Tại Sao Vấn Đề Việc Làm Đang Là Vấn Đề Xã Hội Gay Gắt Ở Nước Ta / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tiếp Cận Liên Ngành Trong Việc Nghiên Cứu Những Vấn Đề Xã Hội

Tiếp cận liên ngành trong việc nghiên cứu những vấn đề xã hội: Những quan điểm lý thuyết của Mỹ  về thời kỳ chuyển tiếp từ niên thiếu đến trưởng thành

Tác giả: Mary Elizabeth Collins, A.M., Ph.D. Giáo sư, Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Boston Học giả Chương trình Fulbright, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQG-HCM

Người dịch: Phạm Thị Ly (2012)

Tóm tắt

Từ khóa:  mô hình sinh thái học, chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành, lý thuyết gắn kết, lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết lên chương trình

Trọng tâm của nghề công tác xã hội là trình bày những vấn đề xã hội mà những vấn đề ấy thì thường đòi hỏi cái nhìn liên ngành để có thể tiếp cận một cách thấu đáo, nhờ đó có thể hiểu đúng và xây dựng những cách can thiệp có hiệu quả.  Một trọng tâm quá hẹp, chú trọng chỉ một bộ khung chuyên ngành, sẽ đem lại một bức tranh thiên lệch cao độ về các hiện tượng xã hội. Hơn thế nữa, mô hình sinh thái học (Garbarino, 1982) là một bộ khung được sử dụng rộng rãi trong ngành công tác xã hội.  Mô hình sinh thái học chiếm một vị trí trung tâm trong những phân tích về công tác xã hội như một phương tiện khảo sát mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và các hệ thống xã hội, tổ chức và bối cảnh văn hóa.

Thuyết gắn kết [1].  Độc lập về văn hóa hay về môi trường xã hội gần như bao giờ cũng cho thấy mối quan hệ giữa trẻ em và một người lớn có vai trò là người cho đi sự chăm sóc thương yêu, thường là cha mẹ, có tầm quan trọng nổi bật trong việc phát triển nhân cách. Thuyết gắn kết (e.g., Bowlby, 1969; Ainsworth et al., 1978) có một vai trò to lớn để hiểu sự phát triển của trẻ em. Lý thuyết này cũng rất quan trọng để hiểu những khó khăn mà trẻ em phải đối mặt khi sự gắn kết của đứa trẻ với hình ảnh của cha mẹ bị đổ vỡ hoặc thiếu vắng (như bị bạo hành thời thơ ấu, bị bỏ rơi, hay cha mẹ qua đời).

Thuyết gắn kết miêu tả tương tác giữa người trưởng thành với vai trò cho đi sự chăm sóc và đứa trẻ, cũng như ảnh hưởng của những tương tác này trong thời thơ ấu và sự phát triển của đứa trẻ. Trẻ thơ trở nên gắn kết với những người lớn nhạy cảm và đáp ứng với những nhu cầu của nó,  những người luôn nhất quán với vai trò cho đi sự chăm sóc đối với đứa trẻ. Khi đứa trẻ lớn lên chút nữa (như bắt đầu biết lẫy rồi biết đi) nó dùng hình ảnh gắn kết ấy như một cái nền an toàn cho mình. Cái nền đó cho phép nó khám phá thế giới từ một vị trí an toàn. Sự đáp ứng của cha mẹ có một vai trò tối quan trọng đối với sự phát triển mô hình gắn kết này. Những mô hình ấy dẫn đến một mô thức làm việc nội bộ định hướng cho sự phát triển nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ và kỳ vọng của đứa trẻ trong những mối quan hệ về sau.

Thuyết gắn kết do vậy đặc biệt quan trọng trong ứng dụng để giải quyết trường hợp đứa trẻ không có được cơ hội tạo dựng sự gắn kết an toàn. Thiếu gắn kết đã được xác định là một mối nguy đối với sự phát triển sau này của trẻ, trong thời kỳ dậy thì và trưởng thành. Chẳng hạn, nhiễu loạn gắn kết là một trong những vấn đề lớn được nêu ra ở những đứa trẻ phần lớn thời niên thiếu sống trong một tổ chức thay vì một gia đình, và trong những đứa trẻ làm con nuôi ở một nước khác (Rutter,2006; 2008).

Thuyết Mạng xã hội- Tâm lý học.  Phát triển con người cũng là một khái niệm của xã hội học. Gia đình là một lực lượng xã hội hóa chủ yếu nhưng những yếu tố khác của mạng lưới đồng đẳng và của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh thiếu niên. Với những thanh niên trưởng thành trong một gia đình khó khăn, vai trò hỗ trợ của xã hội từ những người đồng lứa và từ những thành viên khác trong cộng đồng có thể đặc biệt quan trọng.  Ở một mức độ nhất định, những hỗ trợ ấy có thể bù đắp cho những hoàn cảnh gia đình dẫn tới sự trục trặc trong sự gắn kết của trẻ thơ với hình ảnh cha mẹ.

Một công trình nghiên cứu về khả năng phục hồi (e.g., Masten, 1994) đã khơi dậy sự chú ý đối với những nhân tố bảo vệ mà thanh thiếu niên có được hay từng trải nghiệm, giúp họ đạt được một mức độ thỏa đáng về sự ổn định lành mạnh trong buổi đầu của tuổi trưởng thành. Nếu gia đình ban đầu không sẵn sàng đem lại cho họ những hướng dẫn cần thiết trong điểm nối then chốt của quá trình phát triển nhân cách, những nỗ lực nhằm thực hiện vai trò ấy có thể do họ hàng, gia đình cha mẹ nuôi hay cha mẹ tinh thần, hệ thống dịch vụ xã hội hay các tổ chức phục vụ giới trẻ đảm nhiệm. Cụ thể hơn,Wolkow và Ferguson (2001), lưu ý rằng sự hỗ trợ của cộng đồng dưới hình thức tương tác có sự quan tâm chăm sóc giữa người lớn và trẻ em (những người không có mối quan hệ cha mẹ và con cái), đã rất ít được chú ý trong việc tìm hiểu về những cách xử sự cần thiết và quá trình bên trong hình thành nên cách xử sự ấy.

Bởi vậy, những lý thuyết xã hội về “nguồn vốn xã hội” rất quan trọng để giải thích vai trò của các mạng lưới xã hội. Chẳng hạn như Bourdieu (1977) đã nhấn mạnh rằng nguồn vốn xã hội có thể làm cho những bất công xã hội nảy nở như thế nào, ví dụ, những người có quan hệ xã hội mạnh mẽ và nhiều quyền lực có thể tiếp cận với những nguồn tài nguyên củng cố thêm cho vị trí xã hội đặc quyền của họ. Ở Mỹ, Putnam’s (2000) nghiên cứu về vốn xã hội và những hình thức khác nhau của nó trong việc “liên kết” và “bắc cầu” đã làm hồi sinh mối quan tâm với việc nghiên cứu vai trò của các mạng xã hội và liên hệ giữa các mạng ấy với sự lành mạnh nói chung của cả cộng đồng. Những nghiên cứu về các đặc điểm cốt yếu của những mạng xã hội hữu ích đang trở thành ngày càng mạnh (Thompson, 1994). Điều quan trọng là, mạng xã hội không phải lúc nào cũng đem lại sự hỗ trợ có tính xã hội; và một số kiểu hỗ trợ mà các thành viên mạng xã hội đem lại có thể còn làm tăng thêm nỗi đau khổ (Lincoln, 2000).

Nhận thức về những kiểu nhóm người nhất định cũng có ảnh hưởng tới việc xác định vấn đề và hậu quả kéo theo là khả năng khác nhau của các nhóm người khác nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực xã hội ưu tiên và giành được sự chú ý của xã hội. Chính sách nhắm vào những nhóm tiêu cực (như tội phạm chẳng hạn) thường cố gắng điều chỉnh hành vi của họ qua những phương tiện cưỡng bức, trong lúc những chính sách nhắm vào các nhóm tích cực hơn (như các doanh nhân chẳng hạn) thì có xu hướng dựa vào sự khích lệ (Schneider & Ingram, 1990). Cũng vậy, những nhóm yếu thế về mặt chính trị (chẳng hạn, những người vô gia cư), những người bị nhìn nhận một cách tiêu cực trong xã hội, sẽ ở thế bất lợi trong quá trình xác định vấn đề mà ta đề cập ở phần trên.

Kingdon (2003) nêu rõ rằng để giành được một vị trí trong nghị trình chính sách, vấn đề cần phải đi đôi với các giải pháp về chính sách. Những người tìm cách đưa vấn đề của mình vào nghị trình phải đưa ra câu trả lời khả thi để giải quyết vấn đề. Các nhà lãnh đạo đã phải gánh vác vô số vấn đề cần giải quyết, và người ta mong đợi họ chọn những vấn đề đã kèm theo giải pháp sẵn sàng. Bởi vậy, những người chủ trương vấn đề, nếu có khả năng đề xuất giải pháp bên cạnh việc xác định vấn đề một cách rõ ràng dựa trên các khái niệm vững chắc thì sẽ có nhiều khả năng chắc chắn hơn giành được một vị trí trong nghị trình cho vấn đề ấy. Những đặc điểm về chính sách tăng cường khả năng để vấn đề được lựa chọn là:  tính khả thi về mặt kỹ thuật, thích hợp với các giá trị của cộng đồng, có dự kiến thỏa đáng về những khó khăn trong tương lai (chẳng hạn về ngân sách hay về thái độ chấp nhận hay không chấp nhận của công chúng).

Ứng dụng đối với Việt Nam

Ba bộ khung lý thuyết được miêu tả vắn tắt trong bài này có thể có một số ứng dụng đối với Việt Nam nhưng đồng thời cũng đòi hỏi điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh. Đây là một câu hỏi có tính kinh nghiệm về mức độ mà những bộ khung lý luận như thế có thể giải thích hoàn cảnh của những người trẻ không được bảo vệ ở Việt Nam.

Thuyết gắn kết:  Khái niệm về sự gắn kết của trẻ thơ và thiếu niên với những người trưởng thành có vai trò cho trẻ sự chăm sóc thương yêu, và tầm quan trọng của mối gắn kết này đối với sự phát triển rất có thể là một vấn đề có ý nghĩa thiết yếu trong mọi nền văn hóa và mọi quốc gia. Tuy vậy, những biểu hiện cụ thể có thể khác nhau ít nhiều. Những mô thức nhất định về cách nuôi dạy trẻ và phong tục tập quán coi trọng gia đình biểu lộ những khác biệt văn hóa ấy. Bởi vậy, hiểu rõ ý nghĩa của mô hình gắn kết trong các gia đình Việt Nam, sự phương hại của những gắn kết bị đổ vỡ, và tiềm năng của những cơ chế bù đắp nhằm sửa chữa những mối gắn kết ấy sẽ là điều vô cùng hữu ích.  Nhiều học giả (như Lawler, et al., 2011) đã nhận ra rằng hầu hết các tác phẩm về thuyết gắn kết đã được xây dựng và thử nghiệm trong các nền văn hóa phương Tây. Trọng tâm ban đầu về bộ đôi mẹ và con về cơ bản là trong các nền văn hóa phương Tây, đã dẫn tới mối quan ngại trong tư liệu thành văn về việc ứng dụng thuyết gắn kết vào những nền văn hóa bên ngoài phương Tây và những môi trường có nhiều người đóng vai trò cho đi sự chăm sóc thương yêu đối với đứa trẻ. Những nghiên cứu về sau này đã lưu ý rằng ngừơi ta quan sát thấy hành vi gắn kết trong nhiều bối cảnh văn hóa khác nhau và do đó nó được xem là một phổ niệm toàn cầu. Tuy vậy cũng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để tiếp tục khẳng định điều này.

Mạng xã hội:  Quá trình tổng quát của việc đạt được thành công trong tuổi trưởng thành chắc chắn là khác nhau nhiều trong những điều kiện văn hóa xã hội khác nhau. Trong một bối cảnh văn hóa cụ thể, vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội khác có thể được khảo sát về sự chuẩn bị có tính quy chuẩn cho trẻ em bước vào tuổi trưởng thành. Bạn cùng lứa và mạng lưới cộng đồng có thể mạnh hơn và được dựa vào nhiều hơn ở Việt Nam và ở những nước có lịch sử về gia đình nhiều thế hệ. Thêm vào đó, sự quan tâm chú ý to lớn của Việt Nam đối với những hoạt động hướng về giới trẻ cho thấy những mạng lưới này có thể đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều so với ở nước Mỹ. Hơn nữa, quan sát sự vận hành của những mạng lưới xã hội khác nhau và ghi lại đặc điểm của nó (như quy mô, thành phần, mức độ lỏng lẻo hay mức độ trao đổi giữa các thành viên) có thể mang lại những thông tin quy phạm cho sự vận hành mạng xã hội ỏ Việt Nam. Sau đó, khảo sát tiềm năng của những kiểu mạng lưới khác nhau nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên đạt được sự trưởng thành lành mạnh sẽ đem lại những thông tin hết sức quan yếu cho việc xây dựng và thực hiện những chương trình xã hội khác nhau cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

Kết luận

Toàn cầu hóa đã mang lại vô số cơ hội để chia sẻ học hỏi giữa những người nghiên cứu và các học giả. Hơn thế nữa, bối cảnh toàn cầu sẽ đòi hỏi nhiều cố gắng thực tế để so sánh và tìm hiểu những cấu trúc, khái niệm và phương pháp khác nhau trong những nỗ lực tìm kiếm tri thức. Rất có thể là một bộ khung lý thuyết nhất định sẽ thích hợp với nền văn hóa và quốc gia này hơn là với nền văn hóa hay quốc gia khác.  Nhưng một số khái niệm cốt lõi – như sự gắn kết, mạng xã hội, và lên chương trình nghị sự – là những khái niệm có tính quan yếu với bất cứ bối cảnh văn hóa nào. Việc tìm kiếm tri thức có thể là khảo sát bản chất cụ thể của nhũng khái niệm ấy trong những môi trường chính trị, văn hóa và xã hội khác nhau.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Ainsworth, M.D., Blehar, M., Waters, E., &Wall, S. (1978). Patterns of Attachment: A Psychological Study of the Strange Situation.Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

Bourdieu, P. (1977).  Outline of a Theory of Practice. Cambridge and New York: Cambridge University Press.

Bowlby, J. (1969).  Attachment and Loss, Vol. 1: Attachment. New York: Basic Books.

Cobb, R., & Elder, C. (1983). Participation in American Politics: The Dynamics of AgendaBuilding.Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press.

Collins, M.E.  (2001).  Transition to adulthood for vulnerable youth: A review of research and implications for policy.  Social Service Review, 75 (2), 271-291.

Collins, M.E. &Clay, C.M.  (2009).  Influencing policy for youth transitioning from care:  Defining problems, crafting solutions, and assessing politics.  Children and Youth Services Review, 31 (7), 743-751.

Côté, J.E. (1996).  Sociological perspectives on identity formation: theculture–identity link and identity capital.  Journal of Adolescence, 19, 417–428

Garbarino, J. (1982).Children and Families in the Social Environment. Hawthorne, N.Y.:Aldine.

Kingdon, J.W.  (1995).  Agendas, Alternatives, and Public Policies.  New York:  Harper Collins.

Lawler, M.J., Shaver, P.R., & Goodman, G.S. (2011).Toward relationship-based child welfare services.  Children and Youth Services Review, 33 (3), 473-480.

Lincoln, K.D. (2000).  Social support, negative social interactions, and psychological well-being. Social Service Review, 74, 231–52.

Putnam, R. (2000).  Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community.  New York:  Simon and Schuster.

Rutter, M. (2006). The psychological effects of institutional rearing. In Marshall, P.& Fox, N. (Eds.), TheDevelopment of Social Engagement: Neurobiological Perspectives(pp. 355–391). New York: Oxford University Press.

Rutter, M. (2008).  Implications of attachment theory and research for child care policies. In Cassidy, J. &Shaver, P.R. (Eds.).  Handbook of Attachment: Theory, Research and Clinical Applications(pp. 958-74).   New York and London: Guilford Press.

Schneider, A., & Ingram, H. (1990). Social construction of target populations:Implications for politics and policy. The American Political Science Review, 87(2),334−347.

Shanahan, M.J.  (2000).  Pathways to adulthood in changing societies:  Variability and mechanisms in life course perspective.  Annual Review of Sociology, 26(1), 667-692.

Spencer, R., Collins, M.E., Ward, R., &Smashnaya, S.  (2010).  Mentoring for youth leaving foster care: Promise and potential pitfalls.  Công tác xã hội, 55 (3), 225-234.

Taylor, R., Stevens, I., & Nguyen, L.  (2009).  Introducing vocational qualifications in care to the Socialist Republic of Vietnam.  Công tác xã hội Education, 28(1), 29-41.

Thompson, R.A. (1994).  Social support and the prevention of child maltreatment.  In Melton, G.B.&Barry, F.D. (Eds.).  Protecting Children from Abuse and Neglect: Foundations for a New NationalStrategy(pp. 40-130).  New York: Guilford.

Wolkow, K.E. &Ferguson, H.B.  (2001).  Community factors in the development of resiliency: Considerations and future directions.Community Mental Health Journal, 37, 6, 489-498.

[1] “Thuyết gắn kết” tạm dịch từ thuật ngữ “Attachment Theory”, là một lý thuyết liên ngành miêu tả về sự vận động của những mối quan hệ dài hạn giữa người với người.  Nguyên lý quan trọng nhất của lý thuyết này là một đứa trẻ cần xây dựng quan hệ với ít nhất một người chính yếu cho nó sự chăm sóc quan tâm, để có thể phát triển một cách bình thường về mặt cảm xúc và về mặt xã hội (Chú thích của người dịch).

[2] Thuyết lên chương trình tạm dịch từ thuật ngữ Agenda-Setting Theory, một học thuyết cho rằng những phương tiện truyền thông tin tức có một ảnh hưởng to lớn với người nghe nhìn, theo nghĩa chuyện gì được coi là tin tức đáng giá để đưa lên mặt báo và tầm quan trọng của tin tức ấy được thể hiện qua thời lượng hay không gian dành cho tin tức ấy là lớn tới cỡ nào  (Chú thích của người dịch).

Nghị Luận Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Trong Xã Hội Hiện Đại

Xã hội ngày càng hiện đại, phát triển đất nước ở các lĩnh vực là cần thiết để đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề cấp bách, những yếu tố ảnh hưởng làm thụt lùi sự đi lên của đất nước. Và môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, và đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động đem lại nhiều hậu quả xấu nếu không có giải pháp và chính sách kịp thời. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng giờ và càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều và thế hệ trẻ cần có ý thức cao trong việc hiểu được nguy hiểm mà ô nhiễm môi trường mang lại mà trau dồi bản thân tốt hơn. Và chúng tôi sẽ cho mọi người hiểu rõ vấn đề hơn qua bài nghị luận về vấn đề môi trường tại mục “cẩm nang học tập” – một tính năng với những thông tin hữu ích mà trang web mang lại.

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Nghị luận về vấn đề môi trường

2.1. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng, cụ thể nhiều biểu hiện về ô nhiễm môi trường đưa ra là minh chứng cho sự suy giảm sinh thái đất nước cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường xanh sạch đẹp. Biểu hiện cụ thể là ô nhiễm không khí, nước, đất :

+ Ô nhiễm không khí : Hiện tượng các nhà máy, các ống thoát khí của các xí nghiệp đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonic khổng lồ, các loại axit độc hại, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi, xe cơ động phân phối lớn. Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề, đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt qua ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm môi trường, những năm gần đây nồng độ chì đã tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hậu quả của ô nhiễm không khí mang lại rất nặng nề.

+ Ô nhiễm môi trường nước :Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường hay nước sinh hoạt ở các hộ gia đình thải trực tiếp ra dòng nước, hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối ở các vùng miền đang xảy ra trầm trọng, việc sử dụng nước sạch không chiếm tỉ lệ cao. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng tác động tiêu cực tới môi trường sinh vật và con người, kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể con người. Nước bị ô nhiễm còn do sinh vật, vi sinh vật, sinh vật có trong nước với nhiều dạng khác nhau, đáng chú ý là các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh làm cho nguồn nước không còn đảm bảo chất lượng, biến đổi màu sắc của dòng nước khi sự xuất hiện của xác sinh vật để lâu dưới nước, hậu quả đem lại nghiêm trọng lớn.

+ Ô nhiễm môi trường đất : Đất là môi trường sinh sống chủ yếu của nhiều loài sinh vật, đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic, gây ra bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp hoặc do ý thức vứt rác thải không đúng quy định. Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường đất càng bị thoái hóa và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội cũng như đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm môi trường đất thường xuất hiện ở các vùng nông thôn chủ yếu làm nghề nông mà công việc chủ yếu là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Những hành động tiêu cực trong công việc cũng là phần nguyên nhân gián tiếp làm đất xung quanh nơi sinh sống bị ô nhiễm nặng.

Ô nhiễm môi trường là vấn đề khó thể tính toán trước, hậu quả cũng như những tác hại tiêu cực thường để lại trong thời gian dài. Thấy được những biểu hiện về ô nhiễm môi trường mà có kế hoạch cũng như phương án tốt nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

2.2. Hậu quả mang lại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là mối quan tâm lớn không chỉ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, khi xã hội hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường càng là câu chuyện được bàn nhiều nhất đối với cấp quản lý và người dân sinh sống. Hậu quả ô nhiễm môi trường mang lại rất nghiệm trọng, sự nghiêm trọng nhất kể đến là sức khỏe của người dân.

2.2.1. Hậu quả ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

+ Đối với ô nhiễm môi trường nước : Thực tế, cho thấy hậu quả mà ô nhiễm môi trường nước tác động tới cho sức khỏe con người thông qua ăn uống phải nguồn nước ô nhiễm hoặc sử dụng động thực vật được nuôi trồng trong môi trường nước ô nhiễm. Đó là những hoạt động sinh hoạt ở chính cuộc sống xung quanh chúng ta, các căn bệnh sẽ ngày càng xuất hiện khi người dân sử dụng dòng nước ô nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, thiếu máu. Đó là những căn bệnh thường thấy ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi phải đối diện với môi trường nước ô nhiễm.

2.2.2. Hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra với hệ sinh thái

2.2.3. Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với môi trường kinh tế – xã hội

Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả tổn thất rất lớn đối kinh tế của đất nước:

+ Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật : Khi con người mắc những căn bệnh do ô nhiễm môi trường đem lại, quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian và tiền bạc, có những trường hợp, tiền bạc không thể chữa khỏi căn bệnh do bệnh quá nặng không có hướng giải quyết trong thời gian sớm, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và ngân sách nhà nước cũng suy giảm khi phải đưa ra những chính sách giải quyết cũng như hỗ trợ những vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường mang lại.

+ Ô nhiễm môi trường gây ra thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông, thủy sản: Quá trình sản xuất là cả công đoạn tốn nhiều sự đầu tư cũng như đầu tư trong mối quan hệ ngoại giao lớn, khi ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian dự định của kế hoạch đưa ra thì số lượng, uy tín trong sản xuất nông thủy sản suy giảm, chưa kể đến những trường hợp bồi thường do không làm đúng hợp đồng đã ký.

+ Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại lớn về kinh tế trong hoạt động du lịch: Du lịch đang là ngành phát triển lớn mạnh của nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam, ngoại giao quốc tế hay việc quảng bá thương hiệu của một đất nước, truyền thống dân tộc, ngành mang lại nền kinh tế lớn mà khi ô nhiễm môi trường tác động vào du lịch sinh thái, cụ thể là môi trường nước và không khí sẽ không còn làm thu hút sự chú ý của khách du lịch đến thăm, tốc độ đô thị hóa giảm, kinh tế suy yếu, khó đi lên phát triển nếu không có phương án đưa ra kịp thời.

+ Ô nhiễm môi trường lớn xảy ra, xã hội còn mất một khoảng kinh tế lớn để cải thiện lại môi trường. Số vốn phải bỏ ra rất lớn khi phải thay đổi cũng như những chính sách đưa ra khi ô nhiễm môi trường nặng nề, tốn chi phí tốn thời gian mà kết quả không thể tính trước được do nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.

2.3. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường

Nhận thấy được những hậu quả to lớn mà ô nhiễm môi trường mang lại, thì kèm theo đó mỗi người dân phải biết được nguyên nhân cụ thể gây ra ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường :

+ Do ý thức của con người : Một nguyên nhân quan trọng trong việc gây ô nhiễm môi trường là ý thức con người, con người khi không có ý thức trong hành động của bản thân, sự ích kỷ, lười biếng trong hành động một phần gây hại cho chính bản thân mình, những hành động nhỏ của con người gián tiếp vào việc gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và cũng một phần làm mất đi sự trong sạch đẹp của môi trường sống xung quanh chúng ta. Ý thức của con người là nguyên nhân nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ cũng như các cấp cơ quan quản lý môi trường, và có những đề xuất nghiêm khắc trong việc điều chỉnh ý thức bảo vệ môi trường.

+ Do chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp : Những nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường những chất thải chưa qua khâu xử lý, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi nước trầm trọng, ngoài ra việc nhà máy sử dụng các hóa thạch là chất đốt tạo ra các khí thải độc, gây ra hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của trái đất.

+ Do chất thải độc hại, hóa chất bảo vệ thực vật : Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong quá trình phân hủy, do ý thức sử dụng của người dân không tốt, khi không sử dụng hết vứt bừa bãi, chất độc hại đó, ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao, hồ, là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, sự thoát hơi nước không đảm bảo gây ra các hiện tượng không tốt như thủy triều tăng, lũ lụt, vỡ đê khi thiên nhiên tác động tiêu cực vào.

+ Do khói bụi : là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh cuộc sống chúng ta, tình trạng này thường xuất hiện ở các thành phố lớn, giao thông đông đúc, việc sử dụng các động cơ không an toàn và quy định góp phần vào ô nhiễm môi trường.

+ Do sự quản lý của cơ quan nhà nước còn có sự thiếu sót : Việc tình trạng môi trường ô nhiễm thì không thể thiếu trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng ở mỗi địa phương, khu vực. Khi những chính sách đề ra chưa có sự triệt để, sự đầu tư không đúng đắn, quan tâm đến đời sống nhân dân chưa được nâng cao, những vấn đề không tốt về nội bộ thường xuyên xảy ra trong quá trình thi hành chính sách, khiến chất lượng và hiệu quả không được nâng cao, và tình trạng ô nhiễm môi trường không có dấu hiệu cải thiện theo chiều hướng tích cực.

2.4. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

Từ những nguyên nhân được nêu ở trên về việc gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, vấn đề được nhiều sự quan tâm của đảng và nhà nước, và là nỗi lo lắng của nhiều người dân khi đang đối diện với cuộc sống ngày càng bị đe dọa tới tính mạng. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là công việc cần thiết ngay từ bây giờ, giải pháp đưa ra càng sớm thì việc hạn chế ô nhiễm môi trường càng cao nhưnggiải pháp phải đem lại chất lượng tốt mới là giải pháp có hiệu quả.

2.4.1. Giải pháp về phía cơ quan nhà nước

+ Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước, đề ra phương án sử dụng tốt nhất để sự thoát nước được tốt, có thể sử dụng tẩy rửa bằng chất vi sinh.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường một cách nghiêm túc và chính xác, xử phạt rõ ràng, nghiêm minh, cũng như công tư phải minh bạch trong cách giải quyết những trường hợp vi phạm ô nhiễm môi trường.

+ Cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế để chất lượng mang lại hiệu quả.cao, tiêu chuẩn phải được kiểm chứng kỹ càng và chất lượng đảm bảo.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá tình trạng môi trường trong từng khu vực, thời kỳ khác nhau để có thể điều chỉnh cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường kịp thời.

+ Nâng cao ý thức, thái độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ có trách nghiệm công tác trong vấn đề môi trường.

+ Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đầu tư có hiệu quả các năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời, hạn chế ô nhiễm môi trường cho đất nước

+ Đưa ra các phong trào hoạt động phòng chống tích cực để bảo vệ ô nhiễm môi trường.

2.4.2 Giải pháp về ý thức con người

Giải phải cần được sự quan tâm nhất là ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức phải được giáo dục từ khi các bạn còn nhỏ đến khi lớn lên. Ý thức đầu tiên vẫn phải nhắc đến ý thức của người lớn qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày, từ những hoạt động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng các dụng cụ vệ sinh, đó là những cử chỉ nhận được sự để ý của các bạn nhỏ, khi cha mẹ làm gì, sự học hỏi của các bạn ở độ tuổi nhỏ là rất quan trọng. Rèn luyện các bạn trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước, có ý thức cũng như có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng trước hết cần cho trẻ ý thức cao trong học tập với việc bồi dưỡng tâm hồn cũng như đạo đức tốt đẹp, khi các bạn có đầy đủ những kỹ năng và tính cách tốt đẹp rồi thì sẽ trở thành một người công dân tốt giúp ích cho xã hội rất nhiều. Và chúng tôi đồng hành với bố mẹ trong việc tìm gia sư có nghiệp vụ sư phạm chuyên nghiệp, không chỉ giỏi củng cố kiến thức cho các bạn trẻ mà còn bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho trẻ, chuẩn bị tốt nhất để các bạn có hành trang kỹ càng trên chặng đường đi đến thành công.

Vấn Đề Già Hóa Dân Số Ở Các Nước Phát Triển

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã có những hoạt động cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề già hóa dân số, khai thác những cơ hội, đồng thời giải quyết những thách thức đặt ra. UNFPA đã hỗ trợ việc nghiên cứu và thu thập thông tin để cung cấp cơ sở dữ liệu vững chắc cho việc đề ra các chính sách, kế hoạch và đảm bảo rằng vấn đề già hóa dân số được lồng ghép vào các chương trình phát triển quốc gia và chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Dân số già một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Cứ 8 người trên thế giới thì sẽ có 1 người ở độ tuổi 60 trở lên. Chừng nào mà tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, tuổi thọ tiếp tục tăng thì số người già vẫn sẽ tăng theo tỷ lệ dân số. Mặc dù, già hóa dân số là một hiện tượng toàn cầu nhưng tiến trình này xảy ra nhanh hơn ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả những quốc gia có dân số trẻ đông hơn.

Sự đóng góp của người già cho xã hội là vô giá. Rất nhiều những đóng góp của họ không thể đo đếm về mặt kinh tế như sự chăm sóc, tình nguyện và việc truyền lại truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Người già còn giữ vị trí quan trọng như những người lãnh đạo, thường nắm vai trò trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình, xã hội và ngay cả trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi mạng lưới hỗ trợ xã hội yếu kém, thu nhập thấp hay là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử, lạm dụng. Đặc biệt, phụ nữ lớn tuổi dễ bị tổn thương bởi sự phân biệt trong xã hội, bị từ chối quyền thừa kế tài sản. Bên cạnh đó, phụ nữ có xu hướng sống thọ hơn nam giới, do đó, họ có thể phải chịu đựng cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo trầm trọng hơn khi họ già đi.

Nhiều người cao tuổi cần sự chăm sóc, trách nhiệm này thường thuộc về gia đình của họ. Nhưng sự suy giảm tỷ lệ sinh và việc đô thị hóa nhanh chóng cũng làm thay đổi quan hệ gia đình truyền thống, đôi khi gánh nặng đặt vào mạng lưới hỗ trợ xã hội. Khi số người cao tuổi tăng lên, các gia đình sẽ cần sự hỗ trợ chăm sóc họ và sự bảo trợ xã hội ngày càng trở nên cần thiết hơn đối với người cao tuổi. Các khoản lương hưu có thể giúp giảm đói nghèo đối với rất nhiều người cao tuổi, nó không chỉ hỗ trợ người cao tuổi mà còn cho cả gia đình họ, thậm chí giúp phá vỡ chu kỳ đói nghèo liên thế hệ. Lương hưu còn giúp nâng cao vị trị của người cao tuổi, giúp cân bằng các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.

Nhật Bản có dân số già nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào cuối thập niên này, tỷ lệ cứ một đứa trẻ dưới 15 tuổi sẽ tương ứng với 3 người về hưu và trong 6 người Nhật Bản sẽ có 1 người trên 80 tuổi. Dân số quốc gia này sẽ sớm giảm gần 1 triệu người mỗi năm và nhiều người dự đoán rằng một lúc nào đó trong thế kỷ tới, người Nhật Bản cuối cùng cũng sẽ “chết”.

Nhiều quốc gia đang khuyến khích việc nhập cư để giải quyết vấn đề về dân số. Tuy nhiên, Nhật Bản không áp dụng giải pháp này, thay vào đó họ đã phát triển một loạt các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao.

Người cao tuổi ở Nhật Bản nắm giữ một nửa tài sản của đất nước (Ảnh: Slate Magazine)

Người cao tuổi ở Nhật Bản nắm giữ một nửa tài sản của đất nước. Một nền kinh tế được chi phối bởi ngành dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và trang thiết bị y tế đang thịnh hành xung quanh họ. Có thể kể đến những thiết kế đồ nội thất và thiết bị hỗ trợ thông minh dành riêng cho người cao tuổi đã và đang được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản. Nhà vệ sinh thông minh được lắp đặt thiết bị cảm biến y tế đo lượng đường trong máu dựa trên nước tiểu và huyết áp của người sử dụng. Thiết kế ô tô thông minh có thể hạn chế bất kỳ hoạt động bất thường và nguy hiểm của người lái. Hệ thống chăm sóc y tế thông qua máy tính, bác sĩ và các y tá sẽ tương tác với bệnh nhân từ xa thông qua các công nghệ hiện đại. Robot thú cưng có thể biểu hiện các cảm xúc như bất ngờ, hạnh phúc hay tức giận giúp kích thích phản ứng cho những người cao tuổi bị chứng sa sút trí nhớ. Những chiếc giường có thể biến thành xe lăn giúp hỗ trợ người cao tuổi gặp khó khăn trong việc di chuyển…

Việc suy giảm số người trẻ tuổi cũng gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tường trung học, đại học cũng như cho ngành công nghiệp và thương mại. Điều này cũng có nghĩa là việc duy trì quỹ lương hưu cho người cao tuổi cũng trở nên khó khăn hơn. Một cách để đối phó với số lượng lao động trẻ đang giảm là tăng nhập khẩu hàng hóa thành phẩm từ các quốc gia có mức thu nhập tương đối thấp. Cán cân thanh toán của Nhật Bản có thể cho phép duy trì việc này trong một thời gian. Một cách khác để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động là việc tăng cường sử dụng robot trong sản xuất và cung cấp dịch vụ. Việc này sẽ dần loại bỏ các công việc nhất định.

Một quốc gia ở châu Âu cũng phải đối mặt với tính trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đó là Thụy Điển. Theo dự báo, trong hai thập kỷ tới, số người trên 80 tuổi ở Thụy Điển sẽ tăng từ khoảng 500.000 – 800.000 người. Thay đổi nhân khẩu học được cho là một trong những thay đổi về mặt xã hội lâu dài và quan trọng nhất xảy ra ở quốc gia này.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến cho người già ở Thụy Điển (Ảnh: Daily Sabah)

Xu hướng kéo dài tuổi thọ trở thành một thách thức đối với mô hình phúc lợi xã hội của Thụy Điển. Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng, nhu cầu về các dịch vụ phúc lợi xã hội cũng gia tăng theo. Sẽ là một nhiệm vụ khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lực để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng của Thụy Điển từ nhiều năm nay đã được biết đến trên toàn thế giới. Mục tiêu cốt lõi của hệ thống y tế công cộng là khuyến khích mọi người dân giữ được sức khỏe tốt suốt cả cuộc đời. Trên thực tế, y học và công nghệ thông tin hiện đại đang ngày càng có thể phát hiện được các loại bệnh tật có thể ảnh hưởng đến các cá nhân ngay trước khi bệnh phát tác. Giống như nhiều hình thức đầu tư khác, chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển thường có thể đạt được nhiều hơn ở một mức chi phí thấp.

Một giải pháp tiềm năng khác là một chính sách nhập cư mở cửa. Có rất nhiều đàn ông và phụ nữ trên toàn thế giới ở độ tuổi lao động nhưng hiện không có việc làm. Nếu họ được khuyến khích đến Thụy Điển thì lực lượng lao động ở quốc gia này sẽ tăng lên đáng kể. Điều này có sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu tiền để vận hành quỹ chăm sóc sức khỏe và trợ cấp người cao tuổi, đồng thời giải quyết khủng hoảng tài chính ở lĩnh vực dịch vụ cho người cao tuổi. Thêm vào đó, khuyến khích việc nghỉ hưu muộn để duy trì một cộng đồng lao động to lớn cũng là một giải pháp đáng chú ý.

Đức, một cường quốc kinh tế của châu Âu cũng đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Trong 15 năm tới, Đức có thể mất 5 triệu người trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, dự báo về nhân khẩu học cũng cần phải có những thay đổi đáng kể, bởi số người nhập cư của quốc gia này đang dao động mạnh mẽ và khó dự đoán được.

Nhập cư là một giải pháp cho vấn đề già hóa dân số ở Đức (Ảnh: Livemint)

Một trong những giải pháp được đưa ra là chính sách nhập cư. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giải quyết được phần nào vấn đề này. Hạn chế về việc dịch chuyển lao động từ các nước thành viên EU ở Đông Âu cuối cùng đã được dỡ bỏ, Berlin hy vọng việc này sẽ giúp tăng thêm 100.000 lao động trong những năm tới.

Một giải pháp cũng gây tranh cãi ở Đức đó là việc nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67. Những thay đổi này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2012-2029.

Đối với Đức, vấn đề già hóa dân số còn tạo ra nhiều áp lực lên lực lượng lao động hơn cả vấn đề thất nghiệp ở thanh niên. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Đức là 7,9%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Anh 20% hay Tây Ban Nha 40%.

Vào năm 2015, lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ sinh ở Đức đã tăng lên là 1,5 trẻ/một bà mẹ. Đây có thể là thành công nhờ sự hỗ trợ tập trung của các gia đình và nền kinh tế tăng trưởng. Tỷ lệ sinh của quốc gia này được dự kiến sẽ tương đối ổn định trong tương lai gần. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình trong những thập kỷ gần đây liên tục tăng nhanh hơn sự mong đợi của các nhà nhân khẩu học.

Hồng Nhung

Về Vấn Đề Tính Khoa Học Của Triết Học, Một Hình Thái Ý Thức Xã Hội

     HỒ SĨ QUÝ

      GS.TS., Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

               hosiquy.thongtin@gmail.com

    Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3 (447) 2020

 

Tóm tắt

Từ khoảng giữa thế kỷ XX, triết học được tranh cãi liệu nó có phải là một khoa học hay không. Trước đó, vấn đề này gần như không được đặt ra. Bởi lẽ, từ trong lịch sử đến tận ngày nay, triết học luôn được thừa nhận là một hình thái ý thức xã hội và giá trị không thể thay thế của triết học là ở đó. Người ta không coi triết học là một khoa học ngang hàng (cùng loại) với các khoa học khác, điều đó không có nghĩa rằng triết học không luận giải một cách khoa học về thế giới. Triết học nào cũng cố gắng sử dụng những thành tựu khoa học để khái quát luận thuyết của mình thành một mô hình lý tưởng nhằm giải thích mọi hiện tượng trong thế giới và định hướng cho hành vi. Hàm lượng khoa học của một học thuyết triết học, ngoài việc nó sử dụng những thành tựu của các khoa học khác còn biểu hiện ở sức mạnh của thế giới quan và phương pháp luận mà nó sáng tạo ra để giải thích thế giới và định hướng cho hoạt động của con người.

Từ khóa: Hình thái ý thức xã hội; Khoa học; Triết học; Triết học Mác-Lênin,

1. Đặt vấn đề

Tại hầu khắp các trường đại học trên thế giới, triết học đều có mặt trong bảng phân loại các bộ môn tri thức cần được giảng dạy, nghiên cứu. Bắt đầu từ Aristotle, truyền thống văn hóa phương Tây đã dần coi triết học là một loại tri thức nền tảng không thể thiếu đối với mọi tư duy duy lý, đặc biệt là tư duy khoa học. Ở trình độ tiến sỹ khoa học (Doctor of Sciences, Doctor Habilitatus), nhà khoa học chuyên ngành còn được xem tương đương là nhà triết học, nhà tư tưởng. Nghĩa là vị thế của triết học trong đời sống trí tuệ nhân loại chưa bao giờ là cái phải nghi ngờ. Mặc dù vậy, cũng theo truyền thống văn hóa phương Tây, tuyệt nhiên không mấy ai coi triết học là khoa học, kiểu như toán học, vật lý học, kinh tế học hay xã hội học… Triết học trong quan niệm phương Tây, không phải là khoa học thực chứng (Positivist Science), mà là một loại hình thế giới quan và phương pháp luận giải thích nguyên nhân và dẫn đường. Sự kiểm chứng đối với triết học giống như sự kiểm chứng đối với các tiên đề (Axioms), nghĩa là gần như buộc phải thừa nhận trong khi rất khó chứng minh.

 

Những điều vừa nói có nghĩa rằng, ở phương Tây, từ thời cổ đại tới tận ngày nay triết học vẫn luôn được coi là một hình thái ý thức xã hội, tức là một loại hình tri thức đặc thù, dẫn dắt toàn bộ tư duy và hành động, thiết yếu và quan trọng như tôn giáo, chứa đựng vô vàn tri thức đã và chưa được kiểm chứng. Nhưng triết học không phải là khoa học để có thể lặp lại bằng các thí nghiệm.

Với Marx, Engels và Lênin, triết học cũng đương nhiên là một hình thái ý thức xã hội.

