Vì Sao Bạn Hay Buồn Ngủ / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Có Bầu Hay Buồn Ngủ Nhiều – Lý Do Vì Sao?

Đối với hầu hết phụ nữ, mang thai là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng đây cũng là lúc họ gặp muôn vàn rắc rối với cơ thể. Một trong số đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, điều này có thể xảy ra với ngay cả những người chưa bao giờ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Lý giải về những cơn buồn ngủ liên tục khi mang thai

Người ta thường gọi những bà bầu ngủ nhiều là “nghén ngủ”. Tình trạng này thường chỉ tồn tại khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, song nó khiến mẹ bầu rất buồn ngủ đến mức không thể cưỡng lại được và có thể ngủ nguyên cả một ngày dài. Cơn buồn có thể ập tới bất cứ lúc nào, bất kể mẹ đang làm gì chăng nữa: trong lúc nấu ăn hoặc đang giặt giũ…Thế nhưng hầu như cảm giác buồn ngủ rũ rượi chỉ ảnh hưởng vào ban ngày còn đêm đến họ lại thường trằn trọc và khó ngủ hơn.

Tất cả những rối loạn về giấc ngủ của phụ nữ mang thai có nguồn gốc từ sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết trong thai kỳ. Mức hormone progesterone tăng cao có thể giải thích phần nào cơn buồn ngủ ban ngày quá mức. Khi hàm lượng progesterone tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới các thụ thể benzodiazepine thúc đẩy não bộ sản xuất một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên là Gamma aminobutyric acid để xoa dịu căng thẳng và an thần, từ đó mẹ sẽ dễ buồn ngủ hơn. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều trong đêm, ngủ ngáy và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bà bầu ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Đối với nhiều phụ nữ mang thai do sự lo lắng về việc sinh nở và chuyển dạ, cân bằng giữa việc làm mẹ và công việc hoặc mối quan hệ với người bạn đời có thể bị thay đổi dễ khiến họ stress và mất ngủ triền miên. Điều này đặc biệt đúng với những người làm mẹ lần đầu. Chính vì vậy không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của một giấc ngủ đối với sức khỏe của bà bầu. Tuy vậy, nếu ngủ quá nhiều trong giai đoạn mang thai chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe bản thân và thai nhi.

Khi ngủ liên tục một khoảng thời gian dài, cơ thể trở nên thụ động hơn, ù lì vì phải nằm yên một chỗ. Kết quả là nhiều mẹ bầu bị sưng phù chân do các khối tĩnh mạch gia tăng, nếu các khối tĩnh mạch này di chuyển tới phổi chúng có thể làm cho lá phổi bị tắc gây khó thở, thở dốc, đau khi thở hoặc tim đập nhanh vì thiếu oxy.

Thêm vào đó, khi ngủ quá nhiều phần cơ và xương dễ xảy ra hiện tượng cứng cơ, dễ gãy xương, các khớp thiếu linh hoạt, mẹ sẽ khó chuyển dạ hơn và mất nhiều thời gian hơn cho quá trình vượt cạn. Mẹ nếu không chịu vận động sẽ làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu ngủ như thế nào mới đúng?

Điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai là ưu tiên giấc ngủ và tìm ra các chiến lược hiệu quả để kiểm soát các vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ càng sớm càng tốt .

Mặc dù rất buồn ngủ, xong mẹ bầu có thể hạn chế nó bằng cách tập một vài động tác nhẹ nhàng như Yoga hoặc đi dạo, không ngủ nướng hay ngủ quá giấc, chỉ  cần 7 – 9 tiếng cho mỗi đêm là đủ.

Buổi sáng, hãy đánh thức cơ thể bằng một ly nước chanh nhẹ nhàng. Nó sẽ giúp bạn đủ tỉnh táo trong vài giờ mà không lo bị cơn buồn ngủ quấy rầy. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập thói quen ngủ trưa từ 30 – 60 phút để cơ thể tái tạo năng lượng cho buổi chiều.

Những tháng đầu, thai nhi chưa lớn nên mẹ có thể thoải mái nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Lưu ý nếu nằm nghiêng thì nên nghiêng về phía bên trái (tránh nghiêng bên phải hoặc nằm sấp) để giảm áp lực của các nội tạng trong cơ thể tới tử cung và tránh bị axit trào ngược trong khi ngủ.

Ở 3 tháng cuối khi kích thước vòng bụng đã phát triển rất nhiều, mẹ đừng nằm ngửa trong khi ngủ vì có thể làm thai chết lưu. Mẹ nên nằm phía bên trái giúp lưu thông máu tốt nhất cho em bé, tránh bị chuột rút và cuồng tay chân trong khi ngủ.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thêm gối nâng hoặc massage cơ thể nhẹ nhàng, mặc trang phục thoải mái để giúp giấc ngủ ngon hơn.

Dù có ra sao, mẹ bầu cũng đừng quên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Thực phẩm đầy đủ dưỡng chất, nạp nhiều vitamin và khoáng chất là một trong những phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ.

Web Site

Đặt hàng Modafinil – Modalert 200mg

Vận chuyển toàn quốc chỉ với 30.000 đ. MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN với GÓI DÙNG THỬ

Giờ Đã Hiểu Vì Sao Sau Khi Ăn No Lại Hay Buồn Ngủ

Sau khi ăn no chúng ta có cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là buổi trưa, đây là phản ứng bình thường của cơ thể.

Ăn đồ ăn ngọt và chứa nhiều tinh bột sẽ gây buồn ngủ

Hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn no hoàn toàn có cơ sở. Trong cơ thể người, hai bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất chính là bộ não và ruột. Sau khi ăn, năng lượng trong cơ thể sẽ được chuyển hướng ưu tiên cho hệ tiêu hóa làm việc. Dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.

Triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ cũng có thể xảy ra khi bữa ăn có nhiều chất ngọt và tinh bột. Khi thức ăn đi xuống ruột nhanh nên nồng độ chất insulin tăng lên cao làm cho lượng đường hạ thấp cũng gây nên mệt mỏi và buồn ngủ. Thức ăn ngọt và tinh bột cũng kích thích não sản xuất một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh có tên serotonin- thủ phạm gây mệt mỏi và buồn ngủ.

Nếu bạn muốn tránh tình trạng buồn ngủ sau khi ăn no, bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn bằng cách: Ăn ít thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, ăn ít đồ ăn ngọt, thay vào đó chọn các thức ăn kích thích não bộ như rau quả, thịt, cá…

Hãy chọn các thức ăn kích thích não bộ như rau quả, thịt, cá…

Các bạn cũng lưu ý: Sau khi ăn no không nên đi ngủ ngay đặc biệt với những người cao tuổi. Lý do là ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối với khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy, nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau dạ dày hoặc chứng phù thũng cho các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mặt và chân tay.

Sau khi ăn no, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn tiêu hoá thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng sau đó mới nên lên giường đi ngủ.

Cách để ngăn ngừa cảm giác buồn ngủ sau khi ăn

1. Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc khó chịu sau khi ăn, bạn hãy uống một loại trà thảo dược như bạc hà để giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày và giúp bạn tỉnh táo hơn.

2. Một cách khác để ngăn ngừa cảm giác buồn ngủ sau khi ăn là cân bằng bữa ăn. Bữa ăn nên được cân bằng giữa các loại rau, protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh.

3. Ăn một bữa ăn nhỏ hơn sẽ giữ cho bạn tỉnh táo sau bữa trưa, đặc biệt là khi bạn đang ở văn phòng.

4. Sau khi bữa ăn chứa nhiều chất, bạn hãy đi bộ để tăng tuần hoàn máu và kích thích cơ bắp cũng như giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

Vì Sao Buồn Ngủ Mà Không Ngủ Được? Cách Khắc Phục

Tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được có thể là dấu hiệu cơ thể mệt mỏi quá độ. Điều này có thể là do không ngủ đủ giấc trong vòng 24 giờ hoặc đã không đủ giấc trong nhiều ngày liên tục và kéo dài trong một thời gian nhất định.

