Vì Sao Hay Nấc Cụt / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt Vì Sao Và Cách Trị Nấc Cho Bé

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt hay nấc cục là hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn cộng với sự đóng đột ngột của thanh môn từ đó gây ra những âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Những cơn nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày.

Một trong những nguyên nhân chính gây nấc ở trẻ sơ sinh là do bé bú quá nhiều, quá nhanh và nuốt nhiều không khí trong lúc ăn. Điều này làm dạ dày còn non của bé trở nên quá tải và phải dẫn ra, gây nên sức ép và co thắt lên cơ hoành khiến trẻ bị nấc. Hiện tượng nấc cụt có thể xuất hiện ngay sau khi bú hoặc trong suốt quá trình bú của trẻ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ hay bị nấc như sự thay đổi nhiệt độ trong dạ dày, trẻ bị lạnh hay do chơi đùa, cười nhiều… Một số trường hợp trẻ nấc không lý do hoặc có căn nguyên từ những bệnh lý về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

Thông thường những cơn nấc của bé chỉ kéo dài trong vài phút sau khi lượng khí trong dạ dày đã được cân bằng. Và hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ được một tuổi.

Cách chữa nấc cụt cho trẻ

Để chữa cho trẻ nhanh hết nấc các bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ đơn giản mà cực kỳ hiệu quả sau đây:

– Thay đổi cách cho con bú: Nếu bé hay bị nấc sau khi bú mẹ xong thì chứng tỏ cách cho con bú của mẹ chưa đúng về tư thế, cách ngậm ti hay cách cầm bình,… nên khiến bé nuốt phải nhiều khí thừa và gây tình trạng nấc.

– Massage lưng cho bé: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bé trong vài phút sẽ giúp cơ hoành được thư giãn, đồng thời giảm các cơn nấc. Mẹ hãy đặt bé ngồi thẳng, sau đó vuốt theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai.

– Đánh lạc hướng trẻ: Để bé quên đi cơn nấc, mẹ có thể hướng sự chú ý của bé bằng đồ chơi hoặc chơi trò ú òa cùng bé.

– Uống nước: Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ để dừng cơn nấc. Mỗi lần chỉ khoảng 2,5ml là đã đủ.

– Vỗ nhẹ vào lưng bé: Đây là cách chữa nấc cho trẻ mẹ có thể thực hiện vô cùng dễ dàng. Chỉ cần để bé ngồi dậy và vỗ vào lưng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát sẽ giúp bé ợ hết hơi thừa ra ngoài.

Làm thế nào để hạn chế nấc cụt ở trẻ sơ sinh

– Vỗ nhẹ lưng khi dừng bú cho bé

Sau khi bé ăn sữa được một thời gian, mẹ hãy giúp con mình dừng lại và vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hết hơi thừa có trong dạ dày. Việc này không chỉ giúp bé tránh bị nấc mà còn không bị đầy bụng nữa đấy.

– Cho bé bú đúng cách

Khi trẻ bú mẹ, đầu của bé phải cao hơn người và ngậm trọn ti của mẹ để tránh việc nuốt quá nhiều không khí. Còn trẻ uống sữa bằng bình thì mẹ hãy cầm sữa chếch khoảng 45 độ để sữa chảy tràn đầy núm vú, lúc này không khí sẽ tập trung ở phần đáy bình. Bé không nuốt phải không khí thì sẽ không bị nấc.

Trường hợp nào trẻ bị nấc cần phải đi khám?

YÊU CẦU GỬI BÁO GIÁTổng Đài Tư Vấn Luật 012345678

Vì Sao Thai Nhi Bị Nấc Cụt? Thai Nhi Nấc Cụt Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Vì sao thai nhi bị nấc cụt? Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Bé thực hành bú: Có thể tiếng nấc của bé được gây ra khi bé đang thực hành việc bú sữa từ trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ giúp bé sau khi chào đời điều chỉnh được ngăn sữa và giảm khả năng tắc nghẽn phổi. Nếu khi sinh xong, mẹ thấy trên da bé xuất hiện vài vết đỏ nhỏ thì có nghĩa là bé đã luyện tập kỹ năng bú mẹ rồi đấy.

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Nguyên nhân này cũng giống như lý do gây ra các cơn nấc của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, hệ hô hấp của thai nhi chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. theo tìm hiểu của chúng tôi nếu hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn nên phát ra tiếng nấc cụt.

Bé đang mong muốn chào đời: Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt. Nhưng dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Hệ thống thần kinh kiểm soát được hiện tượng nấc: Vào cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi tương đối hoàn thiện nên bé sẽ tự kiểm soát được tình trạng nấc, khi nào nấc và khi nào muốn dừng y như một em bé sơ sinh.

