Vì Sao Bé Chảy Máu Cam / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Con Chảy Máu Cam

Vì sao con bị chảy máu cam, và bạn nên xử trí thế nào khi đó?

“Chảy máu cam” là tình trạng thường xảy ra ở các bé từ 3-10 tuổi, tuy trông đáng sợ nhưng thường tự hết và có thể chữa trị tại nhà một cách an toàn. Tình trạng này thường xảy ra trong những tháng mùa lạnh, khi không khí khô và bé dễ bị nhiễm trùng. Bạn nên làm gì? – Bình tĩnh và trấn an con, cho con ngồi trên ghế hoặc trong lòng bạn, hơi nghiêng đầu con về phía trước; – Nhè nhẹ bóp mũi con (phần bên dưới sống mũi) bằng một miếng khăn giấy hay khăn sạch; giữ áp lực này khoảng 10 phút, nếu bạn ngừng quá sớm thì có thể máu sẽ chảy lại; – Cho con nghỉ ngơi một chút sau khi bị chảy máu cam, trong thời gian này có thể cho con đọc sách, xem phim, tránh vận động mạnh, xì mũi, ngoáy mũi, giụi mũi…/ Đầu hơi nghiêng về trước, tay bóp nhẹ mũi là cách xử trí đúng khi chảy máu cam (Ảnh: Inmagine) – Đừng để con ngửa ra sau hoặc nằm ra vì có thể khiến máu chảy ngược xuống họng, gây vị khó chịu và có thể gây ho hoặc ói. Bạn cũng đừng dùng bông nút mũi của bé lại khi đang hoặc sau khi bị chảy máu cam vì sau khi rút bông ra máu vẫn có thể chảy lại như thường. Hãy gọi bác sỹ nếu: – Con bị chảy máu cam thường xuyên; bé dễ bị chảy máu, dễ bị bầm, bị chảy máu nhiều dù vết thương không lớn; – Có thể có dị vật trong mũi của bé; – Bé vừa bắt đầu dùng một loại thuốc mới; – Con bị chảy máu cam sau khi bị ngã hoặc chấn động vùng đầu; – Con vẫn tiếp tục chảy máu sau hai nỗ lực cầm máu; – Con bị chảy máu nhiều, sau đó tái hẳn đi, chóng mặt, lả người; – Bé ho hoặc nôn ra máu tươi hoặc chất màu nâu trông giống bã cà phê. Nguyên nhân gây chảy máu cam Trẻ nhỏ thường hay bị chảy máu cam hơn người lớn, và nguyên nhân phổ biến nhất là do con ngoáy mũi, và do không khí khô. Không khí khô rất dễ kích thích làm khô vách ngăn mũi, tạo thành các vảy gây ngứa và nếu đụng vào thì gây chảy máu. Bệnh cảm lạnh cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, và tình trạng chảy máu có thể xảy ra sau khi xì mũi nhiều lần; bị cảm trong thời tiết hanh khô của mùa lạnh thì đúng là điều kiện lý tưởng cho chảy máu cam. Một số loại thuốc dị ứng như antihistamines hay decongestants để kiểm soát tình trạng mũi bị ngứa, chảy nước mũi hay nghẹt mũi cũng có thể là nguyên nhân bởi chúng có thể làm khô màng mũi và góp phần gây dễ chảy máu cam. Ngoài nguyên nhân ngoáy mũi thì bé cũng có thể bị chảy máu cam do một tác động vật lý khác: bị ngã hay bị vật gì đập vào, bị dị vật lọt vào mũi… Trong các trường hợp này, hãy dùng các thủ thuật để ngăn chảy máu mũi; nếu bạn không thể cầm máu sau 10 phút hoặc lo lắng về các chấn thương khác có thể gặp phải, hãy đưa con đến gặp bác sỹ ngay. Chảy máu cam hiếm khi là dấu hiệu đáng báo động, nhưng chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu con bạn bị chảy máu cam nhiều hơn 1 lần/ tuần thì cần phải đi bác sỹ. Nếu chảy máu không phải là do vấn đề dị ứng, nhiễm trùng xoang hay các mạch máu bị kích thích, bác sỹ có thể đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm để biết vì sao con bạn lại bị tình trạng này. Khả năng tuy hiếm nhưng cũng có thể xảy ra đó là tình trạng rối loạn chảy máu hoặc mạch màu hình thành bất thường. Phòng ngừa chảy máu cam Vì chủ yếu các trường hợp chảy máu cam ở trẻ nhỏ là do các bé ngoáy mũi hoặc do không khí khô nóng nên bạn hãy thử các mẹo nhỏ sau đây: – Cắt gọn gàng móng tay cho con để phòng ngừa những thương tổn có thể gây ra khi bé ngoáy mũi, và tốt nhất hãy giúp con hạn chế và từ bỏ thói quen ngoáy mũi; – Giữ ẩm mũi cho con bằng cách dùng nước muối xịt hoặc thoa thuốc mỡ kháng sinh dịu nhẹ xung quanh, ngay dưới mũi, đặc biệt vào buổi đêm; – Làm ẩm không khí trong phòng bằng cách dùng máy tạo ẩm (nếu nhà bạn quá khô), và nếu bạn sử dụng các loại máy móc này, hãy chú ý vệ sinh chúng sạch sẽ kẻo lợi bất cập hại;

Vì Sao Bạn Bị Chảy Máu Cam?

Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương.

1. Phân loại chảy máu cam

Chảy máu mũi (chảy máu cam) được phân thành 2 loại: chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Hiện tượng chảy máu mũi trước chiếm tới gần 90% các trường hợp bị chảy máu cam. Vị trí máu chảy là vách ngăn lỗ mũi, khu vực này chứa nhiều mạch nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay gặp chấn thương cục bộ như ngoáy mũi, day mũi hay tay bạn vô tình làm xước. Chảy máu xuất phát từ phía trước mũi.

Chảy máu mũi trước là tình trạng phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hoặc có môi trường khô như việc dùng lò sưởi hay máy điều hòa trong thời gian dài. Niêm mạc khô khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.

Tình trạng chảy máu mũi trước thường xảy ra một bên mũi và chủ yếu chảy ra phía trước. Tình trạng này kéo dài và khối lượng máu chảy không nhiều. Sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu thì máu ngừng chảy.

Trong một vài trường hợp, khó để nhận biết chảy máu mũi trước hay sau. Cả hai đều có thể khiến cho máu chảy về phía sau cổ họng nếu bạn nằm ngửa. Nhưng tình trạng chảy máu cam sau nghiêm trọng hơn nhiều. Bạn cần phải đến cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời.

2. Nguyên nhân gây chảy máu cam

Tình trạng chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam hầu hết là tự phát và xảy ra bất ngờ. Nếu bạn bị chảy máu cam nhiều thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

Khí hậu khô hoặc không khí khô, nóng khiến mũi bạn khô khiến cho mạch máu của bạn trở nên nhạy cảm và có thể bị vỡ

Ngoáy mũi

Day mũi hoặc chà xát quá mạnh

Các chất kích thích hóa học như amoniac

Sử dụng cocaine

Sử dụng aspirin

Xì mũi liên tục và quá mạnh

Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang

Do chấn thương ở mũi

Do dị ứng hoặc thuốc dị ứng có thể làm khô mũi

Rặn mạnh khi đi đại tiện, bị táo bón

Phải thở oxy qua ống thông mũi

Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt

Bị chấn thương đầu, gãy xương mũi, vỡ nền sọ

Một số loại thuốc làm loãng máu

Chảy máu hoặc rối loạn đông máu

Các khối u có thể khiến bạn bị chảy máu cam.

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn của chảy máu cam như: Sử dụng đồ uống có cồn; Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP); Di truyền xuất huyết telangiectasia; Bệnh bạch cầu; Khối u mũi và mũi; Polyp mũi; Phẫu thuật mũi; Thai kỳ…

Chảy máu cam không phải là triệu chứng hay kết quả của huyết áp cao. Tình trạng huyết áp cao nghiêm trọng có thể khiến tình trạng chảy máu cam của bạn trở nên tệ hơn hoặc kéo dài tình trạng chảy máu cam.

Có thể bị chảy máu cam do rối loạn chảy máu nhưng hiếm khi xảy ra tình trạng này. Nếu tình trạng chảy máu cam của bạn không dừng lại hoặc bạn bị chảy máu nhiều từ nướu răng, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra. Rối loạn chảy máu có thể khiến bạn gặp nguy hiểm vì tiểu cầu trong máu của bạn bị đông lại hoặc bị thiếu hoặc không hoạt động.

Một nguyên nhân khác hiếm gặp có thể khiến bạn bị chảy máu cam đó là do khối u trong mũi hoặc xoang. Các khối u này có thể không phải là u ác, chúng chỉ là u lành tính. Chỉ có khoảng 2.000 trường hợp khối u ung thư ở mũi hoặc xoang được chẩn đoán mỗi năm.

Trong một số trường hợp, chảy máu cam có thể do gen di truyền trong gia đình. Một tình trạng hiếm gặp có tên là di truyền xuất huyết telangiectasia (HHT) ảnh hưởng đến các mạch máu. Triệu chứng chính là chảy máu cam lặp đi lặp lại và trở nên nặng hơn theo thời gian. Nếu bạn bị HHT, bạn có thể thức dậy vào đêm và nhận ra rằng chiếc gối của bạn bị ướt đẫm máu, bạn có thể xuất hiện những đốm đỏ trên mặt hoặc trên tay. Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bạn đều gặp tình trạng này, và bạn đang bị c hảy máu cam, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra để cải thiện tình trạng này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Bạn Bị Chảy Máu Mũi, Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Là Gì?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. Tuy nhiên, mỗi một nguyên nhân đều có các biểu hiện bệnh khác nhau. Do đó, người bệnh phải thật cảnh giác khi chảy máu mũi.

Ảnh hưởng của các mô dọc theo mũi bị sưng do phản ứng cơ thể bị kích ứng là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu cao. Lúc này, các mao mạch có xu hướng giãn nên sẽ gây ra hiện tượng chảy máu cam. Ngoài nhỏ giọt, máu có thể chảy khi bạn hắt hơi hoặc xì mũi.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị lệch vách ngăn, khi có luồng không khí đi qua sẽ làm mũi khô, gây kích ứng và xảy ra hiện tượng chảy máu mũi.

Việc hắt hơi thường xuyên sẽ gây loét các lớp lót của vách ngăn, đây chính là phần trung tâm giữa hai lỗ mũi. Nếu vách ngăn bị rách hoặc tổn thương sẽ gây chảy máu.

Những ai có thói quen ngoáy mũi cũng rất dễ chảy máu. Không những vậy, việc ngoáy mũi còn làm rụng lông, ảnh hưởng đến niêm mạc, làm vỡ mạch máu, gây chảy máu. Ngoài ra, thói quen này còn tạo “cơ hội” cho vi khuẩn xâm nhập dễ hơn vào cơ thể dẫn đến nhiễm khuẩn mũi.

Xuất hiện khối u hoặc bị khuẩn xoang

Những trường hợp chảy máu mũi nhưng có mùi hôi hoặc màu thẫm rất dễ là biểu hiện của khối u hoặc nhiễm khuẩn khoang. Bởi vậy, nếu có dấu hiệu này bạn cần đi kiểm tra nội soi, chụp CT để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Huyết áp tăng cao cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi, đặc biệt ở người lớn tuổi. Huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch cũng tăng, điều này sẽ dễ làm nứt vỡ thành mạch và gây chảy máu mũi, thậm chí xuất huyết đáy, xuất huyết não…

Giảm tiểu cầu là một trong những bệnh về máu có thể gây chảy máu cam. Do đó, bạn cần xét nghiệm máu và điều trị kịp thời nếu do nguyên nhân này.

Làm Gì Nếu Bé Chảy Máu Cam Vào Ban Đêm?

Lý do nào làm cho bé chảy máu cam vào ban đêm?