Hầu hết các trường hợp này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Điều này xảy ra khi trẻ bỏ qua những giấc ngủ ngắn, đi ngủ muộn hoặc có chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

Theo thống kê, cứ 5 người trưởng thành sẽ có 1 người gặp trường hợp buồn ngủ nhưng không ngủ được. Các dấu hiệu khi mệt mỏi quá mức thường bao gồm:

Hạn chế khả năng suy nghĩ rõ ràng

Xử lý thông tin và các hoạt động chậm hơn

Thay đổi tâm trạng đột ngột

Khó đưa ra các quyết định

Mất trí nhớ tạm thời, gặp khó khăn khi ghi nhớ các vấn đề ngắn hạn hoặc dài hạn

Thời gian phản ứng chậm

Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không thể ngủ được, dẫn đến đau đầu

Lo lắng, phiền muộn không rõ lý do

Các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tăng nguy cơ gặp tai nạn hoặc các chấn thương. Ngoài ra, mệt mỏi do thiếu ngủ có thể dẫn đến các biến chứng khác như:

Tăng cân và béo phì

Mất trí nhớ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được 1. Não bộ bị kích thích

Thực hiện các hoạt động gây kích thích não bộ trước khi đi ngủ có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Tập thể dục thể thao trước khi đi ngủ hoặc sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc khó ngủ.

2. Sử dụng ánh sáng xanh

Một số người có thói quen làm việc vào buổi tối hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây kích thích não bộ, gây khó ngủ, mất ngủ.

Não bộ là một mạng lưới neuron thần kinh phức tạp. Các mạng lưới này chịu trách nhiệm cho sự tỉnh táo và thư giãn để ngủ. Hoạt động của các tế bào thần kinh này có thể giảm hoặc bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.

Khi làm việc sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối, các mạng lưới thần kinh thức tỉnh được kích hoạt để đáp ứng nhu cầu công việc. Điều này khiến đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể bị rối loạn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên.

Bên cạnh đó các thiết bị điện tử thường phát ra ánh sáng xanh và màn hình thường tương đối nhỏ. Do đó, khoảng cách từ ánh sáng xanh đến mắt rất ngắn. Điều này dẫn đến ức chế tiết melatonin (hormone gây ngủ) và gây trì hoãn giấc ngủ. Theo thống kê, sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể làm giảm mức độ melatonin đến 23%, do đó dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi nhưng không thể ngủ được.

3. Cơ thể quá nóng

Nhiệt độ của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Do đó, nhiệt độ phòng ngủ quá nóng có thể gây rối loạn giấc ngủ hoặc trì hoãn giấc ngủ bình thường.

Khi cơ thể quá nóng có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ mà không thể ngủ được, rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Cơ thể cần hạ nhiệt để ngủ, do đó người bệnh hạ nhiệt độ phòng ngủ xuống mức độ thích hợp. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp là từ 21 – 25 độ C.

Nếu không thể hạ nhiệt độ phòng, có thể bỏ bớt chăn, thay quần áo thoáng mát hoặc đi tắm nước mát.

4. Quá căng thẳng

Áp lực công việc, căng thẳng quá độ hoặc các lo lắng về cuộc sống có thể khiến não bộ tỉnh táo và gây trì hoãn giấc ngủ. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên. Khó ngủ cũng có thể làm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng trở nên nghiêm trọng. Điều này sẽ dẫn đến vòng tròn căng thẳng và mất ngủ nối tiếp nhau.

Các nguyên nhân tâm lý khác có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mà không ngủ được bao gồm cảm xúc tức giận, lo lắng, đau buồn, rối loạn lưỡng cực và các chấn thương tâm lý. Điều trị các vấn đề tiềm ẩn là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Nhiều tình trạng y tế và bệnh tật có thể góp phần gây ra tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được. Cụ thể các bệnh lý thường bao gồm:

Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến thực quản và khí quản, đặc biệt là vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ.

Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Điều này gây đổ mồ hôi đêm, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hoặc có dấu hiệu hạ đường huyết vào ban đêm và dẫn đến trì hoãn giấc ngủ. Ngoài ra, tiểu đường gây tổn thương các dây thần kinh ở chân, dẫn đến tăng cử động vào ban đêm và gây rối loạn giấc ngủ.

Suy tim có thể gây tích tụ các chất lỏng ở phổi và mô. Điều này khiến người bệnh khó ngủ do cảm giác khó thở hoặc rối loạn nhịp thở.

Rối loạn cơ xương có thể gây khó ngủ hoặc buồn ngủ mà không ngủ được do tổn thương các dây chằng, gân, xương và cơ.

Bệnh thận khiến cơ thể không thể lọc các chất lỏng, cân bằng điện giả, dẫn đến tích tụ chất thải trong máu và gây hội chứng chân không yên. Điều này gây khó ngủ, buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.

Cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và khắc phục tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

Hãy chắc chắn phòng ngủ tối, yên tĩnh và nhiệt độ phù hợp. Tiếng ồn, ánh sáng và phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh là nguyên nhân phổ biến có thể gây cản trở giấc ngủ. Nếu phòng quá ồn, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các tiếng ồn trắng hoặc nghe nhạc thư giãn, nếu thích không gian yên tĩnh, người bệnh có thể tham khảo sử dụng nút tai. Mở cửa sổ hoặc bất điều hòa để phòng ngủ mát mẻ và sử dụng mặt nạ che mắt nếu ánh sáng quá lớn.

Thay đổi thói quen ngủ khoa học, ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong tất cả các ngày, kể cả cuối tuần. Điều này có thể hỗ trợ đồng hộ sinh học, giúp người bệnh đi ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả khi cơ thể mệt mỏi.

Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Màn hình điện tử phát ra ánh sáng xanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin và trì hoãn giấc ngủ. Do đó, thay vì xem TV, điện thoại hoặc máy tính, người bệnh có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc trò chuyện yên tĩnh với người thân.

Nếu không thể ngủ sau 20 phút nằm trên giường, người bệnh nên ra khỏi giường, đến một góc khác trong nhà. Điều này có thể khiến cơ thể thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ tự nhiên. Để hỗ trợ thư giãn, người bệnh có thể đọc một quyển sách, nghe nhạc cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

Những điều cần tránh trước khi đi ngủ

Một số vấn đề cần tránh để hỗ trợ giấc ngủ bao gồm:

Uống quá nhiều chất lỏng: Điều này gây áp lực lên bàng quang và tăng nhu cầu thức dậy để đi tiểu. Bằng cách hạn chế tiêu thụ các chất lỏng trước khi đi ngủ và đi vệ sinh trước khi đi ngủ, người bệnh có thể kiểm soát tần suất thức dậy đi tiểu khi ngủ.

Rượu: Mặc dù rượu và các thức uống chứa cồn khác có thể giúp thư giãn, giúp não bộ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, rượu có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng thức dậy giữa đêm và không thể đi ngủ trở lại.

Bữa ăn tối lớn: Cố gắng ăn tối sớm và tránh các loại thực phẩm nặng, cần nhiều thời gian để tiêu hóa trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thực phẩm cay hoặc thực phẩm có tính axit có thể kích thích dạ dày, dẫn đến ợ nóng và mất ngủ.

Caffeine: Không sử dụng Caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để kiểm soát tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Những người nhạy cảm với caffeine thậm chí có thể dừng sử dụng trước 8 – 10 giờ để tránh gây kích thích não bộ.

Biện pháp phòng ngừa

Để ngăn ngừa tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh có thể bắt đầu bằng cách xây dựng một lịch trình ngủ lành mạnh. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Cố gắng đi ngủ và thức dậy và một giờ nhất định mỗi ngày, kể cả cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ.

