Vì Sao Bức Hoạ Mona Lisa Nổi Tiếng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Mona Lisa Trở Thành Bức Họa Nổi Tiếng Nhất Thế Giới? ⋆ Mona Decor

Bức chân dung Mona Lisa treo trong bảo tàng Louvre, được bảo vệ bởi lớp kính chống đạn và thu hút hàng nghìn du khách tới xem mỗi ngày.

“Vì sao bức tranh nàng Mona Lisa lại nổi tiếng đến thế?” là một câu hỏi hóc búa. Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, nó nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của cô, hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh.

Tuy nhiên, câu trả lời này không làm hài lòng đám đông. Và đáp án: “chẳng có lý do nào” đã được nhiều người chấp nhận nhất, theo Britannica. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau.

Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước.

Năm 1911, một nhân viên mẫn cán của bảo tàng Louvre, Pháp là Vincenzo Peruggia đã trộm bức tranh này. Vụ trộm diễn ra rất đơn giản. Khi đó, Vincenzo được thuê để lắp kính bảo vệ cho các bức tranh quý ở bảo tàng, trong số đó có bức Mona Lisa. Người đàn ông này đã trốn trong một chiếc tủ ở bảo tàng suốt đêm, và đem bức tranh cất vào trong áo khoác rồi đi ra khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, tòa nhà đã bị khóa. Đúng lúc đó, một thợ ống nước đi qua và có chìa khóa mở cửa cho tên trộm.

24h sau, người ta mới phát hiện ra sự biến mất của bức tranh. Vào thời điểm đó, Louvre có hơn 400 phòng triển lãm, với 200 bảo vệ. Thậm chí vào ban đêm, số bảo vệ còn ít hơn và không có hệ thống báo động.

Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng. Báo chí Pháp lúc đó đã có một ngày khó quên. Tin tức về vụ trộm xuất hiện trên mọi trang báo khắp thế giới. Hình ảnh của bức tranh vì thế cũng bùng nổ, ai ai cũng biết đến nó. Người ta bắt đầu chế giễu chính quyền Paris không có khả năng quản lý Louvre.

Lần đầu tiên trong lịch sử bảo tàng Louvre, người ta xếp hàng dài chỉ để vào xem khoảng trống nơi bức tranh bị đánh cắp. “Vụ trộm đã khiến Mona Lisa được biết đến rộng rãi, ngay cả những du khách chưa từng đến châu Âu hay những người không để ý tới nghệ thuật. Và nó tiếp tục nổi tiếng từ đó”, Noah Charney, giáo sư bộ môn lịch sử nghệ thuật và là tác giả của cuốn sách The Thefts of the Mona Lisa cho biết.

Suốt hai năm sau, cảnh sát Pháp được điều động khắp nơi để săn lùng bức tranh. Pablo Picasso cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ trộm. Cảnh sát thậm chí đã thẩm vấn Vincenzo hai lần, nhưng lại loại người này khỏi vụ án vì cho rằng người này không có động cơ để thực hiện một vụ trộm liều lĩnh. Cảnh sát trưởng Paris đã phải nghỉ hưu trong tủi hổ.

Cũng theo CNN, nếu Vincezo lấy trộm một bức tranh khác vào cái ngày định mệnh đó, nó có thể đã là một câu chuyện rất khác.

“Nếu một tác phẩm nào đó của Leonardo bị đánh cắp, thì đó sẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, chứ không phải là Mona Lisa”, Noah Charney cho biết.

“Chẳng có gì chứng minh Mona Lisa thực sự xuất chúng hơn các tác phẩm khác, ngoài việc nó là một tác phẩm đẹp của một danh họa cho đến khi nó bị trộm. Vụ trộm đã khiến sức hấp dẫn của bức tranh tăng vọt và trở nên nổi tiếng”.

Ngày nay, kiệt tác này được ví như “viên kim cương” trên vương miện của bảo tàng Louvre, giúp thu hút gần 10 triệu lượt khách đến đây mỗi năm. Nó cũng trở thành “nàng thơ” bất tử đối với nhiều danh nhân, từ các tác phẩm nghệ thuật pop của Andy Warhol đến tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown – Mật mã Da Vinci.

Tác phẩm này cũng luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những bức họa nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại. Theo Culture Trip, kiệt tác của họa sĩ Leonardo da Vinci là vô giá. Vào năm 1962 , bức tranh này được bảo hiểm với giá 100 triệu USD. Đến nay, số tiền đó tương ứng với 700 triệu USD và trở thành bức họa đắt nhất thế giới.

Trong bảo tàng Louvre có hàng nghìn bức tranh được lưu giữ và trưng bày. Tác phẩm Mona Lisa nằm ở phòng số 6, tầng hai. Một số hoạ phẩm khác của Leonardo da Vinci trong bảo tàng như Đức mẹ đồng trinh, Chúa Hài đồng và Thánh Anne, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá…

Các tác phẩm danh tiếng khác của Louvre có thể kể tới Le nozze di Cana (Đám cưới ở Cana) của Paolo Veronese, Le Radeau de la Méduse (Chiếc mảng Méduse) của Théodore Géricault và La Liberté guidant le peuple (Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân) của Eugène Delacroix.

Bảo tàng mở cửa hàng ngày, trừ thứ 3, từ 9h sáng tới 6h chiều. Thứ 4 và thứ 6 bảo tàng sẽ mở cửa muộn cho tới 9h45 tối và đóng cửa vào những ngày nghỉ lễ: 1/1, 115 và 25/12. Giá vé tham quan là 15 euro. Tốt nhất hãy đặt trước vé.

Tại Sao Bức Tranh Mona Lisa Của Danh Họa Leonardo Da Vinci Lại Nổi Tiếng Đến Thế?

Vào thập niên 1530, bức tranh đã được vua của Pháp lúc bấy giờ mua lại và sau đó đã được chuyển vào bảo tàng Louvre tại Paris vào thập niên 1650. Trong thời của Napoleon Bonaparte, bức tranh đã được treo trong phòng ngủ của ông này 4 năm trước khi được đưa trở lại bảo tàng. Năm 1911, bức tranh đã bị lấy cắp bởi một nhân viên của Louvre và được phát hiện khi người này đang cố gắng bán nó cho một người môi giới tranh ở Florence. Năm 1956, do sự ghen tức mà Mona Lisa đã bị hủy hoại nặng nề bởi acid nhưng rồi đã được phục chế và được đem đi triển lãm tại Mỹ vào năm 1963 và Nhật + Nga vào năm 1974, thu hút hàng triệu người xem. Nụ cười bí ẩn Là bức tranh đánh dấu sự thay đổi trong hội họa, được vẽ bởi một danh họa thiên tài và quan trọng đã mô tả được thần thái của người được vẽ một cách hoàn hảo, Mona Lisa ngày nay được treo trong một khung kính dày tại Louvre và được chiêm ngưỡng bởi hàng trăm nghìn người mỗi năm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học và nghiên cứu vẫn không ngừng tìm tòi những bí mật mới trong bức tranh này mà mới đây nhất là bí mật về cây cầu nằm trong phần nền của tranh để xác định ra nơi bức tranh đã được vẽ.

Cách cầm máy ảnh để chụp ảnh không bị rung

1. Hãy sắm cho mình dây đeo máy ảnh. Dây đeo sẽ giúp bạn không phải cầm máy ảnh nhiều khi đi du lịch và giúp tay bạn đỡ mỏi hơn trước khi chụp ảnh.

2. Khuỷnh tay cần phải dựa vào một vật cố định – ít nhất là phải dựa vào cơ thể của bạn để có điểm tựa chắc chắn hơn là việc mở rộng khuỷnh tay một cách tự nhiên.

3. Một tay cầm vào thân (body) máy ảnh, một tay giữ ống kính sẽ tốt hơn là bạn cầm cả hai tay vào thân máy ảnh.

4. Đừng bao giờ cầm máy ảnh bằng một tay bởi vì dù tay bạn chắc tới đâu, lúc bạn ấn nút chụp sẽ là lúc bức ảnh bị rung thậm tệ. Hãy sử dụng tay còn lại làm giá đỡ (đây là tư thế ưa thích của người viết khi phải chụp các bức ảnh thiếu sáng).

5. Chân trụ luôn phải vững cho dù bạn chụp đứng hay chụp ngồi. Do vậy đừng khép chân mà hãy để chân rộng (ít nhất) bằng vai, so le nhau để tạo ra thế đứng vững chắc nhất cho bản thân mình.

Cuối cùng, một kinh nghiệm của bản thân người viết là hãy nín thở khi bấm cò! Cho dù khung cảnh có đẹp, có xúc động, có nghẹt thở tới đâu mà chỉ cần tim bạn đập quá mạnh là cũng có thể làm bức ảnh bị rung rồi.

Bí Mật Của Da Vinci Trong Bức Mona Lisa

Đổi mới sáng tạo

-

Hơn một thập niên tìm hiểu và phân tích kiệt tác Mona Lisa, Pascal Cotte – một nhà nghiên cứu độc lập về lịch sử nghệ thuật bằng hình ảnh đa phổ ở Pháp, đã phát hiện ra những chi tiết nằm bên dưới những nét cọ của danh họa Ý Leonardo da Vinci.

Một triển lãm Mona Lisa số hoá của Lourve. Ảnh: Lourve Được treo ở cung điện Lourve, Paris, bức họa vẽ vào đầu thế kỷ 16 Mona Lisa là một trong những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của danh họa Leonardo da Vinci. Nhiều người trên khắp thế giới cất công tới nơi trưng bày 35.000 hiện vật nghệ thuật này chỉ để ngắm Mona Lisa: ước tính số người bị ánh mắt nàng cuốn hút chiếm 80% trong tổng số 10,2 triệu khách hằng năm.

Khi hoàng đế Francis I của Pháp mua bức họa để trang trí cho phòng tắm của mình vào năm 1517 với mức giá 4.000 đồng florin vàng, ông không ngờ sau đó nhiều thế kỷ, Mona Lisa lại trở thành một trong những bức họa đắt giá bậc nhất thế giới. Tuy không trải qua cuộc đấu giá hiện đại nào nhưng người ta đã định giá bảo hiểm 100 triệu USD khi đưa bức họa từ cung điện Louvre đến Washington và New York, Mỹ cho một cuộc triển lãm đặc biệt từ ngày 14/12/1962 đến ngày 12/3/1963 (có thể quy đổi mức giá tương đương ngày nay là 660 triệu USD).

Dĩ nhiên, sức hút của bức họa không chỉ nằm ở sự đắt giá của nó mà là ở giá trị nghệ thuật. Bức họa miêu tả chân dung của một người phụ nữ Ý tên là Lisa Gherardini, thành viên dòng họ Gherardini – một trong những dòng họ danh giá bậc nhất ở vùng Tuscany, và là vợ của thương gia lụa Francesco del Giocondo. Bức họa được cho là vẽ trong những năm 1503 và 1506; tuy nhiên sau đó Leonardo da Vinci có thể đã tiếp tục hoàn thiện bức tranh vào cuối năm 1517. Người đời sau biết đến thông tin này là nhờ Giorgio Vasari, nhà sử học kiêm họa sĩ, nhà văn thế kỷ 16, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Phục hưng (Renaissance) trên văn bản.

Bức Mona Lisa có điểm tương đồng rõ rệt với nhiều nét miêu tả của nghệ thuật Phục hưng về Đức Mẹ, người được coi là một mẫu hình lý tưởng của phái nữ thời điểm đó. Da Vinci vẽ người phụ nữ ngồi trên một chiếc ghế bành, đôi tay gập lại, một dấu hiệu cho thấy dáng điệu kín đáo và dè dặt. Nàng im lặng ngồi nhưng sống động một cách lạ lùng, đây là điều mà Leonardo da Vinci đã đạt được bằng kỹ thuật sfumato – một phương pháp vẽ được áp dụng để tạo sự chuyển đổi nhuần nhuyễn giữa các pha màu sắc, bắt chước khu vực nằm ngoài hoặc nằm trong phạm vi tiêu điểm mắt người (da Vinci thường sử dụng sfumato sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu về quang học và thị giác). Chính sự hòa trộn mềm mại này đã đem lại cho Mona Lisa một biểu hiện trạng thái bâng khuâng mơ hồ trên khóe miệng và khóe mắt. Mặt khác, ánh nhìn kỳ lạ của nàng như theo sát người xem khi họ đi qua bức tranh, điều mà nhiều nhà khoa học gọi là “hiệu ứng Mona Lisa”.

“Khám phá này rất có ý nghĩ trong việc hiểu về cách tiến hành vẽ bức tranh bởi nó đặt bức tranh vào một thời kỳ mà kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi, đồng thời làm phong phú cơ sở dữ liệu thông tin về những kỹ thuật ông thường áp dụng… Bên cạnh đó, nó còn chứng minh được sự tồn tại của một bản vẽ trên giấy mà danh họa có thể sử dụng để sao chép và có lẽ có các phiên bản cũng được tạo ra từ bản vẽ này” (Pascal Cotte).

Mới đây, Pascal Cotte, người nghiên cứu về các công nghệ về chụp ảnh đa phổ, đã xuất bản bài báo “Mona Lisa’s spolvero revealed” trên Journal of Cultural Heritage, đề cập đến những chi tiết ẩn dưới các lớp cọ của danh họa, kết quả thu được kể từ khi ông bắt đầu nghiên cứu về bức họa nổi tiếng này năm 2004.

Không chỉ có một Mona Lisa

Trong vòng hơn một thập kỷ nghiên cứu về Mona Lisa, Pascal Cotte đã thu thập được một bộ dữ liệu quý gồm 1.650 bức ảnh bằng kỹ thuật do chính mình phát triển. Không phải ai cũng có được may mắn này như Cotte. Lợi thế lớn nhất mà ông có được là danh tiếng của công ty Lumiere Technology do ông đồng sáng lập vào năm 1998. Lumiere Technology thường được mời tham gia vào hoạt động ở các bảo tàng và phòng thí nghiệm lịch sử nghệ thuật bởi công nghệ không phá hủy trong phân tích các bức họa không chỉ cho phép thực hiện các khám phá đặc biệt mà còn góp phần đem đến những giải pháp tốt trong bảo tồn. Năm 2004, Cotte được Lourve mời đến để số hóa Mona Lisa với công nghệ Lumiere do chính mình phát triển. Ông đã áp dụng phương pháp khuếch đại lớp (LAM) trên những bức ảnh có độ phân giải cao tới 240 triệu điểm ảnh chụp bằng camera đa phổ có khả năng dò được ánh sáng phản xạ của 13 bước sóng và “bắt” được sự tương tác giữa ánh sáng và vật chất. Nhờ vậy, ông có thể phát hiện được sự hiện diện của than chì hoặc chất liệu khác mà mắt thường không thể thấy trên bề mặt các bức vẽ. “Hệ quang phổ này cho phép chúng tôi nhìn thấy rất nhiều đường vẽ cực mảnh và độ phân giải cao cho phép khuếch đại cả tín hiệu hết sức mờ nhạt và phân biệt được các thông tin có được”, Cotte giải thích với Artnet News qua email.

Cùng với cộng sự là Lionel Simonot, một nhà vật lý ở trường Đại học Pitiers, Cotte đã phát hiện ra khi vẽ Mona Lisa, Leonardo da Vinci đã sử dụng kỹ thuật spolvero, phương pháp chuyển một thiết kế từ một bản mẫu lên bề mặt một tấm toan hay một bức tường… Người ta thường đặt song song bản vẽ mẫu lên trên bề mặt toan vẽ, sau đó rắc bột mịn như than chì, phấn hoặc đất sét lên những cái lỗ được tạo ra bằng vật nhọn như kim dọc theo đường viền của bản mẫu. Lúc đó, những đường rất mảnh của bụi mịn sẽ in lên bề mặt tấm toan để giúp họa sĩ có thể dễ dàng lặp lại những phác thảo ưng ý của chính mình. Khó có thể quan sát bằng mắt thường sự hiện diện của spolvero.

Leonardo da Vinci đã học kỹ thuật spolvero từ thời còn ở xưởng họa của thầy mình là Andrea del Verrocchio, và áp dụng trên nhiều bức tranh, ví dụ như The Lady with an ermine (Người đàn bà và con chồn), Ginevra de’Benci, La Belle Ferronnière (Chân dung người phụ nữ vô danh). “Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi khám phá kỹ thuật này ở Mona Lisa”, các tác giả viết trong bài báo. Dấu vết của spolvero tiết lộ là da Vinci đã thay đổi vị trí của đầu và tay. “Ông thay đổi vị trí của đầu và khiến cho Mona Lisa có thể nhìn thẳng vào bạn”, Cotte nói.

