Bạn đã bao giờ gặp tình huống cố gắng truy cập một trang web và nó không load được, trong khi những người khác thì vẫn vào bình thường chưa? Việc này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trang web tự ngừng hoạt động, việc duy nhất bạn có thể làm là chờ đợi. Nếu có thể load trang web trên những máy tính hoặc thiết bị khác, vấn đề có thể xuất phát từ máy tính hoặc mạng. Có một số cách khắc phục nhanh chóng để giải quyết hầu hết các vấn đề này. Khắc phục sự cố ngăn bạn truy cập vào một trang web cụ thể có thể yêu cầu quét hệ thống để diệt virus hoặc tìm phần mềm độc hại, hay kiểm tra cài đặt trình duyệt hoặc thay đổi cài đặt DNS nếu việc quét hệ thống trên không khắc phục được sự cố.
Phần 1: Xử lý sự cố cơ bản1. Hãy thử load trang web trên một thiết bị hoặc mạng khác. Nếu có thể, hãy thử trên mạng di động.
Hãy thử load trang web đó trên điện thoại hoặc một máy tính khác. Nếu trang web load được trên thiết bị khác, thì vấn đề nằm ở máy tính. Nếu trang web không load trên thiết bị khác, vấn đề là do mạng hoặc chính trang web.
Nếu có thể, hãy thử load trang web trên một thiết bị khác được kết nối với mạng và một thiết bị không được kết nối với mạng để so sánh. Cách dễ nhất để làm điều này là load trang web trên điện thoại, được kết nối với cùng một mạng với máy tính, sau đó ngắt kết nối điện thoại khỏi mạng không dây và load trang bằng dữ liệu di động. Điều này có thể giúp xác định xem sự cố xảy ra với mạng hay với trang web.
Nếu trang web không thể load trên bất kỳ thiết bị nào, bất kể nó được kết nối với mạng thông thường hay mạng di động, thì rất có thể chính trang web đó đã ngừng hoạt động. Bạn có thể kiểm tra kỹ bằng cách tra cứu trên một dịch vụ giám sát như ” Is It Down Right Now?” (iidrn.com).
2. Khởi động lại máy tính.
Thông thường, thao tác khởi động lại đơn giản sẽ khắc phục vấn đề đang gặp phải. Hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra lại trang web.
3. Hãy thử load trang web trong một trình duyệt khác.
Có thể có một số cài đặt được cấu hình không chính xác trên trình duyệt. Hãy thử một trình duyệt web khác để xem có thể load trang web không.
Nếu đang sử dụng trình duyệt mặc định và chưa cài đặt trình duyệt nào khác, bạn có thể nhanh chóng tải xuống, cũng như cài đặt một trình duyệt miễn phí khác như Firefox, Chrome hoặc Opera.
4. Tạm thời vô hiệu hóa chương trình diệt virus.
Phần mềm diệt virus có thể cản trở khả năng load các trang web nhất định. Hãy thử vô hiệu hóa phần mềm và sau đó load lại trang web.
Nhấp chuột phải vào biểu tượng diệt virus trong System Tray và chọn “Disable” hoặc “Turn Off”. Bạn có thể được cảnh báo rằng điều này không an toàn.
Đảm bảo bật lại phần mềm diệt virus sau khi bạn kiểm tra xong.
5. Reset lại modem và router.
Lưu lượng truy cập đến hoặc từ một trang web nhất định có thể bị tăng gấp ba bởi modem hoặc router. Reset lại các thiết bị này có thể cho phép truy cập lại trang web.
Rút phích cắm cáp nguồn của modem và router và đợi khoảng một phút.
Cắm lại modem và chờ cho đến khi các đèn báo sáng hoàn toàn.
Cắm lại router và chờ cho đến khi các đèn báo sáng hoàn toàn.
Hãy thử truy cập trang web một lần nữa.
6. Kiểm tra cài đặt ngày giờ của máy tính.
Nếu ngày hoặc giờ được đặt không chính xác, bạn có thể không kết nối được với các trang web an toàn (https://). Kiểm tra đồng hồ trên máy tính hoặc thiết bị di động để đảm bảo rằng thiết bị được đặt đúng ngày giờ.
7. Đảm bảo rằng tính năng kiểm soát của phụ huynh không được kích hoạt.
