Tìm Hiểu Về Tết Của Nhật Bản / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tìm Hiểu Về Ngày Tết Và Bánh Trung Thu Của Người Nhật Bản

Nhật bản đón tết trung thu như thế nào ? Và loại bánh trung thu của người nhật có gì đặc biệt ? Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Không giống như ở Việt Nam, tại Nhật tổ chức trung thu đến 2 lần trong một năm. Lần đầu vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là Zyuyoga, thời điểm này người Nhật có tục lệ ngắm trăng được gọi là Otsuki-mi. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 13 tháng 10 được gọi là Zyusanya. Với người nhật ngày tết trung thu có ý nghĩa cầu sự mày mắn và trường thọ cho người già và cầu mong sức khỏe cho các em bé.

Bánh Trung Thu ở Nhật Bản

Loại bánh mà người nhật sử dụng trong ngày trung thu cũng có sự khác biệt, với những người đixuất khẩu lao động nhật bản hẳn sẽ ít được thưởng thức loại bánh này, bởi loại bánh này thường chỉ có trong ngày trung thu, những ngày thường họ ít khi làm. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm kiếm những loại bánh này trong các siêu thị.

Bánh Trung Thu của người Nhật có tên gọi là Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) đây là loại bánh truyền thống thường được bày ra cũng vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Việc dâng cúng loại bánh này với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu.

Bánh trung thu của người Nhật có rất nhiều hình dạng khác nhau tùy vào văn hoá phong tục của từng vùng mà họ sẽ làm thành bánh hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt…tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Sau khi làm xong bánh sẽ được xếp thành nhiều tầng, nhiều khu vực người dân còn trang trí chiếc bánh trung thu đặt trên cao nhất có mắt, tai như chú thỉ ngọc đang ngắm trăng tròn.

Về phần cách làm thì bánh Otsukimi Dango cũng khá dễ, không có khác gì so với bánh trôi nước ở Việt Nam, nguyên liệu cũng làm bằng bột gạo Shiratama pha với bột Joushinkosau nên tạo ra chiếc bánh có độ cứng vừa và dai dai, dẻo dẻo. Khi nướng, phết một lớp mật, dùng kèm bột đậu nành, uống trà

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản liên kết tuyển dụng lao động với HOA ANH ĐÀO, vì vậy chúng tôi đang cần gấp rất nhiều lao động để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản, HOA ANH ĐÀO TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN TẠO NGUỒN DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN trên khắp các tỉnh thành toàn quốc.

Thông Tin Chi Tiết Xin Vui Lòng Liên Hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN HOA ANH ĐÀO

Địa chỉ : Toàn nhà 59 Nguyễn Khả Trạc – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Email : tuyensinhduhocnhatban@gmail.com Hotline: Mr Nam 0977 699 858 – 0912 972 666

Title : Tìm hiểu về ngày tết và bánh trung thu của người nhật bản

Posted by :

Date :

Tìm Hiểu Về Nhật Bản

Xứ sở mặt trời mọc Nhật Bản từ lâu đã được coi là một nơi đáng sống bởi nó chứa đựng những giá trị đặc biệt mà bạn sẽ khó tìm thấy ở các quốc gia khác.

Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến con người Nhật Bản đầy tính kỷ luật, tự giác, chăm chỉ, người Nhật luôn khiến thế giới phải thán phục trước những hành động nhỏ nhất của mình.

Nhật Bản cũng là điểm dừng chân tuyệt vời với phong cảnh đẹp, đường phố sạch sẽ và có truyền thống văn hóa hết sức đặc sắc. Cũng chính vì vậy mà Nhật Bản trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch cũng như du học sinh và người lao động nước ngoài.

1.Các tỉnh thành của Nhật Bản

Nhật Bản (日本) là một đảo quốc tọa lạc trên Thái Bình Dương, phần lãnh thổ là một quần đảo núi lửa rộng lớn hình cánh cung được bao xung quanh là biển. Quốc đảo Nhật Bản có 5 hòn đảo chính là Honshu, Hokkaido, Okinawa, Kyushu và Shikoku.

Đất nước Nhật Bản trên bản đồ được chia thành 8 vùng là: Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và đảo Hokkaido.

Nhật Bản có tất cả 47 tỉnh trong đó tỉnh Hokkaido với diện tích hơn 83 triệu m2, còn chủ yếu là những tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Kagawa chỉ rộng hơn 1 triệu m2. Đây cũng là điều dễ hiểu do địa hình của Nhật Bản chủ yếu là các hòn đảo lớn nhỏ, diện tích đất liền cực kỳ ít.

Thủ đô của Nhật Bản nằm ở trung tâm vùng Kanto. Mật độ dân số lớn nhất đất nước và dân cư tập trung ở vùng đô thị và các thành phố lớn như: Tokyo, Nagoya và Osaka.

2.Khí hậu của đất nước Nhật Bản

Đa số các tỉnh thành Nhật Bản đều có khí hậu ôn đới, phong cảnh cũng thay đổi theo từng mùa tạo nên một diện mạo Nhật Bản vô cùng quyến rũ và đầy sức hút mỗi thời điểm giao mùa.

Tại xứ sở hoa anh đào bạn có thể cảm nhận được đặc điểm rõ rệt của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và thời tiết ở mỗi vùng cũng sẽ có nét khác biệt. Vào mùa xuân tiết trời thoải mái, dễ chịu.

Riêng Hokkaido, có mùa hè mát mẻ và mùa đông lạnh giá, đây cũng là nơi có tuyết rơi nhiều ở Nhật Bản. Không giống với các đảo khác, vào khoảng tháng 6-7 ở đây sẽ không có mưa nhiều, do đó cảnh quan nơi đây có nét đặc trưng vốn có rất đẹp và thu hút nhiều khách du lịch vào mùa hè.

3.Nhật Bản có nền kinh tế phát triển với nhiều thế mạnh lớn

Nhật Bản là một quốc gia nghèo nàn về khoáng sản, diện tích canh tác ít và do có nhiều núi lửa nên hay xảy ra động đất, lại phải chịu hậu quả to lớn mà chiến tranh để lại.

Thế nhưng Nhật Bản đã tiến hành những cải cách và đạt được nhiều thành tựu về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục… và trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên TG sau Hoa Kỳ.

Nhật Bản tập trung nhiều vào công nghệ cao với mục đích đưa nó vào trong cuộc sống hàng ngày của người dân và cũng đứng đầu trên thế giới về khoa học công nghệ.

Ngành đánh bắt thủy hải sản và sản xuất gỗ là hai ngành phát triển nhất của Nhật Bản, sản lượng đánh bắt hàng năm rất lớn lên tới hàng nghìn tấn cá mỗi năm ở hầu khắp các tỉnh.

Nhật Bản chia ra 4 vùng kinh tế tương ứng với bốn đảo lớn, trong đó vùng Honshu có kinh tế phát triển nhất bởi ở đây tập trung các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Osaka,…

Thủ đô hoa lệ Tokyo là một trung tâm tài chính, đô thị hiện đại hàng đầu thế giới , tập trung hầu hết các tập đoàn và các công ty lớn có vốn đầu tư từ 1 tỷ yên trở lên; là nơi có dân cư đông đúc và chi phí sinh hoạt cao gấp 10 lần ở Việt Nam.

4.Con người Nhật Bản

Để có thể trở thành một cường quốc kinh tế, Nhật Bản không chỉ nhờ vào những chính sách cải cách đúng đắn mà phần lớn là do con người Nhật Bản.

Họ là những con người thân thiện, nhạy cảm với nền văn hóa nước ngoài, ham học hỏi và tìm tòi với óc sáng tạo thiên bẩm.

Người Nhật luôn có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tự giác, chăm chỉ, tiết kiệm, trung thành và luôn luôn quý trọng thời gian. Ngoài ra người Nhật vẫn còn giữ được một đức tính mạnh mẽ từ xa xưa là tinh thần của những võ sĩ đạo.

Chính nhờ những đức tính đó mà người Nhật đã xây dựng được một đất nước văn minh, vươn lên từ đống tro tàn chiến tranh để trở thành một cường quốc hiện đại như ngày hôm nay, họ là tấm gương sáng để mọi người trên thế giới noi theo.

5.Nền ẩm thực Nhật Bản độc đáo

Nhật Bản còn được biết tới là một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo và đa dạng, từ những bàn tay tài hoa và cẩn thận của những đầu bếp, những món ăn không chỉ ngon mà hết sức đẹp mắt và cầu kỳ, tinh tế sẽ làm cho bạn phải thán phục.

Mỗi tỉnh thành lại có những đặc sản riêng, độc đáo khiến bạn nhớ mãi không quên hương vị này.

Nhật Bản chính là mảnh đất yêu thích của nhiều người không chỉ có nền kinh tế phát triển, có những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đặc sản phong phú mà hơn hết đó là do con người Nhật Bản, những truyền thống văn hóa nơi đây. Cũng chính những con người chăm chỉ đó đã dựng xây đất nước Nhật Bản phát triển và phồn vinh như ngày hôm nay.

Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động Nhật Bản, đừng do dự mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Tìm Hiểu Về Truyền Thuyết Samurai Của Nhật Bản

1. Những điều cần biết về chiến binh Samurai

Samurai có nguồn gốc từ chữ saburau (さ守らう), nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ nhưng mang tính chất quyền quý. Samurai được biết đến là những chiến binh oai hùng, được đào tạo kỹ lưỡng và có kỹ năng chiến đấu điêu luyện. Mỗi Samurai chỉ phục vụ cho một lãnh chúa hay một vị tướng quân Nhật Bản nên họ được xem là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối. Tuy nhiên, từ samurai còn được dùng để chỉ tầng lớp võ sĩ nói chung, bao gồm cả những vị tướng quân.

Samurai là những chiến binh oai hùng, có khả năng chiến đấu điêu luyện và lòng trung thành tuyệt đối

Khi vị chủ tướng duy nhất của Samurai chết, họ cũng chết cùng bằng việc mổ bụng. Đối với các Samurai khi thua trận việc kết liễu đời mình bằng việc mổ bụng để giữ gìn khí tiết.

Kiếm Nhật (Katana) là vũ khí mà các Samurai luôn mang theo bên mình

Nghi lễ mổ bụng tự sát của Samurai được gọi là “hara-kiri” hay “Seppuku”. Nghi lễ bắt đầu với việc Samurai đi tắm để cơ thể được sạch sẽ, thanh tịnh. Sau đó, họ mặc một chiếc áo choàng trắng và ăn bữa ăn yêu thích của mình. Sau khi hoàn tất, Samurai đặc một lưỡi kiếm nhỏ trên đĩa trống và viết một bài thơ chết tanka để bày tỏ những tâm tư, tâm trạng của mình.

Samurai sẽ mặc áo choàng trắng mỗi khi thực hiện nghi lễ Seppuku

Tiếp theo đó, Samurai dùng kiếm và rạch bụng, tự kết liễu đời mình. Họ dùng kiếm đâm vào dạ dày và đưa kiếm từ trái sang phải. Trên phim ảnh, nghi thức mổ bụng của Samurai luôn dừng lại ở đây nhưng thực tế, đó chưa phải là bước cuối cùng. Nghi lễ rùng rợn này chỉ kết thúc khi có một người khác giúp Samurai tiếp tục dùng kiếm, chặt đứt đầu mình văng về phía trước, rơi đúng trong vòng tay của bản thân.

Nghi lễ kết thúc khi có một người khác giúp Samurai chặt đứt đầu của họ

Thời đại của Samurai trong lịch sử Nhật Bản chiếm hơn 700 năm. Thông thường, các Samurai đều là con trai của những gia đình giàu có, thuộc tầng lớp trung lưu hoặc chức sắc trong triều đình. Chính vì thế, họ hoàn toàn không phải chiến binh đánh thuê như Ninja mà là thuộc hạ của lãnh chúa, tướng quân, là những người có học thức cao.

Samurai thực hiện nghi lễ Seppuku để giữ gìn khí tiết được thể hiện trên phim ảnh

2. Thời kỳ sụp đổ của Samurai

Triều đại Tokugawa hay thời kỳ Edo, là thời kỳ thịnh vượng của Samurai, diễn ra hơn 2 thế kỷ rưỡi trong hòa bình. Tuy nhiên, cũng trong thời kỳ này, Nhật Bản đã bế quan tỏa cảng suốt 250 năm. Đến khi phó đề đốc người Mỹ Matthew Calbrath Perry xuất hiện ở vịnh Edo vào tháng 7/1853 để thương thuyết về mở cửa kinh tế, khi đó Nhật Bản mới chính thức giao thương trở lại với thế giới. Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu thời kỳ Edo suy tàn.

Nhiều thước phim về Samurai được lấy bối cảnh từ thời Edo

Trong suốt 250 năm bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã xây dựng chế độ phong kiến vững mạnh cùng với sự phát triển của tầng lớp võ sĩ đạo Samurai. Đội quân Samurai khi đó phục tùng cho các shogun (mạc chúa, chỉ những vị lãnh tướng có quyền lực rất cao trong bộ máy phong kiến Nhật Bản thời bấy giờ).

