Tiểu Luận Về Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột

BÀN TAY NẶN BỘTGeorges Charpak – Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp- Giải Nobel Vật lí 1992Phương pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở của thí nghiệm nghiên cứu…Áp dụng cho môn khoa học tự nhiên-Chú trọng hình thành kiến thức-Bằng các thí nghiệm, tìm tòi-Chính học sinh tìm ra câu trả lờiTHÍ NGHIỆM – QUAN SÁT – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU – ĐIỀU TRA, LÀM MÔ HÌNH…HỌC SINH ĐƯỢC GÌ KHI THỰC HIỆN PP “BÀN TAY NẶN BỘT”?TRƯỚC ĐÂY VÀ HÔM NAY …THỰC HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌCĐiều gì sẽ xảy ra ?Đối chiếu dự báo ban đầu1. Cơ sở khoa học của phương pháp “BTNB”: Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi – nghiên cứu: Xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của NCKH và sự xác định các kiến thức KH, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB Đề xuất tình huống; nêu các giả thuyết, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu 2. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi – nghiên cứua) Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài họcb) Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa họcc) Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đíchd) Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu.e) Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi – nghiên cứuf) Khoa học là một công việc cần sự hợp tác.CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘTTIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1. Quan sátVật thậtHiện tượngThực tạiGần gũiCảm nhận được2. HọcLập luậnĐưa ra lí lẽThảo luậnXây dựng kiến thức cho mìnhCác ý kiếnKết quả đề xuấtCÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘT3. Các hoạt động đề raTổ chức theo các giờ họcTạo ra tiến bộ dần dần cho hsGắn với chương trìnhDành phần lớn quyền tự chủ cho hs4. Thời gian cho một đề tàiTối thiểu 2 giờ/tuầnCó thể kéo dài trong nhiều tuầnTính liên tục của hoạt độngPhương pháp sư phạm đảm bảo trong suốt quá trình học tậpCÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘTPHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO CÁ NHÂN (nhóm)theo phương pháp Bàn tay nặn bộtVở thí nghiệm ghi nhận tiến trình thực nghiệm bằng ngôn ngữ riêng3. Một số phương pháp tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu: Phương pháp quan sátb) Phương pháp thí nghiệm trực tiếpc) Phương pháp làm mô hìnhd) Phương pháp nghiên cứu tài liệu4. Các bước của tiến trình dạy học theo phương pháp “BTNB”Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đềBước 2: Hình thành câu hỏi của học sinhBước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệmBước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứuBước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức

5. Một số kĩ thuật dạy học trong triển khai phương pháp bàn tay nặn bột

14Một số vấn đề cần chú ý:

– Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời– Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thực hành– Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được khi nghiên cứu để đưa ra kết luận. – So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học – Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT– Liệt kê các bài học có thể áp dụng PP BTNB ( Xây dựng kế hoạch cá nhân, nhóm, tổ…)

– GV cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.

– Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.

Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.

– Với một số thí nghiệm đơn giản, GV có thể giao việc cho HS bằng những phiếu giao việc, tự HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘTXây dựng tiết học theo các vấn đề:

Mục tiêu bài học

Hoạt động có thể áp dụng PP BTNB

PP thí nghiệm sử dụng

Thiết bị cần có

Những thí nghiệm có thể thực hiện

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘTTổ chức lớp học:

Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số HS.

Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.

Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Trong quá trình giảng dạy:

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT-Không sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB.-Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. -Để đảm bảo thời gian: Sau khi HS đề xuất thí nghiệm, GV có thể thực hiện một thí nghiệm chung để cả lớp quan sát thay vì tiến hành ở các nhóm học sinh.ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT-Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian.-Sử dụng PP thường xuyên để rèn thói quen choHS.-Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho bài học.Mọi hoạt động thí nghiệm dành cho học sinh đều mang đến niềm vui học tập, tạo cho các em nhiều cảm xúc học tập,… chính những điều đó giúp các em nhớ sâu, nhớ lâu và có theå theo suốt cuộc đời.Chính chúng ta mang lại niềm vui vaø sự tự tin trong học tập cho các em !

Tập Huấn Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Cấp Tiểu Học

Thực hiện Công văn số 554/PGD&ĐT ngày 20/7/2016 về việc tập huấn phương pháp “Bàn tay nặn bột”, ngày 02/8/2016 Phòng Giáo dục và Đào tạo Võ Nhai tổ chức khai mạc và triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

Đến dự khai mạc và chỉ đạo lớp tập huấn có đồng chí Hà Mạnh Cương – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các đồng chí cán bộ chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai.

Tham dự tập huấn gồm có các đồng chí là cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn của các trường tiểu học, TH&THCS trên địa bàn huyện.

