Tìm Hiểu Giá Trị Lịch Sử Văn Hóa Đồng Nai / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Lịch Sử Đồng Nai 2013, Sở Giáo Dục, Văn Bản, Thpt

I. Tên Hội thi: “Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2013”.

II. Mục đích yêu cầu.

Nhằm tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa – lịch sử  tỉnh Đồng Nai đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; khuyến khích công tác nghiên cứu về khoa học – xã hội, chú trọng văn hóa – lịch sử Đồng Nai;

Qua Hội thi, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào tìm hiểu, tham quan trực tiếp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh; giúp cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu về giá trị văn hóa – lịch sử; góp phần tuyên truyền, động viên toàn xã hội tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể vững mạnh, góp phần xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015.

III. Đối tượng tham gia dự thi.

Đối tượng tham gia dự thi bao gồm nhóm tác giả hoặc cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, đại học, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.

IV. Nội dung, hình thức và các quy định tham gia dự thi.

1. Chủ đề:

Tìm hiểu những giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai

2. Đề thi:

Đề thi có nội dung như sau:

“Trong số các di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh ở Đồng Nai mà bạn đã đến tham quan, hãy trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử – văn hóa của di tích mà bạn tâm đắc nhất; nêu ý kiến góp ý kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích ấy trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn minh, giàu đẹp”.

3. Một số yêu cầu đối với người dự thi:

3.3. Tác giả (cá nhân hoặc tập thể) gửi kèm ít nhất là 02 tấm ảnh tư liệu chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích mà mình chọn dự thi, kể cả các tấm ảnh tư liệu chứng minh các di tích khác mà tác giả đã tham quan (có chấm điểm số lượng các di tích khác ngoài di tích tâm đắc dự thi mà tác giả đã tham quan thực tế);

– Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (3 tập);

– Địa chí Đồng Nai (5 tập);

– Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm;

– Hỏi đáp về Biên Hòa – Đồng Nai;

– Đồng Nai – Di tích lịch sử văn hóa

– Các ấn phẩm, tài liệu về lịch sử, văn hoá Đồng Nai đã xuất bản, phát hành;

– Website tỉnh Đồng Nai: http://www.dongnai.gov.vn ; Website Thư viện tỉnh: http://www.thuviendongnai.gov.vn ; Website Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai: http://www.dost-dongnai.gov.vn

(Các tài liệu nêu trên ở các thư viện thuộc hệ thống thư viện tỉnh Đồng Nai).

5. Bài dự thi hợp lệ:

Bài dự thi có thể được trình bày dưới dạng tự luận, ký sự, chính luận v.v…; có hình ảnh hoặc phim (video clip) tư liệu kèm theo để minh họa. Bài dự thi hợp lệ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trả lời hết 02 nội dung của đề thi (gồm cảm nghĩ về giá trị lịch sử – văn hóa và ý kiến góp ý kiến nghị);

+ Phải có ít nhất 02 tấm ảnh tư liệu chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích tâm đắc mà mình chọn dự thi (tác giả phải chụp hình với di tích); hình ảnh được trình bày trong bài thi (không kèm riêng vì dễ thất lạc);

+ Chưa được xuất bản, công bố qua phương tiện truyền thông trong năm 2013;

+ Bài dự thi được đánh máy vi tính (Font chữ: Time New Roman, size: 14), hạn chế viết tay (nếu viết tay, yêu cầu phải rõ ràng) trên một mặt giấy khổ A4, không hạn chế về số trang. Nội dung bài thi phải đúng trọng tâm câu hỏi và không mang nội dung tiêu cực. Tất cả các bài thi sao chép giống nhau đều không hợp lệ;

+ Bài dự thi được đóng thành tập. Ghi rõ và đầy đủ họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nghề nghiệp; dân tộc; đảng viên, đoàn viên; đơn vị học tập, công tác; nơi thường trú; số điện thoại, địa chỉ email trên một tờ giấy riêng biệt kèm theo bài dự thi (không được ghi trực tiếp các nội dung vừa nêu trong bài dự thi, vì bài dự thi sẽ được đánh số mật mã trước khi chấm). Trường hợp là nhóm tác giả, đề nghị ghi rõ các nội dung nêu trên đối với từng thành viên của nhóm (Đề nghị ghi đầy đủ thông tin để Ban Tổ chức thuận tiện trong công tác liên lạc và làm các thủ tục khen thưởng khi tác giả đạt giải).

