Tên Phương Pháp Nghiên Cứu Của Menđen / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Của Menđen

1. Đậu Hà Lan Pisum sativum

Menđen đã rất may mắn khi chọn đối tượng thí nghiệm: Đậu Hà Lan Pisum sativum

Mendel bắt đầu kiểm tra sự khác nhau đa dạng của cây đậu Hà Lan trong những nghiên cứu của mình, về đặc tính di truyền và những tính trạng phù hợp cho các nghiên cứu của ông

2. Các tính trạng ở cây đậu Hà Lan

Ông đã kiểm soát được quá trình thụ phấn của cây, bằng cách chủ động đem phấn hoa từ cây này đến thụ phấn cho cây khác. Do ông đã biết rõ ràng nguồn gốc của thế hệ cha mẹ trong các thí nghiệm của mình. Cây đậu mà Mendel chọn làm đối tượng nghiên cứu là loại cây lưỡng tính, nó mang cả cơ quan sinh sản đực và cái trên cùng một hoa. Do đó nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài thì sẽ xẩy ra quá trình tự thụ phấn. Mendel đã lấy phấn hoa ở cây này đem đến thụ phấn cho hoa ở cây khác, cây được thụ phấn đã được cắt bộ phận sinh sản đực. Đây chính là cách mà Mendel đã sử dụng trong một số thí nghiệm của ông.

Mendel đã tách các giống thuần chủng bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình lai cùng dòng và tiến hành chọn lọc.

Phương pháp tư duy phân tích của vật lý: tách từng tính trạng ra để nghiên cứu.

Phương pháp toán học dùng toán sác xuất để phân tích các kết quả lai qua nhiều thế hệ.

3. Cơ chế di truyền

Cách đây hơn một trăm năm, người ta nhận ra rằng có rất nhiều đặc tính được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Mặc dù điều này đã được ghi nhận một cách tổng quát từ thời nguyên thủy, nó vẫn thu hút một sự quan sát của một tu sĩ người Áo – người đã thực hiện thí nghiệm trên các cây đậu để làm sáng tỏ vấn đề. Gregor Mendel tiến hành phép lai giữa những cây đậu thuộc các dòng khác nhau. Một số cây đậu này cho hạt trơn, số khác cho hạt nhăn. Một số cây cao, trong khi số khác lại thấp. Một số cây nở hoa tím, số khác lại nở hoa trắng.

Mendel nhận thấy rằng, bằng một cách nào đó, thông tin quy định mỗi đặc tính này được truyền sang thế hệ tiếp theo. Và ông quan sát thấy mỗi tính trạng được truyền sang thế hệ kế tiếp một cách độc lập so với các tính trạng khác.

Kể từ thời Mendel, con người đã hiểu biết thêm rất nhiều về cách thức mà tính trạng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi tính trạng đơn lẻ của cây đậu – cũng như của tất cả mọi sinh vật khác – được chứa đựng trong nhân của tế bào, trong những cấu trúc có tên gọi là nhiễm sắc thể. Hơn thế nữa, chúng ta còn phát hiện ra rằng mỗi tính trạng lại được quy định bởi một phần đặc biệt trong nhiễm sắc thể gọi là Gen.

Gen chính là nơi chứa các thông tin được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính gen quyết định các tính trạng của một sinh vật. các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gen được cấu tạo từ DNA. Các phân tử RNA đóng vai trò phiên mã cho các thông tin mã hóa trong DNA, nhờ đó nhiều bộ phận trong tế bào được tạo thành.

4. Điểm mới trong phương pháp của Mendel

Chắc chắn Mendel không phải là người đầu tiên băn khoăn về hiện tượng di truyền ở sinh vật. Nhưng ông là người đầu tiên thành công trong nghiên cứu, đã đưa ra được 3 định luật di truyền cơ bản nhất của di truyền học. Sở dĩ như vậy vì phương pháp nghiên cứu của ông có những điểm mới sau:

– Tạo dòng thuần chủng:

Trước khi nghiên cứu ông đã tạo các dòng đậu thuần chủng hoàn toàn thủ công. Đó là cho các cây đậu dạng bố, mẹ (hướng tính trạng dự định nghiên cứu) tự thụ phấn liên tục để thu được dòng thuần.

