Vì Sao Có Sinh Đôi / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Có Thể Thụ Thai Sinh Đôi Khác Cha?

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt.

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Vì Sao Có Hiện Tượng Sinh Đôi Cùng Trứng Và Khác Trứng?

Có một vài lý do nhất định để phụ nữ này có khả năng sinh đôi cao hơn so với những phụ nữ khác.

Sinh đôi có thể cùng trứng hoặc khác trứng

Sinh đôi có thể cùng trứng hoặc khác trứng. Sinh đôi khác trứng xảy ra khi hai trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Sinh đôi cùng trứng sẽ cho ra hai em bé giống hệt nhau như hai giọt nước và nó chỉ xảy ra khi một trứng thụ tinh phân chia thành hai bào thai.

Điều gì khiến phụ nữ có khả năng sinh đôi?

Nhiều phụ nữ phải chờ đợi trong một thời gian dài để có được đứa con ẵm bồng. Chính sự thay đổi nội tiết tố theo độ tuổi đã làm tăng khả năng giải phóng nhiều trứng trong cùng một thời điểm, đồng thời khiến nhiều trứng thụ tinh hơn so với bình thường. Điều đó nghĩa là họ có cơ hội mang thai đôi cao hơn so với những phụ nữ khác.

Nhưng sự gia tăng số ca song sinh và đa thai trong những năm gần đây chủ yếu là do phụ nữ dùng thuốc kích trứng và thuốc trợ sinh (ART) để tăng cơ hội thụ thai. Những loại thuốc này và quá trình điều trị khả năng sinh sản đã làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mang thai đôi và đa thai.

Vì sao việc điều trị khả năng sinh sản lại làm tăng tỷ lệ mang thai đôi?

Khả năng mang song thai hay đa thai phụ thuộc vào quá trình điều trị vô sinh. Bởi lẽ trong quá trình điều trị, bạn sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng để cải thiện khả năng sinh sản của mình. Thuốc này có thể giải phóng cùng lúc nhiều trứng và khiến bạn dễ có mang song thai hay đa thai hơn bình thường.

Các cặp song sinh thường gặp nhiều nhất trong những năm gần đây là do mẹ điều trị IVF

Nếu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cơ hội mang song thai hoặc đa thai sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, cách phôi làm tổ trong tử cung và nhiều yếu tố khác. Theo các dữ liệu y tế của Mỹ, trong những năm gần đây, tỷ lệ điều trị IVF dẫn đến song thai hoặc đa thai sẽ tùy thuộc vào độ tuổi như sau:

– 29,1% phụ nữ trẻ hơn 35

– 26,5% cho phụ nữ độ tuổi 35-37

– 20,9% cho phụ nữ độ tuổi 38-40

– 13,6% cho phụ nữ độ tuổi 41-42

– 8,8% đối với phụ nữ từ 43 tuổi trở lên

Hiện nay, phương pháp điều trị khả năng sinh sản IUI (tinh trùng được đặt vào tử cung qua một ống bơm) là phương pháp duy nhất không làm tăng tỷ lệ đa thai. Nhưng mọi phụ nữ trải qua IUI cũng phải uống một loại thuốc kích thích khả năng sinh sản trước đó.

Những yếu tố khác làm gia tăng tỷ lệ song thai hoặc đa thai

Trong khi cặp song sinh cùng trứng là trường hợp rất hiếm thì có những yếu tố nhất định có thể làm tăng cơ hội thụ thai cặp song sinh khác trứng.

– Yếu tố di truyền: Nếu bạn có một chị em sinh đôi hoặc trong gia đình có những cặp song sinh khác thì khả năng sinh đôi lặp lại ở bạn rất cao.

– Tuổi: Càng lớn tuổi bạn càng có cơ hội mang song thai và thậm chí đa thai. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thường sản xuất nhiều hormone kích thích nang trứng (FSH) nhiều hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi khác. FSH cũng là hormone giúp trứng trưởng thành để chuẩn bị rụng trứng vào mỗi tháng. Chính vì vậy phụ nữ nồng độ FSH cao có thể phóng nhiều trứng một lúc trong một chu kỳ đơn. Đó là lý do vì sao phụ nữ lớn tuổi tuy ít có khả năng thụ thai nhưng lại có khả năng mang thai đôi và đa thai cao hơn.

– Tiền sử sinh đôi: Nếu đã từng sinh đôi, tỷ lệ sinh đôi trong lần mang thai kế tiếp sẽ gấp đôi..

