– Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
– Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Nguyễn Quang Sáng bắt đầu ” cầm bút ” từ những năm 1952 và thử sức mình trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí,…
– Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà ” được viết năm 1966. Đây là giai đoạn mà cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt và tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
– Khi nói về hoàn cảnh viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn tâm sự: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.
– Truyện được in trong tập truyện ngắn cùng tên.
” Chiếc lược ngà ” là hình ảnh, chi tiết trung tâm của tác phẩm, gắn kết cuộc đời tính cách của các nhân vật và góp phần khắc họa sâu dung nội truyện.
– Với hai cha con ông Sáu, chiếc lược ngà là biểu tượng thiêng liêng bất diệt và cầu nối tình cảm sâu nặng của hai cha con.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi mới có dịp về thăm nhà với hi vọng gặp lại đứa con sau tám năm xa cách, chưa hề một lần gặp mặt. Mấy ngày đầu bé Thu không nhận ra ba do vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha chụp chung bức hình với má mà em biết. Em bướng bỉnh và đối xử với ông Sáu như một người xa lạ.
Nghe bà ngoại kể, bé Thu nhận đã cha và tình cảm cha con đã thức dậy một cách mãnh liệt. Song đó cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến khu. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình thương, nỗi nhớ vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp tặng thì ông đã hi sinh trong một trận càn. Lúc hấp hối, ông đã kịp nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con gái.
– Tác giả đã xây dựng hai tình huống truyện đặc sắc:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra ông Sáu là ba. Đến lúc em nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường trở về đơn vị. Tình huống này đã bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với ba.
+ Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tất cả tình thương, nỗi nhớ và cả sự hi vọng vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp tặng con thì ông đã hi sinh trong một trận càn. Trong lúc hấp hối ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con. Tình huống này bộc lộ tình cảm thắm thiết của ông Sáu dành cho con.
– Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Tình huống truyện kịch tính, chứa nhiều yếu tố bất ngờ tạo nên nghệ thuật thắt nút. Từ đó, thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng.
+ Đặt nhân vật vào những tình huống éo le để những tình cảm cha con được đẩy lên đến cao trào. Qua đó, tác giả muốn khẳng định một điều hết sức thiêng liêng: Tình cảm cha con là bất tử mà không một súng đạn nào có thể chia cắt được.
+ Trước sự xúc động, vồ vập của ông Sáu, ngạc nhiên đến hốt hoảng: ” tròn xoe mắt “, mặt tái đi, vụt chạy và thét lên để gọi má cầu cứu.
+ Trong suốt ba ngày phép, khi ông Sáu càng dồn hết tình cảm để bù đắp cho Thu thì cô bé lại càng lạnh nhạt, xa cách, thậm chí tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh.
+ Khi bị trách phạt, phản ứng lại hành động của ông Sáu, cô bé đã ngay lập tức bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây lòi tói cho kêu rổn rảng thật to.
+ Khi cô bé bắt gặp cái nhìn trìu mến và buồn rầu của ba thì “ mênh mông của con bé bỗng xôn xao“.
+ Cô bé cất lời giữ ba ở nhà: ” Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con “. Đây mà một ước mơ rất thực, nó phản chiếu tình cảm gắn bó của bé Thu dành cho ba.
+ Cô chia tay ba với ao ước được ba mua cho cây lược ngà. Cho thấy cô muốn có vật kỉ niệm của ba để được thấy ba luôn bên mình.
– Trong ba ngày phép, ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi, chờ đợi tình cảm ở con.
+ Khi con bé nhận ông, ông ” ghìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con“. Ông không muốn con bé trông thấy những giọt nước mắt yếu đuối của mình, đó cũng là những giọt nước mắt hạnh phúc ứa ra từ nỗi xúc động và thương con sâu sắc.
+ Ông hứa với con bé sẽ trở về với chiếc lược ngà tặng con.
+ Khi kiếm được khúc ngà, ông không gìm được xúc động, đã ” hớn hở như một đứa trẻ được quà “.
+ Ông ” tẩn mẩm” khắc từng nét chữ: ” Yêu nhớ tặng Thu con của ba “.
+ Những lúc nhớ con, ông lại mang cây lược ra ngắm và mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng.
+ Cây lược được trao tận tay cho bé Thu, điều đó cho thấy tình cha con đã không hề chết mà trở thành điểm tựa để nâng đỡ bé Thu trưởng thành.
– Xây dựng được tình huống truyện éo le mà độc đáo.
– Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, đặc biệt là đối với nhân vật bé Thu.
– Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc, mang đậm phong ngữ Nam Bộ.
– Sáng tạo được những hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.
IV. Một số dạng đề tham khảo