Tìm Hiểu Về Pháp Luật Và Quân Đội Thời Trần / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Hơn 1,4 Triệu Bài Thi Tìm Hiểu Về Quân Đội Ở Quân Khu 3

Lãnh đạo Quân khu 3, Ban Thanh niên Quân đội và các đại biểu tham quan các tác phẩm thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam”

Chiều 16/10, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam” và cuộc thi video clip “Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Quân khu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.

Tham dự lễ tổng kết có Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3; Thượng tá Nguyễn Đức Cương, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội; lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng vũ trang Quân khu…

Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Chính ủy Quân khu 3 trao tặng Bằng khen cho 5 đơn vị xuất sắc

Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 cho biết: Hai cuộc thi được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang Quân khu, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh…, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, ý nghĩa 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; những thành quả to lớn của các cấp, các ngành, các địa phương trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh.

Theo đại tá Nguyễn Huy Hoàng, sau gần 4 tháng triển khai thực hiện (từ ngày 25/5 đến ngày 15/9/2019) cuộc thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam” ở Quân khu 3 đã nhận được hơn 1,4 triệu bài dự thi. Đa số các bài thi có chất lượng tốt, rất nhiều bài đầu tư công phu về thời gian, công sức, trí tuệ, kinh phí, thể hiện tình cảm, trách nhiệm cao về cuộc thi và hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”. Kết quả, có 5 tác phẩm đạt giải A, 7 tác phẩm đạt giải B và 20 tác phẩm đạt giải C.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 trao tặng Bằng khen cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A

Điểm sáng trong cuộc thi video clip “Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Quân khu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm nay là nội dung gương người tốt, việc tốt rất phong phú, phản ánh đa dạng những điển hình trong học tập và làm theo Bác với những việc làm cụ thể, thiết thực, có sức lan tỏa trong cộng đồng và từng cơ quan, đơn vị. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã tặng Bằng khen cho 3 tác phẩm đạt giải A, 5 tác phẩm đạt giải B và 7 tác phẩm đạt giải C.

“Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan toả lớn, qua đó củng cố niềm tin, phát huy trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới”, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 nhấn mạnh.

Ảnh: Nguyễn Minh

Cuộc thi thu hút sự tham gia của nhiều giáo viên và học sinh trên địa bàn Quân khu, với nhiều tác phẩm dự thi tâm huyết, công phu, thể hiện đam mê tìm hiểu lịch sử đất nước, truyền thống Quân đội và lực lượng vũ trang Quân khu 3

Một tiết mục văn nghệ của cán bộ, ĐVTN Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tại lễ tổng kết, trao giải, chiều 16/10

Nguyễn Minh

Tìm Hiểu Về Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Được tổ chức trọng thể vào ngày 22/12 hằng năm, ngày truyền thống Quân đội nhân dân góp phần biểu dương và thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và tham gia xây dựng kinh tế đất nước của lực lượng Quốc phòng. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ra cũng biết rõ tường tận lịch sử hình thành và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ hơn điều này, Printgo xin được chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin hữu ích về ngày hội Quốc phòng toàn dân sau đây.

Lịch sử hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày 22/12/1944, tại tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây được coi là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và sau này chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã hỗ trợ đắc lực cùng lực lượng chính trị để tiến hành Tổng khởi nghĩa toàn quốc, đập tan ách thống trị thực dân và lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm. Chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo, bắt đầu từ thị xã Thái Nguyên, sau đó lan rộng trên toàn quốc.

Ngày 2/9/1945, giữa bầu không khí trang nghiêm và long trọng của ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, đánh dấu bước chuyển mình và hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển với những mốc son lịch sử chói lọi như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam vẫn luôn là một trong những đơn vị góp công lớn vào quá trình bảo vệ hòa bình, bảo vệ an ninh cho Tổ quốc.Tên gọi “Quân đội nhân dân” do chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra với ý nghĩa là “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”

Ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày 22/12 hằng năm là một ngày hội vô cùng ý nghĩa không chỉ với lực lượng quân đội mà còn với toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngày kỷ niệm đặc biệt này nhằm tri ân, động viên những đóng góp, những cống hiến vì tổ quốc quên mình vì nhân dân hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ làm việc và hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng. Qua đó, cổ vũ tinh thần, nhắc nhở các chiến hãy ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại khó khăn gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ nhằm đáp ứng những mong mỏi, nguyện vọng của của nhân dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh Tổ quốc.

Nhân đây, Printgo xin gửi lời chúc đến các cán bộ và chiến sĩ một lời cảm ơn trân trọng nhất, chúc các chiến sĩ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, hết mình phụng sự tổ quốc và là người bạn đồng hành tin cậy của nhân dân.

