Tìm Hiểu Các Phương Tiện Giao Thông / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tìm Hiểu Một Số Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ

– Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông đương bộ khác nhau .

– Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa và mở rộng kiến thức cho trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ khác.

– Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường ray.

– Hình thành và phát triển ở trẻ một số các kỹ năng như: phán đoán, so sánh, phân loại và phối hợp nhóm.

– Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.

-Tranh các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, và một số ptgt đường bộ mở rộng.

– Cô cùng trẻ vận động theo nhạc bài “Em tập lái ô tô”

– Sáng nay ai chở con đi học? Đi bằng phương tiện gì?

– Đi trên đường con còn thấy PTGT nào nữa?

– Ngồi trên xe các con phải đội cái gì? Ngồi như thế nào?

– Khi đi trên đường các con phải đi bên nào?

– Ở nhà còn có những loại PTGT nào?

* Tìm hiểu Xe đạp

– Cô hát và làm động tác chạy xe đạp “kính coong, kính coong bác đưa thư đang tới nhà em.”

– Xe đạp là PTGT đường gì vậy con? Xe đạp có mấy bánh?

– Lớp mình đã có bạn nào được đi xe đạp? Làm sao để xe chạy được nhỉ?

– Xe đạp có cần phải đổ xăng không?

– Xe đạp chở được mấy người?

– Xe đạp có đi xa được không?

– Xe đạp chạy ở đâu?

*Tìm hiểu Xe máy

– Cô đố:

Xe hai bánh

Chạy bon bon

Máy nổ giòn

Kêu bình bịch

– Các con có biết đó là phương tiện gì không?

– Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?

– Xe máy chở được mấy người?

– Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những quy định gì?

– Nó nhờ vào cái gì để chạy?

– Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?

* Tìm hiểu xe ô tô

– Các con quan sát tranh xe ô tô

– Ô tô con có đặc điểm như thế nào?

– Thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Ô tô dùng để làm gì?

– Ô tô nhờ vào cái gì để chạy?

– Còi của ô tô kêu như thế nào?

– Ô tô chạy nhanh hay chạy chậm?

– Người lái ô tô gọi là gì?

– Thế bác tài xế khi lái xe phải thực hiện quy định gì?

* Tìm hiểu tàu hỏa

– Cho trẻ quan sát đoàn tàu và trò chuyện

– Đây là phương tiện gì?

– Tàu thường chở gì?

– Tàu thường được phép dừng lại ở đâu?

– Bánh tàu có được làm cao su và bơm hơi không?

– Tàu chạy ở đâu? Là PTGT đường gì?

– Khi ngồi trên tàu các con phải như thế nào?

* So sánh

– Cô cho trẻ so sánh xe đạp và xe máy

+ Tất cả các PTGT này giống nhau ở điểm nào? (Các PTGT giống nhau ở điểm: cùng là các PTGT đương bộ dùng để chở người và hàng hoá, cùng phải chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông).

+ Các PTGT có những điểm khác nhau. Chúng mình cùng xem chúng khác nhau như thế nào?

Cô gợi ý cho trẻ: xe nào chở được nhiều người, ít người? xe nào chuyên chở hàng hóa? Xe nào chạy bằng xăng? Xe nào chạy bằng sức người?

– Cô cho trẻ so sánh ô tô và tàu hỏa

– Khái quát: Các loại PTGT khác nhau về đặc điểm cấu tạo nhưng chúng giống nhau ở điểm: cùng là các loại PTGT dùng để chở người và hàng hóa, giúp chúng ta đi được khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới gặp gỡ người thân và bạn bè.

*Mở rộng: các con vừa được quan sát tranh những PTGT đường bộ đường sắt, ngoài những tranh PTGT đó ra thì cô còn có rất nhiều tranh khác nữa như là tranh xe buýt dùng để đưa đón, xe cứu thương để chở người đi cấp cứu, xe cảnh sát của các chú cảnh sát đi làm nhiệm vụ tất cả đều là những PTGT đường bộ đó các con , mỗi loại phương tiện thì có một công dụng riêng. Tất cả đều phục vụ cho xã hội đó con.

* Giáo dục: các con ơi, các con vừa được quan sát tranh các PTGT đường bộ, đường sắt, vậy khi ngồi trên tàu xe chúng ta phải làm gì (đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắm, không thò đầu, thò tay ra cửa sổ). Ngoài ra chúng ta phải đi đúng đường, phải đi bên phải, khi muốn sang đường phải có người lớn dắt. nếu ở Thành Phố thì phải đi theo tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được đi.

