Tai Sao Tai Sao / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Bị Ù Tai Và Phải Làm Sao Hết Ù Tai?

Nguyên nhân tại sao bị ù tai và bị ù tai phải làm sao hết ù? Nếu muốn tìm giải pháp bị ù tai phải làm sao hết thì điều chúng ta cần xác định là tại sao bị ù tai. Bởi chỉ khi biết nguyên nhân cụ thể thì mới có phương pháp chữa trị phù hợp và nhanh chóng.

Ù tai là một trong những dấu hiệu thể hiện bộ phần nào trên cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Tình trạng ù tai có thể xảy ra ở thanh niên và người cao tuổi. Triệu chứng này thường có tiếng ù như tiếng ve kêu trong tai, hoặc tiếng rè nhẹ.

Vì ù tai là một dấu hiệu của nhiều căn bệnh nên có rất nhiều nguyên nhân gây ù tai. Song nếu bạn bị ù tai (trái, phải hoặc cả hai bên) xảy ra liên tục hay gián đoạn thì có thể tham khảo một số nguyên nhân gây ù tai thường gặp sau.

Nghe điện thoại quá nhiều dẫn đến ù tai

Nghe điện thoại trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến ù tai bởi bức xạ từ điện thoại phát ra khiến tai bạn sẽ bị ù. Nếu bạn thường xuyên nghe điện thoại quá nhiều dẫn đến ù tai hãy sử dụng ngay chip chắn sóng bức xạ điện thoại WaveEX để giảm thiểu các nguyên nhân bị gây ù tai trong thời gian dài.

Tiếp xúc với một âm lượng quá lớn là một trong những lý do phổ biến tại sao bị ù tai. Điều này dễ nhận thấy nhất ở người làm việc với thiết bị có âm thanh lớn như máy cưa, máy cắt giấy,…Hay những người có thói quen nghe nhạc ở mức độ vượt quá cho phép của tai.

Stress hay còn gọi là căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến tai bạn bị ù. Điều này tương tự như một chiếc đài radio, loa sẽ bị rè và tạo ra âm thanh lạ nếu có một bộ phận nào của máy hoạt động không đúng.

Nếu không tìm ra nguyên nhân gây những âm thanh lạ trong tai hãy đến các cơ sở y tế để khám và kiểm tra tại sao bị ù tai. Vì đó rất có thể là bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như, bị bệnh Meniere ( áp lực dịch tai trong bất thường), cao huyết áp, tiểu đường, khối u không ung thư (u dây thần kinh thính giác), và dị ứng.

Ngoài ra, ù tai còn do các bệnh lý về tai mũi họng như viêm ống tai ngoài, nút ráy tai, nấm ống tai, viêm mê nhĩ, viêm tai giữa cấp và mạn tính, u dây thần kinh III, viêm xoang mũi, viêm họng, viêm VA và đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ.

Tại sao bị ù tai? Nguyên nhân tiếp theo rất có thể là do đầu bạn bị chấn động. Hãy kiểm tra và nhớ lại xem đầu bạn có bị va đập mạnh ở vùng nào không. Triệu chứng của căn bệnh này là ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh xảy ra ở điểm nối giữa hộp sọ và xương hàm. Tuy không trực tiếp ở trong tai nhưng lại gây ra triệu chứng ù tai, xuất hiện những âm thanh bất thường.

Theo nghiên cứu, bạn bị ù tai có thể do sử dụng liều lượng một số thuốc cao như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc trị trầm cảm. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc làm tổn thương tế bào thính giác cần tránh là aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin.

Bị ù tai phải làm sao và làm sao hết ù tai?

Sử dụng chip chắn sóng bức xạ điện từ WaveEX

Phần lớn hiện nay rất nhiều người nghe điện thoại thường xuyên cảm thấy bị ù tai trong khoảng thời gian ngắn không biết nguyên nhân do đâu. Khi chúng ta nghe điện thoại các tia bức xạ sẽ ảnh hưởng trực tiếp khiến tai bị ù chính vì thế nên sử dụng chip chắn sóng bức xạ điện từ WaveEX hoặc dùng tai nghe khi nghe điện thoại để giảm thiểu các nguyên nhân bị ù tai một cách tốt nhất.