Tags: Ngày quân đội Nhân Dân Việt Nam 22/12

Bộ Câu Hỏi Tìm Hiểu Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Câu hỏi tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Câu 1. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Tiền thân của QĐNDVN) ra đời vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Lúc đó gồm bao nhiêu người và do ai chỉ huy?

Ngày 22 / 12 / 1944, tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám, thuộc huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng. Ban đầu gồm 34 chiến sỹ. Do đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung .

Câu 2. Ai là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Võ Nguyên Giáp

Câu 3. Anh hùng LLVT nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã lấy thân mình lấp lỗ Châu mai?

Câu 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 5. Chiến dịch thành cổ Quảng Trị diễn ra bao nhiêu ngày đêm?

81 ngày đêm

Câu 6. Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là ngày tháng năm nào?

Câu 7. Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là ai?

………………………..

Câu 8. Ngày 22/12 năm nào được Ban Bí thư T.Ư Đảng quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) là ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Ngày 22/12/1989

Câu 9. Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Câu 10. Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì?

Câu 11. Ngày đầu thành lập VNTTGPQ có bao nhiêu chiến sĩ?

Câu 12. Chiến dịch nào chấm dứt Chiến tranh Đông Dương?

Câu 13. Trận Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian nào?

Câu 14. Cấp tổ chức cao nhất của QĐND Việt Nam?

Quân đoàn

Câu 15. Người được gọi là cha đẻ của ngành quân giới?

Đại tướng Trần Đại Nghĩa

Câu 16. Các quân chủng của QĐND Việt Nam gồm?

Lục quân, hải quân, phòng không quân

Câu 17. Chiến dịch nào chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam?

Câu 18. Cấp tổ chức thấp nhất của QĐND Việt Nam?

Câu 19. Vị Đại tướng nào đã từng giữ chức chủ tịch nước?

Câu 20. Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

22.12.1944

Câu 21. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian bao lâu?

12 ngày đêm

Câu 22. Hãy cho biết cơ quan ngôn luận chính thức của QĐND Việt Nam?

Báo quân đội nhân dân

Câu 23. Hệ thống quân hàm sĩ quan QĐND Việt Nam có những cấp nào?

Câu 24. Pháp xâm lược Việt Nam vào năm nào?

Câu 25. Tên gọi “Quân đội nhân dân Việt Nam” là do ai đặt?

Câu 26. Chiến sĩ có mấy cấp?Gồm những cấp nào?

2 cấp: Binh nhất, binh nhì

Câu 27. Người duy nhất nắm giữ chức “Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang”?

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu 28. Chiến dịch nào còn được gọi là “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định”?

Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 29. Em hãy cho biết quê hương đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Câu 30. Hai mốc lịch sử oai hùng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ?

Chiến dịch Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Câu 31. Nước ta có những vị tướng nào được chọn là danh tướng thế giới?

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp.

Câu 32. “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn” Câu nói này của anh hùng nào?

Nguyễn Viết Xuân.

Câu 33. Tác phẩm “Binh thư yếu lược” là của ai?

Câu 34. Bí Thư chi bộ trường ta hiện nay là ai?

……………….

Câu 35. Trường …………………………. đến thời điểm này có bao nhiêu thầy cô là Đảng viên.

Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý, Rèn Luyện Kỷ Luật Trong Quân Đội

.

 Thời gian qua, cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ tổ chức biên chế, huấn luyện, đào tạo, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đột phá nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật trong cán bộ, chiến sĩ (CBCS). 

Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng (thứ ba từ trái qua), Phó tư lệnh Quân khu 7 đối thoại dân chủ với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Đồng Nai. Ảnh: N.Hà

Thượng tá Nguyễn Tấn Linh, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Nâng cao chất lượng quản lý, rèn luyện kỷ luật, chấp hành pháp luật cho CBCS là yêu cầu cấp bách hiện nay. Đây là động lực tiếp tục xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

* Tập trung xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật

Theo thượng tá Nguyễn Tấn Linh, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, chấp hành pháp luật và nội quy đơn vị. Cấp ủy, chỉ huy các cấp từ Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đến các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ này, làm cơ sở để người chỉ huy xây dựng kế hoạch thực hiện.

Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh giao cơ quan chính trị triển khai kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, quán triệt cho 100% CBCS nắm chắc chỉ thị, nghị quyết, các chuyên đề giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm. “Trong đó, tập trung làm rõ vị trí, ý nghĩa của xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật với hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, CBCS trong toàn lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh nhận thức rõ việc xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật là sự tiếp nối bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội và những phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trong điều kiện mới. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và là khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ của LLVT tỉnh” – thượng tá Nguyễn Tấn Linh nhấn mạnh.

Thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, các cấp ủy, chỉ huy đơn vị chú trọng xây dựng tính tự giác, tính tổ chức, kỷ luật và tính thống nhất nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi CBCS. Trong đó, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ trì, đề cao trách nhiệm trong giáo dục, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra theo chức năng của từng cơ quan, đơn vị.

Thượng tá Bùi Đăng Ninh, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh cho biết, trong tuyên truyền, giáo dục CBCS đã chú trọng lồng ghép chuyên đề xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn phong trào thi đua 3 nhất. Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại dân chủ, ngày pháp luật với nhiều hình thức đa dạng. Qua đó, nhằm xây dựng lực lượng CBCS có bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện phong cách, tác phong công tác theo tấm gương của Bác. Nhiều đơn vị còn phát huy tốt vai trò các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội đồng quân nhân trong thực hiện các khâu đột phá…

Theo thượng tá Bùi Đăng Ninh, quá trình thực hiện có nhiều cách làm hay, sáng tạo như: chính quy trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, duy trì nghiêm các chế độ trong ngày… đối với lực lượng thường trực. Phối hợp hiệu quả trong nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý, ứng phó với các tình huống… đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Đảm bảo trực 100% quân số, sẵn sàng chiến đấu, không bỏ vị trí ở các trung đội dân quân thường trực…

Trung tá Vũ Hồng Khuyến, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS H.Nhơn Trạch cho rằng, nhờ duy trì nghiêm các chế độ trong ngày, thực hiện chính quy trong huấn luyện, LLVT huyện đảm bảo quân số trực 100%, các trung đội dân quân thường trực hoạt động có nền nếp; phối hợp tốt trong đảm bảo an toàn địa bàn nơi đóng quân…

* Tiếp tục duy trì nghiêm kỷ luật quân đội

Thượng tá Nguyễn Tấn Linh cho biết, thời gian tới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục quán triệt và duy trì nghiêm việc chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước, nội quy đơn vị đến toàn thể CBCS. Qua đó, nâng cao nhận thức, nhất là ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh căn cứ kết luận của Tư lệnh Quân khu 7 tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác giáo dục, quản lý chấp hành kỷ luật, đảm bảo an toàn trong LLVT Quân khu 7. Trên cơ sở đó, phân công các cơ quan, đơn vị tiếp tục cụ thể hóa, tham mưu cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Tiếp tục duy trì việc xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật; hướng dẫn, tập huấn các chế độ ngày, tuần, công tác quản lý quân số, thực hiện hiệu quả các tiêu chí kỷ luật, kỷ cương năm 2020. Tăng cường kiểm tra đột xuất; tuyệt đối không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng mất đoàn kết nội bộ, đào ngũ, mất an toàn trong huấn luyện…

Tăng cường các biện pháp giáo dục, phổ biến pháp luật thiết thực, phù hợp với đặc thù từng cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo cơ quan chức năng bám sát cơ sở, kiểm tra đánh giá sát thực chất và hướng dẫn hiệu quả, không bao che, qua loa. Đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật, tăng cường đối thoại dân chủ thực sự, thực chất. Tổ chức sinh hoạt Ngày pháp luật, Ngày chính trị văn hóa tinh thần… nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức tự giác cho CBCS về chấp hành kỷ luật. Cùng với đó, làm tốt công tác hậu phương quân đội, nhất là những hoàn cảnh chiến sĩ và gia đình khó khăn, neo đơn, giúp CBCS yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nguyệt Hà

Đại tá Bùi Văn Sỹ, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh: Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của CBCS

 

Thời gian qua, công tác tư tưởng luôn được cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trong toàn LLVT tỉnh quan tâm làm tốt. Trong đó, đã phát huy vai trò công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác cho CBCS. Tình hình tư tưởng trong toàn lực lượng ổn định; tuyệt đại đa số CBCS có nhận thức chính trị đúng đắn, hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ, đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; giữ vững đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục coi trọng và phát huy vai trò công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho bộ đội về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt, xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Thiếu tá Lê Văn Hiệp, Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 309 (P.Long Bình, TP.Biên Hòa): Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các biện pháp về tổ chức biên chế, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, Sư đoàn 309 luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ, CBCS trong đơn vị vẫn còn bị tác động, ảnh hưởng; thậm chí còn xảy ra một số vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải xử lý…

Từ thực tế này cho thấy, ngoài xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật thì các đơn vị, nhất là đơn vị sẵn sàng chiến đấu cần đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định của đơn vị đến CBCS, nhất là chiến sĩ mới. Các hình thức như: đối thoại dân chủ, Ngày chính trị văn hóa tinh thần, Ngày pháp luật… tạo môi trường dân chủ cho CBCS được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Mặt khác, chủ trương thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng chia sẻ) đang được Quân đoàn 4 triển khai ở các đơn vị cũng là những giải pháp tích cực nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật.