Vì Sao Lại Bị Ù Tai / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Bà Bầu Bị Ù Tai? Cách Giảm Ù Tai Khi Mang Thai Hiệu Quả

0 lượt xem

Bà bầu bị ù tai và những điều cần biết

Bà bầu bị ù tai có thể do nhiều nguyên nhân như do sự thay đổi nội tiết khi mang thai, thiếu máu thiếu sắt, một số bệnh về tai mũi họng… Để đánh giá mức độ nguy hiểm của ù tai, trước tiên cần xác định bệnh do đâu mà ra.

Trong hầu hết trường hợp, một số tình trạng sức khỏe có thể gây ù tai ở bà bầu, bao gồm:

Ù tai là một triệu chứng thai kỳ. Khi có thai các tĩnh mạch như được bơm phồng lên, các hormone thay đổi nên có thể khiến bà bầu bị ù tai. Hoặc thiếu máu gây ù tai. Mang thai làm nhu cầu sắt của mẹ tăng cao nhằm đáp ứng sự phát triển của thai nhi nên rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu. Khi đó, lượng oxy lên não không đủ làm bà bị ù tai.

Viêm nhiễm ở vùng tai mũi họng.

Mắc một số bệnh về tai điển hình như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai, thủng màng nhĩ…

Rối loạn mạch máu vùng tai bắt nguồn từ chứng xơ vữa mạch

Rối loạn chuyển hóa (bệnh về tuyến giáp, thiếu máu hoặc vitamin)

Trạng thái tinh thần không tốt, thường bị mệt mỏi lo âu dẫn đến mất ngủ và chán ăn

Bị chấn thương vùng đầu

Tiếp xúc đột ngột với tiếng ồn lớn

Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thường xuyên

Ù tai thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nó có thể gây nguy hiểm nếu bạn lưu thông trên đường. Do đó, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây ù tai, từ đó có phương án chữa trị đúng.

Bà bầu bị ù tai nên đi khám ở đâu?

Để tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa sâu về tai mũi họng để có đủ điều kiện khám chẩn đoán tốt các bệnh lý chuyên khoa. Khi đi khám, bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng thai kỳ, bệnh sử và các thuốc đã uống để được theo dõi chặt chẽ hơn.

Uống thuốc điều trị ù tai khi mang thai có sao không?

Mẹ bầu cần biết không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi chẳng hạn như nhiễm khuẩn, hen suyễn, đái tháo đường… Do đó bác sĩ phải xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp vói tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.

Bà bầu cũng đừng quá lo lắng nếu phải uống thuốc. Nếu bạn đã thông báo việc mang thai, các bác sĩ chuyên khoa cũng có cách điều trị thích hợp cho từng đối tượng đặc biệt (phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang có bệnh phối hợp…)

Lưu ý luôn theo dõi các triệu chứng xuất hiện sau khi khám hoặc uống thuốc và báo cho bác sĩ của bạn nếu có dấu hiệu bất thường.

Một số biện pháp giúp bà bầu giảm ù tai

Để giảm ù tai bà bầu có thể áp dụng một số cách sau

Xòe 2 bàn tay và úp lòng bàn tay thật chặt vào 2 bên tai sau đó kéo nhanh ra. Làm một vài lần sau đó uống một cốc nước mát sẽ giúp bà bầu đỡ hơn.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê.

Tránh tiếp xúc các tiếng ồn lớn, môi trường có tiếng ồn kéo dài và liên tục, nghe nhạc quá to hoặc qua tai nghe.

Khi mệt mỏi hãy tìm chỗ nằm nghỉ yên tĩnh khoảng 15 phút.

Tập các bài thể dục an toàn, điều độ cho phụ nữ mang thai. Hoặc các bài tập thiền, yoga, các bài tập thở.

Về lâu dài, để giảm tình trạng ù tai cũng như tăng cường sức khỏe, mẹ bầu cần xây dựng một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Quan trọng không kém chính là một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu có thể tìm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ ở đây: Dinh dưỡng bà bầu

Thực hiện đúng những điều này sẽ giúp mẹ bầu đỡ bị ù tai hơn. Một số trường hợp bị ù tai khi mang thai cũng tự biến mất sau một thời gian. Nhưng để tốt nhất cho sức khỏe mình và con, mẹ bầu nên đi khám để phát hiện nguyên nhân chính gây hiện tượng ù tai và biết cách điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể giúp bạn biết mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe, thiếu máu hay thiếu sắt khi mang thai.

Theo chúng tôi

Vì Sao Tôi Bị Ù Tai? Cách Điều Trị Thế Nào?

