Vì Sao Em Hỡi Vì Sao Hỡi Người / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Anh Yêu Em?

Tôi sợ rằng mình sẽ không đủ tinh tế để nhận ra cô ấy thật sự muốn gì sau câu hỏi ấy. Cô ấy thật sự muốn tôi dốc hết gan ruột cho một câu trả lời thật lòng, hay cô ấy đang muốn nghe những lời tán dương lọt tai, hay có khi chỉ là một câu giản dị: “Anh yêu em đơn giản là vì anh yêu em”?

Tôi luôn tưởng tượng ra hình ảnh một kẻ săn mồi đang dẫn dụ con mồi vào cái bẫy lớn giăng ngang đường. Chỉ có đúng một cái khe bé tí để đi thoát. Đằng sau lưng là nham thạch đang phun ầm ầm nên anh đừng nghĩ đến chuyện giả vờ điện thoại hết pin mất sóng gì hết. Anh cần lấy hết can đảm để trả lời và trông chờ vào vận khí của anh.

Nếu lần đổ xúc xắc này, anh đổ ra hết những gì anh nghĩ, nước phở nguyên chất không thêm bột canh mỳ chính, cô gái sẽ rất dễ không vừa lòng. Cú đánh tiếp theo mới thực sự là trời giáng, chẳng hạn như: “Thật sự anh nghĩ về em như vậy sao???”. Cho dù anh có trăm phương ngàn kế thế nào đi nữa, cô ấy cũng sẽ trả lại anh một câu chốt đầy áp lực: “Em hơi bất ngờ vì câu trả lời của anh” (kèm theo cái icon 🙂 cười kiểu ok-không-sao-đâu).

Nếu anh cho rằng đây là lúc nói quả chanh là quả cam cũng không chết người, văn vẻ tí chút cho dễ vào, cái bẫy đương nhiên không vì thế mà bé lại. Cô ta sẽ không ngại gì bồi cho anh một cú móc: “Có vẻ anh rất kinh nghiệm trong việc tán tỉnh nhỉ? Nói thật xem anh đã tán đổ bao nhiêu em rồi?” (lại nói thật). Lúc đấy anh sẽ phải làm sao?

Nếu anh không muốn ăn phở không mỳ chính, lại chẳng đủ tâm tư biến quả chanh thành quả cam, anh có thể nói nước đôi “Yêu em vì chỉ biết đó là em”. Câu trả lời này trông thế mà có khi hiệu quả cao, vừa đơn giản chân thành, lại đỡ bị lộ cái sự nhạt nhẽo là anh chẳng nghĩ ra cái lí do khỉ nợ gì sất. Có điều, ngay sau đấy anh cần vận dụng đầu óc mình linh hoạt một chút để đáp lại cú knock-out cuối cùng: “Có vẻ như em chẳng có gì ấn tượng để anh yêu nhỉ?”…

Vì đàn ông không bao giờ hiểu được phụ nữ, nên bất kì câu hỏi nào của phụ nữ đặt ra cũng có nguy cơ là cạm bẫy. Có khi là bẫy thật, có thể là bẫy cho vui, nhưng vẫn là bẫy.

Khi mới yêu, có lần cô gái của tôi hỏi tôi một câu khó (các cô gái đang yêu rất hay nghĩ ra những câu hỏi khó, thế mới sợ!): “Anh tán em có mục đích gì?”. Tôi dè dặt bảo: “Anh chẳng có mục đích gì hết, chỉ là anh yêu em thôi”. Cô ấy bắt đầu diễn giải: “Anh yêu em không mục đích à? Thế em là đồ chơi của anh à?”.

Tôi không biết phải trả lời thế nào. Lúc ấy nhìn trộm vào gương, tôi hệt như bị thiểu năng. Giống lắm.

Cô gái của tôi vẫn không có ý định tha mạng. Cô lại hỏi: “Đàn ông bây giờ tệ lắm. Mục đích của anh là kéo em lên giường rồi sau đấy mọi chuyện chấm hết đúng không?”. Tôi ra sức phân bua mình không phải loại đàn ông đó. Cô lại tiếp tục: “Anh đừng đùa. Chứ bộ anh định yêu chay đấy chắc? Này này, em thích đàn ông tử tế, nhưng ghét nhất là vớ phải trai ngoan đấy!”.