6. Thang điểm:

Thang điểm chấm bài dự thi là 100/100; trong đó:

+ Phần trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử – văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh tâm đắc nhất: 40 điểm;

+ Phần ý kiến góp ý, kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa tâm đắc nhất trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn minh, giàu đẹp: 30 điểm;

+ Phần ảnh chứng minh tác giả (tập thể hoặc cá nhân) đã tham quan các di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh: 20 điểm, gồm:

– 02 ảnh chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích tâm đắc mình dự thi (cũng là ảnh bắt buộc phải có để hợp lệ bài dự thi): 10 điểm;

– Số ảnh (mỗi di tích 01 ảnh) chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại các di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh khác được chấm: Từ 10 ảnh trở lên sẽ được chấm 10 điểm; dưới 10 ảnh, mỗi ảnh được chấm 01 điểm.

– Bài dự thi có hình thức đẹp, trình bày khoa học và có hệ thống tư liệu [như hình ảnh, video clip (thời lượng không được quá 20 phút) v.v …] minh họa tốt: 10 điểm.

7. Chấm xếp hạng các giải Nhất, Nhì và Ba:

Để nâng cao mức độ chính xác và công bằng, các giải Nhất, Nhì và Ba thuộc giải cá nhân (gồm 02 nhóm đối tượng) được chấm xếp hạng như sau:

+ Từ kết quả chấm điểm vòng chung khảo và theo cơ cấu Giải Cá nhân (02 giải Nhất, 03 giải Nhì và 05 giải Ba)/ mỗi nhóm đối tượng), mỗi nhóm đối tượng dự thi sẽ chọn ra 10 tác giả (hoặc trên 10 tác giả nếu có trường hợp chênh lệch sít sao nhau về điểm giữa các bài thi, như mức chênh < 0,5 điểm chẳng hạn) có điểm bài thi từ cao nhất xuống thấp dần để đi tiếp vào vòng thi “thuyết trình xếp hạng” trực tiếp trước Ban Giám khảo;

+ Căn cứ vào kết quả chấm điểm vòng thi “thuyết trình xếp hạng” theo thứ tự từ cao nhất xuống thấp dần để xếp hạng chính thức các giải Nhất, Nhì và Ba cho mỗi nhóm đối tượng.

V. Địa điểm nhận bài dự thi:

Tập thể và cá nhân có thể nộp trực tiếp, hoặc gửi bài dự thi của mình về Ban tổ chức theo địa chỉ sau đây:

Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học – công nghệ

(thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai)

Số 1597, Phạm Văn Thuận, KP. 3, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa

Điện thoại: 061. 8820085/3819565; Fax: 061. 3949938;

Email: docisti@dost-dongnai.gov.vn

(Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài bì thư ghi rõ: Bài tham dự Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2013).

 * Ghi chú :

– Thời hạn nhận bài dự thi: Chậm nhất là 17giờ 00, ngày 15/11/2013 (thứ Sáu), tính theo dấu bưu điện hoặc thời điểm ký nhận trực tiếp;

VI. Thời gian tổ chức:

Hội thi được triển khai thực hiện trong năm 2013, như sau:

1. Thời gian phát động: Từ 15/4/2013 – 31/8/2013

2. Thời gian nhận bài thi: Từ 03/9/2013 – 15/11/2013

3. Thời gian chấm thi: Từ 20/11/2013 – 20/12/2013

4. Thời gian tổng kết, trao thưởng sẽ được tổ chức vào “Ngày hội khoa học và công nghệ năm 2013” (dự kiến trước Tết Nguyên Đán khoảng 10 ngày).

VII. Giải thưởng:

1. Giải tập thể:

Giải tập thể dành cho các cơ quan/đơn vị đạt thành tích trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Tổ chức Hội thi, do Ban Tổ chức Hội thi bình chọn. Các cơ quan/đơn vị đạt giải phải thỏa mãn các yêu cầu sau :

+ Có sự tổ chức phối hợp tốt giữa các phòng, ban, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị để phát động, vận động tham dự hội thi. Cụ thể có xây dựng chương trình, kế hoạch trong nội bộ cơ quan/đơn vị;

+ Có các hình thức tổ chức, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, bộ phận thuộc cơ quan/đơn vị đi tham quan trực tiếp các di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh;

+ Có tổ chức thi, trao giải nội bộ tại cơ quan/đơn vị để động viên, đồng thời hoàn thiện các bài thi trước khi gửi về Ban Tổ chức Hội thi để tham dự;

+ Có nhiều người tham dự và có tổng số điểm bài dự thi đạt giải cao;

Cơ cấu giải thưởng như sau:

– 01 giải Nhất: Số tiền bằng 10 lần mức lương tối thiểu;

– 01 giải Nhì: Số tiền bằng 6 lần mức lương tối thiểu;

– 01 giải Ba: Số tiền bằng 3 lần mức lương tối thiểu;

– 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.

2. Giải cá nhân

: Giải cá nhân dành cho các đối tượng tham gia dự thi. Đối tượng tham gia dự thi được Ban Tổ chức Hội thi phân thành 02 nhóm đối tượng, tương ứng với cơ cấu giải thưởng như sau:

+ Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, đảng viên, hội viên, đoàn viên, công nhân lao động, các tầng lớp nhân dân, sĩ quan, quân đội thuộc  sĩ các lực lượng vũ trang, công nhân viên quốc phòng. Cơ cấu giải thưởng như sau:

– 02 giải Nhất: Số tiền mỗi giải bằng 10 lần mức lương tối thiểu;

– 03 giải Nhì: Số tiền mỗi giải bằng 6 lần mức lương tối thiểu;

– 05 giải Ba: Số tiền mỗi giải bằng 3 lần mức lương tối thiểu;

– 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.

+ Đối tượng là học sinh, sinh viên thuộc các Trường: Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học; Đoàn viên thanh niên (không phải là cán bộ, công chức).

– 02 giải Nhất: Số tiền mỗi giải bằng 10 lần mức lương tối thiểu;

– 03 giải Nhì: Số tiền mỗi giải bằng 6 lần mức lương tối thiểu;

– 05 giải Ba: Số tiền mỗi giải bằng 3 lần mức lương tối thiểu;

– 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.

Các giải thưởng ngoài khen thưởng bằng tiền mặt, còn có Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai và 01 chiếc Cup của Ban Tổ chức Hội thi đối với các giải Nhất, Nhì và Ba; Giấy khen của Ban Tổ chức Hội thi đối với các giải Khuyến khích.

Ngoài ra, Ban Tổ chức Hội thi còn xét chọn trong số các bài dự thi lọt vào vòng

sơ khảo

để trao 10 Giải thưởng Đặc thù cho các đối tượng là người dân tộc; người có độ tuổi cao nhất, nhỏ nhất; và người có bài thi trình bày đẹp, ấn tượng. Mỗi giải thưởng đặc thù trị giá 2.000.000 đồng, kèm theo các phần thưởng phụ khác do Ban Tổ chức vận động được ./.

TM. BAN TỔ CHỨC

TRƯỞNG BAN

                               

Huỳnh Văn Tới

TRƯỞNG BAN BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ

Tìm Hiểu Về Lịch Sử Văn Hóa Nước Mỹ

Dưới sự bảo trợ của phong trào Dân chủ Jefferson, và Dân chủ Jackson, nước Mỹ mở rộng đến vùng đất mua Louisiana và thẳng đường đến California và xứ Oregon, tìm kiếm đất rẻ cho các nông gia Yeoman và chủ nô – những người cổ vũ cho nền dân chủ và mở rộng lãnh thổ bằng giá bạo lực và khinh miệt nền văn hóa châu Âu. Sự mở rộng lãnh thổ dưới chiêu bài vận mệnh hiển nhiên là một sự bác bỏ lời khuyên của đảng Whig muốn thúc đẩy chiều sâu và hiện đại hóa nền kinh tế-xã hội hơn là việc chỉ mở rộng lãnh thổ địa lý. Chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ tại tất cả các tiểu bang miền Bắc (phía bắc đường Mason-Dixon phân chia Pennsylvania và Maryland) vào năm 1804, nhưng lại phát triển mạnh tại các tiểu bang miền Nam vì nhu cầu lớn về bông vải tại châu Âu.