– Số lần mang thai: Càng mang thai nhiều lần cơ hội mang song thai càng cao.

– Chủng tộc: Hiện tượng sinh đôi giữa người da trắng và người Mỹ gốc Phi ít phổ biến hơn so với người Tây Ban Nha và người châu Á.

– Thân hình: Phụ nữ cao lớn dễ có cơ hội mang thai đôi hơn so với phụ nữ nhỏ bé.

chúng tôi Nguồn: BC

Vì Sao Trẻ Sinh Non Có Xu Hướng Tăng?

Các bác sĩ đang thăm khám cho trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối diện nhiều nguy cơ bệnh tật

Đây là con số được công bố tại buổi họp mặt có gần 100 gia đình trẻ sinh non được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%.

Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời, trong đó, trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm khoảng 9-10%. Những cô bé, cậu bé khi chào đời với cân nặng từ 700gr – 800gr đến 1.200gr – 1.800gr thân hình bé tí hon vì thế phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật.

Còn ThS. BS. Chuyên khoa II Phan Thị Huệ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, trẻ sơ sinh và đặc biệt trẻ sinh non chịu ảnh hưởng tác động môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh tật, do đó cần chăm sóc, theo dõi đặc biệt của cán bộ y tế và gia đình. Có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu máu do thiếu sắt.

Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.

Khoa Sơ sinh trẻ non tháng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận điều trị đặc biệt dành cho những bệnh nhân tí hon. Số lượng trẻ non tháng ở Khoa tăng dần trong những năm gần đây. Tỷ lệ trẻ non tháng các năm trước dao động từ 8-9%; năm 2018 tăng 9,6%. Công tác chăm sóc điều trị cho các bé không chỉ cần trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dồi dào mà còn cần cả những trái tim của những người mẹ.

Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ đến hạ đường huyết, vàng da, nhiễm trùng, viêm ruột ngoại tử, thiếu máu, vàng da, mù lòa, điếc, xuất huyết não, màng não.

Chị N.T.T, một người mẹ có con sinh non chia sẻ: “Tôi mang thai đôi hai con trai. Đẻ non và chỉ còn một cháu cân nặng 0,7kg sống. Sau thời gian dài chăm sóc hai mẹ con được ra viện, cháu khỏe mạnh, mỗi tội không biết bú sữa mẹ nên về nhà sẽ tập cho cháu bú sữa mẹ.

Bác sĩ cũng nhắc nhở nhiều về việc bảo vệ đường hô hấp cho cháu khi về nhà cũng như cách chăm sóc cháu những ngày đầu. Các bác sĩ nói do cháu sinh non nên đường hô hấp sẽ yếu hơn trẻ đầy đủ tháng, bởi thế phải để ý điều hòa giữ ấm, bảo vệ đường hô hấp”.

Tư vấn về cách chăm sóc trẻ non tháng, PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh tư vấn, chăm sóc trẻ non tháng, nhẹ cân luôn là thách thức, bởi lẽ trẻ sinh non có hệ thống miễn dịch chưa hoàn hảo, các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện.

PGS. TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Do vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm đường hô hấp, nhiễm khuẩn, sức chịu đựng của trẻ với thay đổi của môi trường cũng vô cùng kém, điều này đòi hỏi trẻ phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt 24/24 giờ, kiểm soát nghiêm ngặt các chức năng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…

Các chức năng cơ thể không hoàn hảo nên sự thay đổi môi trường, thời tiết, thân nhiệt, áp suất đều rất kém. Những trẻ sinh cực non 7 tháng luôn được quan tâm chăm sóc đặc biệt, trẻ không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, thường được nuôi lồng ấp giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 giờ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.

Trẻ được bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, thậm chí phải được máy hỗ trợ thở để duy trì sự sống… “Trẻ non tháng luôn được đảm bảo chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất” – ông Ánh cho hay.

Thông thường trẻ sẽ được trở về gia đình chăm sóc khi các bác sĩ đảm bảo trẻ có thể tự bú, tự thở, tự thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc sau đó của gia đình cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường, tránh những tổn hại không đáng có tới sức khỏe của trẻ sau này như giảm sút trí tuệ hay chậm phát triển thể lực..

Vì Sao Có Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Cười Khi Ngủ?

Trẻ sơ sinh cười khi ngủ có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Khoảnh khắc đáng yêu này thường được cha mẹ lưu giữ lại bằng những bức ảnh kỉ niệm và ông bà ta thường cho rằng đó là do mụ dạy. Thế nhưng ở góc độ khoa học, bạn sẽ thấy một sự lý giải hoàn toàn khác.