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.Với phương pháp này, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

Sau 2 ngày tập huấn các đồng chí cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn của các trường tiểu học, TH&THCS, PTDTBT TH trên địa bàn huyện đã lĩnh hội đầy đủ các nội dung của lớp tập huấn như: Phương pháp bàn tay nặn bột là gì, mục tiêu, nội dung, bản chất, các nguyên tắc cơ bản và các bước lên lớp của một tiết dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” để triển khai có hiệu quả tại các nhà trường từ năm học 2016 – 2017

Đ/c Hà Mạnh Cương – Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo

phát biểu khai mạc và chỉ đạo lớp tập huấn.

Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Có Gì Hay?

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Phương pháp Bàn tay nặn bột bàn về phương pháp học tập xưa nay làm sao để rút ngắn khoảng cách chiếm lĩnh tri thức. Học là hoạt động tiếp thu tri thức – khái niệm. Hành là việc thực hành vận dụng – thực tiễn. Khái niệm, lý thuyết dẫn đường cho thực hành vào thực tiễn, thực hành hoàn thiện khái niệm.

“Học đi đôi với hành” – câu tục ngữ không hề sai, nhất là đối với những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên – xã hội. Với các em Tiểu học thì lĩnh vực này đặc biệt dễ cảm thụ, tuy nhiên các em cần có được một phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc dùng cách nào để các em có thể tiếp thu hiệu quả, hình thành và phát triển trí thông minh? Chúng ta đã từng nghĩ rất nhiều và rất xa về các phương pháp, cách thức thực hiện, nhưng rõ ràng việc học phối hợp với việc thực hành ngay tại chỗ luôn mang lại hiệu quả cao nhất.

Liệu có phương pháp nào giúp cho trẻ có thể hình thành và phát triển tư duy trực quan thông qua những biểu tượng cụ thể sinh động, cách nào giúp các em phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động khám phá và cảm nhận sự vật, hiện tượng bằng nhiều giác quan. Đối với những phương pháp trước đây, trẻ thường chỉ được vận động các giác quan khác mà bỏ quên xúc giác, hiện nay phương pháp “BÀN TAY NẶN BỘT” đã được nhiều đơn vị đưa vào áp dụng để phục vụ công tác dạy và học, nó giúp bé rèn luyện hầu hết các giác quan.

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp tiên tiến nhất dạy KHTN, phương pháp khuyến khích trẻ huy động cả năm giác quan để các em có thể phát triển toàn diện bằng sự tiếp xúc kì diệu với thế giới xung quanh, để các em học cách khám phá và tìm hiểu nó. Đây thực sự là một điều khá mới mẻ với nhiều cán bộ quản lý, giáo viên… khi cả phương pháp lẫn nội dung đều được thay đổi đồng bộ. Ngay cả việc đánh giá năng lực của học sinh cũng được chú trọng hơn về kỹ năng cũng như những thành quả, sản phẩm mà các em thực hiện được qua các đề tài, bài học.,. Cách này tránh việc các em phải học thuộc lòng những kiến thức một cách máy móc.

Đối chiếu với tiến trình sư phạm của phương pháp Bàn tay nặn bột, chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng của phương pháp này so với các phương pháp dạy học tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề. Về cơ bản thì tiến trình dạy học cũng đều diễn ra theo 3 phần chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho HS, HS hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hoá và vận dụng kiến thức mới.

Điểm khác biệt của phương pháp này so với các phương pháp dạy học khác là ở chỗ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt, phương pháp bàn tay nặn bột chú trọng việc giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thiết. Hoạt động tìm tòi – nghiên cứu trong phương pháp bàn tay nặn bột rất đa dạng, trong đó, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì chủ yếu là các phương án được HS đề xuất, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. Điều quan trọng trong phương pháp này là bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em.

Để hỗ trợ cho quý thầy cô tham khảo và nghiên cứu giảng dạy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa tài liệu: “Dạy học tự nhiên – xã hội ở Tiểu học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột”.

Tài liệu gồm ba nội dung chính:

Phần một: Hướng dẫn chung

Trình bày khái quát những nét đặc trưng môn TN-XH ở Tiểu học cũng như những cơ sở có thể tiến hành áp dụng phương pháp trong giảng dạy.

Phần hai: Hướng dẫn cụ thể

Trình bày quy trình thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột, cách thiết kế các giáo án TN-XH theo phương pháp này. Ngoài ra ở mỗi phần đều có ví dụ minh họa ngắn gọn, dễ hiểu.

Phần ba: Một số thí nghiệm khoa học

Những thí nghiệm khoa học được trình bày trực quan, dễ hiểu, dễ làm, giúp học sinh khám phá và khắc sâu kiến thức.

