Có bao giờ các bạn thắc mắc vì sao có giải Nobel trong Văn Chương, Kinh Tế, Hoá Học, Vật Lý,… etc. mà không có Nobel trong Toán Học không? Câu trả lời nằm trong bài viết sau đây của Tú Ân, theo mạng giáo dục.
Từ 1901 đến nay, cứ đến mùa thu là các giải thưởng Nobel được công bố. Đúng theo chúc thư của nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel (1833-1896) thì có tất cả 5 giải thưởng cho các thành tựu trong vật lý, hóa học, y khoa hay sinh lý học, văn chương và hòa bình thế giới. Từ 1969 trở đi, Sveriges Riksban (Ngân hàng Đế chế Thụy Điển) còn góp quỹ thêm cho một giải thưởng Nobel về kinh tế học nữa. Nhưng từ trước đến nay không hề có một giải thưởng Nobel cho toán học!
Vì sao không có giải Nobel Toán học ?
Chuyện này đúng là không ít người đã thắc mắc. Mà cũng phải, chẳng phải danh ngôn Hy Lạp cổ đại đã bảo “Thượng đế làm toán” sao?
Carl Friedrich Gauß cũng nói “Toán học là nữ hoàng của các môn khoa học”. Thôi thì cứ cho là Gauß có hơi …thiên vị đi, nhưng chắc chắn không ai thực sự quan niệm là toán học không phải là một ngành khoa học quan trọng đâu. Có thể là không ai hết …ngoài Alfred Nobel ra! Ngày nay nhiều người nghiên cứu tiểu sử Nobel cho đây chính là nguyên nhân tại sao ông ta không đoái hoài tới toán học trong chúc thư của mình. Ngay cả hội đồng giải thưởng Nobel từ lâu cũng coi đó là lý do chính thức giải thích chuyện này. Xét về thân thế Alfred Nobel thì cũng có thể dễ dàng chấp nhận chuyện này: Nobel tuy là một nhà sáng chế tài ba, nhất là về hóa học (ông có hơn 350 bằng sáng chế) nhưng chỉ đi học đến năm 16 tuổi và những năm cuối chỉ học tư ở nhà, chủ yếu là với nhà hóa học Nga Nikolai Zinin, người mà chắc đã dẫn ông vào ngành này.
Các giai thoại ly kỳ
Nobel không theo học đại học ở đâu cả mà chỉ làm việc và nghiên cứu trong cơ xưởng và phòng thí nghiệm. Thời đó (nửa sau thế kỷ 19) người ta khám phá về hóa học rất nhiều, nhưng phần lớn đều dựa vào thực nghiệm mà chưa cần gì đến cơ sở khoa học. Xem lại các sáng chế của Nobel, người ta thấy ông rất am tường các loại nguyên liệu, hóa chất và nhất là có trực giác nhạy bén trong lúc nghiên cứu, nhưng về toán học thì chỉ áp dụng nhiều lắm là phép tam suất thôi. Có thể mà vì vậy ông đã không cảm thấy cần thiết có một giải thưởng cho toán học chăng?
Đầu tiên phải kể giai thoại mà nhà toán học Thụy Điển Torsten Carleman (1892-1949) đã nhắc đến khi phát biểu tưởng niệm Mittag-Leffler trong đám tang ông này: lúc sinh thời Alfred Nobel có bàn chuyện các giải thưởng với một nhà toán học quen biết đại khái như sau:
– “Nếu tôi lập một giải thưởng cho toán học thì liệu Mittag-Leffler có được chọn lãnh giải không?” – “Tôi nghĩ rằng có thể lắm.” – “Vậy thì thôi, tôi sẽ không lập giải này đâu!”
Chuyện này tuy có ghi lại trong tiểu sử Carleman nhưng chắc chỉ do Carleman đặt ra để tôn vinh đồng nghiệp mình thôi. Vì tuy Mittag-Leffler có là một trong những nhà toán học lớn của Thụy Điển nhưng đương thời không sao sánh được Henri Poincaré (1854-1912) hay David Hilbert chẳng hạn.
Mà chính Mittag-Leffler lúc còn sống cũng đã vận động tích cực cho Poincaré được Nobel vật lý (nhưng không thành công, ông ta còn vận động cho Marie Curie và Albert Einstein nữa, kết quả ra sao chúng ta đã biết).
Và trong một giai thoại khác Mittag-Leffler cũng được nhắc đến là người đã quyến rũ người vợ trẻ của Alfred Nobel cho nên ông này vì hận mà cố tình loại bỏ toán học trong các giải thưởng của mình lập ra. Thật ra thì Alfred Nobel suốt đời sống độc thân. Theo tiểu sử của Nobel (Ragnar Sohlman, The Legacy of Alfred Nobel, London, 1983 chẳng hạn) thì quả là ông có một người bạn gái người Áo trẻ (nhỏ hơn ông đến 30 tuổi!) là Sophie Hess ở Wien. Cô này tuy được Nobel chu cấp (và sau này được để lại một phần gia tài) nhưng người ta không nghĩ cô là người yêu của Nobel, và lại càng không có gì chứng minh là Mittag-Leffler (hay một nhà toán học nào cùng thời) là tình địch cả.
Giải thưởng Nobel và toán học
Cho dù vì sao đi nữa thì không có giải Nobel toán học vẫn là một thiệt thòi lớn cho toán học. Một giải thưởng như vậy không chỉ đem lại số tiền thưởng to tát có thể giúp đỡ nhiều cho các nhà toán học tài năng rảnh rang nghiên cứu mà còn đem lại cơ hội phổ biến toán học trong quần chúng nữa. Thực vậy, nhờ giải thưởng này mà báo chí, truyền thanh, truyền hình ít nhất cũng gây cho mọi người có dịp ít nhiều quan tâm đến khoa học, và nhất là toán học xưa nay vẫn không được ưa chuộng cho lắm nữa. Bạn nào có đọc qua quyển sách nhỏ của G.H. Hardy (A Mathematician’s Apology – Lời xin lỗi của một nhà toán học, 1940) thì sẽ cảm thấy sự cay đắng của những người sống và làm việc với toán học. Những cái đẹp, những cái hay – đó là chưa nói đến những đóng góp cho các ngành khoa học hay kỹ thuật khác – người ngoài ít ai biết đến hay hiểu được, cho nên hầu như chẳng ai màng tới. Ngược lại, tự bảo mình là dốt toán lại có thể gây thiện cảm với người khác nữa!
Các giải thưởng khác về toán học
Còn trong toán học thì chắc các bạn đã nghe qua huy chương Fields mà người ta thường coi như giải Nobel cho toán học, đề xướng bởi nhà toán học Canada John C. Fields, tiếc rằng ông mất trước khi hai huy chương Fields đầu tiên được trao. Sinh thời là bạn thân của Mittag-Leffler, ông cũng vận động và gây quỹ rất nhiều cho toán học, noi theo gương Mittag-Leffler (năm 1895 đã trao hết gia sản cho một hiệp hội thành lập viện toán Mittag-Leffler) ông cũng cố công xây dựng Royal Canadian Institute thành một trung tâm nghiên cứu khoa học. Quỹ Fields không nhiều (khi mất Fields chỉ để lại 47 ngàn đô la Canada để góp vô) nên ban đầu chỉ có 2 huy chương, trao 4 năm một lần vào dịp Đại hội toán học quốc tế cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Từ 1969 người ta thêm vào hai huy chương nữa, cho nên từ đó có thể có đến 4 người được trao huy chương này. Và cũng như có khi giải Nobel vẫn trao cho một nhà toán học, năm 1990 huy chương Fields đã được trao cho Edward Witten, một nhà vật lý mằ công trình nghiên cứu về thuyết siêu sợi ( superstring theory) đã có nhiều đóng góp lớn cho toán học.
Huy chương Fields khác với giải Nobel ở chỗ hạn chế tuổi, phần lớn do muốn khuyến khích các luồng nghiên cứu mới và các nhà toán học trẻ. Từ năm 1978, Wolf Foundation (khởi xướng bởi Ricardo Wolf (1887-1981), một người Đức gốc Do thái đã tặng góp 10 triệu đô la Mỹ) lập ra giải thưởng Wolf về toán học (Wolf Foundation Prize in Mathematics) để tuyên dương thành quả cả cuộc đời nghiên cứu của các nhà toán học tên tuổi. Mới đây nhất còn có giải thưởng Abel, một giải thưởng lớn đặc biệt dành cho toán học mà chính phủ Na Uy lập ra để bù đắp sự thiếu sót của giải Nobel. Niels Henrik Abel (1802-1829) là một thiên tài toán học người Na Uy, không may mất rất sớm. Thật ra là từ 1902, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Abel, một nhà toán học lớn khác của Na Uy là Sophus Lie đã đề nghị lập ra giải thưởng này. Nhưng vì tình hình chính trị (thời đó Na Uy vẫn thuộc Thụy Điển) và tài chính, phải 100 năm sau nữa chuyện này mới thành hiện thực. Giải này với số tiền thưởng gần 1 triệu Mỹ kim, đến nay đã trao cho Jean-Pierre Serre năm 2003 (về các công trình nghiên cứu có tính cách định hướng cho hình học đại số, hình học topo và lý thuyết số), Sir Michael Atiyah và Isadore M. Singer năm 2004 (công trình tiêu biểu là định lý về chỉ số Atiyah-Singer, kết hợp hình học topo đại số, hình học vi phân và giải tích học, và dựng cơ sở cho nhiều lý thuyết vật lý hiện đại), và Peter D. Lax năm 2005 (lý thuyết và ứng dụng phương trình vi phân).
