Vì Sao Da Mặt Bị Vàng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Da Mặt Bị Vàng Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, con trai tôi năm hay được 15 tuổi, trước nay da cháu hồng hào, tươi trẻ nhưng trong vòng hơn 4 tháng trở lại đây tôi thấy da cháu bị vàng đi. Lúc đầu tôi nghĩ do cháu ham chơi ngoài nắng nên da vàng và cấm cháu đi chơi. Ngoài da mặt vàng sạm cháu còn có thểm biểu hiện mệt mỏi, thỉnh thoảng bị sốt, hay cảm vặt hơn so với trước. Xin hỏi bác sĩ cháu nhà tôi vì sao da mặt bị vàng như vậy, liệu tôi có cách nào để giúp cháu hay không. Mong bác sĩ giúp đỡ.

Nguyên nhân khiến da mặt bị vàng

Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng thì nguyên nhân lý giải vì sao da mặt bị vàng là bởi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao đột biến. Bilirubin là một chất có màu vàng, đây là sản phẩm sinh học của quá trình thoái hóa hemoglobin. Thông thường khi những tế bào hồng cầu già và chết đi, hemoglobin có trong hồng cầu sẽ chuyển đổi thành bilirubin. Lúc này, lượng bilirubin sẽ được di chuyển đến gan và được gan tiết qua mật. Một lượng nhỏ bilirubin sẽ lưu thông trong máu. Khi lượng bilirubin trong máu quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng da mặt vàng sạm.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, theo các chuyên gia thì hiện tượng vàng da cảnh báo những bệnh lý sau:

Một người khi bị ung đường mật ngoài gan, sỏi mật,…gây tắc nghẽn ống mật. Điều này khiến cho khả năng bài tiết dịch mật giảm, ống mật không thể bài tiết bilirubin khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Nguyên nhân khiến da mặt bị vàng.

Gan là cơ quan chính đảm nhận vài trò chuyển đổi bilirubin, khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý tại gan như: viêm gan A, B, C, D, E, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, xơ gan, ung thư gan…sẽ khiến cho chức năng của gan bị suy yếu. Điều này dẫn đến tình trạng bilirubin không được chuyển hóa mà tích tụ lại nhiều trong máu khiến cho da bị vàng. Bệnh nhân khi mắc bệnh gan, ngoài hiện tượng da mặt vàng sạm thì họ còn có thể có thêm một số biểu hiện khác như: chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, buồn nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, phân màu sẫm, sốt, kích ứng da (ngứa da, nổi mụn, mề đay…) Khi xuất hiện các dấu hiệu này thì các bạn nên tìm đến các địa chỉ chuyên gan uy tín để điều trị kịp thời.

Đây là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền, thông thường thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố gồm 2 chuỗi globulin alpha và beta beta, khi bệnh nhân bị thiếu hụt 1 trong 2 sắc tố trên sẽ làm hồng cầu dễ bị vỡ, quá trình này diễn ra liên tục trong cuộc đời người bệnh. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này hay bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da và vùng củng mạc mắt vàng, khó thở khi gắng sức hay vận động mạnh, nhịp tim nhanh.

Một số căn bệnh khác cũng có thể gây nên hiện tượng vàng da như bệnh sốt rét; bệnh sốt vàng da, chảy máu do xoắn khuẩn Leptospira gây nên; viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính; nhiễm khuẩn huyết; bệnh hanot giai đoạn đầu; bệnh Dbin – Johnson; bệnh Rotor…

→ Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì hiện tượng da mặt vàng sạm cũng có thể do tác động của nhiều loại thuốc khác nhau như các thuốc kháng sinh, barbiturates, steroi…hoặc do ăn nhiều thực phẩm có chứa carotene như cà rốt, đu đủ, cà chúng tôi nhiên nếu ngưng sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm nói trên thì triệu cứng vàng da sẽ hết.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da có rất nhiều, để biết chính xác lý do gây nên tình trạng trên thì cách tốt nhất là các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm, khám lâm sàng. Dựa vào kết quả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác bệnh tình cũng như đưa ra được phương pháp điều trị khoa học nhất.