Các bác sĩ phòng kham tai mui hong cho rằng: chứng chảy máu cam thường gặp nhất ở bé dưới 10 tuổi và trẻ nam ở độ tuổi dậy thì bởi các thay đổi về tâm lý, sự thay đổi hormon của con nhỏ. Nhiều lúc con nhỏ chảy máu cam về đêm có khả năng vì các nhân tố từ hội chứng tai mũi họng hoặc bởi các hội chứng toàn thân làm phát sinh. Những tác nhân chảy máu cam ở bé thường gặp bao gồm:

– Chấn thương do trong quá trình ngoáy mũi hoặc bởi vì va đập trực tiếp vào mũi như: bị đánh, tai nạn, ngã…

– Viêm đường hô hấp trên như: cúm, viem xoang mui, hít hơi độc…

– Không khí quá khô bởi lẽ độ ẩm thấp.

– Lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u trong mũi như: u xơ vòm, ung thư vòm họng; căn bệnh phình mạch.

– Dị vật trong mũi thường gây chảy máu mũi một bên, từ đó buộc phải xem có dị vật ở bên trong đường thở không.

– Bởi cao huyết áp hoặc rối loạn quá trình đông máu.

– Nhiều người bị chảy máu mũi 1 bên, từ đó cần căn cứ vào có dị vật ở trong đường thở không.

– Có trường hợp chảy máu mũi không tìm được nguyên nhân gây bệnh máu tự chảy và tự cầm.

Làm gì trong trường hợp bé chảy máu cam vào ban đêm?

Trước tiên, bạn cần bình tĩnh, dỗ dành trẻ nhỏ. Hien tuong chay mau cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm trường hợp để lại hậu quả nặng nề.

Bạn nên ôm con nhỏ trong lòng và khẽ nghiêng người bé ngả về phía sau. Tiếp đó, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của trẻ nhỏ. Có thể giữ động tác này trong một vài phút, cho đến lúc máu ở mũi bé ngừng chảy. Cùng thời gian này, bạn có khả năng sẽ “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho trẻ em nghe, cho trẻ xem 1 cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của trẻ).

Sau một vài phút, bạn thử kiểm tra xem trẻ nhỏ còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho trẻ. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho trẻ nhỏ cũng có khả năng giúp cầm máu. Nếu mà những mẹo trên không hiệu quả, bạn buộc phải đưa trẻ nhỏ đi khám.

Lưu ý: không nên nghiêng người trẻ quá mức, không đặt trẻ nằm ngửa bởi máu từ lỗ mũi của trẻ có khả năng sẽ chảy xuống cổ họng, dẫn đến vị khó chịu và khiến bé bị nôn (trớ). Cũng không nên sử dụng bông để cầm máu cam bởi lẽ nếu máu thấm vào bông sẽ khiến cho cục bông tăng thể tích, có khả năng sẽ gây nghẽn ở mũi con nhỏ.

Thông thường, tình trạng chảy máu cam ít nghiêm trọng. Trẻ dễ mắc chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, thời điểm không khí trở nên khô và cơ thể dễ mắc phải nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng rất có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của trẻ vào buổi sáng (do con nhỏ chảy máu cam về đêm).

Tuy nhiên, bạn cũng phải đưa bé đi khám với những trường hợp như sau:

– Chảy máu cam sau lúc bé bị ngã hoặc vì bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.

– Con nhỏ chảy máu cam nhiều. Ngay khi bạn thấy được phác đồ cầm chảy máu cam cho trẻ nhỏ không thành công, bạn buộc phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

– Trẻ nhỏ dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng.

– Trẻ nhỏ bị chảy máu cam thường xuyên.

– Trẻ nhỏ bị chảy máu cam lúc ngủ

– Vừa chảy máu cam, trẻ vừa mắc phải chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Mọi câu hỏi tương tự như: con nhỏ bị chảy máu cam do yếu tố nào gây ra, con nhỏ mắc chảy máu cam có nghiêm trọng không, cũng như những hội chứng về tai mũi họng khác, mời các bạn trực tiếp liên hệ hotline 02432.878.750 Hoặc qua cửa sổ chat hiển thị trên website chúng tôi của Phòng khám 497 đường quang trung hà đông để được giải đáp cụ thể.