Ngoài ra còn các giải thưởng toán học quan trọng nữa là giải Rolf Nevanlinna dành cho toán học ứng dụng (lập ra từ 1982, cũng như huy chương Fields, được trao 4 năm một lần vào dịp Hội nghị toán học quốc tế)
Giải thưởng của học viện Clay (Clay Research Award, trao hàng năm cho các khám phá toán học có tính cách đột phá, năm 2004 về tay nhà toán học trẻ tuổi Việt Nam là Ngô Bảo Châu và thày của anh là Gérard Laumon) và giải Carl Friedrich Gauß dành cho các ứng dụng của toán học trong những khoa học khác (sẽ trao lần đầu tiên trong năm mới này).
Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon
Nguyên văn bởi xonglennao
chứ pác tìm ra cái cách nào để chứng minh lực đẩy Acsimet hok , hok có cách nào mà bày đặt, koi lại koi ai hồ đồ ý
Pác này ghét Toán lắm à,
chứ pác tìm ra cái cách nào để chứng minh lực đẩy Acsimet hok , hok có cách nào mà bày đặt, koi lại koi ai hồ đồ ý
SGK Vật Lý lớp 8 Bài Lực đẩy Ac Si Met
1- Giải thưởng Nghiên cứu hàng năm
Theo đuổi mục đích này, Viện Toán học Clay bảo trợ công việc nghiên cứu của nhiều khoa học gia, tổ chức những lớp Toán thâm cứu đặc biệt vào mùa hè, và trao hai giải thưởng: Giải thưởng Nghiên cứu hàng năm (Clay Research Award) và Giải Thiên niên kỷ. (Millenium Prize Problems).
Giải thưởng Nghiên cứu hàng năm (Clay Research Award) được dành cho những công trình khám phá toán học siêu việt đã được thực hiện trong năm trước đó.
* Năm 1999 Viện đã trao giải cho Andrew Wiles (chứng minh định lý Fermat, đề ra cách đây hơn 358 năm). Xin giới thiệu đến các bạn quyển Định Lý Cuối Cùng Của FERMAT, tác giả Simon Singh, Phạm Văn Thiều và Phạm Việt Hùng biên dịch (Nhà xuất bản Trẻ)
* Năm 2000 giải được trao cho Laurent Lafforgue và Alain Connes về Công thức Vết [Trace formula] để giải các giả thuyết trong Chương trình Langlands [Langlands program].
* Stanislav Smirnov và nhà nghiên cứu vật lý Edward Witten nhận giải này trong năm 2001.
* Năm 2002, có hai người nhận giải: Manindra Agrawal cùng hai sinh viên học với ông, thuộc Viện Kỹ thuật Ấn độ ở Kanpur [Indian Institute of Technology-Kanpur (IIT-K)] và Oded Schramm, thuộc công ty Microsoft.
* Năm 2003, giải được trao cho Richard Hamilton và Terrence Tao.
* Năm 2004, giải được trao đồng thời cho Ben Green và cho Ngô Bảo Châu cùng thầy là Gérard Laumon. Ben Green được giải về công cuộc nghiên cứu các nhóm số nguyên tố lập thành theo cấp số cộng (Progressions arithmétiques des nombres premiers = Arithmetic progressions of prime numbers). Gérad Laumon và Ngô bảo Châu nhận giải này với đề tài Le lemme fondamental pour les groupes unitaires(Fundamental Lemma for unitary groups = Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita).
Giải này gồm một bản đúc bằng đồng sao lại tượng nguyên thủy bằng đá hoa cương. Phần bù của nút cấu hình số Tám [Figure Eight Knot complement ] do nhà toán học kiêm điêu khắc gia Helaman Ferguson tạc thành cho CMI vào năm 1999. Ngoài ra, giải còn gồm hiện kim một triệu Mỹ kim.
Giả thuyết của Rieman: Bài toán thứ 8 chưa giải của Hilbert.
1. La conjecture de Poincaré; 2. L’hypothèse de Riemann : 8è problème, encore non résolu, de Hilbert; 3. La conjecture de Hodge, portant sur la cohomologie; 4. Le problème de Stephen Cook, P versus NP problem *, portant sur la stratégie à adopter face à un problème complexe et opposant la recherche de la solution à la vérification d’une solution présumée; 5. Les équations de Navier-Stokes portant sur la mécanique des fluides et le bien fondé des solutions de ces équations; 6. La théorie de Yang et Mills portant sur le lien entre la physique quantique et les espaces fibrés; 7. La conjecture de Birch Swinnerton-Dyer portant sur les courbes elliptiques de genre 1. * (P = polynomial time) và (NP = nondeterministic polynomial time)
Nguyên văn bởi Ma_Kiếm_Vô_Sầu
Richard Hamilton nghe như tay đua công thức 1 ấy nhỉ Terrence Tao có phải là Moda của Toán học ko nghe nói dữ dội lắm từng đạt huy chương FIELDS năm 2006 thì phải hình như cũng là người trẻ tuổi nhất tham dự IMO năm 11 tuổi và đạt huy chương vàng IMO khi 13 tuổi (1988) năm mà Ngô Bảo Châu đạt điểm tuyệt đối ông này vào đại học khi 9 tuổi ( Khùng thiệt ) 14 tuổi tham gia viện nghiên cứu khoa học ( Khùng hơn )