Suy nghĩ tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng hoặc lo lắng khi đi ngủ. Người bệnh có thể giữ lại một quyển nhật ký các việc gây lo lắng trước khi đi ngủ để hỗ trợ giảm căng thẳng.

Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên. Tuy nhiên không nên tập thể dục gần giờ đi ngủ để tránh gây kích thích và khó ngủ. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể tập thể dục trước khi đi ngủ 4 giờ.

Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm, hoặc bất cứ hoạt động nào có thể giảm căng thẳng.

Hạn chế các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi chiều. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể là do cơ thể quá mệt mỏi hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen ngủ và thư giãn phù hợp. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc nếu người bệnh không thể ngủ được kéo dài nhiều đêm, hãy đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Tại Sao Uống Rượu Bia Hay Buồn Ngủ?

Khi uống rượu bia, hiện tượng nhiều người gặp phải là buồn ngủ, mắt cứ dính lại không cưỡng được. Theo các chuyên gia, đó là một trạng thái say.

Anh L.Đ.C (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Hình ảnh lúc đấy chẳng đẹp tý nào! Mỗi lần đi nhậu, dù uống ít hay nhiều là tự dưng mắt tôi cứ díp lại, không thể nào chống lên được. Ai làm gì mặc kệ, tôi cứ khò khò ngon lành. Bạn bè nhiều người hiểu, cứ mặc cho tôi ngủ. Nhưng ngại nhất là có những lần mời đối tác làm ăn, thấy tôi “đang mơ” họ đành phải trả tiền và về trước. Bây giờ mỗi lần tôi rủ nhậu là bạn bè tôi từ chối và trêu “đi để đuổi muỗi cho ông à”.

Trên các diễn đàn, nhiều bà vợ ấm ức là mỗi lần chồng đi nhậu về nằm lăn ra ngủ. Hiện trạng để nguyên: hôi hám, lếch thếch, “kéo gỗ” ầm ầm, chả biết trời trăng gì, vợ làm gì mặc vợ, con đau ốm mặc bay… Hôm nào chồng đi nhậu về là y như rằng các chị mất ngủ.

Hiện tượng buồn ngủ một cách dễ dàng, mắt không thể nhìn mọi vật một cách chính xác, mắt cứ dính lại vào nhau, ngủ lúc nào không hay, không nghe, không thấy, không còn nhận ra chính mình, không biết mình là ai, đang làm gì, ở đâu và như thế nào… theo các chuyên gia đó là hiện tượng hay trạng thái khi bị say rượu bia.

Khi uống rượu, lượng đường trong máu giảm xuống, khiến cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi và hoa mắt, lúc này người uống rượu sẽ thấy mệt mỏi, mất tỉnh táo và buồn ngủ.

Giải thích khoa học thì khi uống rượu, chất ethanol ở trong rượu di chuyển trong cơ thể. Sau khi vào hệ thống tiêu hóa ethanol di chuyển và trong máu, đi qua các màng tế bào rồi đến trái tim.

Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích.

Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ, các chức năng của não hoạt động chậm đi.

Đa phần những người uống rượu xong đều chìm vào giấc ngủ li bì, nhưng chất lượng giấc ngủ lại bị ảnh hưởng trầm trọng. Họ ngủ trong trạng thái lơ mơ, do gan và dạ dày vẫn phải hoạt động, ngoài ra do cơ thể mất nước nên cũng gây ra trạng thái uể oải. Do vậy mặc dù đã ngủ rất lâu nhưng khi dậy vẫn thấy mệt mỏi vì chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Ngoài buồn ngủ thì khi say rượu sẽ kèm theo các dấu hiệu khác nhau: Những đom đóm và sao sáng bắt đầu xuất hiện trước mắt bạn, hoa mắt và kèm theo chóng mặt. Lúc này nếu đi lại thì bạn sẽ lảo đảo giống như tập “túy quyền”. Giọng lè nhè, líu nhíu, hành động hay các động tác đều kết hợp rất kém và không mạch lạc, làm bất cứ điều gì đều rất khó khăn.

Với trạng thái này, nếu bổ sung một số món ăn hoặc thảo dược giải rượu thì cơ thể sẽ hồi phục một cách nhanh chóng và tỉnh táo trở lại.

Hiện nay nhiều người đang truyền tai phương pháp giải rượu từ quả chỉ cụ. Theo ông Nguyễn Văn Mết (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu thương mại và phân phối thực phẩm MET – đơn vị đang phân phối sản phẩm nước giải rượu chiết xuất từ cây chỉ cụ), cây chỉ cụ còn gọi là khúng khéng, vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thumb.

Thuộc họ Táo ta Rhammaceae. Cây gỗ cao 10 m hay hơn. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gân tỏa từ gốc lá, phiến lá dài 10-15 cm, rộng 5-9 cm. Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được.

Cây này được người Hàn Quốc rất ưa chuộng và sử dụng nhiều trong việc giải rượu, giải độc gan.

Quả được dùng chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ.

Người ta còn dùng gỗ khúng khéng đẽo hình gối để dùng gối đầu hoặc đẽo thành từng mảnh vỏ bào, sắc nước uống cũng với mục đích chống nôn, chống say rượu.

Hiện nay từ cây chỉ cụ người Hàn Quốc đã nghiên cứu sản xuất ra nước uống giải rượu đóng chai tiện lợi mang tên Condition.

Với thông tin trên, hi vọng chúng ta có thể hiểu hơn về trạng thái mà cơ thể mình trải qua khi uống rượu bia. Từ đó có những phương pháp uống rượu và có những cách giải rượu tốt nhất cho bản thân.

Vì Sao Chúng Ta Có Cảm Giác Buồn Ngủ?

Đối với một người trưởng thành thường cần ngủ từ 7-8 tiếng vào mỗi đêm. Nếu bạn cảm thấy vẫn buồn ngủ trong suốt cả ngày mặc dù đã ngủ đủ giấc, khả năng cao bạn đã mắc phải các vấn đề rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể gây ra các cơn buồn ngủ quá mức, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe.

1. Nguyên nhân gây buồn ngủ?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, tuy nhiên chúng ta thường không biết rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến các cơn buồn ngủ, cũng như cơ chế gây buồn ngủ của não bộ.

Một số nghiên cứu trên chuột đã cho thấy các tế bào thần kinh đệm hình sao trong não kích thích cơn buồn ngủ bằng cách giải phóng ra adenosine- một chất điều hòa thần kinh có tác dụng gây ngủ bị ức chế bởi caffeine. Ngoài ra, thời gian thức của bạn càng lâu thì sự thôi thúc cơn buồn ngủ càng lớn. Điều này được gọi là áp lực giấc ngủ.

Các nhà khoa học cũng cho biết adenosine là một tác nhân gây ra áp lực giấc ngủ. Chất hóa học này sẽ tích tụ lại trong não bộ khi bạn ở trạng thái thức, sau đó sẽ kích thích các mô hình hoạt động não bộ độc đáo xảy ra trong khi ngủ. Không giống như các tế bào thần kinh khác, những tế bào hình sao này không bắn ra các giải điện, và chúng được coi là các tế bào hỗ trợ đơn giản.

Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi vì không ngủ đủ giấc, trong khi một số người khác mắc phải các vấn đề rối loạn về giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc chứng ngủ rũ (Narcolepsy). Bên cạnh đó, những người có tính chất công việc đặc thù như thường xuyên làm ca đêm hoặc các ca luân phiên nhau cũng có thể bị mắc rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca, được thể hiện rõ rệt với các cơn buồn ngủ quá mức trong lúc làm việc vào ban đêm, nhưng lại mất ngủ khi nghỉ ngơi vào ban ngày.

Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì tình trạng buồn ngủ quá mức đang trở thành một mối lo ngại đối với nhiều người. Những cơn buồn ngủ ập đến có thể khiến bạn khó tập trung và tỉnh táo khi làm việc, hoặc lái xe. Do đó, một số người cố gắng đối phó với những cơn buồn ngủ khó chịu thông qua việc sử dụng caffeine hoặc các chất kích thích để tỉnh táo hơn. Không may mắn thay, điều này chỉ khiến một ngày của họ kết thúc với tình trạng mất ngủ do cafein gây ra.