Khi thời kỳ Edo suy sụp, các Samurai không còn lãnh chúa để phục tùng. Từ đó, họ cũng không còn vị thế nào ở Nhật Bản. Cuối cùng, năm 1876, Thiên Hoàng cấm Samurai mang kiếm dẫn đến việc kết thúc thời kỳ Samurai.

Ngoài những Samurai là nam xuất thân từ nhà binh, trong lịch sử Nhật vẫn có các Samurai là nữ

Samurai xuất hiện tại Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ 6 và bị giải tán trong cuộc Duy tân Minh Trị vào nửa sau thế kỷ thứ 19. Dù vậy, những cựu Samurai vẫn đóng vai trò quan trọng trong quân đội và giới trí thức sau này. Cho đến ngày nay, tinh thần Samurai vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến người Nhật.

3. Một số hình ảnh về các Samurai cuối cùng của nước Nhật

Samurai Kobota Sentaro là một trong những Samurai cuối cùng của Nhật Bản. Ông là người chỉ huy lực lượng shogunal ở gần Kanagawa. Kobota Sentaro được người người kính trọng vì sự cởi mở về tư tưởng phương Tây, đặc biệt là trong những vấn đề quân sự. Ông thậm chí còn tìm kiếm lời khuyên về việc đào tạo các samurai của mình trong thời kỳ hiện đại.

Hình ảnh Samurai Kobota Sentaro mặc áo giáp đứng cùng binh lính của mình, được chụp vào năm 1864

Mặc dù đạo luật năm 1871 đã ban lệnh cấm các Samurai mặc giáp và mang theo kiếm. Tuy nhiên, vẫn có một số Samurai để kiểu tóc truyền thống, mặc giáp và có kiếm. Đây có thể là những Samurai cuối cùng không đồng lòng với chính sách bãi bỏ Samurai vào thế kỷ thứ 19 tại Nhật Bản.

Một số Samurai vẫn còn mặc giáp và để kiểu tóc truyền thống

Tokugawa Akitake (1853 – 1910) là anh em ruột của shogun cuối cùng và cũng là lãnh chúa miền Mito, được phái đến Pháp vào năm 1867 với tư cách là một sứ giả đặc biệt. Đi kèm là phái đoàn Nhật Bản tại triển lãm toàn cầu ở Paris. Tokugawa Akitake trở về Nhật Bản sau khi shogun bị trục xuất vào năm 1868.

Chân dung của Tokugawa Akitake được chụp tại Paris, năm 1867

Vào đầu thập niên 1870, nhiếp ảnh gia Yokohama Shimooka Renjō có chụp một số bức ảnh, minh họa cho số phận của nhiều Samurai khi chính phủ mới cướp đi địa vị và đặc quyền của họ. Một số Samurai buộc phải làm những công việc thấp hèn, trong khi đó số khác thì lang thang khắp nơi, thậm chí có người còn phải cho thuê kiếm của mình để kiếm tiền.

Bên trái là chân dung của Samurai Rōnin tại Yokohama được chụp khoảng năm 1867 bởi Shimooka Renjō, bên phải là Kubota Sentarô trong bộ giáp và thanh kiếm được chụp khoảng năm 1864 bởi Felice Beato

Đối với những Samurai phục vụ trong quân đội, trong những cuộc họp bàn bạc về quân sự, người cấp cao nhất sẽ ngồi ở vị trí trung tâm, người cấp thấp nhất sẽ đứng xa tấm bản đồ nhất. Cấp bậc tăng theo vị trí của các Samurai trong cuộc họp.

Samurai cấp cao nhất là người ngồi giữa mắt nhìn vào ống kính cùng các thuộc hạ của ông ta, được chụp khoảng năm 1867 bởi Felice Beato

4. Tinh thần Samurai trong thời kỳ hiện đại

Không chỉ trong lịch sử, tinh thần Samurai ngày nay vẫn thể hiện rõ ràng ở toàn dân Nhật. Giữa cảnh đất nước luôn bị đe dọa bởi các thảm họa từ thiên nhiên có thể ập đến bất cứ lúc nào, người Nhật vẫn luôn bình tĩnh giúp đỡ lẫn nhau chứ không tranh giành sự sống cho riêng mình. Hình ảnh nhiều gia đình sống chung với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau ở những ngôi chùa, tại thành phố Sendai hay những thành phố lân cận không còn là điều mới lạ.

Bạn có thể nhìn thấy các hiện vật về Samurai ở những khu bảo tàng Samurai của Nhật

Tinh thần Samurai vụt xuất hiện đúng cơn nguy khốn đã tiếp sức cho người dân nước Nhật đứng vững. Từ đó, họ có thể chiến thắng trong mọi hoàn cảnh, cho dù đó là tai ương khủng khiếp nhất.