Sau năm 1820, một loạt các thoả hiệp đã giúp xóa bỏ đối đầu giữa miền bắc và miền nam về vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Vào giữa thập niên 1850, lực lượng Cộng hòa mới thành lập nắm kiểm soát nền chính trị miền Bắc và hứa ngăn chăn sự mở rộng của chủ nghĩa nô lệ với ám chỉ rằng chủ nghĩa nô lệ sẽ dần dần bị loại bỏ. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1860 với kết quả chiến thắng của đảng viên Đảng Cộng hòa Abraham Lincoln đã châm ngòi cho cuộc ly khai của mười một tiểu bang theo chủ nghĩa nô lệ để lập ra Liên minh miền Nam Hoa Kỳ năm 1861. Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) là hạch tâm của lịch sử Mỹ. Sau bốn năm chiến tranh đẫm máu, phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lincoln và Tướng Ulysses S. Grant đánh bại phe miền Nam với sự chỉ huy của Tướng Robert E. Lee. Liên bang được bảo tồn và chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ, và miền nam bị suy kiệt. Trong thời đại tái thiết (1863-77), Hoa Kỳ chấm dứt chủ nghĩa nô lệ và nới rộng quyền đầu phiếu và pháp lý cho những người “tự do” (người Mỹ gốc châu Phi trước đó từng là nô lệ). Chính phủ quốc gia ngày càng vững chắc hơn, và nhờ vào Tu chính án hiến pháp điều 14, giờ đây đã có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân. Thời đại tái thiết chấm dứt vào năm 1877 và từ thập niên 1890 đến thập niên 1960, hệ thống Jim Crow (tách ly chủng tộc) kìm hãm người da đen luôn ở vị trí thấp kém về kinh tế, xã hội và chính trị. Toàn miền nam vẫn bần cùng cho đến nửa sau của thế kỷ 20, trong khi đó miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và thịnh vượng.

Hoa Kỳ và Liên Xô nổi lên thành hai siêu cường đối nghịch nhau sau Đệ nhị Thế chiến và khởi động một cuộc Chiến tranh Lạnh, đối đầu nhau gián tiếp trong cuộc chạy đua vũ trang và chạy đua vào không gian. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Lạnh được xây dựng quanh việc bao vây chủ nghĩa cộng sản, và nước Mỹ tham dự vào các cuộc chiến tại Triều Tiên và Việt Nam để đạt được mục đích này. Chủ nghĩa tự do đạt được vô số chiến thắng trong những năm tháng của chương trình New Deal và sau đó vào giữa thập niên 1960, đặc biệt là sự thành công của phong trào dân quyền, nhưng chủ nghĩa bảo thủ quay ngược được thế cục vào thập niên 1980 dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Chiến tranh Lạnh kết thúc khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại. Khi thế kỷ 21 bắt đầu, xung đột quốc tế có tâm điểm quanh Trung Đông và lên đỉnh điểm theo sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và Chiến tranh chống khủng bố được tuyên bố sau đó. Hoa Kỳ trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến vào cuối thập niên 2000 mà theo sau là thời kỳ phát triển kinh tế chậm hơn mức bình thường trong suốt thập niên 2010.

Văn Hóa Của Đồng Nai Được Nhà Nước Xếp Hạng

01. Các di tích lịch sử – văn hóa của Đồng Nai được nhà nước xếp hạng

Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà có 2 địa điểm cấu thành  một ở huyện Trảng Bom và một ở huyện Long Thành. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng.

Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có  24 di tích (xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982), Địa điểm chiến thắng La Ngà (1986), Nhà Xanh (1986), Đài Chiến sĩ/Đài Kỷ Niệm (1988), Danh thắng Đá chồng Định Quán (1988), Toà Hành chánh Long Khánh (1988), Đình An Hoà (1989), Danh thắng Bửu Long (1990), Chùa Đại Gíac (1990), Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (1990), Đình Tân Lân (1991), Đền thờ và  Mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1991), Chùa Long Thiền (1991), Nhà hội Bình Trước (1991), Quảng trường Sông Phố (1991), Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992), Nhà lao Tân Hiệp (1994), Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghỉa binh (1994), Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (1997), Mộ – đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998), Địa đạo Suối Linh (1999), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001), Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu (2001), Địa đạo Nhơn Trạch (2001)

Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có 16 di tích ((xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (1979), Toà bố Biên Hoà (1979), Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (2001), Đình Bình Quan (2004), Đình Phú Mỹ (2005), Nhà cổ Trần Ngọc Du (2005), Địa điểm Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (2005), Địa điểm thành lập chi bộ Đảng cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh uỷ Lâm thời Biên Hoà (2007), Đình Phước Lộc (2007), Thành Biên Hoà (2008), Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (2008), Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (2008), Đình Hưng Lộc (2008), Đình Phước Thiền (2009), Núi Chứa Chan (2009), Vườn Cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (2009).