– Xem xét từng cặp tính trạng tương phản:

Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.

– Sử dụng phép lai phân tích:

Đó là phương pháp đem lai cá thể cần phân tích kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn, sau đó phân tích kết quả lai. Trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.

– Dùng xác suất thống kê:

Ông sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

Ngoài ra một điểm góp phần quan trọng vào thành công của Mendel đó là ông đã chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp. Đậu Hà Lan có những ưu điểm sau đối với việc nghiên cứu di truyền:

– Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.

– Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.

Phương Pháp Nghiên Cứu Của Ngữ Âm Học

Do ngữ âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm cho nên nó đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu chủ yếu khác nhau: Một loại thích dụng với các khoa học tự nhiên; Một loại thích dụng với các khoa học xã hội.

Loại thứ nhất là phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ âm. Sự quan sát có thể tiến hành bằng mắt, bằng tai của người nghiên cứu. Ví dụ, khi quan sát một người nào đó phát âm hai tiếng ” tu hú” người nghiên cứu nhìn thấy hai môi người phát âm tròn lại và nhô về phía trước. Đó là sự quan sát trực tiếp. Quan sát còn có thể tiến hành bằng phương pháp gián tiếp, tức là qua máy. Ngữ âm học thực nghiệm đã dùng hàng loạt máy móc hiện đại để quan sát âm thanh lời nói. Chung quy lại có thể phân thành bốn loại phương tiện chính là:

Các phương tiện ghi hình cung cấp những đường ghi trên giấy hay trên phim ảnh. Những đường ghi này không thể chuyển lại thành âm thanh mà chỉ có thể xem bằng mắt.

Các phương tiện ghi âm lên mặt sáp, mặt nhựa, băng từ tính, đĩa quang… để khi cần có thể chuyển các đường ghi thành âm thanh trở lại.

Các phương tiện ghi vị trí của các cơ quan cấu âm (máy ảnh, máy quay phim bằng tia X).

Các phương tiện ghi và phân tích âm thành bằng máy quang phổ, máy hiện sóng…

Phương pháp quan sát bằng máy cho ta những cứ liệu chính xác. Nó giúp người nghiên cứu quan sát được những sắc thái quá nhỏ bé của âm thanh mà thính giác của con người không có khả năng nhận biết, phân biệt. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp duy nhất và không phải trong trường hợp nào cũng có thể thay thế được phương pháp quan sát trực tiếp.

Phương pháp thứ hai vốn thích dụng hơn với các khoa học xã hội là phương pháp suy luận. Ví dụ, từ chỗ người Việt có phân biệt nghĩa của hai từ ” rác” và ” rắc“, nhà nghiên cứu suy ra được rằng trong tiếng Việt trường độ có tác dụng phân biệt nghĩa, có một chức năng xã hội. Phương pháp suy luận dựa trên sự đối chiếu, so sánh các từ để tìm ra cái có ý nghĩa ngôn ngữ học.

Trong hai loại phương pháp nghiên cứu kể trên, phương pháp quan sát, miêu tả thường đi trước và là bước chuẩn bị cho phương pháp suy luận. Song đi trước không có nghĩa là quyết định. Để tìm ra hệ thống nguyên âm, phụ âm của một ngôn ngữ nào đó, người nghiên cứu không thể không tiến hành bước thứ hai: bước suy luận. Với ý nghĩa đó mà nói thì phương pháp suy luận mới là phương pháp chủ yếu của ngữ âm học.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 73-75.

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Khái niệm

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luậnchung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính

Phương pháp nghiên cứu định tính là gì

Ví dụ về nghiên cứu định tính

Như đã nói ở phần trên, nghiên cứu định tính nhằm khám phá vấn đề, thường được dùng khi nhà quản trị chưa hiểu về hành vi người tiêu dùng. Ví dụ như nhà quản trị muốn biết đặc điểm sản phẩm được ưa thích, hay thái độ của người dùng với concept truyền thông.

mẫu TVC của VIM bị phản ứng: bị cho dùng hình ảnh ghê rợn

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Chủ đề tế nhị không phù hợp để hỏi trong nhóm nhiều người.

Diễn dịch

Trong cách thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật diễn dịch, nhà nghiên cứu nêu lên một bối cảnh và để đối tượng nghiên cứu tự thể hiện. Sự tự thể hiện ở đây có thể là: điền vào 1 chỗ trống trong đoạn văn, thêm 1 tính chất có liên hệ với 1 đối tượng, tự hình dung tính cách các nhân vật tượng trưng cho một số đối tượng…

Lấy mẫu trong nghiên cứu định tính

Nghĩa là nếu nhà nghiên cứu tìm hiểu hành vi người tiêu dùng ở Tp HCM thì không thể phỏng vấn người ở Hà Nội.

Về cỡ mẫu, nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất… KHÔNG NHẰM LƯỢNG HÓA các đặc điểm đó. Nghĩa là không nhằm trả lời câu hỏi “Bao nhiêu”. Vì vậy, nhà nghiên cứu không cần lấy mẫu xác suất.

Trong nghiên cứu định tính, người ta thường lấy theo phương pháp tới hạn. Sau khi tìm hiểu một số đối tượng, nếu không khám phá ra đặc điểm mới, người ta dừng lấy mẫu.

Vì cách chọn cỡ mẫu như trên, nghiên cứu định tính thường có cỡ mẫu nhỏ.

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Dữ liệu trong nghiên cứu định tính được phân tích qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng và kết nối các hiện tượng.

Để dễ hiểu, ta xem xét trường hợp suy luận của Sherlock Holmes trong phim The dancing men.

Mô tả hiện tượng: nhà quý tộc được yêu cầu viết lại đầy đủ rồi gởi cho Holmes.

Phân loại hiện tượng: các hình trên là hình người đang nhảy múa. Một số lặp lại, tần suất lặp lại khác nhau.

Kết nối hiện tượng: Holmes đoán rằng các hình nhân nhảy múa chỉ thay thế cho các ký tự alphabet. Trong tiếng Anh, chữ “e” được lặp lại nhiều nhất. Chữ “e” được gán cho hình nhân có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong bước trên để kiểm tra.

Sơ lược bối cảnh phim:

Một quý tộc Anh cưới vợ người Mỹ tên là Elsie. 2 người sống hạnh phúc.

Một hôm, trong vườn có 1 số ký tự lạ.

Elsie cực kỳ hốt hoảng.

Lại một loạt ký tự lạ.

Elsie trả lời bằng ký tự lạ.

Lại ký tự lạ.

Làm như trên là nghiên cứu định tính.

Lưu ý: bước mô tả hiện tượng ở ví dụ trên trong trường hợp trên khá đơn giản. Thực tế, hành vi con người không dễ gì được khám phá bằng cách mô tả hiện tượng đơn giản như trên (chép lại ký tự trên giấy). Mà thường được ghi âm, ghi hình đầy đủ để nhà nghiên cứu có dữ liệu đầy đủ cho bước phân loại hiện tượng và kết nối hiện tượng.

Trong các trường hợp cụ thể khác, dữ liệu, đối tượng nghiên cứu định tính có thể khác nhau nhưng nhà nghiên cứu vẫn thực hiện qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng, kết nối hiện tượng.

Tóm lại

Ở trên là khái quát về nghiên cứu định tính. Nhìn thì thấy không khó, nhưng để thực hiện cho đúng phương pháp thì không dễ.

(*): Giáo trình nghiên cứu thị trường – Nguyễn Đình Thọ – NXB Lao Động