Cách phân biệt khi bé nấc và hiện tượng thai máy

Có khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này vì chúng đều khiến mẹ cảm nhận được sự chuyển động trong bụng bầu. Mẹ có thể phân biệt bằng cách dựa vào các điểm khác biệt sau:

– Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc mẹ sẽ cảm thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.

– Thời gian: Mỗi lần bé nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút sau đó sẽ hết còn thai máy thì có thể diễn ra trong khoảng nửa tiếng tới một giờ.

– Thời điểm xuất hiện: Nấc có thể xuất hiện bất cứ khi nào, mẹ không thể đoán trước được. Điều này trái ngược hoàn toàn với thai máy. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ xuất hiện vào một khung giờ nhất định.

– Mức độ: Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng, thì 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

Không nên lo lắng, căng thẳng mà hãy nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái sẽ giúp cho thai nhi hết nấc nhanh hơn. Trẻ sơ sinh cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Một số mẹ cho rằng bé bị nấc là do đang khát hoặc đói nên cố gắng ăn uống. Mặc dù điều này không hề chính xác nhưng mẹ vẫn có thể ăn nhẹ một món nào đó kết hợp với nghỉ ngơi.

Nếu bé nấc càng ngày càng nhiều, mẹ hãy thử đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ phải sang trái hay đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, sẽ giúp cơn nấc của bé giảm đi nhanh chóng.

Tóm lại: Nếu như nguyên nhân gây ra cơn nấc hàng ngày của con người là do sự thay đổi bất thường trong quá trình chuyển động của cơ hoành (trừ một số trường hợp là dấu hiệu mắc bệnh) thì xuất phát những con nấc của thai nhi cũng như vậy. Do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện nên chưa có khả năng cân bằng được nhịp thở và nuốt của cơ thể, vì vậy mỗi khi nuốt hay thở, nước ối sẽ đi vào phổi khiến cơ hoành chuyển động bất thường, gây ra các cơn nấc.

Tags:

Thai nhi bị nấc cụt,

Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm?

Thai nhi bị nấc cụt có sao không

Những nguyên nhân cực thú vị khi bé bị nấc cụt trong bụng mẹ

Vì sao thai nhi lại nấc cụt trong bụng mẹ?

Mẹ – Bé – Tags: sức khoẻ thai nhi

Vì Sao Em Bé Nấc Cụt Trong Bụng Mẹ?

Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi. Mọi em bé đều có thể bị nấc cụt. Đây được coi là một mốc phát triển trong quá trình lớn lên của thai. Bà bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt. Nếu không để ý kĩ mẹ sẽ nhầm với các cử động của thai nhi.

1. Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Cũng như người lớn, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành.Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

Vào tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

2. Biểu hiện của thai nhi bị nấc

Nhịp điệu: Thai nhi bị nấc cụt có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Bà bầu đặt tay lên bụng cảm nhận thấy rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, thai máy (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng giữa) hay cử động thai (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối) sẽ không có nhịp điệu đều như vậy mà có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

Thời gian: Thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút một cơn. Một ngày có thể từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Nhiều bà bầu có thể cảm nhận được cơn nấc của em bé trong suốt quá trình mang thai nhưng có nhiều mẹ đã nói rằng chưa biết biểu hiện nấc của con mình như thế nào. Đây cũng là điều bình thường, vì vậy nếu không cảm nhận được con bị nấc,các mẹ bầu cũng đừng lo lắng.

Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

3. Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ

Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên

Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Bị Nấc Cụt? (Tháng Mười Hai, 2023)

Nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn.

Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.

Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.

Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:

Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.

Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.

Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.

Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là một triệu chứng bệnh lý nhất là những cơn nấc kéo dài ở người lớn. Vì vậy, bạn cần theo dõi và phát hiện sự bất thường để kịp thời đi khám.

Một cơn nấc bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe và không cần điều trị, cơn nấc cụt sẽ tự hết. Vì sự khó chịu của nấc gây ra, mọi người thường muốn hết cơn nhanh chóng.

Tại sao nấc cụt lại xảy ra?

Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành. Một số nguyên nhân gây nấc cụt phổ biến bao gồm:

Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức

Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn

Căng thẳng (stress)

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

“Nuốt” nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống

Điều trị nấc cụt

Hầu hết các trường hợp nấc cụt không phải là tình trạng cấp cứu và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn nấc kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nấc kéo dài hơn 2 ngày. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng nấc cụt đối với sức khỏe của bạn.

Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị. Thông thường cơn nấc sẽ tự hết. Tuy nhiên, vẫn có một số cách sau bạn có thể thử tại nhà:

Thở vào một túi giấy

Ăn một muỗng đường

Nín thở

Uống một ly nước lạnh

Thè lưỡi ra ngoài

Cố ý thở hổn hển hoặc ợ hơi

Để đầu gối chạm vào ngực và giữ nguyên tư thế như vậy

Ngậm miệng, bịt mũi và gắng sức thở mạnh ra

Thư giãn và hít thở chậm rãi

Nếu bạn vẫn còn bị nấc cụt sau 48 giờ, hãy đến khám bác sĩ.