Khi nhai kẹo cao su thì tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, các động tác nhai sẽ giúp cơ tại vòi nhĩ được khởi động. Chính điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa ù tai đơn giản mà không lo tác dụng phụ như dùng thuốc.

Bị ù tai phải làm sao hết? Một cách đơn giản bạn có thể sử dụng đó là ấn huyệt cho tai. Cụ thể là xoa vành tai từ từ hai bên tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai bên tai có cảm giác nóng lên. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhan và lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.

Bên cạnh đó, nếu chứng ù tai kéo dài thì trị bằng cách rang ít muối hột lên và cho vào túi nhỏ, chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng của muối có tác dụng khi muốn ù tai làm sao hết.

Không ai nghĩ rằng ngáp đúng cách lại có thể giảm nhanh chứng ù tai. Vậy thế nào là ngáp đúng cách? Đó là khi ngáp bạn không được nuốt nước bọt. Nếu không làm được cách đó, bạn có thể thực hiện cách sau, chính là nín thở, bịt hai lỗ mũi, hút một hơi thật sâu, cuối cùng là dùng lực đẩy phần không khí vừa hút vào bên trong.

Thay đổi thói quen theo chiều hướng tích cực sẽ giảm rất nhanh các cảm giác khó chịu do chứng ù tai gây ra. Bắt đầu là việc hạn chế sử dụng hoặc dừng lại việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, có caffeine. Hạn chế lạm dụng các loại thuốc có hại cho tai. Tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện dòng máu chảy đến tai. Đặc biệt, làm sao hết ù tai thì bạn không nên mở âm lượng quá lớn so với mức quy định để bảo vệ đôi tai.

Tại Sao Bị Ù Tai Điếc Đột Ngột?

BỆNH Ù TAI ĐIẾC ĐỘT NGỘT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hiện nay, tình trạng ù tai, điếc tai đột ngột đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa, nhất là ở những đô thị lớn, nhân viên văn phòng, học sinh… Do đó, mọi người cần nhận biết sớm triệu chứng của căn bệnh này để có hướng khắc phục kịp thời. Những triệu chứng ù tai điếc đột ngột bao gồm:

Thường bị ù và lùng bùng ở 1 bên tai sau đó dẫn đến mất dần khả năng cảm nhận âm thanh. Chỉ có hơn 20% bệnh nhân bị ù và điếc đột ngột cả hai bên tai

Ù tai, điếc đột ngột là bệnh cấp tính, diễn ra nhanh trong vòng 1 vài giờ mà hầu như không có triệu chứng báo trước.

Điếc đột ngột thường kèm theo các triệu chứng ù tai, chóng mặt, đau nhức sâu trong ốc tai…

Tại sao bị ù tai điếc đột ngột?

Theo các chuyên gia tai mũi họng cho biết, ù tai và điếc đột ngột thường là do lượng máu lưu thông đến nuôi tai bị giảm hoặc thiếu máu đột ngột, làm giảm thính lực và gây điếc đột ngột. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm:

❈ Mắc các bệnh lý về tai: Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai giữa mủ, tổn thương màng nhĩ, viêm tắc vòi tai, khối u thần kinh thính giác… khiến dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

❈Thói quen sống không tốt: Môi trường làm việc quá căng thẳng, ồn ào; đối với học sinh thì áp lực học tập, stress kéo dài cũng khiến mạch máu bị co thắt và gây điếc.

❈Do siêu vi trùng xâm nhập gây nên: Điển hình là virus quai bị, sởi, cúm,… gây ảnh hưởng đến thính giác và điếc đột ngột.

❈ Do vấn đề ở mũi họng: Bệnh nhân bị viêm mũi họng xuất tiết, viêm áp-xe amidan, đau răng số 8 hàm trên,… cũng khiến dây thần kinh ở tai bị chèn ép, ù tai và điếc tai đột ngột.

❈ Tác động ngoại biên: Tai nạn chấn thương ở sọ não, đi máy bay ở tốc độ cao, các âm thanh tác động mạnh vào tai: tiếng bom, mìn, sét đánh…

❈ Tuổi tác, lão hóa: Tuổi tác càng cao, các cơ quan đều dần lão hóa, trong đó các cơ quan thính giác cũng dần thoái hoá, người bệnh bị ù tai, nghe nghễnh ngãng, điếc…

❈ Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình có người bị điếc, rối loạn vi tuần hoàn trong tai hoặc mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường… thì tỉ lệ mắc bệnh cũng khá cao.

Ù tai, điếc đột ngột là bệnh lý mang tính cấp cứu cần điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 24h đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Điều trị càng trễ, tỉ lệ khỏi bệnh càng thấp. Trong tuần đầu tỉ lệ khỏi bệnh đạt trên 85%, tuần thứ 2 còn khoảng 25% và nếu bệnh nhân kéo dài trên 3 tuần thì nguy cơ điếc vĩnh viễn.

Do đó, người bệnh cần chủ động đến ngay các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng uy tín để được chuyên gia khám và điều trị sớm nhất.

Các phương pháp điều trị ù tai, điếc đột ngột hiệu quả tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Khoa Tai Mũi Họng – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu tại TPHCM. Hiện nay, phòng khám đang áp dụng các phương pháp tiên tiến trong điều trị ù tai điếc đột ngột hiệu quả, với tỉ lệ thành công trên 98%.

► Điều trị triệu chứng: Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chuyên gia kê đơn thuốc giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến ốc tai; thuốc đặc trị – kháng viêm, tiêu diệt virus, vi khuẩn, chống phù nề… kết hợp vệ sinh – hút dịch tai sạch sẽ.

► Điều trị bằng liệu pháp đông – tây y kết hợp: Đây là phương pháp tiên tiến kết hợp “3 trong 1” liệu trình, bao gồm: đông y điều trị châm cứu bấm huyệt ngoài tại – tây y điều trị triệu chứng và vật lý trị liệu kích thích cảm âm, phục hồi thính lực và khả năng nghe cho bệnh nhân.

Điều trị ù tai điếc đột ngột bằng liệu trình đông – tây y kết hợp tại Hoàn Cầu

Quá trình điều trị ù tai điếc đột ngột tại Hoàn Cầu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia chuyên khoa rất giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao; cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, tinh vi… đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho đôi tai khỏe mạnh.

Vì Sao Bạn Ù Tai Khi Máy Bay Cất

Ù tai khi máy bay cất cánh – hạ cánh (còn gọi là ù tai khi đi máy bay, đau tai khi đi máy bay, tổn thương khí áp tai, viêm tai khí áp) là tình trạng màng nhĩ phải chịu áp lực khi áp suất ở tai giữa và ở môi trường không cân bằng nhau, hiện tượng này hay xảy ra nhất khi máy bay cất cánh hoặc khi máy bay hạ cánh.

1. Triệu chứng của ù tai khi đi máy bay

Thông thường những hành động cá nhân đơn giản như ngáp, nuốt hoặc nhai kẹo cao su đã có thể cân bằng lại sự chênh lệch áp suất và cải thiện triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ù tai nặng cần thăm khám bác sĩ.

Ù tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở một hoặc hai bên tai. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy bao gồm:

Khó chịu hoặc đau mức độ trung bình ở trong tai.

Cảm giác đầy hoặc nghẹt ở trong tai.

Ù tai, giảm thính lực từ mức độ nhẹ tới trung bình.

Nếu ù tai khi đi máy bay mức độ nặng, các triệu chứng có thể là:

Đau mức độ nặng.

Tăng áp suất tai.

Suy giảm thính lực từ trung bình đến nặng.

Có tiếng ồn trong tai.

Cảm giác chóng mặt.

Chảy máu tai.