Di tích phân bố trên các địa bàn hành chánh như sau:

Biên Hoà có 21 di tích, gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (phường Quang Vinh), Toà bố Biên Hoà, Nhà hội Bình Trước, Quảng trường Sông Phố (phường Thanh Bình), Nhà Xanh (phường Thống Nhất), Đài Chiến sĩ, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng), Danh thắng Bửu Long, Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (phường Bửu Long), Chùa Đại Giác, Đền thờ – mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu, Đình Bình Quan (xã Hiệp Hoà), đình Tân Lân (phường Hoà Bình), Chùa Long Thiền, Đền thờ Nguyễn Tri Phương (phường Bửu Hoà), Nhà lao Tân Hiệp (phường Tân Tiến), Mộ – đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (phường Long Bình và phường Tam Hiệp), Nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn), Thành Biên Hoà (phường Quang Vinh), Đình An Hoà (xã An Hoà)

Thị xã Long Khánh có 03 di tích, gồm: Mộ Cự thách Hàng Gòn (xã Hàng Gòn), Toà hành chánh Long Khánh, Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (phường Xuân An).

Huyện Định Quán có 02 di tích: Địa điểm chiến thắng La Ngà (xã Phú Ngọc), Danh thắng Đá chồng (thị trấn Định Quán)

Huyện Long Thành có 03 di tích, gồm: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã Long Phước), Đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành), Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Bình Sơn)

Huyện Vĩnh Cửu có 04 di tích, gồm: Căn cứ khu uỷ miền Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh (xã Hiếu Liêm), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Phú Lý), Địa điểm thành lập chi bộ Bình Phước – Tân Triều và Tình uỷ lâm thời Biên Hoà (xã Tân Bình).

Huyện Nhơn Trạch có 04 di tích, gồm: Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (xã Phú Đông), Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ), Đình Phú Mỹ (xã Phú Hội), Đình Phước Thiền (xã Phước Thiền).

Huyện Thống Nhất có 02 di tích, gồm: Đình Hưng Lộc (xã Hưng Lộc), Vườn cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (xã Bàu Hàm 2).

Huyện Xuân Lộc có 01 di tích, gồm: Núi Chứa Chan trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray.

Huyện Trảng Bom có 01 di tích, gồm: Căn cứ tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Thanh Bình).

Phát Động Cuộc Thi Tìm Hiểu Lịch Sử, Văn Hóa Tỉnh Hà Nam

Ngày 16/6, UBND tỉnh Hà Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp tổ chức lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Hà Nam” năm 2020 chào mừng 130 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Nam.

Cuộc thi “tìm hiểu lịch sử, văn hóa Hà Nam” năm 2020 diễn ra từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020. Đối tượng tham gia cuộc thi là cán bộ, đảng viện, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên… trong toàn tỉnh.

Về quy mô tổ chức cuộc thi: Các sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh, mỗi đơn vị lựa chọn 3 bài thi xuất sắc. Cấp huyện, thị xã, thành phố: mỗi địa phương lựa chọn 50 bài thi xuất sắc tham gia vòng chấm chọn cấp tỉnh.

Thời gian nhận bài dự thi cấp tỉnh sẽ được diễn ra từ ngày 1/9/2020 đến hết ngày 4/9/2020. Lễ tổng kết, trao thưởng cho các các nhân, tập thể đạt giải dự kiến vào trung tuần tháng 10/2020.

Các đại biểu tham quan trưng bày những cuốn sách viết về lịch sử, văn hóa Hà Nam.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam. Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa tỉnh Hà Nam. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử và văn hóa quê hương, đất nước; nâng cao niềm tin và lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, truyền thống lịch sử của quê hương. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hăng hái thi đua lao động, học tập đóng góp sức mình vào sự phát triển của tỉnh, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu các cấp, đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tiến tới đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.