Thỉnh thoảng các cuộc nói chuyện giữa chúng tôi vẫn diễn ra như thế. Và lần nào tôi cũng hình dung ra mình giống như tên yêu quái nào đó trong Tây Du Ký đang co vòi chạy, còn nàng hệt như Tôn Ngộ Không, một tay chống nạnh, một tay chống cây gậy như ý xuống đất, miệng vừa cười khanh khách vừa thét lên “Xem ngươi chạy đâu cho thoát!”.

Nhưng không thể phủ nhận nàng là một phụ nữ vô cùng thông minh. Chưa bao giờ nàng hỏi tôi câu “Vì sao anh yêu em?”.

Tôi nói là nàng thông minh, có nghĩa rằng nàng rất biết giới hạn sức chịu đựng của đàn ông ở đâu. Tuy nàng vẫn cứ mèo vờn chuột thế thôi, nhưng cái gì có thể khiến đàn ông sợ hãi, nàng luôn tránh thật xa.

Hoặc giả nàng thừa biết làm như thế chỉ tổ biến người đàn ông của nàng trở thành kẻ dối trá. Cứ hỏi thế lâu dần thành quen, dần dà anh ta sẽ biến chất thật chưa biết chừng.

Nếu lỡ một ngày trí thông minh của nàng vơi bớt đi cùng năm tháng, theo bản năng nàng hỏi ” Vì sao anh lại yêu em? “, tôi rất muốn trả lời nàng thành thực, rằng tôi yêu nàng vì nàng lúc nào cũng tươi tỉnh vui vẻ hạnh phúc, tôi yêu nàng vì nàng luôn biết chăm lo cho cuộc sống độc thân của mình một cách tử tế nhất có thể, tôi cũng yêu cả mấy trò quái đỉn nàng thường nghĩ ra để bẫy tôi, và thường lại ngọt ngào cực kì đúng lúc khiến tôi không thể nào bốc hỏa được.

Ví dụ thế, nhưng nàng không hỏi thì vẫn tốt hơn. Có điều gì đó ở phụ nữ thời Cáo khiến đàn ông luôn đề cao cảnh giác. Và nếu ta bớt phải trả lời chất vấn của nhau ít chừng nào hay chừng ấy.

Tôi biết, đọc đến đây sẽ có nhiều người phản đối tôi lắm. Tôi kể mấy câu chuyện này khác gì đàn ông chúng tôi đang ngầm phân chia phụ nữ ra làm hai loại: Phụ nữ thông minh và phụ nữ hay hỏi “Vì sao anh yêu em?”. Trong khi câu hỏi này nằm trong top những câu phụ nữ đang yêu thường hỏi. Đặt ra vấn đề này tôi cũng đã hình dung ra hai trường hợp: Một số bạn sẽ ngại ngần không hỏi người đàn ông của mình câu này nữa mặc dù lòng vẫn đầy nghi cảm; phần đông còn lại thích hỏi cứ hỏi, nhưng sẽ lầm bầm thêm câu trù úm nào đó dành cho tôi. Không sao! Tôi sẵn sàng chịu đựng. Chẳng phải mọi người đàn ông chân chính trên đời này đều có phẩm chất tốt đẹp này sao?

Có điều, nếu bạn cho rằng câu hỏi “Vì sao anh yêu em?” là cần thiết, thì tôi cực lực phản đối. Tình yêu giàu cảm xúc nhất chính là một tình yêu không lí do. Khi người đàn ông của bạn gạch ra mười bảy gạch đầu dòng để trả lời cho câu hỏi ấy, tôi tin rằng đấy là những điểm ở bạn khiến anh ta thích và cảm thấy hết sức thú vị, chứ không phải là yêu. Một người bạn bình thường cũng có thể khiến tôi gạch ra năm lần con số mười bảy ấy.

Có tình yêu thật sự nào cần lí do đâu. Nguyên lí đơn giản này vì sao đàn ông hiểu, phụ nữ lại không (chịu) hiểu nhỉ?

Phải chăng khi yêu, phụ nữ luôn tự nhận mình mù quáng hơn đàn ông, nhưng thực tế là ngược lại, phái đẹp lúc nào cũng tỉnh táo kiểm tra độ tin cậy của con tim trước khi làm con thiêu thân lao vào ánh sáng?

Bạn có thấy rằng, bạn chỉ thường hỏi ” Vì sao anh yêu em? ” khi bạn mới cùng người đàn ông của mình bước vào câu chuyện tình yêu, rồi khi chốn bồng lai đã thành quen thuộc, chẳng khi nào bạn hỏi như vậy nữa không?

Vì bạn biết, một khi tình yêu đã cần đến lí do để tồn tại, tình yêu ấy đang trên đường đi xuống rồi.

Dẫu sao, cũng không thể bắt phụ nữ ngừng hỏi một điều gì đó quá đột ngột. Để đảm bảo quyền – được – coi – là – phụ nữ, thỉnh thoảng bạn vẫn nên nhõng nhẽo một chút với người đàn ông ấy: “Sao anh lại yêu em?”.

Và nếu anh ta không muốn ăn phở không mỳ chính, cũng chẳng đủ tâm tư nói quả chanh là quả cam, anh ta sẽ nói đơn giản: “Vì anh yêu em, thế thôi”. Bạn sẽ không cho rằng anh ta nói nước đôi chứ? Bạn sẽ không cho rằng anh ta nhạt nhẽo chứ? Bạn sẽ không tung cú knock-out “Có vẻ em chẳng có gì ấn tượng đáng để anh yêu” chứ?

Nếu bạn hài lòng với câu trả lời, tôi cam đoan bạn đã có người đàn ông của mình!

Bài: Đức Long

Tác giả Đức Long qua nét vẽ của họa sĩ Kim Duẩn

Nguyễn Đức Long, sinh năm 1980, cung Bọ Cạp. Tốt nghiệp khoa Báo chí trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, hiện anh là biên tập viên Tạp chí 2! Người Trẻ Việt, 2! ĐẸP của báo Sinh Viên Việt Nam-Hoa Học Trò.

“Hiệp sĩ Gió” Đức Long là tác giả của “Xóa hết dấu vết trước khi về nhà” – một tuyển tập bài viết tâm lí giới tính nhìn dưới góc độ đàn ông đã đăng trên báo, tạp chí. Anh cũng là người giữ chuyên mục “Cabin Hiệp sỹ Gió”, nơi giải đáp những tò mò khó nói của phụ nữ trên một tạp chí dành cho phụ nữ.

Ngoài ra, Đức Long còn là người biên soạn chính tủ sách Người Trẻ Việt bao gồm rất nhiều cuốn sách được bạn đọc yêu thích như: “Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi”, “Tuổi Mới”, “Trái tim dẫn lối”, “Hẹn với xuyến xao mùa hè năm ấy”…

Thực hiện: depweb

Trước Đây Là Blogger, Và Giờ Đến WordPress. Hỡi Vnpt, Tại Sao?

Blogger.com, một dịch vụ blog miễn phí nổi tiếng của Google và hiện có số người sử dụng lớn thứ hai thế giới hiện nay đã bị chặn đứng bởi VNPT. Những người sử dụng dịch vụ blog Blogspot chỉ có thể đăng nhập vào tài khoản của mình, còn blog của họ (vidu.blogspot.com) thì người khác không thể xem được. Số lượng người sử dụng dịch vụ internet của VNPT đang chiếm đa số, vì vậy đây là một thiệt thòi không nhỏ cho chính những người sử dụng và cho cả Blogger.com.

Những tưởng rằng chỉ có chúng tôi phải chịu số phận này, nhưng không may, lại có một đại gia khác cũng bắt đầu phải chịu chung số phận, đó là chúng tôi Thời gian gần đây, các thuê bao internet của VNPT cũng không thể truy cập được các blog tại chúng tôi mọi người chỉ có thể loanh quanh ở trang chủ của chúng tôi và tất cả cũng chỉ được có thế, họ không thể xem được bất cứ blog nào sử dụng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Đối với người sử dụng, chỉ có một cách duy nhất để truy cập các blog tại hai nhà cung cấp dịch vụ này, đó là thông qua proxy. Nhưng thật không may, không phải ai cũng biết sử dụng proxy, con số người biết và sử dụng proxy là quá ít ỏi. Đa số mọi người thậm chí còn không biết proxy là gì chứ đừng nói là sử dụng chúng.

Còn đối với cac blogger, chủ của các blog này thì chỉ có cách duy nhất là sử dụng một tên miền riêng cho blog Blogspot của chúng tôi và cũng phải tạo một tên miền riêng cho blog chúng tôi thì người dùng mới xem được blog của họ.

Vậy nguyên nhân do đâu?

Blogger và WordPress vi phạm luật pháp của Việt Nam?

Nếu họ vi phạm luật Pháp của chúng ta thì quả là một điều ngờ nghệch. Hãy chỉ ra xem họ đã vi phạm điều gì? Nhiều người có nói với Phamen rằng do có nhiều người sử dụng blog của chúng tôi để đăng ảnh và các thông tin đồi trụy nên bị chặn. Phamen không đồng ý với quan điểm này. Nếu chỉ lấy một con số rất rất nhỏ các blog có nội dung không lành mạnh để quy kết cho cả một một đồng rất lớn sử dụng nó là điều không hợp lý. Và không phải chỉ riêng chúng tôi bị các đối tượng xấu lợi dụng, các đại gia về blog khác như chúng tôi Live Journal, Myspace,… cũng đều có. Điển hình là Yahoo! 360, một mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam cũng bị rất nhiều kẻ xấu lợi dụng, vậy tại sao họ không bị chặn? Hay phải chăng Yahoo có tầm ảnh hưởng quá lớn ở Việt Nam nên VNPT không giám đụng tới? chúng tôi và chúng tôi cung cấp phạm vi trên toàn thế giới, và họ không vi phạm luật pháp của các nước mà họ cung cấp, vậy tại sao lại bị coi là vi phạm ở Việt Nam? Phải chăng luật pháp của Việt Nam không muốn chơi chung với thế giới hay VNPT thích chơi một mình một kiểu?

Và nếu như họ vi phạm luật của Việt Nam thì tại sao các ISP khác như Viettel, FPT, SPT, v.v. lại không chặn họ? Những ISP này coi thường luật pháp Việt Nam?

VNPT muốn bảo hộ các dịch vụ blog trong nước?

Nếu muốn nói VNPT chặn chúng tôi và chúng tôi hai đại gia quá lớn trong thế giới blog, để bảo hộ cho các dịch vụ blog và mạng xã hội của Việt Nam thì lại càng là một sự ấu trĩ. Hãy nhìn Yahoo, đại gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam đang càng ngày càng phát triển hơn, tạo sao không ngăn chặn họ? VNPT không giám động đến họ vì tầm ảnh hưởng của họ quá lớn, hay phải chăng VNPT không đủ lực để ngăn chặn Yahoo, mà chỉ giám chặn chúng tôi và chúng tôi hai dịch vụ có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn ở Việt Nam?

Hãy nhìn bài học từ ngành công nghiệp ô tô, chúng ta đã bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô bằng cách đặt hàng rào thuế quan quá cao đối với ô tô nhập khẩu và ưu đãi rất nhiều cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Nhưng sau hơn 10 nhìn lại, ngành công nghiệp ô tô của chúng ta đã làm được những gì? Chẳng có gì ngoài nhập khẩu linh kiện và lắp ráp. Và người thiệt là ai?

Chúng ta được gì và mất gì?

Được ư? Có thể nói chắc chắn một điều là chúng ta chỉ mất chứ chẳng được gì.

Xét trên quan điểm của người tiêu dùng thì chúng ta đã bỏ tiển ra để được sử dụng một dịch vụ không đầy đủ mà hoàn toàn không nhận được một lời giải thích từ phía VNPT.

Còn xét trên quan điểm của một người dùng thì chúng ta đã bị cướp đi những tiến bộ của công nghệ. Chúng ta đã không được tiếp cận với những công nghệ, những tiện ích và những chức năng to lớn mà đáng lẽ chúng ta phải được hưởng từ hai đại gia chúng tôi và chúng tôi đang cung cấp miễn phí.

Còn VNPT, họ được gì?

Phamen không biết đằng sau việc này VNPT có được lợi gì không. Nhưng thực tế cho thấy là khi họ chặn chúng tôi và chúng tôi thì lượng người truy cập vào hai dịch blog này sẽ giảm, tương ứng với nó là lưu lượng sử dụng internet của họ sẽ giảm theo. Việc này đồng nghĩa với số tiền mà VNPT thu được từ người sử dụng sẽ giảm xuống.

Chúng ta cần làm gì?

Chúng ta đều biết điều phi lý trên, nhưng chúng ta không làm được gì vì chúng ta không có quyền định đoạt. Chân lý thuộc về kẻ mạnh.

Tiếng nói của Phamen chỉ là chú lính chì, nhưng nếu như tất cả chúng ta hợp sức lại thì sẽ trở thành một đội quân hùng mạnh có thể xô đổ bất cứ thành trì nào.

Tôi là Phamen, và blog của tôi là: https://www.phamen.com. Tôi không biết liệu sau bài viết này blog của tôi có bị chặn giống như chúng tôi và chúng tôi hay không. Nhưng tôi vẫn viết với hi vọng sẽ giúp được một chút gì đó cho cộng đồng blogger Việt Nam.

Nhạc: Em Là Vì Sao Sáng

Quách Thị Trang – Em là vì sao sáng – nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Mũi súng oan-khiên đã giết rồi,Hết đời cô gái chớm đôi mươi.Tên em viết giữa công trường lớn,Sóng mắt nương theo bóng Phật-đài

Gun barrels, unjustly they’ve murdered their victim Ending the life of a girl on the verge of twenty (chớm 20) Your name is written in the great public square Waves of eyes leaning on the image of Buddha’s altar

Kiên Giang (trích trong bài thơ: “Quách Thị Trang, tên em viết giữa công trường lớn”) [excerpted from the poem: “Quách Thị Trang, your name is written in the great public square]

Theo bia mộ Quách Thị Trang ghi cô sinh năm 1948 đến năm 1963 chỉ mới 15 tuổi (Nếu tính tuổi ta là vừa tuổi 16 trăng tròn) lứa tuổi học sinh trung học – sao bài thơ lại đề “Chớm đôi mươi”! Có nơi còn ghi Trang chết năm 18 tuổi. Hôm qua đọc bài thơ của Lê Vũ Linh trích ở đâu không biết mà câu đầu viết thế này: “Mũi súng oan khiên đã…cướp cò!!!” Tôi nhớ Học sinh Phật Tử Vụ trước 1975 đã sử dụng biểu tượng là hình ảnh Thánh tử đạo Quách Thị Trang trong một cuội họp mặt nào đó. Tiếc là tôi không có bảng ký âm ca khúc này nên phải viết lại bằng ký ức những ngày hát cùng anh em ngành thiếu GĐPT Chánh Thọ thời đó. Trước khi làm nhạc tưởng niệm do Quang Duc (tôi) sáng tác, nghĩ rằng phải bảo tồn các ca khúc lịch sử nên tôi đã tự bỏ chi phí để thực hiện ca khúc này và chọn giọng hát chị Trang Mỹ Dung vì ca sĩ này lúc đó cũng sinh hoạt GĐPT và hiểu biết về cái chết của Quách Thị Trang. Tôi không nghĩ cái tên Quách Thị Trang là một vận mệnh để “Tên em viết giữa công trường lớn”: Quách là cái quan tài nhỏ; Thị là đô thị, và Trang là trang viên, vườn hoa – Cái quách nằm giữa hoa viên đô thị!!!! Và cho đến giờ khi hát, chúng tôi chưa từng kêu chị bằng “Em”. thời thập niên 1990 muốn “chụp” ảnh tượng này rất khó khăn – phải chờ đến ngày Phật đản khi phái đoàn Phật Giáo đến tưởng niệm mới có thể chụp mà không bị ai “che ống kính” Nghe nhạc…. http://nhacgdpt.com/bai-hat/Em-La-Vi-Sao-Sang/EZEF9Z7.html

Vì Sao Trẻ Em Mắc Covid

Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, giới khoa học đã chú ý đến một thực tế “lạ lùng”: số trẻ em và người trẻ có vẻ như ít bị ảnh hưởng trong dịch bệnh. Thậm chí từng có người đặt ra giả thuyết: có phải trẻ em miễn dịch với virus corona chủng mới?

Câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này là “không”. Càng về sau này, những nghiên cứu và ý kiến chuyên môn càng thiên nhiều hơn theo hướng trẻ em và người trẻ vẫn bị lây nhiễm virus corona, nhưng họ ít gặp hơn những biến chứng phức tạp và nguy hiểm của bệnh.

Hơn nữa, bệnh COVID-19 thường có biểu hiện nhẹ hoặc thậm chí không có ở trẻ em nên rất khó phát hiện trẻ nào đang mang bệnh.

Theo tạp chí Caixin (Trung Quốc), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em có xu hướng ủ bệnh lâu hơn và có thời gian phát tán virus dài hơn so với người trưởng thành. Lây nhiễm trong các ổ dịch gia đình là nguyên nhân chính gây bệnh COVID-19 cho trẻ em. Đây cũng là điều có thể làm phát sinh những ổ dịch trong cộng đồng nếu không được phát hiện kịp thời.

Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán là nơi duy nhất được chỉ định chăm sóc các trường hợp trẻ em đã nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm corona ở Trung Quốc. Tính tới 8-3, bệnh viện này đã điều trị 683 em, trong đó 419 em đã xuất viện.

Các nhân viên của bệnh viện này cho biết 32 trẻ sơ sinh bị COVID-19 đã được chữa khỏi, 4 em trong tình trạng nguy kịch nhưng giờ đã không còn phải dùng máy thở nữa.

Theo bà Lu Xiaoxia, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, hầu hết trẻ em và trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ, số ca bệnh nặng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh đã xác định.

Nhiều nghiên cứu về các dữ liệu lâm sàng ở trẻ bị COVID-19 cho thấy một điểm đáng lưu ý: không giống các bệnh nhân COVID-19 trưởng thành, một số trẻ em và trẻ sơ sinh lại có những triệu chứng không điển hình như nôn mửa, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Vì thế, xác định trẻ bị nhiễm virus corona chủng mới càng khó khăn hơn.

Một nghiên cứu công bố ngày 14-3 trên tạp chí y khoa Nature Medicine nêu các đánh giá về 10 trẻ em bị COVID-19 tại Trung tâm Y khoa phụ nữ và trẻ em Quảng Châu. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy các em không hề có những triệu chứng phổ biến ở người bệnh trưởng thành như khó thở, đau nhức cơ, đau đầu và buồn nôn.

Cũng nghiên cứu này nhận thấy có 7 em trong đó bị sốt, nhưng không ai sốt cao hơn 38,9 độ C và một em không có triệu chứng nào. Cả 10 em đều được xét nghiệm vì có tiếp xúc gần với các bệnh nhân COVID-19 đã xác định khác. Hình chụp tia X phần ngực của các em cho thấy hoặc bình thường, hoặc có vết mờ trên phổi nhưng không lá phổi nào bị viêm.

Cơ chế nào phía sau khiến trẻ bị COVID-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn người lớn là điều vẫn chưa thể giải thích. Tuy nhiên giới khoa học phỏng đoán điều này có được là nhờ một tuyến ức đang hoạt động hoàn hảo ở trẻ em.

Tuyến ức hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào T vốn có vai trò trọng yếu với hệ miễn dịch. Tuyến ức có hoạt động tích cực và mạnh mẽ nhất ở trẻ em và bắt đầu giảm bớt và yếu dần đi ở người trưởng thành.

Vì Sao Anh Không Yêu Em Nữa?

Cô tự nhốt mình trong phòng, kiểm điểm lại bản thân, thời gian qua vì bận rộn chăm sóc con gái, cô rõ ràng đã lơ là chồng. Trước đây, khi hai người chưa có con, mỗi buổi chiều cô thường đứng bên cửa sổ trong phòng ngủ đợi anh tan ca. Cô thuộc nằm lòng tiếng còi xe của chồng, cách anh tắt máy và về số, tiếng vang của chìa khóa khi rút khỏi ổ, bước chân anh lạo xạo đạp lên mảnh sân vuông vắn dưới nhà. Cô mỉm cười nhưng không lên tiếng, khe khẽ vẫy tay về phía anh. Thi thoảng cảm nhận được ánh mắt của cô, anh sẽ ngước lên nhìn, huýt sáo trêu đùa cô, và cô cứ thế để mặc chân trần chạy hai bước một xuống những bậc cầu thang, mở cửa, sà vào lòng anh như con chim bé nhỏ. Nhưng giờ, mỗi buổi chiều, cô luôn bận bịu với con, hết xoay xở cho con ăn lại quay ra chuẩn bị bữa tối, có những hôm anh về nhà từ lâu mà cô không hay biết. Vậy là, cô cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý hơn để có thể ở bên chồng nhiều thêm mỗi ngày. Vào buổi chiều muộn, cô thường bế con đứng bên cửa sổ, vừa dỗ dành con ăn, vừa mỏi mắt đợi chồng. Con bé nằm trong lòng mẹ bập bẹ nói: “Tăng (trăng)”, “Ba ba”. Ban đầu, anh rõ ràng cảm nhận được sự thay đổi của cô nên cắt giảm bớt những “cuộc tiếp khách đột ngột” để về nhà sớm hơn. Anh sẽ ôm cả hai mẹ con vào lòng, hôn mỗi người một bên má. Nhưng dần dà sự chờ đợi của cô cũng không thể níu giữ được bước chân anh, có những ngày con gái đã ngủ say trên tay cô mà anh vẫn chưa trở về.