Chuyên đề : Tăng cường thính lực

Ù tai là tình trạng khá phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở giới trẻ

Video: Mất thính lực, điếc tai: Những điều cần biết Nghe kém, mất thính giác có di truyền từ bố sang con? 5 vấn đề sức khỏe thường gặp khi bị suy giảm thính lực 4 cách ngăn ngừa mất thính lực khi nghe nhạc thường xuyên

Ù tai là tình trạng khá phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Khi bị ù tai, bạn có thể gặp các triệu chứng như nghe thấy tiếng ve kêu e e, tiếng ù ù, o o,… ở bên trong tai mà không có bất kỳ âm thanh bên ngoài môi trường nào tác động vào. Tiếng ồn có thể chỉ xảy ra ở một hoặc cả 2 bên tai.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây ù tai bao gồm:

– Tiếp xúc với tiếng ồn lớn như làm việc trong môi trường ồn ào hoặc tham gia các hoạt động náo nhiệt có thể dẫn đến ù tai, suy giảm thính lực.

– Mắc một số bệnh, bao gồm cả những bệnh ảnh hưởng đến mạch máu, bệnh Meniere và bệnh xơ vữa động mạch.

– Do mắc các bệnh về tai như thủng màng nhĩ, u dây thần kinh thính giác, xơ cứng tai,…

Nghe nhạc bằng tai nghe với âm thanh lớn là một trong những nguyên nhân gây ù tai, khó nghe

– Mắc các bệnh về tuyến giáp, chấn thương vùng đầu, tăng huyết áp, cảm cúm, viêm xoang cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai.

– Sử dụng các loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu liều cao cũng có thể khiến bạn nghe thấy tiếng kêu trong tai.

Thông thường, ù tai do nguyên nhân ở tai ngoài, tai giữa có thể dễ dàng phát hiện qua thăm khám. Còn ù tai do nguyên nhân từ tai trong rất khó chẩn đoán nên thường bị bỏ qua. Để cải thiện chứng ù tai, bạn có thể áp dụng theo những cách sau:

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Những chất dinh dưỡng đó có thể giúp cải thiện từ 30 đến 40% bệnh nhân. Do vậy, nó cũng được coi là phương pháp cải thiện chứng ù tai khá hữu ích.

– Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể kích hoạt và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ù tai của bạn. Việc đeo thiết bị bảo vệ tai khi làm việc hoặc tham gia vào môi trường có âm thanh lớn là cách giúp bạn bảo vệ thính giác và không khiến tình trạng ù tai nặng thêm.

Nên đọc

– Tránh caffeine, rượu và nicotine: Những chất này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm trầm trọng thêm chứng ù tai. Do vậy, hãy tránh xa những thực phẩm này càng xa càng tốt.

Song song với việc thay đổi trong dinh dưỡng và sinh hoạt như trên, bạn có thể sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính để cải thiện chứng ù tai của mình. Kim Thính là sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay – thảo dược có tác dụng chữa ù tai và các bệnh về tai được Đông y sử dụng từ lâu đời. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như: Vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa,… giúp tăng cường tuần hoàn, tăng lưu thông máu đến tai, giảm ù tai hiệu quả.

Sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược an toàn nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo ngại tác dụng phụ.

“Bỏ túi” cách chăm sóc vùng chữ T trên da dầu, da hỗn hợp

8 loại hạt giàu protein tốt nhất cho người ăn chay

Vì Sao Viêm Họng Thường Bị Ù Tai? Cách Khắc Phục Tình Trạng Này?

Tai và họng có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi một trong hai có vấn đề thì yếu tố còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi họng bị viêm, các loại virus, vi khuẩn có thể di chuyển lên tai qua đường liên kết giữa ống tai với họng gây hiện tượng ù tai khó chịu. Ở bài viết này Phòng Khám YHCT Tuệ Khang Đường sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp về tình trạng bị ù tai sau viêm họng để quý bạn đọc có hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong thời tiết thay đổi thất thường hiện nay.

Người bị bệnh viêm họng thường thấy đau rát, khó chịu ở cổ họng, ho, xuất hiện nhiều đờm, sốt, cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, kèm theo ù tai. Nguyên nhân là do tai và họng có mối liên hệ mật thiết với nhau, chính vì thế, khi họng hoặc tai có vấn đề thì bộ phận còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nói cách khác, khi bị viêm họng, các loại virus, vi khuẩn có thể di chuyển lên tai thông qua liên kết giữa ống tai và họng, từ đó gây ra hiện tượng ù tai khó chịu.

Các bệnh về hô hấp đau họng, viêm xoang,… không được điều trị kịp thời hoặc chữa không hiệu quả.

Những bệnh hô hấp trên đã tiến tiển nặng biến chứng sang vùng họng, mũi, tai khác.

Tai mũi họng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hoặc không đúng cách tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Không tìm ra được nguyên nhân gây ra đau họng ù tai khiến chữa trị không đúng thuốc, bệnh nặng hơn và tái phát nhiều lần.

Môi trường sống ẩm thấp, ô nhiễm

2, Bị ù tai sau viêm họng có nguy hiểm?

Có thể khẳng định rằng hiện tượng đau họng ù tai thường gặp khi bị viêm họng không gây nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Viêm họng gây ù tai là hiện tượng rất bình thường theo phản ứng của cơ thể, tuy nhiên không nên vì vậy mà chủ quan, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng viêm họng cụ thể xem có điều gì khác thường và có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu chủ quan mà không điều trị sớm khiến bệnh kéo dài thì viêm họng trở thành mãn tính chữa khó khăn hơn. Đồng thời, cũng rất dễ dàng mắc bệnh viêm tai giữa và có thể khiến các bộ phận hô hấp khác ảnh hưởng, kéo theo một loạt bệnh lý về đường hô hấp khác.

