Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Ngoài da nổi lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên.
Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều vết đỏ, hay các sần đám đỏ khắp da gây ra ngứa ngáy khó chịu. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nổi mề đay là do:
– Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh nổi mề đay thường xuyên có thể là nguyên nhân di truyền gây ra.
– Do dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết, khí hậu thường khiến nổi mề đay, đặc biệt là xuất hiện khi giao mùa, trời quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao.
– Do dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn là nguyên nhân thường gặp của các bệnh ngứa da, phổ biến là bệnh nổi mề đay. Những thực phẩm như cua, tôm, ghẹ, nghêu, sò, ốc, rượu, bia, cá biển,… là thức ăn dễ gây dị ứng nhất.
– Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao.
– Do thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.
Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
– Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
Vì sao nổi mề đay lại gây ngứa?
Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không có ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng của hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.
Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.