Ở Việt Nam, trước năm 2008 triết học được xếp vào các khoa học xã hội. Từ năm 2008 đến nay, theo bảng phân loại khoa học mà Bộ KH&CN ban hành năm 2008 và được khẳng định lại từ năm 2012, triết học được xếp vào các khoa học nhân văn (Humanities). Tại bảng phân loại không mấy hợp lý này, khoa học xã hội cũng chỉ là một trong sáu ngành khoa học được công nhận ở Việt Nam, ngang bằng với nông nghiệp hay y dược[1].Vấn đề đặt ra là, do đương nhiên có mặt trong bảng phân loại các bộ môn tri thức cần được giảng dạy và nghiên cứu, từ khoảng giữa thế kỷ XX, triết học lại được tranh cãi liệu nó có phải là một khoa học hay không. Với triết học Mác – Lênin, một vài giáo trình trước đây cũng đã từng viết “Triết học là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”[2].

2. Triết học trong quan niệm của Marx, Engels và Lênin

Để hiểu thêm về vấn đề, chúng tôi thấy cần thiết phải trở lại với những tư tưởng của chính các tác gia kinh điển, để xem các ông đã phát biểu những gì về triết học.

Nghĩa là người ta quan tâm nhiều đến tính hữu ích của triết học khi nó đóng vai trò là một hình thái ý thức xã hội, luôn cung cấp kịp thời cho con người những chỉ dẫn thế giới quan và phương pháp luận; không nhất thiết phải biết nó phù hợp đến mức nào với các dữ liệu khoa học (mà khoa học thì thời nào cũng “bất khả tri” trước không ít vấn đề).

Dù không đưa ra định nghĩa, nhưng quan niệm của các tác gia kinh điển về triết học đã được các tác giả hậu thế giải thích trong các tài liệu giáo khoa. Theo chúng tôi, các giáo trình triết học Mác – Lênin về sau giải thích đều không có gì sai với quan niệm của Marx, Engels và Lênin, với những nội dung chủ yếu thường được trình bày, gồm: i). Triết học là một hình thái ý thức xã hội. ii). Triết học hướng đến một cái nhìn toàn vẹn về thế giới, về con người và vị trí của con người trong thế giới đó. iii). Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người). iv). Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy. v). Với tính cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, toàn diện, lôgíc và trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại. vi). Triết học là hạt nhân của thế giới quan.

Không nên quên rằng, Karl Marx được nhắc đến trong lịch sử tư tưởng nhân loại nhiều nhất không phải là một nhà triết học mà là một nhà cách mạng. Được đào tạo bài bản để trở thành một triết gia, nhưng ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Bonn, Marx lại hướng sự say mê của mình tới kinh tế và chính trị, trên cơ sở đó mà suy tư triết học. Ngoài những tác phẩm đầu tiên thời trẻ, từ sau những năm 50 thế kỷ XIX các tác phẩm của ông đều không trực tiếp bàn đến triết học. Mặc dù vậy, triết học Marx lại định hình chủ yếu sau thời Marx trẻ (Young Marx), đặc biệt là Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết Hình thái kinh tế xã hội. Chúng tôi đã trở lại tương đối kỹ với các tác phẩm kinh điển và có đủ cơ sở để thấy rằng, trực tiếp bàn về triết học các tác gia kinh điển viết không nhiều:

2.1. Triết học là tinh hoa về mặt tinh thần của mỗi thời đại

K. Marx viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất; họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”[4].

2.2. Triết học là linh hồn sống của văn hóa

K. Marx viết: “Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình… Triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hóa…” [5].

Chẳng hạn, với triết học Cổ điển Đức, Chủ nghĩa duy vật Pháp, K. Marx và F. Engels xác nhận rằng, “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp” [6]. Và, “nếu trước đó không có triết học Đức, đặc biệt là triết học Hegel, thì sẽ không bao giờ có chủ nghĩa xã hội khoa học Đức, chủ nghĩa xã hội duy nhất khoa học tồn tại từ trước đến nay” [7].

 

2.3. Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới

Marx viết: “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người”[8]. Nhưng triết học cũng không ra đời trong một xã hội còn mông muội dã man. Nghĩa là, triết học chỉ có thể ra đời khi, nhà nước, công cụ trấn áp và điều hòa lợi ích giai cấp đủ trưởng thành, “từ chỗ là tôi tớ của xã hội (nhà nước) biến thành chủ nhân của xã hội” [9].

Đồng thời, triết học cũng chỉ xuất hiện khi kho tàng thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định mà trên cơ sở đó, tư duy con người đã đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tính cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định[10].

2.4. K. Marx và F. Engels hoàn thiện cấu trúc triết học của chủ nghĩa duy vật

Theo V.I. Lênin, “Bắt nguồn từ Feurbach và trưởng thành trong cuộc đấu tranh chống những tiểu tác gia nên lẽ tự nhiên là Marx và Engels chú ý nhiều nhất đến việc hoàn thiện cấu trúc triết học của chủ nghĩa duy vật, tức là chú ý nhiều nhất đến quan niệm duy vật lịch sử, chứ không phải đến nhận thức luận duy vật. Vì thế, trong những tác phẩm bàn về chủ nghĩa duy vật biện chứng, hai ông nhấn mạnh mặt biện chứng hơn là mặt duy vật; khi bàn về chủ nghĩa duy vật lịch sử, hai ông nhấn mạnh mặt lịch sử hơn là mặt duy vật” [11].

2.5. Chủ nghĩa duy vật hiện đại do Marx sáng lập ra, có nội dung vô cùng phong phú, có tính chất vô cùng triệt để, hơn tất cả mọi hình thức trước kia của chủ nghĩa duy vật

V.I. Lênin đánh giá: “Ngay từ 1843, lúc mà Marx chỉ mới đang trở thành Marx, nghĩa là trở thành người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội, với tính cách là một khoa học, trở thành người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật hiện đại, có nội dung vô cùng phong phú hơn và có tính chất vô cùng triệt để hơn tất cả mọi hình thức trước kia của chủ nghĩa duy vật, thì Marx đã vạch ra một cách hết sức rõ ràng những đường lối căn bản trong triết học… Thiên tài của Mác và Ăng-ghen chính là ở chỗ, trong một thời kỳ rất dài – gần một nửa thế kỷ – hai ông đã phát triển chủ nghĩa duy vật, đã đẩy một khuynh hướng cơ bản của triết học tiến lên phía trước; đã không quanh quẩn ở chỗ chỉ lặp lại những vấn đề nhận thức luận đã được giải quyết, mà đã triệt để áp dụng cũng chủ nghĩa duy vật ấy và chỉ vẽ cách áp dụng chủ nghĩa duy vật ấy vào lĩnh vực khoa học xã hội như thế nào”[12].

2.6. Cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng

V.I. Lênin viết: “Như Marx và Engels đã tuyên bố nhiều lần, cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một chủ nghĩa đã hoàn toàn hấp thụ những truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII ở Pháp và của Feurbach ở Đức nửa đầu thế kỷ XIX” [13].

2.7. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học

Theo V.I.Lênin, “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và tuỳ tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị; lý luận đó chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát tiển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn” [14].

2.8. Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Marx đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

F. Engels nhận định: “Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Marx đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn đã bị những tầng tầng lớp lớp những tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v. ; vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất tực tiếp và do đó, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại, tạo thành một cơ sở trên đó người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của những con người nhất định và vì vậy phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái này, chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm” [15].

2.9. Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia

“Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận này cùng lắm thì cũng chỉ xem xét những động cơ tư tưởng của hoạt động lịch sử của con người, mà không nghiên cứu căn nguyên của những hiện tượng đó, không phát hiện ra tính quy luật khách quan trong sự phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triển của sản xuất vật chất là nguồn gốc của những quan hệ ấy. Hai là, những lý luận trước kia đã không nói đến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì lần đầu tiên, đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xác như khoa học tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy”[16].

3. Triết học là hình thái ý thức xã hội và tính khoa học của tri thức triết học 

Như vậy, với tính cách là một loại hình tri thức lý luận đặc thù xuất hiện sớm, đảm nhận chức năng xã hội không thể thay thế trong lịch sử nhận thức và hoạt động thực tiễn, và ngay cả khi triết học còn chứa đựng trong nó tất cả mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại và được thừa nhận rộng rãi là một hình thái ý thức xã hội. Cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa đặc biệt phổ quát, giúp con người nhìn nhận và đánh giá đối tượng xuyên qua tất cả các dữ liệu cảm tính và lý tính, từ đó đưa ra mô hình (bức tranh toàn thể) giải thích và định hướng cho mọi đối tượng nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đến tận thế kỷ XVII, vị thế này của triết học vẫn bao trùm gần như toàn bộ nhận thức. Toán học, cơ học, thiên văn học… là những ngành tri thức đầu tiên tách ra từ triết học để dần xác lập vị thế của các bộ môn khoa học độc lập. Đến thế kỷ XVII, các Viện hàn lâm khoa học ở Đức, Pháp được thành lập. Từ giữa thế kỷ XIX, các khoa học xã hội và nhân văn mới xuất hiện.

Ngày nay, mỗi bộ môn tri thức được thừa nhận là khoa học khi nó có đối tượng riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng; có hệ thống các khái niệm, phạm trù riêng và thỏa mãn được những điều kiện: Thực chứng hoặc Lý tính; Không mâu thuẫn; Thực tiễn – Kinh nghiệm; Độ tin cậy của các thực nghiệm; Có hiệu lực phổ biến (liên chủ thể); Hệ thống (Evidence or Rationality; Consistency; Empirical (Experimental, Practical; The Credibility of Empirical material; General Validity (Intersubjectivity); Systematicity (Integrity, Coherence)[17].

Có nhiều học phái triết học tự nhận mình là khoa học và triết học nào cũng có tham vọng đạt tới lý luận khoa học về thế giới. Nhưng thực ra, tất cả các luận thuyết, quan điểm triết học đều là cái được lựa chọn để ứng dụng. Việc kiểm chứng (các luận thuyết, quan điểm triết học đó) thường vô cùng khó và chỉ được thực hiện trong các phạm vi rất hạn chế  nên hầu như không đủ để đánh giá. Đây cũng là một đặc điểm của tư duy triết học. Với sức mạnh của chức năng định hướng và giải thích, các học thuyết triết học (một khi đã được con người thừa nhận là thế giới quan và phương pháp luận của mình) đều có đóng góp nhất định cho sự hình thành tri thức và là những “vòng khâu”, những “mắt khâu” trên “đường xoáy ốc” vô tận của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Trình độ khoa học của một triết thuyết phụ thuộc vào lịch sử ứng dụng hiệu quả của nó trong thực tiễn với sự phát triển của hệ thống tri thức và hệ thống phương pháp nghiên cứu khám phá đối tượng nghiên cứu.

Trong đời sống xã hội, triết học trước hết và bao giờ cũng là một hình thái ý thức xã hội. Nghĩa là, việc sắp xếp triết học trong bảng phân loại khoa học không nhất thiết là thừa nhận tư cách khoa học của triết học. Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất về thế giới và về con người. Nhưng khác với tông giáo, loại hình tri thức xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgíc và những kinh nghiệm mà con người đã khám phá thực tại, để diễn tả thế giới và khái quát thế giới quan bằng lý luận. Tính đặc thù của nhận thức triết học thể hiện ở đó[18].

Triết học khác với các khoa học cụ thể ở tính đặc thù của hệ thống tri thức và phương pháp nghiên cứu. Tri thức triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng hóa sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người. Tri thức này dựa vào 5 nguồn chính: i). Tổng kết thực tiễn; ii). Thừa nhận thành tựu khoa học; iii). Cảm nhận cảm tính; iv). Phán đoán lý tính; và v). Sự linh cảm trực giác, “siêu phàm” của nhà triết học. Phương pháp nghiên cứu của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể trong mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi triết học dựa trên cơ sở tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học.

Như đã trình bày ở trên, ngay từ khi xuất hiện trong đời sống tri thức nhân loại, triết học đã tồn tại với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, thay thế cho tư duy huyền thoại và tôn giáo thời kỳ trước đó đảm đương vai trò thế giới quan và phương pháp luận dẫn dắt con người nhận thức và chinh phục thế giới bí ẩn xung quanh.

Nói đến các hình thái ý thức xã hội là nói đến loại hình tinh thần đương nhiên tồn tại trong đời sống xã hội, là cái không thể thiếu khi con người sống thành xã hội. Hình thái ý thức xã hội đảm nhận chức năng xã hội về nhận thức, về tư duy, về tình cảm và tâm lý… giúp cho đời sống con người diễn ra một cách bình thường theo quy luật. Ý thức xã hội chắc chắn là phong phú và đa dạng hơn cả tồn tại xã hội, do phản ánh tồn tại xã hội bằng các phương thức sáng tạo mà chỉ trong tư duy mới có. Tư duy phản ánh hiện thực nhưng tư duy lại có khả năng đẻ ra tư duy. Sản phẩm sáng tạo của tư duy, ý thức… do vậy, vô cùng phong phú và từ đó giới tự nhiên thứ hai là văn hóa đã xuất hiện.

Nói điều này chúng tôi muốn lưu ý rằng, trong khi bản thân ý thức xã hội vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều trình độ khác nhau, thì các hình thái ý thức xã hội lại tồn tại hữu hạn với các hình thái rất xác định. Đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, chính trị, pháp lý, khoa học và triết học…. là các hình thái ý thức xã hội được trí tuệ con người khái quát qua sự sàng lọc của thời gian. Và do vậy, chúng là những mặt cơ bản của đời sống tinh thần của con người.

Nếu tôn giáo là hình thái ý thức xã hội dựa trên niềm tin vào cái siêu nhiên, bao gồm niềm tin thiêng liêng, xúc cảm thăng hoa, hành động vượt ra ngoài sự kiềm chế của lý trí, thì hình thái ý thức triết học lại là cấp độ lý luận về thế giới quan, về phương pháp luận đảm nhận chức năng giải thích và định hướng cho con người sống, lao động và sáng tạo. Triết học và tôn giáo là hai hình thái ý thức giống nhau về đối tượng khái quát và chức năng định hướng đối với đời sống con người, nhưng khác nhau về cách thức và phương pháp chỉ dẫn nhận thức và hành vi. Tôn giáo trang bị cho con người thế giới quan tin tưởng để hoạt động. Trong khi đó triết học trang bị cho con người thế giới quan hoài nghi để tỉnh táo khám phá thế giới. Tính hiệu quả của hai loại thế giới quan này không dễ đánh giá trong thực tiễn đời sống. Bởi thế không có gì khó hiểu khi nhiều nhà khoa học trong khi tin ở Chúa lại vẫn có những sáng tạo có giá trị.

 

Theo chúng tôi, khi thừa nhận quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx về triết học, thì cũng hoàn toàn có thể đồng ý với Bertrand  Russell khi ông khẳng định, triết học là cái trung gian giữa tôn giáo và khoa học. Nghĩa là, triết học là lý luận về các vấn đề mà tri ​​thức khoa học thì chưa đủ để chứng minh, còn tôn giáo thì lại quá tự tin để một chiều khẳng định. Những vấn đề triết học mà Bertrand Russell xác định, gồm: i). thế giới tâm và vật (Mind and Matter); ii). sự thống nhất và vấn đề mục đích của vũ trụ (Universe unity or purpose); iii). quy luật của tự nhiên còn tồn tại thực hay không, hay con người tin vào sự tồn tại khách quan đó “chỉ vì tình yêu trật tự bẩm sinh của chúng ta” (Are there really laws of nature, or do we believe in them only because of our innate love of order)? – thực chất là vấn đề về tính khách quan của các quy luật; iv). vấn đề nguồn gốc con người và loài người?; v). vấn đề giá trị và ý nghĩa của đời sống và tiến bộ xã hội; vi). vấn đề về sự tồn tại của Chúa[19]. Theo Russell, nghiên cứu những vấn đề này là “công việc của triết học” (The studying of these questions, is the business of philosophy). Quan niệm của B. Russell một lần nữa khẳng định tư cách hình thái ý thức xã hội của triết học, khám phá những vấn đề vĩnh cửu của triết học, cho dù mai sau triết học có phát triển đến trình độ nào. Tại hầu khắp giảng đường các trường đại học Phương Tây, tư tưởng của B. Rusell về triết học được coi là điều không thể không biết.

Tính chất thế giới quan của ý thức triết học trong nghiên cứu 6 vấn đề mà Rusell phác họa là ở chỗ, trước hết chúng là những vấn đề mà chỉ triết học mới có thẩm quyền giải quyết. Các khoa học khác ở mỗi thời điểm nhiều lắm cũng chỉ giải quyết được một phần vấn đề đặt ra. Còn tôn giáo lại khẳng định hoặc phủ định chúng một cách thiếu căn cứ. Thứ hai, chúng là những vấn đề vĩnh cửu, vì thời nào những vấn đề này cũng đều mang tính thời sự, con người muốn tồn tại và phát triển đều không thể lảng tránh, nhưng tại mỗi thời kỳ, trí tuệ con người chỉ có thể góp thêm luận cứ, bằng chứng và kiến giải bằng trình độ khoa học của thời đại mình. Và cuối cùng, nếu khoa học giải quyết được triệt để một vấn đề nào đó trong số 6 vấn đề trên, thì vấn đề đó không còn là vấn đề triết học nữa.

