# Người xưa thường có câu: “Nhất dáng, nhì da”, làn da trắng được xem là chuẩn của sắc đẹp, điều đó hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay nếu bạn biết thực hiện dưỡng da đúng cách. Nhưng để tìm cho mình được cách thức chăm sóc tốt nhất và giúp làn da trắng hơn thì việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao da lại bị đen.
1/ Da bị đen do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời:
# Ánh nắng mặt trời rất hại đến da là nguyên nhân hàng đầu khiến da bạn ngày càng đen. Bởi vì, trong ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại UVA và UVB rất có hại cho làn da, kích thích quá trình sản xuất melanin trong da tăng lên và làm cho lớp biểu bì dưới da bị tổn thương.
# Điều này không những khiến màu da bạn đen mà còn trở nên khô sần, mất nước, nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa… và thậm chí còn có thể gây ra ung thư da.
2/ Da bị đen do cơ thể thiếu nước:
# Việc hàng ngày không cung cấp đủ lượng nước cần thiết vào cơ thể, vừa ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe, làm làn da bạn mất đi độ ẩm cần thiết.
# Từ đó, da bạn sẽ bị giảm các chức năng điều tiết tố, trở nên khô và yếu đi, giảm khả năng chống lại những tác động xấu của các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm hoặc chăm sóc da không đúng cách. Điều này sẽ càng tệ hơn nếu không có biện pháp khắc phục, làn da càng thêm tối màu và thô ráp, nhăn nheo.
3/ Da bị đen vì dùng mỹ phẩm kém chất lượng:
# Đối với các chị em dùng mỹ phẩm để chăm sóc da hoặc làm trắng da, trị mụn, nám… là việc làm không thể thiếu, giúp da khỏe đẹp hơn.
# Tuy nhiên, nếu dùng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại như: hydroquinone, corticoid… thường xuyên sẽ làm da mỏng đi, yếu ớt và rất dễ bắt nắng, đen hơn so với lúc đầu. Hơn nữa, mỹ phẩm kém chất lượng còn gây kích ứng da, viêm da, teo da, rất nguy hiểm đến làn da cũng như sức khỏe.
4/ Da bị đen vì những thói quen không tốt cho da:
# Một số chất kích thích như thuốc lá, rượu, cafe, trà… cũng không tốt cho da của bạn chút nào. Những thứ này chứa hàm lượng nicotine khá cao, làm phá vỡ chức năng của da, khiến da bạn bị hư tổn và sạm màu làm da bạn bị đen.
5/ Da bị đen vì giảm cân đột ngột:
# Giảm cân đột ngột cũng là một nguyên nhân làm làn da bạn bị đen không còn sáng màu và mịn màng nữa. Do trọng lượng cơ thể thay đổi quá nhanh làn da không kịp thích ứng được, gây đảo lộn hoạt động của tế bào da, khiến da chị em bị xỉn màu, chảy xệ, nhăn nheo, thiếu độ đàn hồi và hình thành nhiều nếp nhăn.
6/ Da bị đen do rối loạn nội tiết tố:
# Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn bởi hóc môn sinh dục là estrogen và progesterone thay đổi do mang thai, thời kỳ cho con bú, mãn kinh, tiền mãn kinh, khiến cho các sắc tố melanin bị kích thích hoạt động quá mức cần thiết, gây tình trạng da bị sậm màu.
# Đặc biệt, rối loạn nội tiết tố còn là tác nhân phổ biến gây ra nám da, đốm nâu và tàn nhang.
7/ Da bị đen do tế bào chết tích tụ quá dày:
# Khi tế bào chết sẽ tích tụ trên da bạn quá nhiều, làm da kém mịn màng, mất đi độ tươi sáng và gây khó khăn trong vấn đề hấp thu các dưỡng chất từ kem dưỡng da. Tuy tế bào chết không tốt nhưng chỉ nên tẩy mỗi tuần 1 đến 2 lần là đủ, tránh tẩy tế bào chết quá nhiều, làm da mỏng hơn, dễ gây tổn thương và bắt nắng.
8/ Da bị đen do chế độ ăn uống không đầy đủ:
# Ăn uống không đủ chất, kiêng khem, ăn ít rau xanh, uống không đủ nước và dùng nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ … cũng khiến da sản sinh nhiều sắc tố melanin, trở nên sạm màu, kém mịn màng, còn thúc đẩy quá trình lão hóa da tăng nhanh.
9/ Da bị đen do mất ngủ hay thức quá khuya:
# Ban đêm, khi đi ngủ là thời điểm da nghỉ ngơi, các tế bào da bị tổn thương được phục hồi lại và tế bào da mới cũng sản sinh mạnh mẽ nhất trong ngày. Chính vì vậy, nếu chị em mà thiếu ngủ, ngủ muộn làm hoạt động của cơ thể bị đảo lộn, khiến làn da nhanh bị lão hóa, sạm màu, nhiều nám, tàn nhang và mụn trứng cá.
# Nguy hại hơn là thức khuya còn làm cho sức khỏe bạn xuống cấp trầm trọng, gây ra một số bệnh về thần kinh, tim mạch. Tuy bạn ngủ nhiều vào ban ngày đi chăng nữa cũng không thể bù đắp những tổn thất do thức khuya gây ra.