Tìm Hiểu Pháp Luật Với Mọi Người / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phát Động Cuộc Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Trực Tuyến Pháp Luật Với Mọi Người

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát động tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người”.

Thời gian diễn ra Cuộc thi là 30 ngày (từ ngày 20/10/2020 đến ngày 20/11/2020). Để tra cứu, tìm hiểu thông tin, thể lệ, hướng dẫn, giải đáp, cập nhật hoạt động của Cuộc thi, truy cập địa chỉ website http:pbgdpl.moj.gov.vn (phần Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật với mọi người”).

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại Chuyên mục “Pháp luật với mọi người” trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử (Chuyên mục “Pháp luật với mọi người” trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử có cùng đường dẫn tới địa chỉ của Cuộc thi được tổ chức trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp).

Công an tỉnh Nam Định trân trọng thông báo để bạn đọc để tích cực quan tâm, hưởng ứng và tham gia cuộc thi./.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát động tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người”.

Thời gian diễn ra Cuộc thi là 30 ngày (từ ngày 20/10/2020 đến ngày 20/11/2020). Để tra cứu, tìm hiểu thông tin, thể lệ, hướng dẫn, giải đáp, cập nhật hoạt động của Cuộc thi, truy cập địa chỉ website http:pbgdpl.moj.gov.vn (phần Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật với mọi người”).

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại Chuyên mục “Pháp luật với mọi người” trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử (Chuyên mục “Pháp luật với mọi người” trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử có cùng đường dẫn tới địa chỉ của Cuộc thi được tổ chức trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp).

Công an tỉnh Nam Định trân trọng thông báo để bạn đọc để tích cực quan tâm, hưởng ứng và tham gia cuộc thi./.

(Nguồn: công an tỉnh nam định )

Share Trở về ]

Tttt Cuộc Thi Pháp Luật Với Mọi Người

Bộ Tư pháp tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người”

1. Thời gian, hình thức thi

Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người” được tổ chức bắt đầu từ ngày 20/10/2020 đến hết ngày 20/11/2020 tại địa chỉ Website: https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/cuocthi/Pages/home.aspx

2. Cách thức thi

a) Thí sinh dự thi trả lời 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 01 câu dự đoán trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn với nhiều cấp độ (từ dễ đến khó).

b) Số lượng câu hỏi trong một phần thi trực tuyến là 20 câu hỏi (17 câu hỏi trực tiếp; 02 câu hỏi tình huống và 01 câu hỏi dự đoán số lượng người thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi lần thi trực tuyến kéo dài tối đa 20 phút. Bài dự thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 20 câu hỏi.

3. Cách tính điểm

a) Người đạt giải là người có số điểm thi theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo quy định của Thể lệ.

b) Trường hợp nhiều người dự thi có số lượng câu trắc nghiệm trả lời đúng bằng nhau sẽ xử lý như sau:

– Người đạt giải là người trả lời đúng hoặc gần đúng nhất câu hỏi dự đoán số lượng người trả lời đúng tất cả các câu trắc nghiệm.

– Nếu có nhiều người trả lời đúng hoặc gần đúng nhất câu hỏi dự đoán số lượng người trả lời đúng tất cả các câu trắc nghiệm thì ưu tiên người có thời gian hoàn thành bài thi ngắn hơn.

4. Giải thưởng

Giải thưởng mỗi đợt thi gồm 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 05 giải khuyến khích:

01 Giải Nhất: 6.000.000 đồng/giải (Sáu triệu đồng/giải);

02 Giải Nhì: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng/giải);

03 Giải Ba: 2.000.000 đồng/giải (Haitriệu đồng/giải);

05 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải).

Căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí thu hút từ xã hội hóa, Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định tăng cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng của Cuộc thi. Người đạt giải được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Giấy chứng nhận kèm theo hiện vật (nếu có).

Thu Hồng

Tìm Hiểu Về Ngày Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Ngày Pháp Luật Việt Nam – Ngày Tôn Vinh Hiến Pháp, Pháp Luật, Giáo Dục Ý Thức Thượng Tôn Pháp Luật Cho Mọi Người Trong Xã Hội

Theo quy định của luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày pháp luật được tổ chức để tôn vinh hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

I. SỰ HÌNH THÀNH NGÀY PHÁP LUẬT

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An… đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.

Xuất phát từ vai trò của pháp luật và từ những mô hình, sáng kiến về Ngày pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013. 

Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT

Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÀY PHÁP LUẬT

Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tại Chương 2 đã quy định cụ thể, Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung: Khẳng định trí, vai trò của  Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Ngày Pháp luật cũng là ngày biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu  trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Để triển khai các nội dung trên, Ngày Pháp luật được tổ chức dưới các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.

Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật. Trong đó, quy định Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;  Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên; quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan Trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Nguồn tin: Website Bộ GTVT.

Tìm Hiểu Về Seo Với Tất Cả Mọi Thứ Chỉ Trong 30 Phút

Google tìm kiếm hay còn gọi Google search là một trong những dịch vụ cung cấp đầu tiên và quan trọng nhất của Google. Với dịch vụ này Google cho phép người dùng truy cập và tìm kiếm các thông tin trên internet.

Công cụ tìm kiếm Google có thể cung cấp cho bạn nhiều kết quả tìm kiếm như các trang website, hình ảnh và nhiều thông tin khác với đủ mọi lĩnh vực cũng như có 123 ngôn ngữ.

Công nghệ càng phát triển nên Google tìm kiếm cũng càng thông minh và chứa đựng một kho thông tin khổng lồ đủ để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của bạn

Cách thức hoạt động của Google tìm kiếm có thể hơi phức tạp nhưng lại cực kì thông minh và có độ chuẩn xác khá cao. Phải hiểu được cơ chế hoạt động này bạn mới dễ dàng tìm hiểu về SEO được.

Đầu tiên là sử dụng các bot đi vào trang website thông qua các code lập trình. Bot của Google sẽ đi ra đi vào theo thời gian quy định chứ không vào website của bạn thường xuyên

Sau khi các bot đã vào website của bạn và thu thập được các thông tin bạn cung cấp trên đó sẽ mang về kho dữ liệu tổng của Google. Và hành động như còn hay được gọi website của bạn đã được Google index khi thấy thông tin chất lượng và hữu ích

Cuối cùng là khi tìm kiếm trên Google bạn sẽ phải nhập từ khóa và chính từ khóa đó sẽ được tìm kiếm trên kho thông tin. Thông tin nào đáp ứng đủ với thông tin đó sẽ được hiển thị trên trang kết quả

https://www.google.com/intl/vi/search/howsearchworks/algorithms/

Sau khi Goole đã hiển thị cho bạn các kết quả ứng với từ khóa và thông tin bạn muốn tìm thì bạn sẽ thấy có 2 loại kết quả.

Đó chính là có phí (Google Ads) và không có phí (SEO)

Với Google Ads bạn phải trả một chi phí nhất định để được hiển thị trên top kết quả tìm kiếm. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào từ khóa bạn đưa ra và đấu thầu thành công

Khi người dùng tìm kiếm với từ khóa bạn đưa ra thì hiển nhiên trang web site của bạn sẽ hiển thị trên top của Google

Những kết quả được trả về do sử dụng công cụ Google Ads sẽ có hiện QC hay Ads ngay đường dẫn địa chỉ website. Đây chính là vấn đề mà bạn đang muốn tìm hiểu và đó chính là SEO.

Với SEO bạn sẽ đưa website của bạn lên top của Google mà không mất một chi một chi phí nào trả cho Google. Thứ bạn bỏ ra chỉ là công sức mà thôi

SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization tức là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nói dễ hiểu hơn để website của bạn có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm Google là về việc dùng các phương pháp SEO

Khi tìm hiểu về SEO bạn sẽ biết SEO sẽ giúp cho website của bạn thân thiện với bộ máy tìm kiếm và chất lượng trong mắt người dùng

Có rất nhiều loại hình SEO nhưng SEO từ khóa đang chiếm ưu thế nhiều hơn. Các hình thức còn lại như SEO hình ảnh, Seo địa điểm,… vẫn không có nhiều người sử dụng

Khi bắt đầu tìm hiểu về SEO bạn nên tìm hiểu trước các mục đích của việc làm SEO này.