2. Khủng hoảng giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Hầu hết những người ở độ tuổi trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, mặc dù một số người có thể cần ít hoặc nhiều thời gian ngủ hơn để được nghỉ ngơi đầy đủ.

Khủng hoảng giấc ngủ, hay còn được gọi là ngủ không đủ giấc, hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, suy giảm trí nhớ và tăng cân. Nếu bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày thì khả năng cao bạn đã mắc phải một vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn khả năng đi vào giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, thậm chí dẫn đến những hành vi kỳ quặc trong khi ngủ, điển hình như mộng du. Hơn nữa, một số rối loạn giấc ngủ cũng có thể thúc đẩy cơn buồn ngủ không kiểm soát được trong suốt một ngày.

3. Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Bạn sẽ cần phải trao đổi với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

Thường xuyên mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ

Thức dậy nhiều lần vào ban đêm và khó có thể ngủ trở lại

Cảm thấy buồn ngủ liên tục trong ngày

Thường xuyên ngủ trưa, ngủ không chủ ý, hoặc ngủ vào những thời điểm không thích hợp trong ngày

Ngủ ngáy, thở hổn hển, hoặc ngưng thở trong một thời gian ngắn khi ngủ (thường xuất hiện ở nam giới)

Có cảm giác ngứa ran hoặc như kiến bò ở chân và tay, nhất là khi bạn đang ngủ

Chân và tay bị co giật thường xuyên khi ngủ

Cảm thấy đau đầu khi thức dậy

Gặp ác mộng khi ngủ

Các cơn yếu cơ đột ngột khi tức giận, sợ hãi hoặc cười

Không thể di chuyển cơ thể sau khi thức dậy

4. Các loại rối loạn giấc ngủ

Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, bao gồm:

*Mất ngủ: đây cũng có thể là một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy.

*Chứng ngưng thở khi ngủ: loại rối loạn giấc ngủ này thường gây ra tiếng ngáy lớn, thở hổn hển, nghẹt thở, ngừng thở và thức giấc một cách đột ngột. Việc liên tục ngừng thở sẽ làm cản trở giấc ngủ, đồng thời làm giảm nguồn oxy được cung cấp cho cơ thể. Vào ban ngày, những người mắc phải hội chứng này thường cảm thấy rất buồn ngủ. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.

*Hội chứng chân không yên (RLS): gây ra tình trạng khó chịu, khiến chân không thể cưỡng lại việc di chuyển trong khi bạn nằm. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm thấy nóng ran và đau ở chân. Hội chứng này thường dẫn đến các cơn co giật chân tay trong lúc ngủ, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và gây buồn ngủ vào ban ngày.

*Parasomnias: bao gồm các hành vi bất thường trong khi ngủ, chẳng hạn như mộng du, nói mớ, rên rỉ, nghiến răng, ác mộng, và đái dầm. Đối với loại rối loạn hành vi giấc ngủ REM, bạn có thể vô tình thực hiện các hành động như đấm, đá hoặc vỗ tay trong khi ngủ. Chứng rối loạn giấc ngủ này thường ảnh hưởng chủ yếu tới những người đàn ông lớn tuổi, và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

*Chứng ngủ rũ: triệu chứng chính của loại rối loạn giấc ngủ này là gây ra các cơn buồn ngủ quá mức trong ngày, hoặc các cơn buồn ngủ tái phát khiến bạn ngủ không kiểm soát được trong những giờ thức giấc bình thường. Một số người mắc phải chứng ngủ rũ có thể bị tê liệt khi ngủ, gặp ác mộng, hoặc ảo giác khi ngủ hoặc thức dậy.

Phòng khám Tâm lý hoạt động từ tháng 4/2023. Phòng khám có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ là giảng viên bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội, phòng khám Tâm lý – Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.