Tại Sao Em Bé Bị Vàng Da / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da?

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Em Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da Có Nguy Hiểm Không

Trang Chủ – Làm mẹ – Em bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không – Nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi bé vàng da?

Em bé sơ sinh bị vàng da là trường hợp rất phổ biến, đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ và lúc này gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể trẻ bị tăng bilirubin trong máu, chiếm từ 80 – 85% trường hợp ở trẻ sinh thiếu tháng. Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng.. Bệnh thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời, vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.Nhưng em bé sơ sinh bị vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cần có sự theo dõi của bác sĩ để nắm rõ cách điều trị cụ thể. Mặc dù các biến chứng là rất hiếm, tuy nhiên trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da kém đáp ứng điều trị có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi kỹ.

1. Triệu chứng vàng da ở bé sơ sinh

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện 48-36h sau khi sinh, thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên trên mặt của bé. Nếu tình trạng nặng dần, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày để biết tình trạng của bé. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, cẳng chân, bàn chân, bàn tay , đùi, … của trẻ để xác định trẻ có bị vàng da hay không. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ đó là khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.

2. Nguyên nhân em bé sơ sinh bị vàng da

Vàng da thường có những nguyên nhân sau như:

Vàng da sinh lý: Trẻ bị từ 2-4 ngày sau mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Vàng da do nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da, vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

Vàng da do mẹ bị bệnh giang mai: Khi mẹ bị bệnh giang mai, trẻ sẽ có thể bị vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua con.

Do bất đồng yếu tố Rh dẫn đến vàng da: Trường hợp này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

Tắc mật bẩm sinh dẫn đến vàng da: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.

3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý chỉ kéo dài tối đa hai tuần nếu thể chất của bé kém, da có màu vàng nhẹ và có xu hướng nhạt dần từ mặt đến các chi. Dấu hiệu vàng da do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, phân màu vàng và nước tiểu trong.

Vàng da bệnh lý kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm, khoảng 2 ngày sau khi sinh, da có màu vàng xuất hiện toàn thân và tăng dần lên đến các chi. Nếu bé bị vàng da bệnh lý sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu. Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt, co giật hay không muốn bú… nếu nhận thấy bé có những triệu chứng trên mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

4. Bệnh vàng da được chữa trị như thế nào?

Trẻ vàng da sẽ phải được chữa trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường. Be cũng sẽ được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da, phương pháp này được gọi là quang trị liệu. Da hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi bilirubin để cơ thể dễ dàng đào thải hơn, phương pháp điều trị thông thường này được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị tại nhà dưới ý kiến và lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ nên lưu ý, không cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc ở gần cửa sổ, mà việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh là rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ một cách an toàn tại bệnh viện. Nếu như bệnh vàng da là do một vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác như truyền máu nếu trẻ bị vàng da nghiêm trọng do RH không tương thích.

5. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện các việc sau để hỗ trợ trẻ:

Quan sát kỹ vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường.

Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến màu lòng trắng trong mắt bé.

Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi

Cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.

Nếu mẹ không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.

Làm mẹ – Tags: bé sơ sinh bị vàng da, em bé sơ sinh, em bé sơ sinh bị vàng da

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da? Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì?

Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra vàng da và mắt. Gần 60% trẻ sơ sinh đủ tháng bị vàng da xảy ra khi có sự dư thừa của bilirubin. Bilirubin là một sản phẩm thải, được sản xuất khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Nó thường được phân hủy trong gan và loại bỏ khỏi cơ thể trong phân.

Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh non.

Đối với trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Từ đây bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo y văn đây được gọi là vàng da sơ sinh sinh lý.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của vàng da trẻ sơ sinh là:

Sinh non: trẻ sinh non có gan kém phát triển và nhu động ruột ít hơn, điều này có nghĩa là quá trình lọc chậm hơn và bài tiết không thường xuyên của bilirubin.

Nuôi con bằng sữa mẹ: những em bé không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc calo từ sữa mẹ hoặc bị mất nước có nhiều khả năng bị vàng da.

Sự không tương thích của nhóm máu Rhesus hoặc ABO: khi mẹ và em bé có các nhóm máu khác nhau, các kháng thể của mẹ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi, gây ra sự phá vỡ nhanh chóng.

Tổn thương trong khi sinh: điều này có thể làm cho các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn, dẫn đến mức độ cao hơn của bilirubin.

2. Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

3. Những biến chứng nguy hiểm từ vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến nhanh. Nếu không được phát hiện hay điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề.

Khi trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài không dứt hay cơ thể trẻ bị vàng da bất thường, có thể bị vàng da nhạt, vàng đậm, vàng nâu… thì tốt nhất nên đi thăm khám sức khỏe để có để đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém nên cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn hết. Không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo, chữa dân gian thiếu cơ sở không những không khỏi bệnh mà có thể gây cản trở quá trình điều trị về sau.

Trẻ sơ sinh khi bị vàng da kéo dài lâu ngày có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

Bại não cấp tính

Nếu mẹ phát hiện trẻ bị vàng da có các dấu hiệu khác như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao cần nghĩ ngay tới tình trạng bại não cấp tính. Theo các bác sĩ, bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Vàng da nặng có khả năng bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vàng da nhân

Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, thì có nguy cơ thấm vào não tức là trẻ đã bị vàng da nhân. Điều này gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

4. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài?

4.1. Điều trị vàng da kéo dài

Vàng da nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho ăn thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể.

Bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Vàng da nặng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác. Quang trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ. Có hai loại điều trị chiếu đèn:

Chiếu sáng tia cực tím khi trẻ nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây áp lực tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

Trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Lưu ý:

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, việc truyền máu trao đổi có thể là cần thiết. Trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ người hiến hoặc ngân hàng máu, giúp thay thế máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này cũng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ và làm giảm nồng độ bilirubin.

4.2. Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

Đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ.

Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho trẻ bú. Nên tư vấn với bác sĩ, nếu mẹ quan tâm đến việc trẻ đang dùng quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức.

Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ.

Mẹ nên lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm và xế chiều, lúc ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng sẽ là tác nhân làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và diễn tiến xấu.

Để đảm bảo độ chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như biết được trẻ có bị vàng da hay không mẹ nên đăng ký cho con khám sàng lọc đối với trẻ sinh non. Bởi nếu cứ để tình trạng vàng da kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hậu quả của việc không phát hiện và điều trị vàng da kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân và di chứng để lại có thể là bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

5. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị vàng da cho trẻ, người mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất xơ có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, nước không chỉ giúp dễ tiêu hóa mà còn giúp gan và thận đào thải độc tố.

Khi t rẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như: măng chua, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein, thực phẩm đóng hộp,…

Tại Sao Răng Bị Vàng?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao răng bị vàng chưa? Một hàm răng ố vàng khiến bạn ngại cười nói hơn và bạn muốn chấm dứt tình trạng này ngay tức khắc. Hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho hàm răng của mình.

TẠI SAO RĂNG BỊ VÀNG?

Có rất nhiều yếu tố để lý giải cho câu hỏi mà nhiều nghiên cứu đã khám phá ra. Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân lại dẫn đến các trạng thái vàng răng khác nhau với sự đa dạng về màu sắc và tính chất.

Răng bị ố vàng

Răng bị ố vàng khiến nụ cười kém thẩm mỹ

– Nguyên nhân: Răng có nhiều mảng bám và cao răng do vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến thức ăn thừa và cặn bẩn bám dính nhiều trên răng. Đây là lý do mà tại sao răng bị vàng của đa số mọi người.

– Phương pháp làm trắng răng:

+ Tạo thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

+ Lấy cao răng tại nha khoa theo định kỳ từ 4 – 6 tháng/1 lần để hàm răng được làm sạch hoàn toàn.

Răng xỉn màu

Bạn có tự tin để cười với hàm răng xỉn màu?

– Nguyên nhân: Hàm răng tiếp xúc nhiều với cafe, rượu vang… khiến hàm răng bị nhuộm màu nhanh chóng. Đặc biệt là khói thuốc lá chính là thủ phạm đầu độc rất nhiều hàm răng, khiến chúng trở nên xỉn màu.

– Phương pháp làm trắng răng:

+ Không dùng các thực phẩm có hại cho men răng, tăng cường cung cấp các thực phẩm có lợi cho răng trắng sáng và chắc khỏe.

+ Áp dụng các biện pháp làm trắng răng từ thiên nhiên.

Răng bị đen

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, đen kịt

– Nguyên nhân: Các bệnh lý về răng chính là nguyên nhân khiến răng có màu đen xấu xí như vậy. Sâu răng gây ra sự ăn mòn và hủy hoại răng một cách trầm trọng. Điều này lý giải tại sao răng bị vàng nhanh.

– Phương pháp làm trắng: Thăm khám răng thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng, đồng thời điều trị bệnh một cách triệt để.

Răng có nhiều đốm nâu

Răng có nhiều đốm nâu, đen

– Nguyên nhân: Đây là các triệu chứng phản ánh sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Việc thiếu chất, đặc biệt là thiếu hụt flour và canxi khiến men răng không đủ khỏe mạnh và không có điều kiện phát triển. Điều này gây ra tình trạng thiếu sản men răng

+ Phương pháp làm trắng răng: Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng, nhất là các chế phẩm từ sữa và hải sản.

Răng nhiễm vàng

Răng nhiễm vàng toàn bộ

– Nguyên nhân: Sử dụng quá nhiều kháng sinh là lý do đơn giản khiến răng bị nhiễm màu Tetraceline. Đặc biệt là những bà mẹ mang thai nếu dùng quá nhiều kháng sinh cũng khiến con sinh ra bị vàng răng.

– Phương pháp làm trắng răng:

+ Cẩn trọng khi dùng kháng sinh.

+ Nhờ sự can thiệp của các phương pháp tẩy trắng nha khoa để khiến răng trắng sáng nhanh chóng.

BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RĂNG BỊ VÀNG

+ Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng răng bị vàng chính là chế độ kiểm soát cách ăn uống của bạn.

+ Thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để bảo vệ sức khỏe hàm răng, ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

Theo Bác sỹ tại Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury. “Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần. Bác sỹ sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa các vết bẩn trên răng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại đồ uống có màu, hãy dùng ống hút để giảm thiểu các chuỗi phân tử có màu bám trên bề mặt và khiến răng bị nhiễm màu. Nếu bạn không ưng ý với màu răng của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nha khoa. Có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng sẽ giúp bạn có một nụ cười đẹp như ý.”

Hi vọng, những kiến thức trên sẽ giúp bạn tìm ra lý do tại sao răng bị vàng và thử nghiệm cho mình những giải pháp làm trắng răng thích hợp nhất. Hãy quan tâm đúng cách và bảo vệ hàm răng của mình để chúng luôn trắng sáng, đều đẹp.