Vì Sao Da Mặt Bị Khô Và Cách Làm Da Không Bị Khô

1/ Nguyên nhân da khô

Có nhiều yếu tố làm nên da khô có thể do yếu tố bên ngoài hoặc các yếu tố bên trong gây nên. Một người có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, và mức độ khộ nặng hay nhẹ với các yếu tố tác động. Hiểu rõ yếu tố nào làm cho da khô có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các tình trạng da khô

1/ Yếu tố bên ảnh hưởng lên lớp màng giữa ẩm cho da

Tình trạng da khô ráp bong tróc là do da bị bốc hơi nước, thiếu hụt các chất hút ẩm có tự nhiên trong da ( NMFs). Bước đầu tiên, lớp lipid bề mặt đóng vai trò tạo nên hàng rào tự nhiên bảo vệ da để ngăn ngừa hơi nước bị bốc lên dẫn đến mất đi độ ẩm vốn có của da. Một khi hàng rào lipid bị phá vỡ, nước trong da bị bốc hơi, các thành phần giữ ẩm cũng bay theo. Khi các nhân tố không còn nữa, thì việc da bị khô ráp, lão hóa xảy ra cũng là điều dễ hiễu

2/ Những yếu tố bên ngoài làm mất đi lớp màng lipid tự nhiên của cơ thể:

-Tắm thường xuyên làm cho hơi nước tự bốc hơi ra khỏi cơ thể, làm da bị mất nước, khô ráp lại

-Sử dụng sữa rữa mặt có hàm lượng axit cao làm da bị mất đi lớp màng lipid giữ ẩm

-Sử dụng các sản phẩm trị mụn quá liều. Các chất có khả năng trị mụn thường làm cho da bị mất nước, mất độ ẩm nhiều

-Những người ở vùng khí hậu lạnh, xuất phát từ không khí mùa đông khô và lạnh làm bạn bị đỏ ửng, sẩn sùi, thô ráp và ngứa.

-Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng là một trong những tác nhân nguy hại đến làn da, làm tổn thương lớp màng lipid nghiêm trọng, khiến da khô ráp và lão hóa nhanh hơn

-Việc ăn uống không điều độ, thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm da không có đủ các enzyme và hoạt chất để xây dựng thành tế bào bền vững, da dễ dàng bị suy yếu và khô ráp nhiều hơn

2. Cách điều trị da khô

2.1 Dưỡng ẩm cho da khô

Dưỡng ẩm đầy đủ cho da sẽ cải thiện màng bảo vệ da tự nhiên, giúp da giữ nước tốt hơn

Dưỡng ẩm qua đêm có thể cung cấp nhiều lợi ích cho da như chống lão hóa, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, giữ ẩm cho da. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên da mặt ngay sau khi vừa mới rữa mặt xong vào buổi tối và cả ban đêm.

Hiện nay trên thị trường có vô số loại kem dưỡng ẩm để bạn lựa chọn

Hãy lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm chứa những thành phần tốt sau đây:

Trong một số sản phẩm chứa những thành phần hút ẩm, làm cho da bạn khô hơn. Vì thế hãy tránh xa những thành phần sau:

Acohols

Hương liệu và phẩm màu

Dioxane

Petrolatum or petroleum

Nếu bạn là một tín đồ của các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên, bạn có thể tìm hiểu những thành phần sau

Nha đam gel

Dầu dừa

Bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ và dầu dừa chứa dầu tự nhiên. Vì thế nếu bạn thuộc tuýp da thường, da hỗn hợp hoặc da dầu hãy tránh xa da những sản phẩm này nếu không muốn da mặt bùng nổ mụn

