Tìm Hiểu Về Luật Pháp Nhật Bản / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tìm Hiểu Về Du Học Nhật Bản Ngành Luật

Phòng thi hành luật pháp tại Nhật Bản

Đi du học Nhật Bản ngành luật có gì đặc biệt?

– Sinh viên được đào tạo chuyên sâu hệ thống Civil law – hệ thống luật đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới như Đức, Pháp… Đây là cơ hội để du học sinh tiếp cận và thấu hiểu luật pháp các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

– Một tấm bằng luật chính là biểu tượng cho trí tuệ, các bạn được khẳng định được vị trí của mình trong xã hội, nắm giữ vị trí trọng yếu thậm chí là sức mạnh về công lý

– Điều quan trọng hơn hết khi đi du học Nhật Bản ngành luật giúp học viên có thêm kiến thức luật pháp quốc tế, được trải nghiệm và tích lũy nhiều kinh nghiệm mà sinh viên luật trong nước không thể có được.

– Hơn thế nữa, các bạn được khám phá hệ thống luật pháp Nhật Bản, tìm hiểu phương thức thực thi pháp luật quốc tế, góp phần xây dựng nước nhà

Xem du học Nhật Bản cần chuẩn bị những gì tại http://duhoc.thanhgiang.com.vn/hanh-trang-can-chuan-bi-truoc-khi-den-nhat

Chương trình đào tạo du học Nhật Bản ngành luật có gì đặc biệt?

– Học viên phải tham gia thi tuyển đầu vào với các môn học như: Năng lực tiếng Nhật, lịch sử thế giới, lịch sử Nhật Bản, địa lý, ngoại ngữ.

– Chương trình đào tạo ngành luật tại Nhật Bản kéo dài trong khoảng 4 năm. Cũng giống như Việt Nam, thời gian đầu học các môn đại cương sau đó mới chuyển sang học chuyên ngành.

– Các cử nhân luật sau khi tốt nghiệp muốn hành nghề bắt buộc phải trải qua một kỳ thi tư pháp quốc gia khá khắt khe. Sau khi đỗ, sẽ được đào tạo nghiệp vụ 24 tháng tại Viện nghiên cứu do tòa án tối cao Nhật Bản tổ chức, hoàn thành khóa học lại tiếp tục trải qua các bài thi tối nghiệp. Chi khi nào vượt qua được các kỳ thi này thì bạn mới được công nhận là có đủ phẩm chất và năng lực để hành nghề luật sư, điều này đồng nghĩa với cơ hội nghề nghiệp và định cư của các bạn rộng mở ở bất kỳ nơi đâu trên Thế giới.

Du học Nhật Bản ngành luật nên lựa chọn trường nào?

– Phân viện Luật của Đại học Aichi (Aichi University – Graduate School of Law)

– Khoa Luật của Đại học Kagawa (Kagawa University – Faculty of Law)

– Khoa Luật của Đại học Kyushu (Kyushu University – Faculty of Law)

– Bộ môn Luật của Đại học Senshu (Senshu University – Department of Law)

– Khoa Luật của Đại học Hiroshima Shudo (Hiroshima Shudo University – Faculty of Law)

– Khoa Luật của Đại học Meijo (Meijo University – Faculty of Law)

– Phân viện Luật của Đại học Ryukoku (Ryukoku University – Graduate School of Law)

– Khoa Luật của Đại học Nanzan (Nanzan University – Faculty of Law)

– Khoa Luật của Đại học Okayama (Okayama University – Faculty of Law)

Ngoài ra còn một số ngành đang được các bạn trẻ quan tâm khu đi du học Nhật Bản:

– Du học Nhật Bản ngành du lịch nên đi trường gì?

– Du học Nhật Bản có tốt không? Ưu – Nhược điểm khi đi du học Nhật Bản

Tìm Hiểu Về Geisha Nhật Bản

Là một nét văn hóa Nhật Bản trong suốt hơn 400 năm qua. Geisha Nhật Bản là một nghệ thuật giải trí truyền thống văn hóa lành mạnh, cao cấp, nghệ sĩ Geisha là những người vừa có tài ca nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện làm cho khách vui.

Tìm hiểu về Geisha Nhật Bản

Đặc trưng với khuôn mặt trắng, đôi môi đỏ cùng kiểu tóc trau chuốt là hình ảnh mà mọi người thường thấy ở các geisha tại Nhật Bản. Cho đến nay, những nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc vừa có khả năng trò chuyện cùng khách hàng vẫn còn là một bí ẩn đối với hầu hết người nước ngoài, thậm chí với một bộ phận người Nhật.

Theo đúng với truyền thống sử sách, geisha là một loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật lành mạnh và cao cấp. Họ cung cấp những dịch vụ giải trí gồm âm nhạc, múa, thơ ca, quyến rũ, đùa cợt và hoàn toàn không bán dâm. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, một số người có thể quan hệ với khách khi họ không làm việc với tư cách của một geisha. Họ cũng nhận định geisha là một trong những tầng lớp phụ nữ hấp dẫn nhất trong lịch sử và phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt để xứng đáng với danh hiệu này. Từ khi còn là maiko ( geisha tập sự), họ phải trải qua các khóa đào tạo kéo dài tới 5 năm để có thể trở thành một geisha thực sự.

Dù cho hình ảnh geisha Nhật Bản đi giày gỗ cao truyền thống và đứng dọc đường trở nên hiếm trong xã hội hiện đại nhưng nhiều người khẳng định sức hấp dẫn về lối sống của họ vẫn luôn tồn tại. Bên cạnh đó, mặt trái của nghề geisha cũng là một vấn đề đáng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.

Các geisha thường trang điểm khuôn mặt trắng sứ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay với hai hoặc ba vùng tối bên gáy trái nhằm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống. Họ thường chừa lại một đường viền xung quanh chân tóc, tạo cảm giác “mặt nạ” của khuôn mặt sau khi trang điểm. Vào thời Minh Trị, các chuyên gia phát hiện họ phải sử dụng một loại phấn với nồng độ chì cao.

Để tạo kiểu tóc cho geisha, những người tạo kiểu phải vấn và chải rất kỳ công. Những geisha có thâm niên huấn luyện các maiko sử dụng một kệ đỡ nhỏ (Takamakura), chứ không dùng gối để mái tóc không rối khi ngủ.

Khi làm geisha, kết hôn đồng nghĩa với bỏ nghề. Chính vì vậy geisha không được phép có mối quan hệ tình cảm với bất kỳ người đàn ông nào.

Các geisha thường phải mang nhiều điều tiếng và sống đơn độc khi về già. Yoha là một trong những geisha nổi tiếng ở quận Shinbashi, thành phố Tokyo từ thời Minh Trị. Năm 12 tuổi, cha Yoga bán cô để làm nô lệ và cô trở thành maiko ở thành phố Osaka. Cô bắt đầu cuộc tình với một tay chơi khét tiếng năm 15 tuổi. Một thời gian sau, người phụ nữ nổi tiếng này buộc phải đổi tên và quy y sau khi cô chặt ngón tay út để chứng minh lòng trung thành với người tình.

Vào cuối thời Minh Trị, Manryu trở thành geisha nổi tiếng nhất với danh hiệu vẻ đẹp số một của Nhật Bản. Manryu bỏ nghề và kết hôn với một bác sĩ sau khi ông cứu cô trong một cơn lũ. Tuy nhiên, chồng cô măc bệnh và qua đời vài năm sau đó. Nhiều người kể rằng cô đã tái hôn và tham gia giảng dạy về nghệ thuật trà đạo.

Tìm Hiểu Về Tỉnh Mie Nhật Bản

Mie (三重県 – Mie-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm tại tiểu vùng Tokai, vùng Kinki trên đảo Honshũ tại trung tâm thành phố Tsu và gần với Nagoya, Kyoto, Osaka.

Vị trí địa lý

Mie có hình dạng dài với chiều dài khoảng 180 Km về phía Bắc và Nam, 108 km chiều rộng về vế đông và phía tây. Mie nằm gần 6 quận bao gồm Aichi, Gifu, Shiga, Kyoto, Nara và Wakayama. Địa hình của tỉnh Mie khá là phức tạp, phần lớn là núi trải dài từ đông bắc xuống đến tây nam và vùng duyên hải có dải bình nguyên đông dân cư, nhật là tại dọc vịnh Ise ở cực Bắc.

Vào năm 2000 thì diện tích của tỉnh Mie là 5.776,44 km² , dân số là: 1.815.865 triệu người, 64,8% đất đai là rừng, 11,5% nông nghiệp, 6% là thổ cư, 3,8% đường sá, 3,6% là sông ngòi và còn lại 10,3% chưa được xác định.

Tỉnh Mie bao có 14 thành phố:

Iga

Inabe

Ise

Kameyama

Kumano

Kuwana

Matsusaka

Nabari

Owase

Shima

Suzuka

Toba

Tsu (thủ phủ)

Yokkaichi

Và 15 làng

Toin

Kihoku

Kisosaki

Asahi

Kawagoe

Komono

Kiho

Mihama

Meiwa

Odai

Taki

Minami-ise

Taiki

Tamaki

Watarai

Kinh tế tỉnh Mie

Tỉnh Mie Nhật Bản là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp và chế biến thủy sản rất phát triển, là lĩnh vực kinh tế trọng điểm và nổi tiếng nhất kể đến  là tôm hùm, sò điệp, ngọc trai. Ngọc trai, đây là đặc sản của tỉnh Mie.

Khí hậu

 Khí hậu thời tiết ở Mie khá ấm áp, ôn hòa và nhiều mưa. Bạn cũng có thể hình dung so sánh khí hậu ở Mie gần giống như khí hậu vào cuối thu đầu đông ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình là 15,5° C

Du lịch  * Quê hương Ninja Iga * Đền thần Ise Jingu

 Ise Jingu là 1 trong những ngôi đền nổi tiếng nhất của vùng Mie và nó cũng là 1 trong những ngôi đền thần tiêu biểu của Nhật Bản. Ise Jingu là ngôi đến thần lớn được hình thành từ 125 đền bao gồm cả điện chính bên trong và bên ngoài. Điện chính ở bên trong thờ thần Amaterasu Omikami – Ông tổ hoàng thất Nhật Bản, bên ngoài thờ thần Toyokeno Omikami phụ trách lương thực mùa màng.

 * Chợ Okageyokocho

 Là khu vực mua sắm và ăn uống nổi tiếng nằm ngay trước đền thần Ise Jingu. Những món ăn ở Okageyokocho đảm bảo sẽ hài lòng các bạn đến đây.

 * Bảo tàng Sengukan

 Sengukan là bảo tàng được xây dựng với mục đích kỷ niệm Shikinen Sengu lần thứ 62  được tổ chức vào năm 2013. Bảo tàng Sengu-kan truyền tải tinh thần và kỹ thuật của việc tái xây dựng thần cung Ise định kỳ thông qua các tư liệu cổ.

 * Đá vợ chồng Meotoiwa

 Đây là 2 phiến đá linh thiêng chìm sâu 700m giữa biển khơi, hòn đá chồng cao 9m, hòn đá vợ cao 4m, sợi dây thừng Shimenawa kết nối 2 phiến đá với nhau. Cổng Torii nổi tiếng được dựng trên đỉnh hòn đá chồng được xây dựng để đón chào bình minh.

 * Thủy cung Toba

 Với lịch sử lâu đời hơn 60 năm, mở cửa vào năm 1955, thủy cung Toba là một thủy cung đứng đầu về số lượng động vật. Trong đó thì có loại động vật bò biển Dugon là loài động vật cần được bảo tồn quốc tế được nuôi dưỡng duy nhất tại thủy cungToba.

 * Đảo ngọc trai Mikimoto

 Được biết đến là nơi nuôi cấy ngọc trai đầu tiên thế giới. Cùng với ngọc trai ở vịnh Ago, đảo ngọc trai Mikimoto nổi tiếng với thương hiệu trang sức Mikimoto ở Nhật Bản và trên thế giới.

Ẩm thực vùng Mie  * Mì Ise Udon

 Là món ăn nổi tiếng mà ở Ise ai cũng biết đến. Nó có nguồn gốc từ thành phố Ise, đặc trưng của mì này là sợi mì to, mềm. Vị đậm đà và ngọt của nước dùng được ninh từ cá bào Katsuo chắc chắn sẽ làm cho bạn không bao giờ quên.

