Vì Sao Bị Chảy Máu Cam Ở Người Lớn / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chảy Máu Cam Ở Người Lớn

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại:

Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm;

Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.

Theo một nghiên cứu năm 2005, chảy máu cam chiếm 1/200 trường hợp thăm khám tại phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ. Trẻ nhỏ và người lớn trên 65 tuổi là những đối tượng dễ bị chảy máu cam.

Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính. Ước tính rằng có hơn 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ. Mắc chứng rối loạn lo âu. Đây cũng là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị chảy máu mũi mãn tính. Chảy máu tái phát hoặc chảy máu đột ngột.

Căng thẳng và lo âu là nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn. Tuy nhiên cũng có khả năng tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến một số hành vi. Hay các vấn đề sức khỏe cũng như việc dùng thuốc của bệnh nhân. Và đây mới chính là yếu tố kích thích trực tiếp gây chảy máu cam.

Ví dụ, các tình huống khiến con người lo lắng như mang thai, sợ độ cao, cạnh tranh trong thể thao… Cũng đều có nguy cơ gây chảy máu cam. Trong những trường hợp này, cảm giác căng thẳng không trực tiếp gây ra chảy máu mũi. Nguyên nhân chính là do lo lắng và kèm theo đó là chảy máu cam.

Nhức đầu do căng thẳng có thể dẫn đến hoặc đi kèm với chảy máu mũi.

Một số người có xu hướng ngoáy mũi hoặc xì mũi thường xuyên. Khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Và chính điều ngày cũng có thể gây chảy máu mũi.

Tăng huyết áp không chỉ được xem như một yếu tố kích thích chảy máu cam, mà còn khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn ở mỗi lần. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có chứa thành phần làm loãng máu khiến tình trạng chảy máu mũi càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Một vài loại thực phẩm có trong chế độ ăn uống cũng có thể gây chảy máu mũi, chẳng hạn như thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la và trái cây họ cam quýt.

Chảy máu cam ở người lớn cũng thường xuất hiện vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô.

3. Điều trị chảy máu cam

4. Phòng ngừa chảy máu cam ở người lớn

Vì Sao Trẻ Bị Chảy Máu Cam?

Nguyên nhân làm trẻ bị chảy máu cam

Ths, Bs Quang Minh cho biết, hơn 90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.

– Khối u ở hốc mũi: Có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

– Độ ẩm: Kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.

– Thời tiết: Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

-Viêm mũi mãn tính: Một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.

Ngoài ra, trẻ còn bị chảy máu mũi ở ngoài hốc mũi do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết – đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.

Biện pháp phòng ngừa chứng chảy máu cam cho trẻ

– Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.

– Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.

– Chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.

– Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây chảy máu mũi (chảy máu cam) và hướng dẫn biện pháp điều trị triệt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Theo Minh Hải (VnMedia)

Chảy Máu Cam Ở Người Lớn: Những Điều Cần Biết

Chảy máu cam ở người lớn là tình trạng máu mũi tự nhiên chảy ra với số lượng lớn từ ở các vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố căng thẳng và lo âu. Vậy chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về chảy máu cam ở người lớn

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại:

Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm;

Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.

Theo một nghiên cứu năm 2005, chảy máu cam chiếm 1/200 trường hợp thăm khám tại phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ. Trẻ nhỏ và người lớn trên 65 tuổi là những đối tượng dễ bị chảy máu cam.

2. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn

Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính. Hiệp hội lo âu và trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) ước tính rằng có hơn 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng rối loạn lo âu. Đây cũng là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị chảy máu mũi mãn tính, chảy máu tái phát hoặc chảy máu đột ngột.

Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng căng thẳng và lo âu là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn. Tuy nhiên cũng có khả năng tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến một số hành vi, hay các vấn đề sức khỏe cũng như việc dùng thuốc của bệnh nhân. Và đây mới chính là yếu tố kích thích trực tiếp gây chảy máu cam.

Ví dụ, các tình huống khiến con người lo lắng như mang thai, sợ độ cao, cạnh tranh trong thể thao hoặc bị chấn thương thể chất, … cũng đều có nguy cơ gây chảy máu cam. Trong những trường hợp này, cảm giác căng thẳng không trực tiếp gây ra chảy máu mũi, mà nguyên nhân chính là do tình huống cụ thể làm cho chúng ta phải lo lắng và kèm theo đó là chảy máu cam.

