Tính Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Trực Tiếp Là Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Hướng Dẫn Tính Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Trực Tiếp

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Có hai phương pháp cụ thể của phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Một là, xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT.

Hai là, xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu.

1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

a) Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp trên GTGT: Hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

b) Cách xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương của vàng, bạc, đá quý.

Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương hoặc giá trị gia tăng dương không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

2. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

a) Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Hộ, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật

Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp hoặc/và hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định;

Trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

c) Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh, cách xác định thuế GTGT phải nộp được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Theo đó, cách thức xác định thuế GTGT phải nộp được chia thành các nhóm sau:

Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán;

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh;

Cá nhân cho thuê tài sản.

Công thức chung để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp trong những trường hợp này đều được xác định như sau:

Cách thức và trình tự xác định doanh thu đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh hoặc đối với cá nhân cho thuê tài sản được quy định cụ thể cho từng trường hợp theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tỷ lệ thuế GTGT đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoá được quy định cụ thể tại Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính

Cách Tính Và Kê Khai Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Trực Tiếp

Có 2 cách tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp này là: tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Thuế tính theo phương pháp nào thì được kê khai vào mẫu dành riêng cho phương pháp đó.

I. Cách tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong suốt quy trình từ sản xuất, mua bán đến tiêu dùng. Có 2 cách để tính thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp khấu trừ được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi hơn là phương pháp trực tiếp. Vì thế, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp đang gây nhiều khó khăn hơn cho các bạn kế toán khi mới bắt đầu công việc. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu tới bạn đọc cách tính và kê khai thuế gtgt theo pp trực tiếp.

1. Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:

– Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm bé hơn 1 tỷ đồng (trừ trường hợp DN đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ).

– DN mới thành lập.

Trong trường hợp DN mới thành lập mà có hoạt động đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, công cụ dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh thì: có thể gửi thông báo đăng ký phương pháp khấu trừ thuế mẫu 06/GTGT để đăng ký chậm nhất là ngày 20 tháng 12 của năm liền kề.

Tải về mẫu 06/GTGT tại ĐÂY

– Doanh nghiệp đang là dự án đầu tư của DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Các hộ hoặc cá nhân kinh doanh.

2. Cách tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * tỷ lệ %

Trong đó:

– Tỷ lệ %: là tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu, được quy định theo nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1%; Bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ trường hợp giá trị của hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

+ Dịch vụ, hoạt động bao thầu xây dựng không có nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%

Ví dụ:

Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ

Hoạt động cho thuê tài sản, nhà đất, cửa hàng,…

Hoạt động may đo, giặt là, cắt tóc,…

+ Hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, hoạt động bao thầu xây dựng có nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%

Ví dụ: Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, dịch vụ ăn uống,…

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%

– Doanh thu: là doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ quy định cụ thể như sau:

+ Là tổng số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ghi thực tế trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT kể cả các khoản phụ thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

+ Trường hợp DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu như trên. Ví dụ: hoạt động kinh doanh phần mềm máy tính.

3. Mẫu kê khai thuế GTGT tính trực tiếp trên doanh thu:

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT: tờ khai GTGT trực tiếp trên doanh thu.

II. Cách tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

1. Đối tượng sử dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp này chỉ dùng riêng cho những doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng * thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

– Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng là vàng, bạc, đá quý là 10%

– Giá trị gia tăng = Giá thanh toán bán ra – Giá thanh toán mua vào

+ Giá thanh toán bán ra của vàng – bạc – đá quý: là giá bán thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng, đã bao gồm cả thuế GTGT, tiền công chế tác hoặc các khoản phí khác mà bên bán được hưởng (nếu có).

+ Giá thanh toán mua vào của vàng – bạc – đá quý: là giá trị mua vào trong nội địa hoặc nhập khẩu đã có thuế GTGT của vàng – bạc – đá quý.

3. Mẫu kê khai thuế GTGT tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT trên tờ khai mẫu 03/GTGT: tờ khai GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Kế Toán Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Trực Tiếp

1. Khi nào nên sử dụng các tính thuế kế toán thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp

Đối với những doanh nghiệp không phát sinh thuế GTGT đầu vào hoặc thuế GTGT mua vào rất nhỏ so với số thuế GTGT đầu ra. Nếu lựa chọn PP khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Nên những doanh nghiệp này sẽ chọn phương pháp trực tiếp

– Chủ yếu là các doanh nghiệp: tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự hoặc các doanh nghiệp thương mại có hóa đơn đầu vào là nông/lâm/ngư nghiệp

2. Hóa đơn sử dụng:

Hóa đơn GTGT mẫu 02GTGT: Doanh nghiệp mua trực tiếp tại cơ quan thuế và bắt buộc phải khắc con dấu vuông để đóng lên hóa đơn

3. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

a) Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc đá quý (tính trực tiếp trên giá trị gia tăng)

b) Tính trực tiếp trên doanh thu

Tỷ lệ % được tính như sau

– Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%

– Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 3%

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%

4. Khai thuế GTGT

– Tờ khai mẫu 03/GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

– Tờ khai mẫu 04/GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

5. Phương pháp hạch toán

5.1. Đối với các công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT

đầu vào sẽ không được khấu trừ và không hạch toán vào tài khoản 1331 (kể cả có mua hàng ở công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Số thuế này được tính vào giá trị hàng hóa, vật tư, tài sản cố định mua vào

Nợ TK 1153, 156, 642: Trị giá hàng hóa mua vào

Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền phải trả

5.2. Đối với hàng hóa , dịch vụ bán ra: ghi giảm doanh thu

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

5.3. Khi nộp thuế vào NSNN

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 111, 112: Số tiền thuế nộp vào NSNN

Ví dụ 2: Công ty TNHH Mai Linh giả sử khai thuế GTGT theo PP trực tiếp trên doanh thu,

Số thuế đầu ra phải nộp = 800.000 x 2% = 16.000

Nợ TK 511: 16.000

Có TK 3331: 16.000

Comments

Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Trực Tiếp Và Khấu Trừ

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ theo Luật số 31/2013/QH13, Nghị định Số 209/2013/NĐ-CP và Thông tư 156/2013/TT-BTC mới nhất hiện nay.

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

1. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT

– Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng:

GTGT = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào Trong đó

+ Giá thanh toán bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm. + Giá thanh toán mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

2. Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

– Hộ, cá nhân kinh doanh; – Những Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm < 1 tỷ đồng, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo pp khấu trừ) – Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo pp khấu trừ) – Tổ chức kinh tế khác, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ)

Cách xác định Doanh thu

– Những doanh nghiệp (DN) đã hoạt động từ trước năm 2013 thì căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ khai thuế từ tháng 12/2012 đến hết tháng 11/2013.

– Những DN mới thành lập trong năm 2013 thì xác định như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của các tháng trong năm 2013 chia số tháng hoạt động và nhân với (x) 12 tháng.

– Những DN thực hiện kê khai theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì xác định như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013.

3. Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

a. Tính số thuế GTGT đầu ra:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.

Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó

Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì:

Thuế GTGT đầu ra = giá thanh toán – giá tính thuế xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP

b. Tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng điều kiện quy định tại quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP.

2. Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

– DN thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

– Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là hai năm liên tục.

Cách xác định Doanh thu

– Những DN đã hoạt động từ trước năm 2013 thì căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ khai thuế từ tháng 12/2012 đến hết tháng 11/2013.

– Những DN mới thành lập trong năm 2013 thì xác định như sau: Tổng cộng chỉ tiêu”Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của các tháng trong năm 2013 chia số tháng hoạt động và nhân với (x) 12 tháng.

– Những DN thực hiện kê khai theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì xác định như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013.

b) DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, (trừ hộ, cá nhân kinh doanh), gồm:

– DN đang hoạt động có doanh thu hàng năm < 1 tỷ đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ. – Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; – Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; – Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.

Nguồn: Tổng hợp Internet