2.2 Sử dụng sữa rữa mặt dịu nhẹ

Sữa rữa mặt có chứa hương thơm, phẩm màu hoặc các hóa chất khác có thể gây kích ứng cho da bạn và làm da bạn khô ráp nhiều hơn. Tốt hơn hết bạn hãy lữa chọn sữa rữa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không chứa phẩm màu nhân tạo, axit béo. Những thành phần bạn nên tránh nếu không muốn da thêm khô :

* sodium lauryl sulfate (SLS)

* hợp chất chiết xuất từ dầu khoáng và parafin

* parabens

* diethanolamine (DEA)

* monoethanolamine (MEA)

* triethanolamine (TEA)

2.3 Tẩy da chết thường xuyên

Da bạn sản sinh tế bào mới liên tục và đẩy những tế bào cũ lên bề mặt da, tích tụ thành từng mảng. Nếu bạn không dùng những hóa chất hay hạt tẩy tế bào chết chúng sẽ tích tụ lại lỗ chân lông nhiều hơn gây khô ráp, sần sùi, mất thẫm mỹ. Dù đạng tẩy tế bào chết nào đi chăng nữa, hãy cố gắng loại bỏ da chết thường xuyên mỗi tuần 2 lần để lấy lại làn da mịn màng, căng bóng.

2.4Tránh ngồi phòng điều hòa quá lâu

2.5 Đến phòng khám da liễu

Gặp chuyên da da liễu để được tư vấn về loại kem dưỡng và cách dưỡng da khô phù hợp với từng cá nhân cụ thể có thể là cách nhanh nhất để lấy lại làn da mịn màng , căng mướt

Một trong những địa chỉ bạn có thể tham khảo là Dr Huệ – chuỗi phòng khám da liễu uy tín và chất lượng hàng đầu cả nước. Đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tận tâm thăm khám sẽ đem lại bạn những trải nghiệm tuyệt vời. sở hữu một làn da đẹp sẽ khiến bạn tự tin giao tiếp và nhiều may mắn sẽ đến với bạn ngay thôi

Chăm Sóc Da Bằng Mặt Nạ Vàng Được Yêu Thích Vì Sao?

Chăm sóc da bằng mặt nạ vàng được cho là phương pháp hiệu quả giúp da săn chắc, xóa vết nhăn, giảm nám, tàn nhang. Đây cũng là phương pháp phù hợp với mọi lứa tuổi

Tương truyền, nữ hoàng Cleopatra luôn chăm sóc da bằng mặt nạ vàng mỗi đêm để giữ cho làn da trẻ trung, mịn màng, rạng rỡ.

Victoria Beckham cũng là một trong những người nổi tiếng giữ sắc đẹp bằng vàng. Cô duy trì làn da tươi trẻ bằng mặt nạ nhau thai cừu trộn với các vảy vàng. Ngoài ra, Victoria Beckham còn áp dụng liệu trình chống lão hóa bằng phân tử vàng của bác sỹ da liễu Harold Lancer, ở Beverly Hills.

LỢI ÍCH CỦA VÀNG VỚI LÀN DA

* Giảm da nhăn, giữ da đàn hồi: Vàng có thể kích hoạt tế bào đáy của da (là tác nhân làm giảm độ đàn hồi), nhờ đó giảm các nếp nhăn và những đốm nâu trên da.

* Kích thích tái tạo tế bào da: Các ion trong vàng kích thích các tế bào, dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể, từ đó cải thiện tuần hoàn máu, tăng sự trao đổi chất của tế bào da và bài tiết chất thải. Tất cả đều giúp bạn có làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.

* Ngăn ngừa lão hóa sớm: Vàng cung cấp độ ẩm, làm giảm khô da, vốn là nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm.

* Chống nắng: Vàng có thể làm giảm sự sản sinh các sắc tố đen trong da (melanin) khi bạn ra nắng, giữ cho da không bị sạm màu.

* Giảm mụn, dị ứng: Các chất chống ô-xy hóa trong vàng giúp tăng cường lưu thông máu, nhờ đó làm giảm mụn và các dị ứng da.