Nguồn: tổng hợp

Biên tập nội dung trên website chúng tôi là người ham học hỏi, luôn tìm tòi những điều mới mẻ!

Tại Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt? Cách Xử Lý Như Thế Nào?

Tìm hiểu: Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt (hoặc nấc) là hiện tượng xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, kèm theo sự đóng đột ngột của thanh môn. Tần suất liên tục từ 4 – 60 lần/phút, với âm thanh đặc trưng là tiếng “hic”.

Nấc thường kéo dài vài phút và có thể diễn ra vài lần trong một ngày. Đây được coi là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Do đó, nếu để ý có thể thấy, hiện tượng nấc cụt xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và giảm hẳn khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng có thể bị nấc cụt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh….

Tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Các mẹ chưa biết, em bé có thể bị nấc cụt ngay từ khi còn là 1 bào thai ở trong bụng mẹ, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, do thai nhi nuốt phải nước ối. Vậy sau khi chào đời, tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Điều này được lý giải như sau:

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Bú quá no: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do bú mẹ quá no, khiến dạ dày giãn ra. Chính sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.

Bú không đúng cách: Bé bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã bú sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến các cơn nấc liên tục.

Hít phải khí ô nhiễm: Nếu bé hít nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng ho. Ho nhiều sẽ khiến cơ hoành bị tổn thương, gây hiện tượng nấc cụt.

Thay đổi nhiệt độ: Tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột khiến bé bị nóng quá hoặc lạnh quá cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt.

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thì trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt trong thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý:

Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới (nằm giữa thực quản và dạ dày) chưa hoàn thiện, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt.

Dị ứng: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt cũng có thể do dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Hoặc bé bị dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.

Hen suyễn: Nếu trẻ sơ sinh bị hen khiến các ống phế quản phổi bị viêm, không khí vào phổi bị hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hơi. Bé thở hay bị hụt hơi, khò khè khiến cơ hoành bị co thắt, dẫn đến hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?

Như đã nói ở trên thì nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Tùy vào nguyên nhân, tần suất bị nấc mới có thể kết luận mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này.

Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt ít, xảy ra không quá thường xuyên và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được nhanh chóng thì không cần quá lo ngại. Khi trẻ lớn hơn thì hiện tượng này sẽ giảm hẳn.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, tần suất liên tục, nhiều lần trong ngày và nhiều ngày trong tháng, khiến bé ăn không ngon, ngủ kém… thì rất có thể là dấu hiệu bệnh lý: trào ngược, hen suyễn, thoát vị cơ hoành, phổi, tim, thiếu máu… Mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Cách xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do dấu hiệu của bệnh lý như chúng tôi nói bên trên thì mẹ cần đưa bé đi khám trong thời gian sớm nhất để có thể điều trị kịp thời.

Trong những trường hợp còn lại, mẹ có thể xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh như sau:

Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Câu trả lời là không. Nên cho bé nghỉ bú tạm thời, tránh tình trạng sặc, trớ sữa.

Massage lưng cho bé (tốt nhất nên để bé ngồi thẳng) để cơ hoành được thư giãn. Khi massage, mẹ hãy vuốt theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai.

Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thấy trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt sau khi bú thì rất có thể là do mẹ cho bú sai tư thế, khiến bé nuốt nhiều không khí. Mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.

Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít một, khoảng 2 – 3ml, uống liên tục vài ba lần.

Để nấc tự hết: Nếu như trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhưng các cơn nấc ngắn và không ảnh hưởng quá nhiều đến bé thì mẹ có thể để bé tự điều chỉnh. Cơn nấc cũng sẽ mau chóng biến mất.

1 số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Tóm lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp và mẹ hoàn toàn có thể xử lý bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi, nếu nấc nhiều, nấc liên tục khiến bé khó chịu, quấy khóc thì mẹ cần đưa bé đi khám để xử trí kịp thời.

Cho trẻ ăn 1 ít đường: Cho ít siro lên núm vú giả hoặc ngón tay rồi cho bé ngậm. Lưu ý là ngón tay và núm vú giả phải đảm bảo sạch sẽ.

Dùng tay bịt lỗ tai trẻ: Dùng 2 ngón tay để bịt vào 2 bên lỗ tai của bé trong nửa phút rồi bỏ ra ngay.

Làm trẻ phân tâm bằng các trò chơi vận động hoặc lắc đồ chơi trước mặt bé.

Lấy cuốn chiếu, đuôi lá trầu không hoặc một mẩu giấy dán vào trán, vùng giữa đầu trong lông mày của bé.

Nguồn: chúng tôi