Tìm Hiểu Luật Trẻ Em 2020 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Hội Thi “Chúng Em Tìm Hiểu Luật Trẻ Em” Năm 2022

      Nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Trẻ em được triển khai có hiệu quả và đi vào cuộc sống hàng ngày. Ngày 29/10/2020 Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp với phòng Bảo trợ & Bình đẳng giới, phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Cà Mau tổ chức Hội thi “Chúng em tìm hiểu Luật Trẻ em” năm 2020 dành cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cà Mau và các câu lạc bộ, đội, nhóm năng khiếu đang sinh hoạt, học tập tại Nhà Thiếu nhi.

Các đội cùng nhau tìm hiểu, tranh tài ở phần thi trắc nghiệm kiến thức

      Hội thi lần này thu hút sự tham gia của 09 Đội đến từ các trường Tiểu học và các câu lạc bộ, đội, nhóm năng khiếu. Các đội cùng nhau tìm hiểu, tranh tài ở 04 vòng thi: Tự giới thiệu, trắc nghiệm kiến thức, pano tuyên truyền và thể hiện tài năng. Nội dung thi xoay quanh công tác tuyên truyền về quyền trẻ em, kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại bạo lực, phòng chống đuối nước cho trẻ em…

      Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 03 giải Khuyến khích ở hai khối Tiểu học và các câu lạc bộ, đội, nhóm. Đồng thời, trao 01 giải phụ cho đội có nội dung tiểu phẩm hay và ý nghĩa.

Đ/c Lê Mộng Hồ – Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh trao giải cho các đội đạt thành tích cao trong Hội thi

      Hội thi là dịp để các em được gặp gỡ, giao lưu, được sinh hoạt, vui chơi giải trí và rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, góp phần từng bước xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em. Đây cũng là hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Mỹ Diện

Tìm Hiểu Pháp Luật: Hỏi, Đáp Về Luật Trẻ Em Năm 2022

– Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng.

– Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

(Còn tiếp)

35 Câu Hỏi Tìm Hiểu Luật Trẻ Em

35 TÌNH HUỐNG LUẬT TRẺ EM

Câu 1. Khi sinh ra, em A (10 tuổi) đã có vết bớt to màu đen che gần nửa khuôn mặt. Cô H không muốn nhận A vào lớp cô chủ nhiệm và đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường chuyển em A sang lớp khác. Hành vi của cô H có vi phạm pháp luật không? Trả lời:Theo Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi của cô H với em A là hành vi kỳ thị với những đặc điểm riêng về ngoại hình của em A. Do vậy, theo quy định, hành vi của cô A là hành vi vi phạm Luật Trẻ em năm 2016.Câu 2. Sau một tai nạn giao thông, em H (10 tuổi) rơi vào hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà nội H năm nay đã 80 tuổi lại thường xuyên đau yếu nhưng thương cảnh cháu ruột sớm mồ côi nên đưa cháu về chăm sóc. Hàng xóm xung quanh khuyên bà cháu H nên đề xuất với chính quyền địa phương hỗ trợ. Vậy trường hợp của H có thuộc trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Nhà nước có chế độ chính sách gì đối với trường hợp này? Trả lời:Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016 và khoản 3 Điều 3 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích là một trong đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do vậy, trường hợp của cháu H thuộc trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cháu H sẽ có quyền được hưởng một số chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, cụ thể: chính sách chăm sóc sức khỏe (Điều 18); chính sách trợ giúp xã hội (Điều 19); chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (Điều 20); chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (Điều 21). Câu 3. Cháu năm nay 15 tuổi. Theo Luật trẻ em 2016, cháu có thuộc đối tượng là trẻ em không, nếu là trẻ em, cháu sẽ được hưởng những quyền gì?Trả lời:Theo quy định Luật trẻ em 2016, “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”, do cháu năm nay 15 tuổi nên cháu được công nhận là trẻ em. Các quyền của trẻ em được quy định từ Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016, bao gồm: Quyền sống; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền về tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Ngoài ra với tư cách là một công dân, trẻ em có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân, việc thực hiện các quyền trong một số trường hợp cụ thể sẽ do Luật chuyên ngành quy định. Câu 4. Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không?Trả lời:Theo Điều 14 Luật trẻ em, trẻ em có quyền được

Thể Lệ: Hội Thi Viết “Tìm Hiểu Luật Trẻ Em” Tỉnh Hậu Giang Năm 2022

KH-SLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh đoàn Hậu Giang về việc tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật trẻ em” tỉnh Hậu Giang năm 2019;

– Trang bìa bài dự thi ghi rõ: Bài dự thi “Tìm hiểu Luật tr em”; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; địa chỉ ( ) của người dự thi (theo mẫu). Khuyến khích các bài dự thi thực hiện công phu, hình thức đẹp, có hình ảnh, tư liệu phong phú.

– Bài dự thi không được bịa đặt ra câu chuyện không có thật hoặc nói xấu tổ chức, cá nhân.

Trường hợp vi phạm các quy định trên sẽ bị hủy bài dự thi.

– Bài dự thi vòng sơ khảo được lưu giữ tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

– Bài dự thi vòng chung khảo được lưu giữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian nhận, chấm bài dự thi:

– Vòng chung khảo: Ban tổ chức tiếp nhận bài dự thi đã qua vòng sơ khảo từ các huyện đến hết ngày 24/5/2019. Thời gian chấm bài dự thi, tổng kết, trao giải thưởng Hội thi từ 25/5/2019 đến 4/6/2019.

– Vòng chung khảo: Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang tiếp nhận các bài dự thi đã qua vòng sơ khảo từ các huyện, thị xã, thành phố . Địa chỉ: số 03- đường Thống Nhất, khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, điện thoại 02933.582173.

– Ban Tổ chức Hội thi do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập, có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo tổ chức Hội thi trên toàn tỉnh.

– Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm xây dựng Thể lệ Hội thi, câu hỏi và đáp án; xem xét giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chỉ đạo và tổ chức hội thi. Có quyền thay đổi, điều chỉnh những quy định đã được ban hành để phù hợp với tình hình thực tế của hội thi.

– Tổ Thư ký Hội thi do Trưởng Ban Tổ chức Hội thi quyết định thành lập, có nhiệm vụ in ấn tài liệu, nhận bài dự thi, ghi nhận đánh giá bài thi, biên bản, tổng hợp kết quả chấm thi và thực hiện một số nhiệm vụ khác phục vụ việc chấm thi theo yêu cầu của Ban Giám khảo.

– Con, em của các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký không được tham gia dự thi.

– 01 giải nhất: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng)

– 05 giải khuyến khích, mỗi giải: 500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng)

– 02 giải khuyến khích, mỗi giải: 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng)