi đẻ sinh đôi nhiều vì khoai từ dại chính là món ăn nằm trong thực đơn của họ. Ngoài ra việc bổ sung những thực phẩm có nhiều chất đạm khác như là đậu phụ, đậu nành, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt cũng chính là bí quyết kích thích sự rụng trứng nhiều hơn.

Ngừng thuốc tránh thai: Việc ngừng uống thuốc tránh thai sẽ khiến cho cơ thể của bạn cần chút thời gian để tìm lại nhịp điệu tự nhiên. Nó sẽ làm cơ thể có một lượng hooc mon cao hơn bình thường. Vì thế nếu như thụ thai ở khoảng thời gian này thì cơ hội sinh con sinh đôi sẽ cao hơn.

Mang thai khi đang cho con bú: Việc mang thai trong thời gian cho bé bú thì mẹ sẽ có nhiều cơ hội mang song thai. Vì trong cơ thể của mẹ lúc này sẽ tạo ra tỷ lệ prolactin cao hơn nên khả năng sinh đôi cũng sẽ tăng cao hơn.

Yêu cầu chồng ăn các thực phẩm giàu kẽm: Bí quyết này là bí quyết cuối cùng dành cho bạn. Những thực phẩm giàu kẽm như rau lá xanh, bánh mì hoặc hàu sẽ kích thích sản xuất tinh trùng. Vì thế nó làm tăng khả năng thụ tinh nhiều trứng.

Việc mang thai trong thời gian cho bé bú thì mẹ sẽ có nhiều cơ hội mang song thai.