* Điều trị viêm da: Với các đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, vàng giúp đưa ô-xy vào da để tái tạo tế bào, chữa lành viêm loét.

* Cho da trắng sáng: Các phân tử vàng li ti hấp thụ dễ dàng vào da, mang lại một làn da tươi sáng.

CÁCH CHĂM SÓC DA BẰNG MẶT NẠ VÀNG

Nếu tự đắp mặt nạ vàng tại nhà, bạn cần mua loại mặt nạ vàng đảm bảo chất lượng, không dùng hàng trôi nổi. Mặt nạ vàng 24K có dạng miếng hoặc dạng hũ. Các bước tiến hành: làm sạch da, tẩy tế bào chết (sử dụng cám gạo, muối biển hoặc đường); đắp mặt nạ vàng lên da, để khoảng 30 phút; thoa kem dưỡng ẩm để giữ cho các phân tử vàng ở lại trên gương mặt bạn.

ĐỊA CHỈ THAM KHẢO

* Thẩm mỹ quốc tế Bally, 601 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại (04) 3724 6690.

* Belas Spa, 438 Võ Văn Tần, P. 5, Q. 3, TP. HCM, điện thoại (08) 7300 5638.

Mục nhan sắc / Tiếp Thị Gia Đình

Vì Sao Răng Bị Ố Vàng?

Trong khi những người nổi tiếng có thể khoe hàm răng trắng ngọc ngà, thì hầu hết mọi người chỉ có những nụ cười … màu vàng xin xỉn. Vì sao thế?

Hàm răng trắng sáng, không ố vàng là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, theo thời gian, hàm răng không còn giữ được độ trắng bóng cần thiết mà bắt đầu chuyển sang màu ố vàng, gây mất thẩm mỹ khi cười, nói.

Đừng quá ngạc nhiên, có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến màu của hàm răng và biến chúng thành một màu vàng nhàn nhạt không đẹp mắt lắm.

Hầu hết nguyên nhân khiến răng đổi màu rơi vào hai trường hợp chính: những vết bẩn bên ngoài và bên trong răng.

Vì sao có sự khác biệt… tàn nhẫn như thế này?

Bạn sẽ nhận ra những vết bẩn bên ngoài trên bề mặt men răng, lớp ngoài cùng của răng. Những vết bẩn này thường xuất hiện do chế độ ăn uống.

Không có gì ngạc nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống tối màu – bao gồm cả cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, coca, nước sốt đậm và trái cây như nho và lựu – có khả năng nhuộm răng rất lớn. Những thực phẩm này có nhiều chất chromogen, một loại sắc tố có thiên hướng bám vào men răng.

Thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mòn men răng và khiến chất sắc tố chromogen dễ bám vào răng. Tannin, một hợp chất vị đắng có trong rượu vang và trà, cũng giúp chromogen gắn chặt với men răng.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là thủ phạm nổi tiếng gây ra các vết bẩn bên ngoài răng, cũng như việc vệ sinh răng miệng kém sẽ cho phép các mảng bám tích tụ trên răng.

Trong khi đó, các vết bẩn bên trong răng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau làm thay đổi các thuộc tính của men răng và ngà răng.

Có nhiều loại thuốc có thể làm răng ố vàng. Chẳng hạn, nếu trẻ uống thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline khi răng vẫn đang phát triển (trước 8 tuổi), răng của chúng có thể biến sang màu nâu vàng.

Trong quá trình trưởng thành, chlorhexidine, một chất khử trùng được sử dụng trong loại nước súc miệng để điều trị viêm lợi, có thể biến đổi màu của răng. Tương tự, loại thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng. Ngay cả các loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng.

Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.

Ngoài các vết bẩn bên trong và bên ngoài, hai yếu tố khác nữa khiến răng bị ố vàng là: di truyền và tuổi tác.