Bạn đọc có thể tìm mua sách trực tiếp tại Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại TP.Hồ Chí Minh và các Công ty CP Sách-TBTH địa phương.

Địa chỉ: 363 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ: (028) 39.540.590 – 39.540.601 – 39.540.602

Chướng Phong

Hiệu Quả Phương Pháp Dạy Học Bàn Tay Nặn Bột

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là hình thức dạy học tích cực, giúp học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi và khám phá tri thức mới. Phương pháp này hiện được nhiều trường tiểu học áp dụng và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn ngành.

Cùng dự một tiết học về khoa học với bài “Cây con mọc lên từ hạt” của học sinh lớp 5C, trường Tiểu học Nam Thành (thành phố Ninh Bình) được dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhận thấy, lớp học trở nên rất sôi nổi, hứng thú khi tất cả các em đều phải huy động sự hiểu biết, vốn sống của mình để dự đoán những biểu tượng ban đầu về kiến thức mới mà mình sắp tìm hiểu, tự tay làm thí nghiệm, nghiên cứu, tìm tòi trên mẫu vật thật để đối chiếu so sánh những dự đoán ban đầu và rút ra kết luận. Theo trình tự của phương pháp, học sinh dần dần tự khám phá được nội dung bài học, nhờ đó, các em hiểu bài kỹ, khắc sâu nội dung được học và hứng thú hơn trong quá trình học.

Được triển khai từ năm học 2014-2015, đến nay, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, xuất phát từ Pháp, đã góp phần đáp ứng những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, nhất là việc phát triển năng lực tự học, tác phong và thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, lòng yêu thích và say mê khoa học của học sinh. Theo các giáo viên bộ môn, dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ, công phu cho mỗi giờ học, từ dụng cụ thực hành thí nghiệm đến các tình huống có thể xảy ra. Bởi khi bắt tay vào làm thí nghiệm, khi thấy có bất cứ hiện tượng gì xảy ra, các em đều đặt ngay câu hỏi. Điều này đòi hỏi giáo viên phải vững kiến thức để cùng học sinh giải đáp những thắc mắc, lý giải hiện tượng một cách khoa học, giúp các em hiểu bài và nắm được kiến thức đúng đắn nhất.

“Một điều rất khác là khi áp dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, khác với phương pháp dạy truyền thống – giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời. Nhờ vậy, mỗi học sinh rèn luyện cho mình kỹ năng suy nghĩ độc lập, cách thức phối hợp hiệu quả khi làm việc nhóm và khả năng tự tin trình bày trước đám đông. Trong phần vẽ và diễn đạt bằng viết lời, học sinh rèn luyện thêm kỹ năng chuyển từ văn nói sang văn viết cũng như thể hiện bằng hình ảnh thông qua vẽ tranh…” – cô giáo Lê Thị Năm, giáo viên trường Tiểu học Ninh Tiến chia sẻ.

Được biết, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Ninh Bình được 5 năm, bắt đầu từ năm học 2014-2015. Thời gian đầu mới áp dụng, các nhà trường thực hiện dạy ở một số bài có nội dung phù hợp. Hiện nay, các trường tăng dần số bài áp dụng phương pháp này trong chương trình học của học sinh. Phương pháp dạy học này nhận được sự đồng tình, hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh. Đa số các trường học thực hiện đều có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ và khá hiện đại với máy chiếu, ti vi. Từ đó, chất lượng dạy và học các môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” cao hơn hẳn so với dạy theo phương pháp truyền thống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ quản lý các nhà trường, dạy học theo phương pháp này vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Đó là các tài liệu hướng dẫn cho giáo viên tham khảo để giảng dạy còn thiếu; ở một số trường có đông học sinh trên địa bàn thành phố, nhiều phòng học chưa đủ không gian rộng cho các hoạt động dạy học theo phương pháp này. ở các trường vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, trang thiết bị dạy học như các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị thực hành còn thiếu và chưa đồng bộ do nguồn kinh phí còn có mức độ….

Để phương pháp này được triển khai mang lại hiệu quả hơn, ngành Giáo dục cũng đã triển khai các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố chỉ đạo áp dụng triệt để phương pháp này vào dạy và học. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho giáo viên giảng dạy bộ môn KHTN và Khoa học trong các đơn vị trường học. Chỉ đạo các trường xây dựng ngân hàng “Bàn tay nặn bột” gồm những gợi ý về tiến trình dạy học, tài liệu hướng dẫn giáo viên, tài liệu phục vụ dạy học, dụng cụ thực hành (phim, hình ảnh, tài liệu khoa học)… nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong các trường Tiểu học.