Có rất nhiều lý do để làm SEO cho website của mình nhưng có thể thấy mục đích chính là tăng số lượng người truy cập vào website của mình. Bên cạnh đó còn giúp tăng sự uy tín cho website cũng như cho thương hiệu

Ngoài mục đích chính đó thì còn nhiều mục đích khác đem lại nhiều lợi ích cho website của bạn như:

Cải thiện sự hữu ích của website

Cải thiện hiệu suất trang website

Giúp tăng nhận biết thương hiệu

Giúp tăng lượng truy cập vào website

Giúp tăng chuyển đổi khả năng mua hàng

Thứ nhất là với lượt truy cập Google mỗi ngày rất lớn nên việc bạn sở hữu một website đứng top sẽ giúp gia tăng lượng khác hàng hơn rất nhiều

Thứ hai là do việc Google thay đổi thuật toán liên tục và khó hơn nên đã không ít người đã bỏ việc làm SEO. Và giờ bạn làm SEO sẽ có một ưu thế rất lớn.

Thứ ba là với việc lên top Google băng cách SEO sẽ giúp website của bạn sẽ giữ được vị trí lâu hơn các hình thức khác

Thứ tư là để làm SEO bạn sẽ không cần chi quá nhiều tiền cho Google mà bạn chỉ cần bỏ công sức ra mà thôi

Thứ nhất chắc chắn là do mất thời gian nên bạn phải đầu tư công sức rất nhiều, có thể mất vài tháng và có khi đến một năm

Thứ hai là khi Google thay đỏi thuật toán bạn phải thay đổi theo Google. Nếu không webiste của bạn sẽ rớt hạn ngay lập tức.

Thứ ba là khi bạn SEO lên top thành công sẽ dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt trước và thậm chí là tấn công website của bạn

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization tạm dịch là tối ưu hóa website cho việc nâng thứ hạng web trên các cỗ máy tìm kiếm

SEO Onpage là những công việc nhằm tối ưu hóa website của bạn

SEO Offpage là việc bạn xây dựng các liên kết về trang website của bạn

Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi.

Trustrank tạm hiểu là độ tin cậy của Google đặt vào một website.

Sau khi đã tìm hiểu về Google cũng như là các khái niệm cơ bản về SEO thì bước tiếp theo là bạn tìm hiểu về quy trình SEO.

Quy trình SEO sẽ có 3 bước căn bản là phân tích từ khóa, SEO Onpage và SEO Offpage

Đây là quy trình đầu tiên trong toàn bộ kế hoạch SEO. Nghiên cứu từ khóa trong SEO tương tự với việc nghiên cứu thị trường của marketing truyền thống

Để làm tốt công việc công việc này bạn phải hiểu khách hàng của mình là ai, sở thích ra sao, hành vi thế nào,…

Bên cạnh đó là bạn phải sử dụng thành thạo các công cụ nghiên cứu từ kháo như Keywordtool.io,….

SEO Onpage đơn giản là những công việc nhằm tối ưu hóa website của bạn.

Các công việc để nhằm giúp SEO Onpage là tối ưu code web thân thiện với Google, cấu trúc site dễ dàng được tiếp cân, các nội dung bài viết chuẩn SEO và cuối cùng là các thể meta

Có thể khi tìm hiểu về SEO bạn đã nghe nói ‘Content is a King’ và câu nói này đã cho thấy sự quan trọng của nội dung trong SEO Onpage

Mục tiêu của việc xây dựng nội dung là bạn được đánh giá cao của Google khi cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng.