Tương tự như màu da hay màu tóc, bạn sinh ra với một hàm răng có vẻ trắng hơn (hay vàng hơn) so với người khác. Một phần là do độ dày của men răng. Nghĩa là, nếu men răng của bạn mỏng, theo thời gian năm tháng, bạn sẽ rất dễ có nụ cười màu… vàng nhạt.

Các biện pháp cải thiện tình trạng răng ố vàng

TS Phạm Thị Thu Hằng khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho hay có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng răng ố vàng nhanh chóng như tẩy trắng tại trung tâm nha khoa hoặc bạn tự thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với phương pháp tẩy trắng tại nha khoa, bác sĩ sẽ dùng chất bảo vệ lợi cho vùng răng được xử lý. Nha sĩ đặt gel tẩy trắng trên bề mặt răng, có thể dùng đèn LED giúp tăng tốc quá trình này. Thời gian tẩy trắng khoảng 60 phút. Sau khi tẩy trắng, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác hơi ê buốt vài ngày sau đó, kiêng ăn uống đồ có màu trong 1-2 tuần.

Trường hợ p tự tẩy trắng tại nhà, nha sĩ sẽ cho khách hàng sử dụng các dải, khay cá nhân hoặc làm sẵn theo kích cỡ tương đối để tự điều chỉnh phù hợp với khuôn răng. Gel để tẩy trắng tại nhà có nồng độ không cao như ở nha khoa. Thời gian thực hiện 7-10 ngày, mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

“Để duy trì kết quả tẩy trắng, vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quan trọng nhất. Bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, dùng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để lấy thức ăn thừa trong miệng. Súc miệng bằng các dung dịch làm sạch. Bạn thường xuyên làm như vậy sẽ chống được tình trạng ố vàng của răng”, bác sĩ Hằng cho hay.

Tẩy trắng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng ố vàng. (Ảnh: Familydentalcare).

Theo chuyên gia này, ngoài 2 biện pháp trên, người dân có thể áp dụng một số cách khác đơn giản hơn tại nhà như:

Baking soda và oxy già: Bạn trộn một thìa baking soda và 2 thìa nước oxy già 5V để tạo thành hỗn hợp sệt. Chải răng với bột nhão như bạn thường dùng kem đánh răng. Rửa sạch miệng bằng nước.

Ngậm dầu dừa: Bạn ngậm 1-2 thìa cà phê dầu dừa hữu cơ trong 10-30 phút, không được nuốt. Sau đó, bạn nhổ bỏ dầu dừa, đánh răng như thông thường.

Vỏ chanh, cam và chuối: Bạn có thể chà răng bằng vỏ chanh, cam hoặc vỏ chuối. Những loại vỏ này có hợp chất d-limonene giúp làm trắng răng.

Than hoạt tính: Chúng giúp loại bỏ độc tố và vi khuẩn ra khỏi miệng. Khi sử dụng bột than hoạt tính hoặc kem đánh răng, bạn nên làm theo hướng dẫn đi kèm. Bạn chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và cẩn thận quanh nướu. Bạn không nên dùng mỗi ngày vì có thể bào mòn răng.

Tiêu thụ nhiều nước: Nước giúp rửa trôi các hạt thức ăn và vi khuẩn. Ngoài ra, tiêu thụ trái cây, rau với hàm lượng nước cao giúp làm trắng vì chất xơ làm sạch răng và nướu của bạn khỏi mảng bám vi khuẩn. Bên cạnh đó, ăn hoa quả giúp tiết ra nhiều nước bọt để rửa sạch răng hơn.

Theo TS Thu Hằng, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa răng vàng là vệ sinh răng miệng tốt. Bạn nên đánh răng 2-3 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Chúng ta có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa và bàn chải kẽ mỗi ngày.

Các cách khác để tránh răng vàng bao gồm không hút thuốc, hạn chế cà phê, trà, rượu vang đỏ và uống nhiều nước. Ngoài ra, người dân cũng nên khám định kỳ răng miệng 6 tháng một lần.