Nếu bạn đã bật phần mềm có tính năng kiểm soát của phụ huynh, rất có thể đây là nguyên nhân bạn không thể truy cập vào một số trang web nhất định. Nếu đúng như vậy, hãy vô hiệu hóa phần mềm kiểm soát của phụ huynh và thử truy cập lại trang web. Quá trình vô hiệu hóa này thay đổi tùy thuộc vào chương trình kiểm soát của phụ huynh đang được sử dụng.
Phần 2: Kiểm tra phần mềm diệt virus1. Gỡ cài đặt Norton hoặc McAfee.
Hai chương trình diệt virus này được biết đến là gây ra nhiều vấn đề nhất với việc duyệt web. Nếu bạn đã cài đặt một trong những chương trình diệt virus này, hãy cân nhắc gỡ bỏ và thay thế bằng một chương trình diệt virus khác gọn nhẹ hơn.
2. Cài đặt một phần mềm diệt virus gọn nhẹ để thay thế phần mềm cũ.
3. Đảm bảo chỉ có một chương trình diệt virus được cài đặt.
Có nhiều chương trình diệt virus được cài đặt cùng một lúc có thể gây ra vấn đề. Việc xung đột giữa các chương trình này có thể dẫn đến một số trang web không thể load. Hãy giữ chương trình diệt virus mà bạn thích nhất, sau đó loại bỏ những chương trình còn lại.
Phần 3: Kiểm tra cài đặt trình duyệt1. Đảm bảo rằng JavaScript được kích hoạt. Nếu JavaScript đã bị vô hiệu hóa, bạn sẽ gặp khó khăn khi load rất nhiều trang web phổ biến. Kiểm tra cài đặt trình duyệt để đảm bảo rằng JavaScript đã được kích hoạt:
Internet Explorer – Nhấp vào menu Tools hoặc nút Gear (bánh răng) và chọn “Internet options”. Nhấp vào tab “Security” và sau đó nhấp vào nút “Custom level”. Cuộn xuống phần “Scripting” và đặt “Active scripting” thành “Enable”.
2. Xóa các tiện ích mở rộng mà bạn không nhận ra.
Một tiện ích mở rộng có thể gây ra sự cố với trình duyệt. Vô hiệu hóa hoặc xóa tiện ích mở rộng mà bạn không nhận ra hoặc không cần thiết. Trình duyệt không yêu cầu phải có tiện ích mở rộng để chạy, vì vậy bạn có thể vô hiệu hóa bất kỳ tiện ích mở rộng nào.
Internet Explorer – Nhấp vào menu Tools hoặc nút Gear và chọn “Manage add-ons”. Chọn tiện ích mở rộng từ danh sách và nhấp vào “Disable” để vô hiệu hóa chúng.
Firefox – Nhấp vào nút menu Firefox và chọn “Add-ons”. Nhấp vào tùy chọn “Extensions” trong menu bên trái. Nhấp vào nút “Disable” bên cạnh mỗi tiện ích mở rộng.
3. Kiểm tra cài đặt kết nối của trình duyệt.
Nếu trình duyệt được đặt để kết nối thông qua proxy, bạn có thể gặp sự cố kết nối. Kiểm tra cài đặt kết nối và vô hiệu hóa máy chủ proxy để xem sự cố đã được giải quyết chưa.
Internet Explorer – Nhấp vào menu Tools hoặc nút Gear và chọn “Internet options”. Nhấp vào tab “Connections” và sau đó nhấp vào nút “LAN settings”. Chọn hộp “Automatically detect settings” và bỏ chọn “Use a proxy server for your LAN”.
Firefox – Nhấp vào nút menu Firefox và chọn “Options”. Chọn tùy chọn menu “Advanced” và sau đó nhấp vào tab “Network”. Nhấp vào nút “Settings” và sau đó chọn “No proxy” hoặc “Use system proxy settings”.
4. Reset lại trình duyệt.
Nếu vẫn không thể kết nối, bạn có thể thử reset lại cài đặt trình duyệt. Việc này sẽ xóa tất cả dữ liệu khỏi trình duyệt và hoàn nguyên về cài đặt mặc định.
Internet Explorer – Nhấp vào menu Tools hoặc nút Gear và chọn “Internet options”. Nhấp vào tab “Advanced” và sau đó nhấp vào “Reset”. Chọn hộp “Delete personal settings” và nhấp “Reset” một lần nữa.