Để xây dựng nội dung tốt thì bạn cần làm những việc sau

Nghiên cứu từ khóa

Nội dung thu hút

Làm mới nội dung

Một bài viết hay thôi vẫn chưa đủ để bạn lên top của Google. Bạn cần phải đảm bảo nhiều tiêu chí để bài bạn chất lượng hơn

Các tiêu chí như sử dụng từ hóa, tiêu đề, nội dung, hình ảnh,… sẽ quyết định nội dung của bạn đã chuẩn SEO chưa

Xây dựng liên kết nội dung

Xây dựng liên kết nội bộ là một yếu tố không thể thiếu trong SEO Onpage

Đứng về khía cạnh người dùng thì họ mong muốn truy cập vào website của bạn nhanh và đơn giản dễ sử dụng.

Từ những điều này sẽ cho biết công việc cần làm là gì để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bạn cần cải thiện tốc độ tải trang hay xây dựng một website thân thiện dễ sử dụng

Làm được những điều này sẽ giúp người dùng hài lòng hơn khi vào website của bạn

SEO Offpage được hiểu như là việc bạn xây dựng các liên kết về trang website của bạn. Việc xây dựng các liên kết này sẽ được thực hiện như bạn đã hoàn thành việc SEO Offpage

Để SEO Offpage đạt hiệu quả bạn cần chú ý đến chất lượng các link trỏ về website của bạn. Càng nhiều link chất lượng trỏ về website của bạn thì bạn sẽ được đánh giá càng cao.

Với việc đạt các yếu tố quan trọng sau thì bạn đã có thể SEO Offpage tương đối hiệu quả

Sử dụng Social Media

Domain

Directory Submission

Trao đổi textlink

Anchor Text

Có hàng trăm các công cụ có bạn tìm hiểu về việc làm SEO. Mỗi quy trình điều có các công cụ hữu ích hỗ trợ.

Công cụ nghiên cứu từ khoá

Keywordtool.io: https://keywordtool.io/

Công cụ phân tích backlinks

aHrefs: https://ahrefs.com/

Google Search Console External Link: https://www.google.com/webmasters/tools/external-links-domain?pli=1

Công cụ loại bỏ backlinks xấu

Link Detox: http://www.linkdetox.com/

RMOOV: https://www.rmoov.com/index.php

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa

SEO Powersuite – Rank Tracker: http://www.seopowersuite.com/rank-tracker/

SERPS.com Rank Checker: https://serps.com/tools/rank_checker

Nếu như bạn đã biết đôi chút về nghề Digital Marketing thì bạn chắc chắn bạn cũng đã biết về SEO. Có thể nói website là nền tảng cần phải có để làm các công việc của SEO. Vì vậy công việc xây dựng nội dung website là việc đầu tiên mà một SEOer cần phải làm. Tiếp đến việc bạn phải làm là phân tích website và đặc biệt là phân tích từ khóa bằng các công cụ như Google analytics, Google keyword planner, Google webmaster tool để có thể giúp website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh việc phân tích từ khóa và xây dựng nội dung dựa trên từ khóa dựa trên các từ khóa đó thì bạn còn cần làm là xây dựng các liên kết từ mạng xã hội, diễn đàn, các website khác để tăng độ tin cậy cho website của mình. Cuối cùng chắc chắn là công việc báo cáo kết quả theo từng công đoạn của kế hoạch SEO.

Nếu bạn chưa có điều kiện tham gia khóa học bạn có thể tự học tại nhà. Tùy vào mỗi người mà có cách học hiệu quả khác nhau.

Với việc tự học ở nhà bạn có thể thoải mái tự tìm hiểu các kiến thức bạn muốn, theo trình tự bạn muốn. Có rất nhiều tài liệu học SEO bạn có thể tìm thấy trang Google, trên youtube hay kể cả các buổi chia sẻ hội thảo,…

Do việc làm SEO mang tính kỹ thuật hơi nhiều nên việc bạn tham gia các khóa học SEO để vừa học vừa thực hành là rất tốt.

Ngoài ra bạn còn được nhiều chuyên gia chia sẻ về SEO để nhận được nhiều kiến thức đúng hơn là việc tìm học trên mạng

Nếu bạn có điều kiện hãy tham gia ngay các khóa học SEO, đặc biệt là các khóa học vừa học vừa thực hành để đảm bảo bạn có thể làm được ngay sau kết thúc khóa học

Khóa Học SEO Website