Nhức đầu do căng thẳng có thể dẫn đến hoặc đi kèm với chảy máu mũi.

Một số người có xu hướng ngoáy mũi hoặc xì mũi thường xuyên khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, và chính điều ngày cũng có thể gây chảy máu mũi.

Tăng huyết áp không chỉ được xem như một yếu tố kích thích chảy máu cam, mà còn khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn ở mỗi lần. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có chứa thành phần làm loãng máu khiến tình trạng chảy máu mũi càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Một vài loại thực phẩm có trong chế độ ăn uống cũng có thể gây chảy máu mũi, chẳng hạn như thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la và trái cây họ cam quýt.

Chảy máu cam ở người lớn cũng thường xuất hiện vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô.

3. Điều trị chảy máu cam

3.1. Các bước sơ cứu ban đầu

Mặc dù thường không quá nguy hiểm nhưng tình trạng chảy máu mũi cũng sẽ khiến bản thân bệnh nhân và những người xung quanh cảm thấy hoang mang, sợ hãi. Áp dụng những bước sơ cứu ban đầu đúng cách có thể giúp giảm bớt sự lo lắng khi một người bị chảy máu mũi.

Bất kể chảy máu cam là do nguyên nhân gì, phương pháp sơ cứu chảy máu cam ban đầu cũng đều tuân thủ 3 bước như sau:

Bước 1: Ngồi thẳng.

Bước 2: Hơi nghiêng đầu về phía trước.

Bước 3: Bóp mũi lại và thở từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút cho đến khi máu chảy chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Khi máu có dấu hiệu chảy chậm lại, cần uống một ít nước để tránh cơ thể bị mất nước. Nếu được, nên nghỉ ngơi trong phòng có máy phun sương tạo ẩm hoặc ở những nơi mà không khí không quá hanh khô.

3.2. Lưu ý khi bị chảy máu cam do căng thẳng

Nếu chảy máu cam ở người lớn mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự căng thẳng, bệnh nhân cần lưu ý:

Cố gắng thư giãn và thở đều.

Trong thời gian chờ cho máu ngưng chảy, nên chú ý đến độ sâu của mỗi nhịp thở và chuyển động lên xuống của lồng ngực khi hô hấp.

Tránh các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống để điều trị chảy máu cam hiệu quả.

Nên đến nơi yên tĩnh và vắng vẻ khi xuất hiện tình trạng chảy máu cam.

Mọi người thường có xu hướng phản ứng mạnh mẽ khi nhìn thấy máu, do đó các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tìm một nơi lý tưởng trong thời gian đợi máu ngưng chảy. Khi ở một mình hoặc chỉ cùng với một người thân thiết, việc trấn an tinh thần cũng như lấy lại bình tĩnh về mặt cảm xúc và suy nghĩ cũng sẽ dễ dàng hơn.

4. Phòng ngừa chảy máu cam ở người lớn

4.1. Giảm căng thẳng

Bạn có thể kết hợp các kỹ thuật thư giãn vào cuộc sống hàng ngày để giảm căng thẳng và lo lắng, chẳng hạn như:

Yoga đã được chứng minh là một liệu pháp điều trị huyết áp cao và giảm lo lắng hiệu quả. Thực hành các động tác yoga như tư thế em bé (Child Pose) và tư thế trái núi (Mountain Pose) có thể giúp bạn cảm thấy cân bằng và bình tĩnh hơn.

Trong những lúc căng thẳng, bạn cũng có thể thử một bài tập chánh niệm có tên là “body scan” để cảm thấy thư giãn và kết nối nhiều hơn với cơ thể. Để thực hiện bài tập này, bạn cần ngồi thả lỏng và hít thở thật sâu tương tự như khi đang thiền, đồng thời dành toàn bộ sự tập trung để cảm nhận từng nhóm cơ khác nhau trên khắp cơ thể. Bài tập này có tác dụng giúp bạn dành toàn bộ sự chú ý vào cảm xúc thực tại và thoát khỏi những suy nghĩ phiền muộn hay rắc rối đang khiến bạn phải lo lắng.