Nước Nhật không chỉ có nhiều truyền thuyết hấp dẫn như truyền thuyết Samurai chẳng hạn. Đất nước này còn có vô số cảnh đẹp cùng nền văn hóa ẩm thực phong phú, thu hút đông đảo tín đồ du lịch mua vé máy bay đi Nhật để khám phá qua mỗi năm. Một chuyến du lịch đến Nhật chắc chắn mang đến cho bạn nhiều hiểu biết thú vị về đất nước xinh đẹp này đấy.

Tìm Hiểu Về Geisha Nhật Bản

Là một nét văn hóa Nhật Bản trong suốt hơn 400 năm qua. Geisha Nhật Bản là một nghệ thuật giải trí truyền thống văn hóa lành mạnh, cao cấp, nghệ sĩ Geisha là những người vừa có tài ca nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện làm cho khách vui.

Tìm hiểu về Geisha Nhật Bản

Đặc trưng với khuôn mặt trắng, đôi môi đỏ cùng kiểu tóc trau chuốt là hình ảnh mà mọi người thường thấy ở các geisha tại Nhật Bản. Cho đến nay, những nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc vừa có khả năng trò chuyện cùng khách hàng vẫn còn là một bí ẩn đối với hầu hết người nước ngoài, thậm chí với một bộ phận người Nhật.

Theo đúng với truyền thống sử sách, geisha là một loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật lành mạnh và cao cấp. Họ cung cấp những dịch vụ giải trí gồm âm nhạc, múa, thơ ca, quyến rũ, đùa cợt và hoàn toàn không bán dâm. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, một số người có thể quan hệ với khách khi họ không làm việc với tư cách của một geisha. Họ cũng nhận định geisha là một trong những tầng lớp phụ nữ hấp dẫn nhất trong lịch sử và phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt để xứng đáng với danh hiệu này. Từ khi còn là maiko ( geisha tập sự), họ phải trải qua các khóa đào tạo kéo dài tới 5 năm để có thể trở thành một geisha thực sự.

Dù cho hình ảnh geisha Nhật Bản đi giày gỗ cao truyền thống và đứng dọc đường trở nên hiếm trong xã hội hiện đại nhưng nhiều người khẳng định sức hấp dẫn về lối sống của họ vẫn luôn tồn tại. Bên cạnh đó, mặt trái của nghề geisha cũng là một vấn đề đáng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.

Các geisha thường trang điểm khuôn mặt trắng sứ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay với hai hoặc ba vùng tối bên gáy trái nhằm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống. Họ thường chừa lại một đường viền xung quanh chân tóc, tạo cảm giác “mặt nạ” của khuôn mặt sau khi trang điểm. Vào thời Minh Trị, các chuyên gia phát hiện họ phải sử dụng một loại phấn với nồng độ chì cao.

Để tạo kiểu tóc cho geisha, những người tạo kiểu phải vấn và chải rất kỳ công. Những geisha có thâm niên huấn luyện các maiko sử dụng một kệ đỡ nhỏ (Takamakura), chứ không dùng gối để mái tóc không rối khi ngủ.

Khi làm geisha, kết hôn đồng nghĩa với bỏ nghề. Chính vì vậy geisha không được phép có mối quan hệ tình cảm với bất kỳ người đàn ông nào.

Các geisha thường phải mang nhiều điều tiếng và sống đơn độc khi về già. Yoha là một trong những geisha nổi tiếng ở quận Shinbashi, thành phố Tokyo từ thời Minh Trị. Năm 12 tuổi, cha Yoga bán cô để làm nô lệ và cô trở thành maiko ở thành phố Osaka. Cô bắt đầu cuộc tình với một tay chơi khét tiếng năm 15 tuổi. Một thời gian sau, người phụ nữ nổi tiếng này buộc phải đổi tên và quy y sau khi cô chặt ngón tay út để chứng minh lòng trung thành với người tình.

Vào cuối thời Minh Trị, Manryu trở thành geisha nổi tiếng nhất với danh hiệu vẻ đẹp số một của Nhật Bản. Manryu bỏ nghề và kết hôn với một bác sĩ sau khi ông cứu cô trong một cơn lũ. Tuy nhiên, chồng cô măc bệnh và qua đời vài năm sau đó. Nhiều người kể rằng cô đã tái hôn và tham gia giảng dạy về nghệ thuật trà đạo.