Thực ra quan niệm về triết học là khoa học xuất hiện và gây tranh cãi nhiều hơn trong giới triết học Mácxít, khi ai đó đã mở rộng quan niệm về phép biện chứng sang toàn bộ triết học. Trong “Chống Duhrin” F. Engels viết: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”[20]. Theo chúng tôi, vấn đề là ở chỗ, triết học cũng nghiên cứu những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy, nhưng triết học là hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới, còn phép biện chứng lại là hệ thống các nguyên tắc chung nhất về vận động. Và đó là lý do tại sao Engels gọi nó “chẳng qua chỉ là khoa học…”.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, triết học hay phép biện chứng thì cũng đều là lý luận triết học. Khi Engels gọi phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học, thì thuật ngữ “khoa học” ở đây cũng không nên hiểu phép biện chứng như là vật lý học hoặc toán học. Nghĩa là trong quan niệm của chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx, tính chất khoa học của triết học không hề biến triết học thành một khoa học chuyên biệt ngang hàng và tương đương với các khoa học chuyên ngành cụ thể. Trong các tác phẩm của các ông, cho tới nay cũng chưa ai tìm thấy triết học được các ông gọi là “khoa học”.

Việc đề cao triết học Mác – Lênin bằng cách coi đó là triết học duy nhất khoa học (như đây đó đã từng diễn ra) trên thực tế lại đã vô tình hạ thấp vai trò của nó. Triết học Mác – Lênin cũng giống như tất cả các học phái triết học uy tín khác, trước hết thuộc về hình thái ý thức triết học. Không nhất thiết và không cần thiết phải đề cao triết học, dù là triết học Mác – Lênin, bằng cách coi nó là một trong các khoa học xã hội.

 

Cần thiết phải nói thêm rằng, nền khoa học hiện đại được coi là bắt đầu từ thế kỷ XVI, với thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus, có cơ sở triết học của nó là Chủ nghĩa duy vật: tìm ra các quy luật của thế giới vật chất, lấy các quy luật đó làm cơ sở để giải thích tất cả những điều còn lại của thế giới, từ tự nhiên đến con người và tư duy. Dựa trên các bằng chứng có thể thực nghiệm được, khoa học đã khẳng định tính hợp lý của các quan điểm về thế giới. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy vật khoa học, do vậy đã thống trị trong giới học thuật suốt từ đó đến nay. Mặc dù đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn, khoa học duy vật hiện đại vẫn chưa thể giải thích được một cách thấu đáo những vấn đề về tinh thần, tâm linh – cái rất căn bản tạo nên cuộc sống đầy ý nghĩa nhưng vô cùng phức tạp của đời sống con người và của các dân tộc. Đó chính là lý do mà nhiều nhà khoa học trên thế giới từ ngày 7-9 tháng 2/2014, đã tổ chức  hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật (Post-Materialist Science) tại Arizona, Mỹ. Mục đích của hội nghị là đánh giá tác động của hệ tư tưởng duy vật trong khoa học (Materialist Ideology on Science) và đề xuất mô hình hậu duy vật (Post-Materialist Paradigm) để mở đường cho khoa học về tâm linh và xã hội phát triển mạnh hơn trong tương lai. Kết thúc hội nghị, các nhà khoa học đã công bố “Tuyên ngôn về Khoa học hậu duy vật”. Đến nay (2020), ngoài 8 tác giả sáng lập, hơn 300 nhà khoa học có uy tín trên thế giới đã ký bản Tuyên ngôn này[21].

Kết luận

Triết học là một hình thái ý thức xã hội và giá trị của triết học là ở đó. Triết học không phải là một khoa học ngang hàng với các khoa học xã hội khác, điều đó không có nghĩa rằng triết học không luận giải một cách khoa học về thế giới. Hàm lượng khoa học của một học thuyết triết học, ngoài việc nó sử dụng những thành tựu của các khoa học cụ thể còn biểu hiện ở sức mạnh của thế giới quan và phương pháp luận mà nó sáng tạo ra để giải thích thế và giới định hướng cho hoạt động của con người.

 

Tài liệu trích dẫn

 

[1]   Xem: QĐ số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/09/2008 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành bảng phân loại thống kê KH&CN. https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/361/bang-phan-loai-va-danh-muc-chuan.aspx.

[2]  Xem: 1). Russell, Bertrand (1945), A History of Western Philosophy and Its Connection with Political and Social Circumstances from the Earliest Times to the Present Day, Pub. Simon & Schuster, Allen & Unwin. 2). Friedland, Julian (2012), Philosophy Is Not a Science, https://www.academia.edu/8218744/Philosophy_is_Not_a_Science 3). Покровская, Т. П. Научно-теоретическая конференция “Философия и наука” Вестник РФО. № 4; (Hội thảo “Triết học và Khoa học”. Bản tin Hội Triết học Nga) 4). Марков, B. C.  (2006), Философия как наука (Triết học với tính cách là Khoa học. Bản tin Hội Triết học Nga), Вестник РФО. № 1. 5). Рута, В. Д. (2003), Наука или ненаука? (Khoa học hay không phải khoa học. Bản tin Hội Triết học Nga) Вестник РФО. № 4. 6). Зорина, Е. В., Рахманкулова, Н. Ф. и др. (2004), Философия в вопросах и ответах: учеб. пособие / под ред. А. П. Алексеева, Л. Е. Яковлевой. М., (Triết học hỏi và đáp. Chủ biên: А. П. Алексеева, Л. Е. Яковлевой) 7). Губанов, Н. И. (2008), Является ли философия наукой?, (Triết học có phải là khoa học) “Философия и общество” №1 (49) https://www.socionauki.ru/journal/articles/130024/.

[3]   Xem: Auguste Comte (2012), Cours de philosophie positive, Edition numérique : Pierre Hidalgo. La Gaya Scienza, © décembre 2012. http://www.ac-grenoble.fr/PhiloSophie/old2/file/comte_khodoss.pdf.

[4]   K. Marx, F. Engels (1995), Toàn tập, t. 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 156.

[5]   K. Marx, F. Engels (1995), Toàn tập, t.1. Sđd. tr. 157.

[6]   K. Marx, F. Engels (1995), Toàn tập, t.2. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 200.

[7]   K. Marx, F. Engels (1995). Toàn tập, t.18. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 698.

[8]   K. Marx, F. Engels (1995), Toàn tập, tập 1, Sđd. tr. 156.

[9]   K. Marx, F. Engels (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 288.

[10]  Vào thế kỷ VII – V TrCN, giáo dục và nhà trường đã hoạt động khá chuyên nghiệp. Tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính… đã chú ý đến việc học hành. Tri thức toán học, địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học… đã được giảng dạy. Xem: Michael Lahanas. Education in Ancient Greece. http://www.hellenicaworld.com/Greece/Ancient/en/AncientGreeceEducation.html

[11]  V.I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 18, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. tr. 408.

[12]  V.I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. tr. 417.

[13]  V.I. Lênin (1979), Toàn tập, t. 17. Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. tr. 510.

[14]  V.I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 23, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. tr. 53.

[15]  K. Marx, F. Engels, Toàn tập, t.19. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 499-450.

[16]  V.I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 23, Sđd. tr. 68.

[17]  See: Machamer, Peter and Michael Silberstein (2002), The Blackwell Guide to the Philosophy of Science. Blackwell Publishers Ltd, First published. Massachusetts, USA. https://pages.wustl.edu/files/pages/imce/cfcraver/struct_scientif_theories_0.pdf

[18]  Xem: ИФ, РAH (2001). Новая философская энциклопедия (Bách khoa thư Triết học mới). c. 195.

[19]  (Is there such a thing as wisdom, or is what seems such merely the ultimate refinement of folly?) Xem: Russell, Bertrand (1945), A History of Western Philosophy and Its Connection with Political and Social Circumstances from the Earliest Times to the Present Day, Pub. Simon & Schuster, Allen & Unwin. c. 9.

[20]  K. Marx, F. Engels (1994), Toàn tập, t. 20, Sđd. tr. 201.

[21]  Xem: Manifesto for a Post-Materialist Science. http://opensciences.org/about/manifesto-for-a-post-materialist-science.

 

Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3 (447) 2020