* Luyện tập

– Trò chơi 1: Giơ nhanh chọn đúng

+ Cô nêu cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần

+ Các con tìm cho đúng các phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô

– Trò chơi 2: Ai nhanh nhất

+ Cách chơi: Cô xếp 3 chiếc ghế và chọn ra 4 bạn lên chơi 1 lần, các bạn đi xung quanh ghế và hát, khi nghe hiệu lệnh của cô thì phải nhanh chân ngồi vào ghế, ai chậm chân sẽ phải ở lại và mang theo một chiếc ghế ra ngoài. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bạn được ngồi vào ghế sẽ là người chiến thắng.

– Kết thúc: cả lớp hát bài “Đường em đi”

Tìm Hiểu Về Phương Tiện Giao Thông Khi Đi Du Lịch Nhật Bản

Máy bay Bus đêm

Tiếp tới là bus đêm, cũng giống như máy bay, giá vé có khi còn rẻ hơn máy bay nhưng bạn sẽ phải có mặt tại điểm tập kết trước giờ quy định. Điểm đáng sợ nhất của bus đêm đó là thời gian bạn ngồi trên xe bus sẽ khiến bạn ê ẩm mông vì bus là phương tiện rùa bò nhất trong 3 thứ kể trên. Để đi từ Tokyo xuống Kyushu bạn sẽ mất tầm 12 tiếng, nghĩ thôi cũng đủ sởn da gà rồi. Vậy nhưng đây lại là gói cước khá hợp lý cho các bạn sinh viên vì nó rẻ ^^. Trong phạm vi 6-9 tiếng đi bus thì đây là sự lựa chọn hợp lí vì bạn sẽ tiết kiệm được một đêm ở khách sạn, xuất phát từ 12 giờ đêm và tới đích khoảng 7-8 giờ sáng hôm sau, một đêm ngủ trên bus và tỉnh dậy ăn sáng rồi đi chơi, cũng không tệ nếu bạn có chút dư giả về thể lực.

Shinkansen

Và cuối cùng là anh chàng đắt giá nhất mọi thời đại – Shinkansen. Vì sao đắt vậy, vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Shinkansen tuy vẫn chậm hơn so với máy bay nhưng tính tổng thời gian từ lúc lên tàu xuống tàu thì có lẽ ít hơn thời gian check-in, lấy hành lý va li của máy bay. Ngoài ra bạn không sợ bị trễ chuyến, nếu bạn đã trót mua ghế chỉ định nhưng bị lỡ chuyến, bạn có thể bắt chuyến tàu tiếp theo và ngồi ghế của khu vực ghế tự do. Tuy mất thêm chút tiền nhưng vẫn hơn phải mua vé mới hoàn toàn. Các chuyến tàu thường cách nhau 10-15 phút nên sự linh động của Shinkansen là vô cùng tuyệt vời. Đi kèm với sự linh động đó là cái giá phải trả, cùng một quãng đường nhưng bạn phải trả gấp 2 thậm chí là gấp 3 lần bus và máy bay đó.

Bảng so sánh thời gian và giá tiền của 3 loại phương tiện

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Giáo Án Phương Tiện Giao Thông Đường Thủy

Xem và tải về giáo án: I.Yêu cầu:

– Trẻ nhận biết tên gọi,đặc điểm cấu tạo của một số phương tiện giao thông đường thủy

– Trẻ có khả năng quan sát ,ghi nhớ có chủ định

– Trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia các phương tiện giao thông.

II.Chuẩn bị:

– Một số hình ảnh phương tiện giao thông đường thủy trên máy vi tính

– Một số tranh lô tô về phương tiện giao thông cho trẻ chơi trò chơi

III.Tổ chức hoạt động:

*Cô cháu cùng hát bài:”Em đi chơi thuyền “

– Muốn ra khơi cần có phương tiện gì?

– Khi ngồi trên thuyền ta phải như thế nào?

– Giáo dục cháu ngồi ngay ngắn khi tham

gia các phương tiện giao thông.

*Quan sát đàm thoại

-Cô đọc câu đố cho trẻ đoán

Thân hình bằng sắt Nổi nhẹ trên sông Chở chú hải quân Tuần tra biên giới Là cái gì?

-Cho trẻ xem hình ảnh tàu thủy kết hợp đàm thoại

+ Tàu thủy có những bộ phận nào?

+ Nó hoạt động ở đâu?

+ Chạy bằng gì?

+ Người lái tàu thủy gọi là gì?

– Cô tạo tình huống cho trẻ xem thuyền buồm

+ Thuyền gồm có những bộ phận nào?

+ Thuyền chạy ở đâu?

– Cho trẻ so sánh thuyền buồm và tàu thủy giống nhau ,khác nhau ở điểm nào?

+ Khác nhau về tên gọi,đặc điểm cấu tạo.

+ Giống nhau cùng là phương tiện giao thông đường thủy dùng để chở người và hàng hóa.

-Tương tự cho trẻ xem ca nô; thuyền thúng;

– Cho trẻ kể một số phương tiện giao thông đường thủy mà trẻ biết

-Giáo dục: khi ngồi trên phương tiện giao thông đường thủy thì phải mặc áo phao

*Trò chơi:

+ Trò chơi1: Bé nào giỏi

-Cô đưa ra đặc điểm đúng hoặc sai về phượng tiện giao thông để trẻ trả lời nhanh.

VD: Tàu thủy là phương tiện giao thông đường hàng không . Đúng hay sai ?

– Cho trẻ chơi 2-3 lần

+ Trò chơi 2: “Bé thi tài”

Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội ,mỗi đội có rất nhiều tranh lô tô về phương tiện giao thông nhiệm vụ của 2 đội là tìm những phương tiện giao thông đường thủy.

-Tổ chức cho trẻ chơi

– Nhận xét sau mỗi lần chơi

– Cô nhận xét chung,động viên trẻ

Trò Chuyện Về Phương Tiện Giao Thông Đường Sắt

Phát triển nhận thức.

TRÒ CHUYỆN VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

– Trẻ biết và gọi được tên phương tiện giao thông đường sắt:Tên gọi, đặc điểm, công dụng ,cấu tạo và nơi hoạt động .

– Trẻ gọi đúng tên, nói đúng đặc điểm.Trẻ biết thêm một số loại biển báo, tín hiệu đèn và ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông trên đường.

– Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu, khi tham gia giao thông gần đường ray và ga tàu.

ĐD của cô :- Máy vi tính,hình ảnhtàu hỏa

– Bài hát, câu đố, trò chơi.

ĐD của trẻ: Tranh cắt rời

*Tích hợp:UDCNTT, Câu đố,âm nhạc.

– QS:Trong giờ học ,giờ chơi

HOẠT ĐỘNG 1 : Bài hát bé thích

Cả lớp hát bài “Đoàn tàu bé xíu”

– Cho trẻ xem vi deo về hành trình của chiếc tàu hỏa .

-Trong đoạn vi deo đoàn tàu đã xuất hành từ đâu ai biết?

-Trước khi xuất hành tàu đã báo tín hiệu gì?

-Tiếng còi đó kêu ra sao?

-Khi lên tàu các hành khác được bố trí ngồi ở đâu?

-Một chiếc tàu có một hay nhiều toa?

-Vậy khi ngồi trên tàu mọi người ngồi như thế nào?

-Cô kết hợp GD ngồi ngay ngắn ,không xô đẩy,chạy nhảy….và biết BVMT.

-Người lái tàu là người ngồi vị trí thứ mấy của toa tàu?

-Tàu hỏa là PTGT chạy trên đường gì?

-Theo c/c tốc độ của tàu khi chạy nhanh hay chậm?

-Bạn nào đã được đi tàu rồi?

-Vậy nếu chúng ta khi tham gia giao thông nếu không chấp hành đúng luật sẽ như thế nào?

-Ga tàu hay khu vực gần đường ray là những nơi rất nguy hiểm vì vậy các con không được đùa dỡn hay chơi gần đó c/c nhớ chưa nào?

-Cho trẻ xem biển báo GT ở đường ray “Không có ráo chắn” , “Có ráo chắn” ,tín hiệu đèn và người hướng dẫn.

Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về ích lợi của các biển báo và ý nghĩa của người hướng dẫn GT.

HOẠT ĐỘNG 3 : Hành khách cuối cùng

* Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh

-Mỗi đội có 10 thành viên

-Mỗi toa tàu quy định 10 hành khác,nếu bạn nào chậm sẽ không lên được tàu

-Chính vì vậy,khi bài hát ngừng thì các hành khách sẽ nhanh chống tìm cho mình một cái ghế.

-Hành khách không tìm được chổ ngồi sẽ là hành khác cuối cùng bị phạt nhảy lò cò.

Trò chơi 2 : Cô cho 3 đội ngồi gắn hình ảnh đã cắt thành bức tranh về “Ga tàu”

-Sau mỗi lần cơi cô nhận xét và khen ngợi trẻ

-Trẻ nghe nhạc và hát cùng cô.

– Trẻ quan sát và trả lởi theo sự hiểu biết của trẻ.

-Trẻ tham gia chơi cùng bạn

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.