Nếu tình trạng khó chịu, đầy tai hoặc ù tai kéo dài nhiều ngày, hoặc xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nặng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa.

2. Nguyên nhân gây ù tai khi đi máy bay

Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường.

Trong tai có một bộ phận là vòi eustache (có kết nối với tai giữa) có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất. Nhưng khi máy bay cất và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi quá nhanh, vòi eustache thường không phản ứng kịp, gây nên các triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Hành động nuốt hoặc ngáp khiến vòi eustache mở rộng ra, cho phép không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, cân bằng lại áp suất.

Tổn thương khí áp tai cũng có thể xảy ra khi:

Lặn có bình khí.

Phòng oxy cao áp.

Có vụ nổ xảy ra gần đó, chẳng hạn như trong khu vực chiến sự.

Một số trường hợp tổn thương khí áp tai tuy hiếm nhưng vẫn có thể gặp như khi đi thang máy ở tòa nhà cao tầng.

3. Yếu tố nguy cơ của ù tai khi đi máy bay

Bất kì tình trạng nào gây tắc nghẽn vòi eustache hoặc gây giới hạn hoạt động của vòi eustache có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ù tai khi đi máy bay. Các yếu tố nguy cơ thường thấy bao gồm:

Vòi eustache nhỏ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Cảm lạnh.

Sốt hoa cỏ (viêm mũi dị ứng).

Nhiễm khuẩn tai giữa (viêm tai giữa nhiễm khuẩn).

Ngủ trong lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh (không thể ngáp hoặc nuốt để cân bằng lại áp suất).

4. Biến chứng của ù tai khi đi máy bay

Ù tai khi đi máy bay là hiện tượng bình thường, không nghiêm trọng, cá nhân có thể tự khắc phục tình trạng. Các biến chứng về lâu dài hiếm khi xảy ra, chỉ khi tình trạng nghiêm trọng, kéo dài hoặc có tổn thương thực thể tới cấu trúc của tai giữa hoặc tai trong.

Các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm:

5. Phòng tránh ù tai khi đi máy bay

Ù tai khi đi máy bay có thể phòng tránh được bằng một số hành động đơn giản:

Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh: những hành động này tác động lên các cơ gây mở vòi eustache. Nếu cảm thấy khó nuốt, mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su có thể giúp ích.

Sử dụng nghiệm pháp Valsalva trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh: ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi. Lặp lại vài lần, đặc biệt là trong quá trình máy bay hạ cánh để cân bằng áp suất giữa hai tai và khoang máy bay.

Tránh ngủ trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh: không nên ngủ trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh để có thể thực hiện các hành động giúp cân bằng lại áp suất khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng.

Cân nhắc lại kế hoạch di chuyển: nếu có thể, đừng đi máy bay khi đang bị cảm lạnh, bị viêm xoang nhiễm khuẩn, bị ngạt mũi, hoặc bị viêm tai nhiễm khuẩn. Nếu đã phẫu thuật tai gần đây, hãy tham vấn với bác sĩ thời điểm an toàn có thể đi máy bay.

Dùng thuốc xịt mũi không cần kê đơn: nếu bị ngạt mũi có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi không cần kê đơn trước khi cất cánh và hạ cánh từ 30 phút tới 1 giờ. Tránh sử dụng quá nhiều bởi nếu dùng 3 tới 4 ngày sẽ khiến tình trạng ngạt mũi tăng lên.

Thận trọng khi sử dụng thuốc uống chứa decongestant: sử dụng decongestant đường uống trước khi khởi hành từ 30 phút tới 1 giờ có thể giúp ích; tuy nhiên với những người bị bệnh tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đang mang thai hoặc với trẻ nhỏ thì không được uống.

Thử sử dụng nút tai: nút tai từ từ cân bằng lại áp suất lên màng nhĩ trong quá trình cất cánh và hạ cánh, tuy nhiên dù sử dụng nút tai nhưng vẫn phải thực hiện các động tác ngáp và nuốt để làm giảm áp suất.

6. Chẩn đoán ù tai khi đi máy bay

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào hỏi tình trạng và soi tai thực thể.

Với đa số mọi người, ù tai khi đi máy bay sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng tồn tại dai dẳng, việc điều trị sẽ cần thiết để cân bằng lại áp suất và giảm nhẹ triệu chứng.

6. 1 Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định:

Thuốc xịt mũi chứa decongestant.

Thuốc uống chứa decongestant.

Để giảm nhẹ sự khó chịu, có thể sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen sodium hoặc thuốc giảm đau như acetaminophen.

6.2 Liệu pháp tự chăm sóc

Song song với việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

6.3 Phẫu thuật

Thường phẫu thuật là không cần thiết, và cực kì hiếm trường hợp cần đến sự trợ giúp từ phẫu thuật.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi

Tại Sao Nuốt Nước Bọt Bị Đau Tai ( Trái

Nuốt nước bọt bị đau tai là một trong những triệu chứng xảy ra phổ biến ở các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, nặng hơn có thể là ung thư vòm họng hay u tuyến nước bọt mang.

Tất cả những bệnh lý này đều khiến cho người bệnh cực kỳ khổ sở khi mỗi lần nuốt nước bọt, nuốt thức ăn. Kéo theo đó là rất nhiều những hệ lụy khác như mệt mỏi, đau nhức, chán ăn, sụt cân…Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe của người bệnh.

Viêm tai giữa

Tai giữa là cơ quan nằm giữa tai trong và tai ngoài, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Bệnh hay xuất hiện vào mùa mưa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Các yếu tố gây bệnh như sưng đường mũi, hẹp ống Eustachian, bệnh cảm, viêm họng…là nguyên nhân chủ yếu khiến tai giữa bị nhiễm trùng.

Lúc này, toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở phía sau màng nhĩ) đều bị viêm nhiễm, tổn thương. Người bệnh bị viêm tai giữa sẽ gây ra đau nhức dữ dội, sốt cao, chảy dịch, giảm thính lực, nếu nặng hơn có thể gây ứ mủ, gây ra các cơn đau liên hồi khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt hoặc giao tiếp.

Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng…gây tử vong.

Viêm họng

Tai – mũi – họng là các cơ quan có mối liên kết mật thiết với nhau. Chính vì vậy, một khi cổ họng bị nhiễm trùng sẽ gây ra triệu chứng đau họng nhức đầu mệt mỏi kèm theo nuốt nước bọt đau họng và cả đau tai, đau mũi nữa.

Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hầu họng có thể làm tăng áp lực lên ống tai giữa. Chính điều này đã gây ra áp lực lớn lên ống tai giữa và gây ra những cơn đau tai. Cơn đau này thường xuất hiện mỗi khi nuốt nước bọt, nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện, há miệng to.

Nuốt nước bọt bị đau tai khiến người bệnh hết sức khó chịu, thậm chí là tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tai, gây tổn thương cho cơ quan này nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm amidan

Amidan là một cơ quan chứa các tế bào bạch cầu nằm ở vị trí 2 bên cổ họng. Nó có vai trò bắt giữ virus, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu lượng vi khuẩn, virus xâm nhập vào quá lớn và ồ ạt có thể gây tổn thương và sưng viêm amidan.

Bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Khi phát bệnh sẽ gây ra một số các triệu chứng như:

Đau nhức 2 bên tai khi nuốt nước bọt, thức ăn, nói chuyện

Ung thư vòm họng

Đây là một trong những bệnh lý ác tính và cũng là mức độ nặng nhất trong tất cả các bệnh về họng. Các khối u xuất hiện và phát triển ngay trong các tế bào vòm họng, ngay phía sau mũi.

Chính vì vậy, khi bệnh chuyển biến thành ung thư vòm họng thì nó sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng khác nhau, trong đó người bệnh sẽ rất khó chịu, đau đớn mỗi khi nuốt nước bọt, không những vậy còn gây viêm loét họng, đau nhức toàn bộ khu vực cổ họng và mũi.

Thường thì các bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng sẽ tiến triển một cách âm thầm, rất khó để phát hiện được trong giai đoạn đầu. Cho đến khi khối u phát triển ngày càng lớn và biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như:

Chính vì vậy nên mỗi khi người bệnh ă uống hoặc nuốt nước bọt thì khối u ở vòm họng sẽ bị kích thích và gây ra các cơn đau ở tai, mũi và cổ họng.

U tuyến nước bọt mang tai

Bệnh u tuyến nước bọt mang tai là một trong những khối u thường gặp nhất. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng vì có đến 90% khối u này đều lành tính và trú ngụ ở tuyến nước bọt mang tai.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, khối u này không có những biểu hiện rõ ràng, không gây triệu chứng đau nào cả. Tuy nhiên, khi tiến hành quan sát thực thể thì sẽ nhận thấy được khối u nhỏ ở phía dưới hàm, có thể tự di chuyển và có đường kính khoảng 0.8 – 1cm.

Sau một thời gian, khối u này sẽ ngày càng phát triển to dần lên và chèn ép các dây thần kinh. Vì vậy, khi người bệnh thực hiện các hoạt động bình thường như: nói chuyện, ăn uống, nuốt nước bọt…thì khối u sẽ chèn ép lên dây thần kinh và gây ra đau tai, đau mũi…

Cách khắc phục triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai

Theo các chuyên gia, việc khắc phục triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai trái hay phải không quá khó khăn. Chỉ cần người bệnh tuân thủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, để loại bỏ triệu chứng này thì người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra nó.

Điều trị viêm tai giữa

Thường thì viêm tai giữa sẽ được chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt kết hợp vệ sinh tai đúng cách. Riêng đối với trường hợp trong tai có ứ mủ thì người bệnh sẽ được chỉ định trích rạch và dẫn lưu mủ ra ngoài, sau đó mới sử dụng thuốc kèm theo cũng như chăm sóc vệ sinh đúng cách.

Điều trị bệnh viêm họng

Những trường hợp bị viêm họng do thay đổi thời tiết hay môi trường thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng là bệnh sẽ từ từ khỏi hẳn mà không cần đi bác sĩ.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn (thường là liên cầu khuẩn nhóm A) thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trị viêm họng, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để trị bệnh. Lưu ý, cần phải sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 10 ngày thì mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang họng và chấm dứt triệt để tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị viêm amidan

Gần giống với việc điều trị viêm họng, tình trạng nhiễm trùng amidan cũng sẽ được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên cắt bỏ cơ quan này khi nó không đáp ứng với các bước điều trị nội khoa.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện:

Lấy mủ ở tai để làm kháng sinh đồ và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Sử dụng thuốc chống viêm, chống phù nề sung huyết ở mũi họng nhằm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp có sốt cao và khoang tai bị đau nhức tai liên tục, màng nhĩ căng phồng thì sẽ được chỉ định thực hiện rạch màng nhĩ để dẫn lưu.

Điều trị ung thư vòm họng và u tuyến nước bọt mang tai

Hai bệnh lý này đều là những bệnh có mức độ nghiêm trọng rất cao cũng như khó điều trị. Sau khi tiến hành thăm khám biết được mức độ tiến triển của khối u thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật để cải thiện tình hình bệnh.

Ngoài ra, hai bệnh lý này đều thuộc dạng nhóm bệnh có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, sau khi điều trị xong người bệnh vẫn phải tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Nhằm theo dõi sát tình hình bệnh và kịp thời khắc phục khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Phòng tránh nuốt nước bọt bị đau tai

Giữ vệ sinh sạch sẽ nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây bệnh;

Tuyệt đối không sử dụng các loại vật nhọn, cứng gây tổn thương đến thính giác

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao điều độ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tóm lại, triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai xuất phát từ rất nhiều bệnh lý. Hãy đến bệnh viện để được khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác và được các bác sĩ điều trị phù hợp, an toàn.