Ví Dụ Về Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Ngẫu Nhiên / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Mẫu Phi Ngẫu Nhiên Là Gì? Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Ngẫu Nhiên

Mẫu phi ngẫu nhiên là gì?

Mẫu phi ngẫu nhiên (Nonprobability sampling) là một mẫu không phải là ngẫu nhiên được gọi là chọn mẫu phi ngẫu nhiên hay chọn mẫu không có xác suất. Một ví dụ về các mẫu không ngẫu nhiên là mẫu thuận lợi, mẫu phán đoán, mẫu có chủ đích, mẫu quota, mẫu dây chuyền, giao điểm vuông góc trong phương pháp giống như Monte Carlo.

Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn. ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch:

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Ngẫu Nhiên

Khái niệm

Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan.

Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất các phần tử cử tổng thể không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vầo mẫu.

Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Chọn mẫu theo khối (lô)

Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các phần tử liên tục trong một dãy nhất định, nếu phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu. Mẫu chọn có thể là một khối hoặc nhiều khối.

Ví dụ:

Lựa chọn 30 phiếu chi của tháng 1, 2, 3.

Lựa chọn 1 khối: 30 hoá đơn đầu tháng 1 hoặc tháng 2, 3

Lựa chọn theo 3 khối: Đầu tháng 1, 2, 3 đều lựa chọn 10 hoá đơn

Lựa chọn theo 6 khối: 5 hoá đơn đầu tháng, 5 hoá đơn cuối tháng của

từng tháng 1, 2, 3.

Ưu điểm: Càng nhiều khối được lựa chọn thì tính đại diện của mẫu càng cao, rủi ro càng thấp và ngược lại. Phương pháp chọn mẫu theo khối đòi hỏi KTV phải ấn định chủ quan về khả năng sai sót hoặc phải biết phân vùng sai sót.

Nhược điểm: Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán các nghiệp vụ, tài sản, hoặc khoản mục chỉ được áp dụng khi đã nắm chắc tình hình của đơn vị được kiểm toán và khi có số lượng các khối vừa đủ. Do đó trong việc xác định các mẫu cụ thể cần đặc b iệt chú ý đến các tình huống đặc biệt như: T hay đổi nhân sự, thay đổi hệ thống kế toán và chính sách kinh tế, tính thời vụ của ngành kinh doanh…

Chọn mẫu theo xét đoán

Trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên sẽ sử dụng sự phán đoán nghề nghiệp của mình khi lựa chọn các phần tử của mẫu. Điểm cần chú ý khi lựa chọn mẫu theo phương pháp này iểm toán viên muốn thu được một mẫu có tính đại diện phải lưu ý các vẫn đề sau:

Theo loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Nếu có nhiều loại nghiệp vụ cần được kiểm tra, thì cần thiết mỗi loại nghiệp vụ quan trọng trong kỳ phải được lựa chọn.

Theo phần việc do các nhân viên khác nhau phụ trách: Theo đó, số lượng nghiệp vụ do mỗi người thực hiện phải được kiểm toán, nếu có thay đổi nhân viên hoặc nếu các nghiệp vụ ở các địa điểm khác nhau sẽ dễ có mẫu chọn không đại diện khi giới hạn phạm vi chọn mẫu.

Theo quy mô: Khi chọn các mẫu có quy mô tiền tệ khác nhau (số tiền lớn, nhỏ khác nhau) thì các khoản mục nghiệp vụ, tài khoản… có số dư lớn cần được lựa chọn để kiểm toán.

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng tại các đơn vị mà kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán các niên độ trước và phải do các kiểm toán viên lâu năm có kinh nghiệm thực hiện.

Chọn mẫu bất kỳ (tình cờ)

Đây là phương pháp rất ít được sử dụng, phương pháp này được thực hiện bằng cách kiểm toán viên nghiên cứu qua tổng thể và lựa chọn ra các phần tử mẫu mà không chú ý đến quy mô, nguồn gốc hoặc các đặc điểm phân biệt khác của chúng để cố gắng có được một mẫu kiểm toán khách quan.

Nhược điểm: Theo cách chọn mẫu này kiểm toán viên rất khó có thể hoàn toàn khách quan khi lựa chọn các phần tử mẫu, điều này tuỳ thuộc vào thói quen của kiểm toán viên rất nhiều.

Ví dụ: Khi tiến hành chọn mẫu, có kiểm toán viên thích lựa chọn các khoản mục ở đầu trang, có kiểm toán viên thích khoản mục ở cuối trang, có kiểm toán viên thích chọn những khoản mục có số tiền lớn …

Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Xác Suất (Phi Ngẫu Nhiên)

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch :

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Chọn mẫu quả cầu tuyết/ phát triển mầm:

Trong xã hội học và thống kê nghiên cứu, lấy mẫu quả cầu tuyết (hoặc chọn mẫu dây chuyền , chọn mẫu dây chuyền giới thiệu , lấy mẫu giới thiệu) là một mẫu phi xác suất mà đối tượng nghiên cứu hiện tượng tuyển dụng trong tương lai từ những người quen của họ. Do đó, nhóm mẫu được cho là phát triển như một quả cầu tuyết lăn. Khi mẫu được xây dựng, đủ dữ liệu được thu thập sẽ hữu ích cho nghiên cứu. Kỹ thuật lấy mẫu này thường được sử dụng trong các quần thể ẩn hoặc khó tiếp cận, chẳng hạn như người sử dụng ma túy hoặc người bán dâm, hoặc những người có thu nhập rất cao, hoặc địa vị trong xã hội. Vì các thành viên mẫu không được chọn từ khung lấy mẫu, các mẫu bóng tuyết có thể có nhiều thành kiến . Ví dụ, những người có nhiều bạn bè có nhiều khả năng được tuyển dụng vào mẫu. Khi các mạng xã hội ảo được sử dụng, thì kỹ thuật này được gọi là lấy mẫu quả cầu tuyết ảo.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Mẫu Ngẫu Nhiên Là Gì? Phương Pháp Chọn Mẫu Ngẫu Nhiên

Mẫu ngẫu nhiên là gì?

Mẫu ngẫu nhiên (random sample) Mẫu được chọn một các ngẫu nhiên trong đó các đơn vị điều tra trong tổng thể có cơ hội được lựa chọn ngang nhau.

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

Đối với phương pháp này trước tiên người nghiên cứu cần lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó ví dụ như lập theo tên, c theo quy mô hoặc địa chỉ…, sau đó đánh STT vào trong danh sách; rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.

Phương pháp này thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung nằm ở vị trí địa lý gần nhau, các đơn vị đồng đều nhau về đặc điểm. Phương pháp này thông thường được áp dụng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.

Chọn mẫu cả khối:

Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu.

Chọn mẫu nhiều giai đoạn:

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu.

Điều Tra Chọn Mẫu Phi Ngẫu Nhiên

Kết quả Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiê n là phương pháp điều tra mà trong đó việc chọn các đơn vị mẫu đại biểu cho tổng thể để điều tra phụ thuộc nhiều vào sự nhận định chủ quan của người tổ chức điều tra.

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên không hoàn toàn dựa trên cơ sở toán học như

điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, mà đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích lý luận với thực tiễn xã hội.

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên được dùng đối với các hiện tượng mà khi chọn mẫu không thể chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên cơ sở toán học được mà phải kết hợp với sự nhận định chủ quan của con người về nhiều đặc điểm để bổ sung thì mới xác định được các đơn vị mang tính đại biểu cao cho tổng thể.

Ví dụ: Điều tra năng suất sản lượng lúa của nước ta.

Thời kỳ 1974 – 1984: Chúng ta thường dùng phương pháp toán học để xác định số đơn vị mẫu. Song trong thực tế, Tổng cục Thống kê đã giao cho huyện xác định số điểm điều tra cho từng HTX.

Tuỳ theo tình hình biến động về năng suất của từng HTX mà quy định từ 2 đến 6 mẫu Bắc bộ chọn 1 điểm đại diện.

Vậy việc xác định số điểm điều tra như vậy hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhận định đánh giá chủ quan của cán bộ huyện.

2. Các vấn đề chủ yếu trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, muốn cho chất lượng tài liệu điều tra tốt cần chú ý các vấn đề sau:

– Phân tổ chính xác đối tượng điều tra; bởi vì phân tổ tổng thể giúp chúng ta chọn các đơn vị mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể;

– Chọn đơn vị điều tra: Vì số đơn vị mẫu chọn ra dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc qua bàn bạc phân tích tập thể, nên thông thường nên chọn những đơn vị nào có mức độ phổ biến nhất trong từng nhóm, hay bộ phận, hoặc gần với số trung bình của bộ phận đó.

– Sai số chọn mẫu: Sai số chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên không thể dựa vào công thức toán học để tính toán mà phải thông qua nhận xét, so sánh để ước lượng. Khi suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, người ta sử dụng trực tiếp chứ ít khi suy rộng cho phạm vi toàn bộ tổng thể.

– Huấn luyện cán bộ tham gia điều tra: Trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, ý kiến chủ quan của con người rất quan trọng. Do đó, người cán bộ điều tra muốn làm tốt công tác điều tra không những có nghiệp vụ tốt mà còn cần phải trung thực, có khả năng vận động quần chúng. Cán bộ điều tra cần được tập huấn và quán triệt ý nghĩa, mục đích, nội dung, phương pháp và kỹ năng để điều tra.

Tóm lại: Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên đều là các phương pháp điều tra chọn mẫu có hiệu quả. Mỗi phương pháp có những mặt ưu và nhược điểm nhất định và thích hợp với từng hiện tượng nghiên cứu. Hai phương pháp này thường hỗ trợ nhau nên trong thực tế, người ta thường kết hợp khéo léo cả hai phương pháp này.

Nguồn: PGS. TS. Ngô Thị Thuận (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)