Tìm Hiểu Về Môi Trường Hoang Mạc / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Bài 19. Môi Trường Hoang Mạc (Địa Lý 7)

1. Đặc điểm của môi trường – Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. – Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. – Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,… – Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. – Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

Hinh 19.1. Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới

2. Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường – Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. + Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. + Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 61 SGK Địa lý 7) Quan sát lược đồ hình 19.1 (trang 61 SGK Địa lý 7), cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến Bắc và Nam.

(trang 62 SGK Địa lý 7) Qua các hình 19.2 và 19.3 (trang 62 SGK Địa lý 7), nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà.

Hinh 19.2 và 19.3. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra (19°B) ở châu Phi và của hoang mạc Gô-bi (43°B) ở châu Á

– Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà qua 2 biểu đồ : + Hoang mạc đới nóng: Có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông ấm áp (khoảng trên 10°C) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36°C). + Hoang mạc đới ôn hoà: Có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36°C không quá nóng (khoảng 20°C và mùa đông rất lạnh (xuống tới – 24°C).

? (trang 62 SGK Địa lý 7) Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các hình 19.4 và 19.5 trang 62 SGK Địa lý 7. – Hình 19.4: Hoang mạc ở châu Phi, thể hiện một vùng cát mênh mông, hình thành những đụn cát lớn. giữa hoang mạc hình thành ốc đảo là nơi mà cây cối có thể sinh sống. – Hình 19.5: Hoang mạc ở Bắc Mĩ, lại là vùng sỏi đá với các cây bụi gai và xương rồng khổng lồ mọc rải rác.

? (trang 63 SGK Địa lý 7) Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc. Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

? (trang 63 SGK Địa lý 7) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn như thế nào? – Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,…), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

Cuộc Thi Viết Tìm Hiểu Về Môi Trường

Cuộc thi viết tìm hiểu về môi trường

Cập nhật vào ngày: 14 / 12 / 2023

Kết thúc buổi thi, giải nhất, giải ý tưởng hay nhất và giải bài trình bày hay nhất đã được trao tặng cho bài dự thi của đoàn viên Nguyễn Thị Hằng Nga đến từ Bộ môn An toàn và Đa dạng sinh học với đề tài tìm hiểu về “Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam”; giải nhì thuộc về đoàn viên Đinh Quang Hiếu đến từ Bộ môn Sinh học môi trường với đề tài “Nghiên cứu về ứng dụng NANO trong xử lý ô nhiễm môi trường”, giải ba thuộc về đoàn viên Đặng An Thạch đến từ Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường với đề tài: “Sử dụng thực vật trong cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Ngoài ra, giải ý tưởng hay nhất cũng được trao cho đoàn viên Phạm Thanh Hà với đề tài “Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) trong lĩnh vực nông nghiệp”;

Đánh giá về kết quả cuộc thi và tinh thần của đoàn viên, PGS. TS. Mai Văn Trịnh – Viện trưởng đã nhận xét cuộc thi này cho thấy cán bộ trẻ đã không ngừng học hỏi, đào sâu nghiên cứu, tìm tòi những điều mới trong khoa học về lĩnh vực môi trường nông nghiệp nông thôn. Đây là những hành động rất tích cực và cụ thể của các đồng chí đoàn viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng của mình. Cuộc thi cũng góp phần tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về bảo vệ môi trường tới các đoàn viên trong Viện và là động lực để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong thanh niên. Hy vọng rằng, ý nghĩa của cuộc thi sẽ cuộc thi sẽ được nhân rộng, là tiền đề cho quá trình nghiên cứu khoa học của các cán bộ trẻ, tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho đoàn viên thanh niên của Viện.

Cẩm Liên – Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

Tìm Hiểu Về Môi Trường Làm Việc Tại Nhật Bản

Những người Nhật luôn nổi tiếng với tác phong làm việc nghiêm túc, đúng giờ và đặc biệt mà họ có nền văn hóa độc lập, đây là nét đặc trưng của người Nhật vì thế mà khi làm việc trong môi trường Nhật Bản đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị nhất.

Ngoài ra các bạn đang sinh sống tại Nhật và muốn tìm việc làm thêm có thể tham khảo qua bài viết: Mẹo săn việc làm thêm tại Nhật đơn giản mà hiệu quả

TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN Thời gian làm việc trong ngày

Thời gian làm việc tại Nhật thường là 8 tiếng nhưng họ sẽ làm thêm nhiều hơn số giờ đó và trong thời gian làm việc thì họ cần có sự tập trung cao độ để có thể hoàn thành được hết công việc mà mình đã được giao.

Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những biện pháp khuyến kích người lao động không nên làm quá nhiều tức là không làm quá 40h mỗi tuần.

Tại Nhật không gian làm việc thường là không gian mở để cho con người có thể trao đổi thông tin và giao tiếp với nhau dễ dàng hơn, ngoài ra thì môi trường làm việc cũng được chia thành từng nhóm nhỏ như thế sẽ giúp cho việc quả lý và thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, việc giám sát cũng tốt hơn.

Sự quản lý của người Nhật dựa trên nguyên tắc hài hòa tức là luôn lấy sự đồng thuận của nhân viên làm nền tảng cho các tiêu chí cũng như chính sách của công ty.

Bạn cần phải biết cách hòa đồng và thích nghi dễ dàng hơn trong môi trường làm việc nhất là trong môi trường mới đồng thời điều này cũng sẽ giúp các mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp cũng như cấp trên để có thể dễ dàng giao tiếp được nhiều hơn.

Văn hóa ứng xử với cấp trên

Trong công việc thì sự tôn trọng dành cho cấp trên hay những bậc cao nên luôn được thể hiện một cách tối đa và bạn cần phải biết lắng nghe cũng như chào hỏi xưng hô với những người có địa vị hay tuổi cao hơn mình.

Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại và được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến cho bạn có thêm được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và qui tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” trên địa bàn quận Long Biên

Thực hiện Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 04/6/2020 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và qui tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 17/01/2020 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận Long Biên năm 2023, Ủy ban nhân dân quận Long Biên tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và qui tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” trên địa bàn Quận như sau:

Là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Quận trừ bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi.

Nội dung thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu một số nội dung cơ bản qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, qui định pháp luật về bảo vệ rừng, biển, hải đảo, đất đai, nước, không khí, tài nguyên, khoáng sản và qui tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường….

Người dự thi tham gia thi theo hình thức trực tuyến trên website của Cuộc thi tại địa chỉ https://timhieuphapluatbaovemoitruong.hanoi.gov.vn/ và được kết nối trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố; Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (https//:pbgdpl.hanoi.gov.vn), Báo Pháp luật và xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị.

Thiết bị sử dụng: Máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác có kết nối internet.

Cách thức đăng ký: Mỗi người dự thi chỉ được đăng ký, sử dụng duy nhất 01 tài khoản dự thi bằng tiếng Việt có dấu, bảo đảm thông tin chính xác theo Giấy khai sinh hoặc theo chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Các thông tin đăng ký cụ thể như sau:

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Quận, phường: Họ, đệm, tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/CCCD/hộ chiếu, đơn vị công tác, điện thoại.

– Đối với người dân: Họ, đệm, tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ thường trú/tạm trú, điện thoại.

– Đối với học sinh các Trường trên địa bàn Quận: Họ, đệm, tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/CCCD/hộ chiếu, quận/huyện/thị xã, tên trường, điện thoại.

(Đối với người dự thi dưới 18 tuổi chưa có căn cước công dân, hộ chiếu và không có số điện thoại thì có thể điền số căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc số điện thoại của người thân của mình (bố, mẹ)

Sau khi đăng nhập tài khoản, người dự thi trả lời bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu hỏi được lựa chọn ngẫu nhiên trong Bộ Đề thi được thiết kế sẵn. Thời gian làm bài dự thi tối đa là 60 phút. Thời gian được tính từ lúc người dự thi bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc nộp bài thi.

Trong quá trình thi, người dự thi được tham gia dự thi thử nhiều lần và chỉ được nộp bài để tham gia dự thi chính thức 01 lần.

Hết thời gian theo qui định, hệ thống tự động kết thúc bài thi của thí sinh

Trong quá trình tham gia dự thi, trường hợp do lỗi kỹ thuật thí sinh không làm được hết bài dự thi, thí sinh được đăng ký lại để tham gia dự thi.

5. Thời gian tham gia dự thi:

Thời gian tham gia dự thi bài dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ https://timhieuphapluatbaovemoitruong.hanoi.gov.vn/ từ ngày 01/8/2020

Thời gian kết thúc nhận bài dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ https://timhieuphapluatbaovemoitruong.hanoi.gov.vn/ trước 17h00 ngày 10/10/2020.