Cô lại điên cuồng nghĩ mình vẫn sai ở đâu đó, cô thường ngồi thừ trước gương, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt ủ rũ, mái tóc rối bù vương mùi sữa trẻ nhỏ. Có những ngày, cô khỏa thân soi mình trong gương, lần rờ lên những vết rạn da nứt nẻ quanh vòng bụng như những rễ cây lâu năm và bật khóc. Thế là cô gửi con cho bà ngoại, mỗi ngày dành ra hai tiếng đồng hồ vào buổi chiểu để đến trung tâm thể hình, chịu đựng những bài tập uốn dẻo khiến chân tay đau nhức như bị cắt lìa khỏi cơ thể. Cô đặt may rất nhiều trang phục tươi trẻ, những bộ đồ ngủ trong suốt và mỏng dính lúc nào cũng làm cô thấy ớn lạnh và sợ hãi. Cô vĩnh viễn không bao giờ quên được cái nhìn sâu hun hút của chồng mình khi cô cởi bỏ chiếc áo choàng tắm khỏi người, nó khiến cô nổi da gà. Cô có cảm giác mình như loài côn trùng yếu đuối vừa mới lột xác, run rẩy chui ra khỏi kén. Nhưng rồi, theo thời gian, ánh mắt chồng cô cũng nhạt dần, cô không còn thấy bóng mình lóng lánh và rực rỡ như những tàn lửa trong đó nữa.

Trước đây, cô không quan tâm mẹ chồng có thích mình hay không, vì anh luôn che chở cho cô, nhưng giờ cô ăn nói nhún nhường hơn, cô làm mọi việc chiều theo ý bà, hy vọng mẹ chồng trước mặt anh sẽ nói tốt cho cô một vài câu. Ngày xưa cô là người bướng bỉnh, không bao giờ chịu cúi đầu trước chồng nếu lỗi sai không thuộc về mình, nhưng giờ đây đứng trước những đòi hỏi vô lý của anh, cô luôn chỉ biết nín lặng.

Cô làm tất cả chỉ để anh không rời xa cô. Nhưng cô không biết rằng, cô càng cố gắng chịu đựng, anh ta càng làm tới. Cô thay đổi bản thân theo ý chồng muốn, cô thuận theo mọi yêu cầu lớn nhỏ của anh ta, điều đó chỉ khiến chồng cô tin rằng anh ta có quyền làm tổn thương cô, vì nếu không cô đã chẳng im lặng. Cuối cùng, điều cô nhận được từ chồng vẫn chỉ là ba chữ: “Chia tay đi!”. Cô đau đớn hỏi:

– Vì sao?

Chồng cô thờ ơ nói:

– Anh không còn yêu em nữa!

Cô lại hỏi:

– Vì sao?

“Không còn yêu em nữa” chính là lý do, nhưng hình như phụ nữ không dễ dàng chấp nhận nguyên nhân vô lý này, nên nhất quyết phải hỏi đi hỏi lại để nhận được một đáp án rõ ràng hơn. Cho nên anh ta liền liệt kê một danh sách: vì em không còn xinh đẹp nữa, em không hiểu chuyện, gia cảnh chúng ta không phù hợp,… Người chủ động nói lời chia tay trước luôn – không bao giờ nhận lỗi sai về mình, hai người chia tay chắc chắn lỗi phần lớn do người ở lại. Người ta có thể lấy một người mình không yêu, nhưng không thể bỏ một người mình đang thương. Trước đây anh ta yêu em nên vẻ đẹp khiếm khuyết của em, sự bướng bỉnh của em, gia cảnh khốn khó của em,…tất cả đều không – thành – vấn – đề. Sau này, anh ta không yêu em nữa nên mọi ưu điểm của em cũng trở nên không hoàn hảo. Đáp án đã quá rõ ràng rồi mà còn cứ hỏi: “Vì sao anh không yêu em nữa?”.