Tại Sao Da Đầu Nhiều Gầu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Da Đầu Nhiều Gàu Hơn Vào Mùa Đông?

Hiện tượng da đầu nhiều gàu khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Đây là nguyên nhân dẫn đến bạn mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Đặc biệt vào mùa đông, gàu thường xuất hiện nhiều hơn, nguyên nhân vì sao?

Băn khoăn về tình trạng của mình, chị Nguyễn Yến (22 tuổi, Hải Dương) cho biết bản thân bị gàu nhiều năm nay, đã sử dụng nhiều loại dầu đặc trị nhưng không khỏi. Đặc biệt, vào mùa đông, hiện tượng gàu ngứa xảy ra càng nhiều khiến bản thân cảm thấy vô cùng khó chịu.Vậy tại sao da đầu lại có gầu và có nhiều hơn vào mùa đông?

Gàu là hiện tượng rối loạn của da đầu trong quá trình đào thải và thay mới tế bào. Gàu xuất hiện gây nên hiện tượng đóng vảy trắng li ti bám trên da đầu, khiến da khô ngứa, có thể kèm theo ửng đỏ. Tuy không phải là loại bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây khá nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gầu nhưng tựu trung có 2 nguyên nhân chính: gầu nhiều không do bệnh lý và gầu do bệnh lý, trong đó viêm da dầu và nấm là một trong những nguyên nhân.

Một số người có tình trạng da nhờn, khi chất nhờn tiết ra nhiều thì đồng thời cũng tăng xuất hiện gầu nhiều ở vùng da đầu hay gặp ở tuổi dậy thì. Bạn có thể gội bằng các dầu gội đầu chống nhờn. Chú ý, nếu ngày nào cũng gội, hoặc sử dụng dầu gội có chất tẩy mạnh… bạn cũng đã vô tình tẩy hết lớp ceramide bảo vệ trên da đầu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và vi nấm ký sinh trên da đầu sinh sôi phát triển và trở thành tác nhân gây bệnh.

Gầu nhiều do bệnh lý hay gặp là nấm, các sợi nấm có khả năng tiêu được chất sừng có trên bề mặt da. Khi gây bệnh trên đầu chúng sẽ gây bong da trên đầu tạo thành những mảng trắng trông giống như gầu, nền da đỏ, có bờ sẩn mọc xung quanh đám tổn thương. Có thể kèm theo rụng tóc hoặc gãy tóc.

Nếu xét nghiệm có nấm thì phải dùng dầu gội chống nấm như nizoral,… gội 2-3 ngày một lần và bôi các thuốc kháng sinh chống nấm như nizoral, thậm chí kèm theo uống một đợt kháng sinh chống nấm. Khi có chỉ định uống kháng sinh chống nấm thì phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Ngoài ra, gầu nhiều do viêm da tiếp xúc (dị ứng với thuốc nhuộm tóc, thuốc làm xoăn, các loại keo, gôm xịt tóc…). Cũng không loại trừ do bệnh vẩy nến. Vì vậy, tốt nhất bạn nên khám bác sĩ da liễu để tìm nguyên nhân và điều trị đúng.

Về mùa đông lại sao lại lắm gầu hơn? Thực tế mỗi sợi tóc được bao bọc bởi một lớp biểu bì có mục đích là bảo vệ sức khoẻ và duy trì độ ẩm cho sợi tóc, giúp sợi tóc phát triển tốt hơn. Vào mùa đông thời tiết hanh khô trong không khí nên làm cho độ ẩm của sợi tóc bị suy giảm. Chính vì vậy tóc không được bảo vệ và chăm sóc tốt nên trở nên khô cứng hơn. Đó là lý do giải thích vì sao mùa đông tóc không chỉ khô xơ mà màu tóc cũng suy giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó lượng nước không đủ cung cấp cho tóc, quá trình tuần hoàn máu đến nang tóc chậm chạp hơn. Vì vậy khiến cho nang tóc, chân tóc và da đầu không đủ sức để loại bỏ các tế bào da chết, tăng cường sự tái tạo tế bào mới. Chính lẽ này khiến cho các mảng gàu trong mùa đông xuất hiện ngày một nhiều và dày đặc hơn.

Da Liễu: Tại Sao Tóc Rụng Nhiều Vào Mùa Đông?

Da liễu –

Mỗi khi Đông về là không ít người phải đối mặt với tính trạng rụng tóc nhiều, và thường chỉ gặp ở mùa đông. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không biết nguyên nhân tại sao tóc rụng nhiều vào mùa đông?

Nhiều người bị rụng tóc vào mùa đông mà không biết ly do vì sao và khắc phục như thế nào

Tại sao mùa đông lại rụng tóc nhiều?