 * Bò Matsusaka

 Bò Matsusaka là 1 trong 3 loại thịt bò ngon nhất Nhật Bản. Tuy nhiên món ăn này có giá thành khá là đắt.

* Ngao Hamaguri

 Là đặc sản của Kuwana – hấp dẫn bởi kích thước lớn và ngọt nước. Có nhiều cách biến như: nướng, tẩm bột rán hay làm lẩu shabushabu.

 * Tôm Ise

 Đây là loại hải sản tiêu biểu của tỉnh Mie với danh tiếng nằm trong top những loại tôm ngon nhất Nhật Bản. Tôm Ise với kích thước khá là to cùng với đó thịt tôm dai thơm ngon, tuy nhiên giá của tôm này khá là dắt.

Lao động ở tỉnh Mie

Mie không những thu hút một lượng lớn các du học sinh mà còn là trung tâm kinh tế nổi tiếng vì vậy mà thu hút rất nhiều các bạn thực tập sinh và các kỹ sư Việt Nam sang làm việc, học tập.

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Nhật Bản

“Omatsuri”-lễ hội-là nghi lễ thờ cúng thần hay Phật, thể hiện lòng biết ơn của con người đối với đấng tạo hóa.

Nếu lễ hội được tổ chức ở đền thần thì gọi đó là “Omatsuri”, còn nếu được tổ chức ở chùa thì gọi là “Ennichi”

Có khoảng 300 ngàn lễ hội trong năm trên toàn Nhật Bản.

Trong các lễ hội mùa hè,”Noryousai” có ý nghĩa là lễ hội tránh nóng và thưởng thức buổi tối mát mẻ. Nếu pháo hoa được bắn vào Noryousai, người ta thường gọi là đại hội pháo hoa. Tại lễ hội thường có các gian hàng bán đồ ăn hay đồ lưu niệm được gọi là “Demise”, bạn có thể mua các thức ăn thường thấy trong các lễ hội Nhật Bản tại tuy giá cả có hơi đắt hơn bình thường một chút.

Nguồn ảnh: http://livedoor.blogimg.jp/ikedarvish/imgs/7/5/758e0a6c.jpg)

Ngoài các gian hàng đồ ăn còn có các gian hàng kinh doanh các loại hình giải trí đơn giản như vớt cá vàng, ném vòng…

Những món thường xuất hiện trong các lễ hội Nhật Bản gồm “Wata ame”, “Anzu ame” hay vớt cá vàng.

Wata ame chính là món kẹo đường bông ở Việt Nam mình đấy bạn ạ!

Anzu ame là loại kẹo được cắm vào đôi đũa, rưới nước kẹo đường lên rồi làm đông lại.

Vớt cá vàng là một trò chơi được các em nhỏ rất yêu thích trong các lễ hoi. Bạn sẽ dùng một cái vợt vớt cá bé bé làm từ giấy Nhật Washi rất mỏng, bạn phải vớt cá sao cho không làm rách tờ giấy ấy, bạn có thể nhận hết phần cá vớt được.

(Nguồn ảnh: http://www.amanjiwo.jp/blog/images/iyo-city%E3%80%80sumiyoshi-matsuri%20(2).JPG)

Kiệu được cho là một phương tiện đi lại của thần linh. Ở Nhật, nghi thức khiêng kiệu được tiến hành để bày tỏ lòng thành kính đối với thần linh.

Nhảy Bon

(Nguồn ảnh: http://www.roppongihills.com/events/2013/08/arn_bon/img/arn_bon_main.jpg)

Khi khiêng kiệu, những người phu khiêng kiệu sẽ hô lên “Wasshoi, Wasshoi”

Nhảy Bon là điệu nhảy truyền thống được biểu diễn thường xuyên trong các lễ hội và để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến các tổ tiên đã mất vào dịp 15/7 âm lịch.

Trong khi diễn Bon, mọi người sẽ xây một cái tháp xung quanh một khoảng đất trống. Trên đỉnh của cái tháp sẽ là người đứng đầu chỉ huy cho bài hát, những người còn lại sẽ đi dọc theo quanh cái kiệu.