4.2. Rèn luyện thói quen tốt

Uống nhiều nước;

Giảm tiêu thụ caffeine;

Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe tim mạch;

Dành thời gian ra ngoài gần gũi với thiên nhiên;

Trang bị máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và tránh các tác nhân gây dị ứng.

Trả lời cho câu hỏi chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không, các bác sĩ cho rằng tình trạng này thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nếu chảy máu cam thường hay tái phát nhiều lần, cần trình bày với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân có phải là do căng thẳng hay không. Một số trường hợp chảy máu cam nặng hoặc chảy máu cam liên tục chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được chẩn đoán và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Mùa Thu Hay Bị Chảy Máu Cam?

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Theo Ths. BS Lê Anh Tuấn, BV Tai Mũi Họng TƯ, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây chảy máu mũi. Nhóm một là do những bệnh lý tại mũi gây chảy máu như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm VA… mà nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết (chảy máu cam).

Thời tiết thất thường còn ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp, dị ứng, rối loạn vận mạch… làm nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu cam. 80% trường hợp chảy máu cam ở phần trước mũi, nơi nhiều mạch máu đi qua, hầu hết là do vỡ mao mạch.

Nhóm hai là do những bệnh lý toàn thân, mà chảy máu mũi chỉ là biểu hiện của bệnh như: Bệnh lý khối u ở mũi, chấn thương, ung thư máu, xuất huyết tiểu cầu, tim mạch…

Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên bác sỹ BV 103, ngoài những nguyên nhân trên, chứng tăng huyết áp, dùng nhiều đồ uống có cồn, ngoáy mũi hoặc dùng một số loại thuốc dị ứng mũi có thể làm khô màng mũi hay bệnh cảm lạnh cũng gây kích ứng niêm mạc mũi, nhất là khi bị cảm trong thời tiết hanh khô, bởi người bệnh phải xì nước mũi nhiều lần cũng gây chảy máu cam. Chảy máu cam tự nhiên lượng ít, có thể tự cầm, nhưng hay tái diễn, thường không có dấu hiệu báo trước và không rõ nguyên nhân. Nếu chảy máu nặng thành dòng kéo dài có thể gây thiếu máu, suy tuần hoàn nếu không được xử lý cấp cứu.

Cách cầm máu

Khi thấy trong mũi quá khô và chảy máu cam thì không nên quá lo lắng. Bạn hãy:

– Nếu máu chảy lâu có thể đặt ở gốc mũi viên nước đá bọc trong vải, hơi lạnh sẽ làm co mạch và ngưng chảy máu.

– Với trẻ em, hãy ôm trẻ vào lòng (vì trẻ em thấy máu là sợ), đặt ngồi nghiêng sang một bên để cầm máu (tránh đặt nằm ngửa vì máu dễ chảy xuống họng làm trẻ nôn). Nếu dùng bông gòn, vải cầm máu nhớ khi lấy bông ra phải nhẹ nhàng kẻo cục máu đông bị rút mạnh lại làm chảy máu tiếp.

– Tránh sì mũi mạnh trong vài giờ sau khi đã bị chảy máu.

Khi nào cần đi viện?

Nếu chảy máu cam mà không đau thì chỉ là chảy máu cam thông thường, nguyên nhân có thể do nhiệt và châm cứu sẽ đỡ. Bạn cần đi viện nếu:

– Sau 15 phút không cầm máu được, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.

Trong gia đình có con đang tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học, bạn nên dạy cho trẻ cách xử trí khi bị chảy máu cam, để lỡ đang ở lớp học mà bị chảy máu cam trẻ không sợ và bình tĩnh sơ cứu cho bản thân, tránh chảy máu nhiều, nhiễm trùng.

– Nếu máu cam chảy xuống miệng phải nhổ ra, không nuốt vào bụng vì chất độc do máu phân huỷ tạo thành có thể gây trướng bụng.

– Trời hanh, lạnh cần giữ niêm mạc mũi luôn đủ ẩm bằng cách xịt nước biển, hoặc nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu dùng điều hòa, máy sưởi cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa.

– Nên bỏ thói quen ngoáy mũi vì dễ gây chảy máu mũi. Không nên bôi kem, vaselin vào trong mũi vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt mũi có thể làm tình trạng khô mũi nặng hơn.

– Ngày lạnh nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.