Kết quả phân tích các bức ảnh chụp Mona Lisa. Nguồn: Pascal Cotte Vì sao đến giờ người ta mới phát hiện ra kỹ thuật spolvero ở Mona Lisa? Trước đây, công nghệ chụp ảnh bằng tia hồng ngoại truyền thống chưa đủ khả năng làm được việc này. Trong nghiên cứu về Mona Lisa năm 2006, các kỹ thuật tia hồng ngoại mà Louvre áp dụng mới chỉ phát hiện ra những khu vực cần bảo tồn – các ngón tay trái, các chi tiết của tay phải, và một lớp bện xoắn dưới vai trái, nhưng họ không đề cập đến sự hiện diện của spolvero trong công bố của mình. Trong năm 2019, bất chấp việc đã có trong tay thiết bị hiện đại nhưng họ vẫn chưa có được bằng chứng về nó.

Cotte tiết lộ phải kiểm tra cả nghìn tấm ảnh chụp từng khu vực cực nhỏ với kích thước ở mức độ nano mét trên bề mặt bức tranh để có thể chắc chắn về việc phát hiện ra dấu vết mờ nhạt của than chì và riêng việc đo đạc độ dày của các đường than chì diễn ra trong suốt một năm. Họ phát hiện ra những đường viền bằng chì trắng trộn lẫn với dầu quả óc chó và ô xít chì trùng khớp với những đốm than chì bên dưới, không rõ rệt ở trán nhưng rõ nét ở tay và bầu trời phía sau.

Bằng việc ghép nối các thông tin với nhau, Cotte đã có thể hình dung về cách Leonardo da Vinci sử dụng spolvero cho bức vẽ này giống như các nghệ sĩ cùng thời. “Khám phá này rất có ý nghĩ trong việc hiểu về cách tiến hành vẽ bức tranh bởi nó đặt bức tranh vào một thời kỳ mà kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi, đồng thời làm phong phú cơ sở dữ liệu thông tin về những kỹ thuật ông thường áp dụng, ví dụ như khoảng cách lỗ, bột than chì, chiều rộng của đường chì… Bên cạnh đó, nó còn chứng minh được sự tồn tại của một bản vẽ trên giấy mà danh họa có thể sử dụng để sao chép và có lẽ có các phiên bản cũng được tạo ra từ bản vẽ này. Chúng tôi đang nghĩ đến phiên bản Mona Lisa được trưng bày ở Bảo tàng Prado, Madrid từ năm 1819”, ông viết trong công bố.

Bên dưới các đường cọ, Cotte còn tìm thấy những bí ẩn khác mà ít ai ngờ tới, đó là sự hiện diện của một chiếc cặp tóc nằm ở phía trước trán nàng Mona Lisa – một chi tiết nhỏ nhưng lại giúp mở ra nhiều câu hỏi thú vị về bức họa này. Ông nói với chúng tôi “chiếc cặp tóc này không thuộc về bất cứ chân dung ai ở thành Florence nào vì nó không phải là mốt thời thượng ở thời điểm đó. Thời đó, trang phục phải tuân theo những quy tắc nhất định về nghề nghiệp và tầng lớp” và đặt ra giả định, “nó có thể trên tóc của một người phụ nữ phi thực” có lẽ thuộc về một bối cảnh khác.

Mona Lisa là người “đến sau”?

Đây không phải là lần đầu tiên Cotte nhận diện được các đặc điểm bị giấu kín dưới bề mặt bức tranh. Năm 2015, ông đã tuyên bố là da Vinci đã phác thảo ra những nét chân dung của một người phụ nữ hoàn toàn khác biệt và xuất bản cuốn sách Lumiere on the Mona Lisa: Hidden portraits với niềm tin là mình đã phát hiện ba chân dung dưới hình ảnh nàng Mona Lisa bí ẩn, trong đó có thể là một chân dung theo phong cách Đức mẹ.

