Vì Sao Em Bé Vàng Da / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da?

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Em Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da Có Nguy Hiểm Không

Trang Chủ – Làm mẹ – Em bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không – Nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi bé vàng da?

Em bé sơ sinh bị vàng da là trường hợp rất phổ biến, đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ và lúc này gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể trẻ bị tăng bilirubin trong máu, chiếm từ 80 – 85% trường hợp ở trẻ sinh thiếu tháng. Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng.. Bệnh thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời, vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.Nhưng em bé sơ sinh bị vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cần có sự theo dõi của bác sĩ để nắm rõ cách điều trị cụ thể. Mặc dù các biến chứng là rất hiếm, tuy nhiên trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da kém đáp ứng điều trị có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi kỹ.

1. Triệu chứng vàng da ở bé sơ sinh

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện 48-36h sau khi sinh, thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên trên mặt của bé. Nếu tình trạng nặng dần, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày để biết tình trạng của bé. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, cẳng chân, bàn chân, bàn tay , đùi, … của trẻ để xác định trẻ có bị vàng da hay không. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ đó là khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.

2. Nguyên nhân em bé sơ sinh bị vàng da

Vàng da thường có những nguyên nhân sau như:

Vàng da sinh lý: Trẻ bị từ 2-4 ngày sau mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Vàng da do nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da, vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

Vàng da do mẹ bị bệnh giang mai: Khi mẹ bị bệnh giang mai, trẻ sẽ có thể bị vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua con.

Do bất đồng yếu tố Rh dẫn đến vàng da: Trường hợp này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

Tắc mật bẩm sinh dẫn đến vàng da: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.

3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý chỉ kéo dài tối đa hai tuần nếu thể chất của bé kém, da có màu vàng nhẹ và có xu hướng nhạt dần từ mặt đến các chi. Dấu hiệu vàng da do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, phân màu vàng và nước tiểu trong.

Vàng da bệnh lý kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm, khoảng 2 ngày sau khi sinh, da có màu vàng xuất hiện toàn thân và tăng dần lên đến các chi. Nếu bé bị vàng da bệnh lý sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu. Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt, co giật hay không muốn bú… nếu nhận thấy bé có những triệu chứng trên mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

4. Bệnh vàng da được chữa trị như thế nào?

Trẻ vàng da sẽ phải được chữa trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường. Be cũng sẽ được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da, phương pháp này được gọi là quang trị liệu. Da hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi bilirubin để cơ thể dễ dàng đào thải hơn, phương pháp điều trị thông thường này được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị tại nhà dưới ý kiến và lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ nên lưu ý, không cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc ở gần cửa sổ, mà việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh là rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ một cách an toàn tại bệnh viện. Nếu như bệnh vàng da là do một vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác như truyền máu nếu trẻ bị vàng da nghiêm trọng do RH không tương thích.

5. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện các việc sau để hỗ trợ trẻ:

Quan sát kỹ vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường.

Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến màu lòng trắng trong mắt bé.

Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi

Cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.

Nếu mẹ không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.

Làm mẹ – Tags: bé sơ sinh bị vàng da, em bé sơ sinh, em bé sơ sinh bị vàng da

Vì Sao Da Mặt Bị Vàng Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, con trai tôi năm hay được 15 tuổi, trước nay da cháu hồng hào, tươi trẻ nhưng trong vòng hơn 4 tháng trở lại đây tôi thấy da cháu bị vàng đi. Lúc đầu tôi nghĩ do cháu ham chơi ngoài nắng nên da vàng và cấm cháu đi chơi. Ngoài da mặt vàng sạm cháu còn có thểm biểu hiện mệt mỏi, thỉnh thoảng bị sốt, hay cảm vặt hơn so với trước. Xin hỏi bác sĩ cháu nhà tôi vì sao da mặt bị vàng như vậy, liệu tôi có cách nào để giúp cháu hay không. Mong bác sĩ giúp đỡ.

Nguyên nhân khiến da mặt bị vàng

Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng thì nguyên nhân lý giải vì sao da mặt bị vàng là bởi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao đột biến. Bilirubin là một chất có màu vàng, đây là sản phẩm sinh học của quá trình thoái hóa hemoglobin. Thông thường khi những tế bào hồng cầu già và chết đi, hemoglobin có trong hồng cầu sẽ chuyển đổi thành bilirubin. Lúc này, lượng bilirubin sẽ được di chuyển đến gan và được gan tiết qua mật. Một lượng nhỏ bilirubin sẽ lưu thông trong máu. Khi lượng bilirubin trong máu quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng da mặt vàng sạm.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, theo các chuyên gia thì hiện tượng vàng da cảnh báo những bệnh lý sau:

Một người khi bị ung đường mật ngoài gan, sỏi mật,…gây tắc nghẽn ống mật. Điều này khiến cho khả năng bài tiết dịch mật giảm, ống mật không thể bài tiết bilirubin khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Nguyên nhân khiến da mặt bị vàng.

Gan là cơ quan chính đảm nhận vài trò chuyển đổi bilirubin, khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý tại gan như: viêm gan A, B, C, D, E, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, xơ gan, ung thư gan…sẽ khiến cho chức năng của gan bị suy yếu. Điều này dẫn đến tình trạng bilirubin không được chuyển hóa mà tích tụ lại nhiều trong máu khiến cho da bị vàng. Bệnh nhân khi mắc bệnh gan, ngoài hiện tượng da mặt vàng sạm thì họ còn có thể có thêm một số biểu hiện khác như: chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, buồn nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, phân màu sẫm, sốt, kích ứng da (ngứa da, nổi mụn, mề đay…) Khi xuất hiện các dấu hiệu này thì các bạn nên tìm đến các địa chỉ chuyên gan uy tín để điều trị kịp thời.

Đây là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền, thông thường thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố gồm 2 chuỗi globulin alpha và beta beta, khi bệnh nhân bị thiếu hụt 1 trong 2 sắc tố trên sẽ làm hồng cầu dễ bị vỡ, quá trình này diễn ra liên tục trong cuộc đời người bệnh. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này hay bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da và vùng củng mạc mắt vàng, khó thở khi gắng sức hay vận động mạnh, nhịp tim nhanh.

Một số căn bệnh khác cũng có thể gây nên hiện tượng vàng da như bệnh sốt rét; bệnh sốt vàng da, chảy máu do xoắn khuẩn Leptospira gây nên; viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính; nhiễm khuẩn huyết; bệnh hanot giai đoạn đầu; bệnh Dbin – Johnson; bệnh Rotor…

→ Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì hiện tượng da mặt vàng sạm cũng có thể do tác động của nhiều loại thuốc khác nhau như các thuốc kháng sinh, barbiturates, steroi…hoặc do ăn nhiều thực phẩm có chứa carotene như cà rốt, đu đủ, cà chúng tôi nhiên nếu ngưng sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm nói trên thì triệu cứng vàng da sẽ hết.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da có rất nhiều, để biết chính xác lý do gây nên tình trạng trên thì cách tốt nhất là các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm, khám lâm sàng. Dựa vào kết quả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác bệnh tình cũng như đưa ra được phương pháp điều trị khoa học nhất.

Hãy Cẩn Thận Khi Bé Bị Vàng Da!

Thông thường bé có thể bị vàng da sau khi sinh khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên với những bé bị vàng da lâu ngày thì cha mẹ nên chú ý vì có thể gây nguy hiểm đến cơ thể của bé.

Bé sơ sinh bị vàng da lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Vì sao không nên chủ quan?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, trong vòng 3-5 ngày sau khi chào đời, các hồng cầu ở thai nhi sẽ bị vỡ và sinh ra các sắc tố vàng làm trẻ bị vàng da. Thường thì sẽ tự hết sau 7 ngày đến 10 ngày và sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên không nên chủ quan vì nếu bệnh vàng da của bé sơ sinh kéo dài hơn 10 ngày thì cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, khám và điều trị. Nếu như không đưa đến ngay, có thể bé đã ở trong tình trạng bị tổn thương não và dẫn đến bại não. Thực tế có nhiều trường hợp bệnh vàng da không rõ ràng vì yếu tố sinh lý và bệnh lý nên cha mẹ khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi bé bị vàng da, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế

Nên theo dõi bé như thế nào?

Ở vàng da bệnh lý thì mức độ hồng cầu bị vỡ sẽ nhiều hơn. Với những trẻ bị xuất huyết dưới bụng, thiếu men gan hoặc không trùng nhóm máu với mẹ thì mức độ vàng da sẽ nặng hơn nhiều. Bệnh vàng da nếu như để lâu không chữa trị có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ra những rắc rối do chất bilirubin bị biến chứng, sau đó xâm nhập mạnh vào não của bé và ảnh hưởng đến não của bé, có thể dẫn tới nguy cơ bị tàn tật hoặc bại não. Cha mẹ nên có những biện pháp can thiệp sớm trước khi bệnh vàng da phát triển nhanh và ảnh hưởng đến não của bé.

Bệnh vàng da, nếu phát hiện càng sớm sẽ càng hạn chế được những biến chứng của bệnh. Cha mẹ có thể theo dõi bệnh vàng da của trẻ ở dưới ánh nắng hàng ngày của mặt trời. Lấy tay ấn vào vùng trán, ngực, bụng, chân, tay, đùi, cẳng chân… để xác định được vùng bị vàng da. Nếu khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da dưới chỗ bạn vừa ấn thì đúng là bé nhà bạn đã bị mắc chứng vàng da. Đây được coi là cách dễ nhận biết vàng da nhất ở trẻ.

Cơ thể bé có phạm bị vàng da càng rộng thì sự ảnh hưởng đến sức khỏe của bé càng lớn. Nếu bé chỉ bị vàng da vùng mặt, vùng cổ thì ảnh hưởng sẽ nhẹ hơn khi vàng da lan tới rốn, qua rốn, đến bàn tay, bàn chân. Vàng da có thể kèm theo các triệu chứng sốt, co giật, người gồng cứng… và nặng nhất có thể dẫn tới tử vong.

Để chữa trị hiệu quả nhất cho bé bị vàng da, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế được được đo lường mức độ vàng da và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại: chúng tôi – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.