Hiểu rõ về quy trình giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Để hiểu được vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ cha mẹ cần thiết phải hiểu về quy trình giấc ngủ của bé. Sự thật là tất cả chúng ta đều trải qua chu kỳ giấc ngủ suốt đêm, cho dù chúng ta có nhận ra hay không. Chúng ta trôi dạt qua lại giữa giấc ngủ nông và sâu. Trẻ sơ sinh cũng vậy, liên tục trôi qua các chu kỳ giấc ngủ, mặc dù nhanh hơn nhiều so với người lớn.

Có 2 loại giấc ngủ. Đó là giấc ngủ REM và giấc ngủ NON-REM:

Giấc ngủ nhanh (REM): đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16h mỗi ngày nhưng phân nửa thời gian ngủ của trẻ là giấc ngủ REM.

Giấc ngủ chậm (NON-REM): có 4 giai đoạn: ngủ nông, ngủ sâu, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Các giai đoạn khác nhau này tạo thành các chu kỳ ngủ, lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định. Trẻ sơ sinh có thể trải qua một chu kỳ ngủ từ 7 đến 9 lần trong suốt đêm.

Và các nhà khoa học cho rằng việc trẻ sơ sinh cười khi ngủ thuộc giấc ngủ REM, khi mà trẻ vẫn còn những cử động nhẹ về mắt, miệng hoặc chân, tay.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Cho đến bây giờ các nhà khoa học Việt Nam và thế giới vẫn không thể chứng minh cụ thể vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ. Chúng ta không biết chắc chắn liệu bé có mơ hay không, mặc dù chúng có trải nghiệm tương đương với giấc ngủ REM.

Vì không thể thực sự biết liệu trẻ có mơ hay không, nên người ta tin rằng khi bé cười trong giấc ngủ thường là một phản xạ hơn là phản ứng với giấc mơ mà trẻ gặp phải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và khả năng của trẻ mà các nhà khoa học đã chia việc trẻ cười thành 4 loại.

Nụ Cười Phản Xạ

Thông thường, trong độ tuổi từ 0 đến 1 tháng, các bé không thể có ý thức việc mình mỉm cười khi phản ứng với thứ gì đó mà chúng nhìn thấy. Có thể có những cơn co giật miệng nhỏ và phát ra tiếng giống như nụ cười, nhưng trong trường hợp này là không có cảm xúc trong đó.

Đây là những nụ cười và tiếng cười mà mẹ có thể thấy trong giấc ngủ REM khiến cha mẹ nghĩ rằng đứa con bé bỏng của mình có thể có một giấc mơ đẹp. Trong thực tế, có thể chỉ là một phản xạ của cơ thể trẻ.

Nụ cười phản ứng

Đây có thể là nụ cười thực sự. Khi này bé của bạn khoảng 2 tháng tuổi, có thể bắt đầu phản ứng với những thứ bé thích bằng một nụ cười. Ở giai đoạn này, nụ cười và tiếng cười có thể vẫn còn rất ít. Trẻ chỉ phản ứng với môi trường mà bé cảm thấy. Điều này giúp cha mẹ hiểu bé hơn một chút vì bé đang báo hiệu những điều khiến bé thấy thú vị.

Nụ cười kết nối

Nụ cười kết nối bắt đầu khoảng 3 đến 4 tháng tuổi. Nó có thể giống như những nụ cười phản ứng theo một số cách, vì trẻ đang thể hiện sự phấn khích cho thứ gì đó mà trẻ thích. Nhưng sự khác biệt ở đây là khi trẻ cười với bạn là trẻ thực sự bắt đầu biết kết nối, trẻ thực sự biết tại sao mình cười. Điều này thể hiện bằng thời gian của nụ cười và trẻ cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách mỉm cười.

Nụ cười “khí”

Những nụ cười “khí” xuất hiện chính xác là khi trẻ được “xì hơi”. Biểu hiện trên khuôn mặt của trẻ cho thấy sự nhẹ nhõm từ việc giải phóng khí thải từ bụng. Việc xì hơi của trẻ hoàn toàn có thể xảy ra trong khi ngủ và thức, làm cho nó trông giống như trẻ đang cười hoặc mỉm cười trong một giấc mơ. Đây là hiện tượng thể hiện sự thỏa mãn của bé và đôi khi được nhóm lại với nụ cười phản ứng.