Martin Kemp, một giáo sư lịch sử nghệ thuật hồi hưu của trường Đại học Oxford, có vẻ như ôn hòa: “Đây là một dữ liệu đặc biệt và rõ ràng một cách hoàn hảo là bức tranh này đã trải qua những thay đổi quan trọng trong quá trình vẽ. Leonardo cũng đã từng làm điều này với những bức họa khác; ông ấy thực sự là người thích sửa chữa tác phẩm của chính mình”. Tuy nhiên Kemp cũng không quên nói thêm “Ngay cả khi ‘lột’ các lớp sơn và phát hiện ra hai hay ba chân dung dưới bề mặt bức tranh thì điều đó cũng không thể chứng minh cho nhận định thiếu căn cứ của Cotte. Thực ra, quá trình sáng tạo của Leonardo như một dòng chảy, có những ý tưởng đến rồi lại đi mà thôi”.

Trong khi đó, cây bút mĩ thuật Jonathan Jones của The Guardian phản đối việc Mona Lisa ban đầu là chân dung của “một người phụ nữ khác”: “Chúng ta nên nhớ da Vinci vẽ bức tranh này trong nhiều năm – từ năm 1503 cho đến năm 1506, với những hiểu biết về khoa học và nghệ thuật”. Nhìn lại kết quả công việc của Cotte, Jonathan Jones nhấn mạnh là ông đã quên đi việc da Vinci là một thiên tài. “Do đó, da Vinci không làm bất cứ điều gì tầm thường như vẽ bức chân dung quan trọng của mình lên gương mặt của ai đó. Những gì ông ấy đã làm thật cuốn hút: ông ấy đã họa chân dung cho đến khi khuôn mặt của một người phàm trở thành một huyền thoại”.

Tuy nhiên Cotte không quá để tâm đến những nhận xét đó. Ông cho rằng “Khám phá này làm tăng thêm bí ẩn về sự sáng tạo, và cuối cùng chúng tôi hiểu ra rằng bức họa này là kết quả của một hoạt động sáng tạo diễn ra trong thời gian dài – vốn kéo dài hơn một thập kỷ và trong nhiều giai đoạn. Tôi cảm thấy tự hào bởi vì không ai trả tiền cho tôi làm điều đó. Tôi chỉ thực hiện nghiên cứu với niềm say mê khoa học. Việc khám phá ra điều gì mới mẻ và hình thành một giả thuyết vững chắc cần mất một thời gian dài”.

Vậy việc soi tỏ rất kỹ Mona Lisa ở nhiều góc độ có làm thay đổi cái nhìn của ông về bức họa? Cotte mỉm cười “Khi kết thúc việc tái cấu trúc khuôn mặt của Lisa Gherardini, tôi ngắm lại cô ấy và thấy cô hoàn toàn khác biệt với Mona Lisa ngày nay. Không thể là cùng một người được”.

Dù sao việc chưa xác quyết được hết những bí mật về Mona Lisa không phải không có lợi. “Sự tò mò của công chúng thi thoảng lại trỗi lên khiến họ có thể tự hỏi là ‘liệu có thể đoán được bức chân dung bí ẩn đó bằng việc tới tận Louvre không’. Tại sao lại không nhỉ?”.

Tô Vân tổng hợp

Nguồn:

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1296207420304362

https://www.smithsonianmag.com/smart-news/theres-hidden-drawing-behind-mona-lisa-180975947/

https://www.independent.co.uk/arts-entertainment/art/news/secrets-mona-lisa-french-scientist-pascal-cotte-claims-know-secret-behind-world-s-most-famous-smile-a6765681.html

Vì Sao Nổi Mề Đay Lại Gây Ngứa

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Ngoài da nổi lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên.

Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều vết đỏ, hay các sần đám đỏ khắp da gây ra ngứa ngáy khó chịu. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nổi mề đay là do:

– Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh nổi mề đay thường xuyên có thể là nguyên nhân di truyền gây ra.

– Do dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết, khí hậu thường khiến nổi mề đay, đặc biệt là xuất hiện khi giao mùa, trời quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao.

– Do dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn là nguyên nhân thường gặp của các bệnh ngứa da, phổ biến là bệnh nổi mề đay. Những thực phẩm như cua, tôm, ghẹ, nghêu, sò, ốc, rượu, bia, cá biển,… là thức ăn dễ gây dị ứng nhất.

– Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao.

– Do thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.

– Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.

Vì sao nổi mề đay lại gây ngứa?

Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không có ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng của hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.

Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.