Firefox – Nhấp vào nút menu Firefox và chọn “?” ở dưới cùng của menu. Nhấp vào tùy chọn “Troubleshooting Information”. Nhấp vào “Refresh Firefox” và sau đó chọn “Refresh Firefox” một lần nữa để xác nhận.
Safari – Buộc thoát Safari bằng cách nhấn ⌘ Command + ⌥ Option + Esc và chọn Safari từ danh sách. Sau đó, giữ ⇧ Shift và khởi chạy lại Safari từ thư mục Dock hoặc Applications. Tắt WiFi và thử truy cập một trang web. Khi trang web load và cho biết không có kết nối, hãy bật lại WiFi.
Phần 4: Quét phần mềm độc hại1. Tải xuống AdwCleaner.
2. Chạy AdwCleaner sau khi tải xuống.
Sau khi xác nhận rằng bạn muốn chạy chương trình, chương trình sẽ bắt đầu tải xuống các file bổ sung cần thiết để quét. Việc này chỉ mất khoảng một vài phút.
3. Nhấp vào nút “Scan” để bắt đầu quét. AdwCleaner sẽ bắt đầu quét máy tính, thường sẽ mất khoảng 15-20 phút.
4. Nhấp vào nút “Clean” sau khi quét xong. AdwCleaner sẽ xóa tất cả các file độc hại được tìm thấy trong quá trình quét.
5. Tải xuống và cài đặt phiên bản Malwarebytes Anti-Malware miễn phí. Phiên bản miễn phí chứa một trình quét và diệt virus đầy đủ chức năng để sử dụng tại nhà.
Chạy trình cài đặt sau khi tải xuống Anti-Malware để cài đặt công cụ này. Chọn giấy phép miễn phí nếu được nhắc.
Cũng có một phiên bản Mac, đó là phiên bản hiện tại của AdwareMedic, một trong những chương trình chống phần mềm độc hại mạnh mẽ hơn cho Mac.
6. Khởi chạy chương trình chống phần mềm độc hại và nhấp vào “Update Now”. Bất kỳ bản cập nhật có sẵn nào sẽ được tải xuống, giúp Anti-Malware tìm thấy nhiều phần mềm độc hại hơn.
7. Nhấp vào “Scan Now” để bắt đầu quét máy tính. Quá trình quét này thường sẽ lâu hơn một chút so với AdwCleaner.
8. Nhấp vào “Quarantine All” sau khi quét xong. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ file được tìm thấy trong quá trình quét.
1. Xóa cài đặt DNS của bạn.
DNS (Domain Name System) là dịch vụ dịch tên miền web thành địa chỉ IP để người dùng có thể kết nối với các trang web. Nếu các file DNS cục bộ đã bị hỏng, bạn có thể không load được một số trang web nhất định. Việc xóa DNS sẽ xóa thông tin DNS cục bộ và load một bản sao mới.
Windows – Nhấn Win + R và nhập cmd để mở Command Prompt. Nhập ipconfig /flushdns và nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ nhận được một thông báo cho biết DNS cache đã bị xóa và có thể đóng Command Prompt.
2. Tìm một DNS mới để kết nối.
Thông thường, bạn sẽ kết nối với DNS từ nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhưng có nhiều tùy chọn khác. Một số DNS thậm chí có thể giúp việc duyệt web nhanh hơn. Tham khảo bài viết: Danh sách DNS tốt, nhanh nhất của Google, VNPT, FPT, Viettel, Singapore để tìm được lựa chọn phù hợp.
Thông thường sẽ có hai địa chỉ: Primary và Secondary. Bạn sẽ cần cả hai trong một thời điểm.
Lưu ý rằng không phải tất cả các public DNS đều cho phép truy cập vào cùng một nội dung. Nên sử dụng Google hoặc OpenDNS để có nhiều khả năng truy cập nhất.
3. Kết nối với DNS mới.
Khi bạn đã tìm thấy máy chủ muốn kết nối, hãy trỏ máy tính của mình đến đó.
Windows – Nhấn Win + R và nhập ncpa.cpl. Cửa sổ Network Connections sẽ mở ra. Nhấp chuột phải vào network adapter và chọn “Properties”. Highlight “Internet Protocol Version 4” trong danh sách và nhấp vào nút “Properties”. Chọn “Use the following DNS server addresses” và nhập địa chỉ muốn sử dụng.