Viêm họng gây ù tai là hiện tượng thường thấy khi bị viêm họng, viêm họng hạt, điều này sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu không có phương án điều trị nhanh chóng, để bệnh kéo dài rất dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là bàn đạp khiến các bộ phận khác trong đường hô hấp có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

3, Bị ù tai do đau họng phải điều trị như thế nào?

Đau họng bị ù tai không nguy hiểm nhưng không vì thế mà chủ quan. Khi bị viêm họng ù tai, nhất là tình trạng này đã kéo dài thì cần phải đi khám để phát hiện bất thường và điều trị đúng cách.

Thuốc tây trị đau họng ù tai

Loại thuốc thường được dùng để chữa đau họng ù tai là kháng sinh, kháng viêm, nếu bị sốt thì kèm theo thuốc hạ sốt như amoxicillin, aspirin, paracetamol, kháng viêm NSAID, corticosteroid,…

Mẹo dân gian chữa đau họng ù tai

Lá hẹ: trong lá hẹ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như allincin, sulđit, odorin mạnh hơn cả penicillin, chống được nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh, chữa đau họng ù tai hiệu quả. Cách sử dụng lá hẹ rửa sạch để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào chén thủy tinh, thêm đường phèn rồi hấp cách thủy. Chắt lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa.

Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

Súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng ấm hàng ngày.

Vệ sinh vùng mũi, tai và các bộ phận hô hấp khác thường xuyên.

Bổ sung vitamin C, các loại vitamin khác tốt cho sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch.

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học.

Những thông tin về viêm họng thường bị ù tai trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có thể tìm được cách trị bệnh phù hợp với mình. Liên hệ với đội ngũ y bác sĩ của Phòng Khám Tuệ Khang Đường để được đưa ra lộ trình khám chữa bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Việt: Vì Sao Khi Máy Bay Cất Cánh Và Hạ Cánh Lại Bị Ù Tai

Lý do cho việc ù tai này là do bạn “du hành” thông qua các lớp không khí có áp suất khác nhau.

Không khí tuy không nhìn thấy được nhưng cũng có sức ép nhất định lên tất cả các vật nằm phía dưới nó (so với Trái Đất), bao gồm cả lớp không khí ở phía dưới. Do vậy khi bạn di chuyển lên càng cao thì áp suất (sức ép trên một đơn vị diện tích) sẽ giảm. Cơ thể của bạn không nhạy cảm tới mức có thể cảm thấy sự thay đổi áp suất này nhưng tai của bạn thì khác.

Tai của người bình thường được thông với họng thông qua một vòi/ống nhỏ có tên gọi là Eustachian tube. Thông thường thì tai, mũi, họng đều chứa đầy không khí và sự cân bằng áp suất giữa các phần này được cơ thể tự động thực hiện.

Khi máy bay cất cánh/hạ cánh với tốc độ cao khiến áp suất thay đổi đột ngột, vòi Eustachian quá bé để có thể điều tiết kịp thời theo sự thay đổi này dẫn tới việc bạn bị ù tai.

Lúc cất cánh, áp suất bên ngoài giảm nhưng áp suất bên trong tai bạn vẫn giữ nguyên (do không điều tiết kịp thời) khiến màng nhĩ(eardrum) bị phồng ra ngoài (do sức ép của không khí bên trong tai) và làm bạn khó chịu.

Điều ngược lại sẽ xảy ra khi hạ cánh, áp suất bên trong tai bạn nhỏ hơn so với áp suất bên ngoài và màng nhĩ lại bị ép ngược lại vào trong. Nói cách khác, màng nhĩ của bạn chỉ được thiết kế để chịu được sự thay đổi áp suất chậm, từ tốn và theo cách tự nhiên chứ không được thiết kế để chịu được sự thay đổi áp suất đột ngột như lúc máy bay cất cánh/hạ cánh.

Cả hai trường hợp khi màng nhĩ không ở đúng vị trí cân bằng đều làm bạn khó chịu, thậm chí hơi đau tai. Cảm giác này chỉ trở lại bình thường khi vòi Eustachian điều tiết được áp suất bên trong tai trở lại cân bằng với áp suất bình thường bên ngoài (lúc đó bạn có thể nghe thấy tiếng động nhỏ như tiếng nổ bên trong tai).

Cách trị ù tai khi đi máy bay : các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện các động tác cử động quai hàm như ngáp, nhai, để giúp đóng/mở vòi Eustachian và cân bằng áp suất bên trong tai.

Việc ngậm kín mồm và ngưng thở không được các bác sỹ tán thành do việc này không giúp tai của bạn có thể cân bằng áp suất với không khí bên ngoài, trái lại còn có thể làm màng nhĩ bị phồng quá mức, gây đau tai và thủng màng nhĩ trong trường hợp xấu nhất.