Theo thống kê thì chúng ta dễ dàng thấy được mùa khiến tóc rụng nhiều thường rơi vào mùa đông, thời điểm này cũng là lúc các vấn đề về da và tóc trở nên phổ biến, trong đó có những bệnh như: Bệnh nấm da đầu, gàu, tóc gãy rụng, khô xơ … một số lý chính khiến tình trạng này xuất hiện là do:

Không khí lạnh và khô hanh: Tác động làm cho da đầu không tự tiết ra dầu nhờn tự chăm sóc bảo vệ tóc được, khiến cho da tóc trở nên bị khô hơn dẫn tới dê rụng tóc. Vì vậy mà mọi người nên phòng tránh bằng cách giữ ấm da đầu vào mùa đông bằng mũ len, không nên cho tóc tiếp xúc với không khí bên ngoài trong khi đi đường.

Vệ sinh mùa đông kém: Mùa đông nước và không khí xung quanh rất lạnh vì thế mà hầu như bất kì ai cũng sợ nước ngại gội đầu, khi da đầu quá bẩn và bết sẽ làm cho da đầu dễ bị nhiễm nấm cũng như làm chân tóc dễ rụng hơn bình thường vì thói quen dùng tay gãi mạnh da đầu.

Thói quen gội đầu bằng nước nóng: Mùa đông nhiều người vệ sinh cơ thể bằng cách dùng nước nóng để tắm gội, tuy nhiên vì ngại chịu lạnh là nhiều người đã sử dụng nước quá nóng để gội đầu làm mất cân bằng sức chịu đựng của da đầu, da trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng tóc hơn bình thường.

Uốn nhuộm tóc vào đông: Một nguyên nhân gây rụng tóc càng làm nguy cơ rụng tóc vào mùa đông hơn đó chính là dùng hóa chất nhuộm, duỗi, uốn…dưới tác dụng của hóa chất và nhiệt độ cao làm cho tóc trở nên khô gãy hơn rất nhiều.

Đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng tóc rụng vào mùa đông mà mọi người nên biết để kịp thời ngăn ngừa bệnh rụng tóc làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách hạn chế tóc rụng vào mùa đông

Dựa vào các nguyên nhân gây rụng tóc mùa đông ở trên chúng ta có thể đưa ra được biện pháp phòng ngừa tóc rụng hiệu quả nhất. Muốn không gặp phải hiện tượng rụng tóc vào mùa đông bạn tuyệt đối không nên bỏ qua những cách sau:

Vệ sinh da đầu đúng cách: Bạn nên gội đầu thường xuyên để hạn chế sự phát triển của vi nấm gây rụng tóc có cơ hội xuất hiện.

Cung cấp nhiều nước: Vào mùa đông tình trạng hanh khô làm cơ thể mất nước nhanh làm da trở nên khô hanh. Khi chân tóc bị khô sẽ không đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tóc làm cho tóc trở nên khô và dễ gãy rụng hơn. Vì vậy mà mọi người vào mùa đông nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng rụng tóc.

Không tạo áp lực lên tóc: Không nên uốn, nhuộm tạo kiểu tóc vào mùa đông vì làm vậy sẽ càng làm cho tình trạng rụng tóc xảy ra nhiều hơn.

Chế độ sinh dưỡng hợp lý: Không chỉ giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn mà còn giúp nuôi dưỡng tóc giúp bạn chế tình trạng rụng tóc xuất hiện.

Gội đầu bằng nguyên liệu thiện nhiên: Các loại thảo dược hay được dùng như: hương nhu, mần trầu, bồ kết… phối hợp với nhau sẽ tăng tuần hoàn dưới da đầu, làm chân tóc chắc khỏe và da đầu sạch. Tóc nhờ đó sẽ giảm hiện tượng rụng nhanh chóng và không bị gàu.

Cách chữa bệnh rụng tóc hiệu quả nhanh chóng và dứt điểm

Rụng tóc nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe không

Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​

Nám Da Là Gì? Tại Sao Nám Da Xảy Ra Ở Phụ Nữ Nhiều Hơn Nam Giới

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng – Bác sĩ Da liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nám da là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da do sự gia tăng của sắc tố melanin. Nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

1. Nám da là gì?

Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.

Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.

Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây nám da

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, trong đó có 4 nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:

2.1 Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể trong đó có nám da.

Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.

2.2 Di truyền

Ngoài ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền cũng có thể gây nám da. Theo các nghiên cứu khoa học,khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định

2.3 Nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da. Đây là câu trả lời cho việc khoảng từ 50-70% phụ nữ mang thai bị nám.

Ngoài ra, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.

2.4 Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều yếu tố khác gây nám da như sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học hợp lý,..

3. Tại sao nám da xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới?

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng nám da, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

4.1 Nên có một chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung nước một cách đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả sẽ giúp làn da mịn màng và căng tràn sức sống hơn.

4.2 Hạn chế tác động từ ánh nắng mặt trời

Bảo vệ làn da khỏi tác động từ tia UV do ánh nắng mặt trời là một cách để giảm tình trạng nám da. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở thời điểm mật độ tia UV cao, nên sử dụng các loại kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp.

4.3 Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý

Việc ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, không lo âu không những giúp giảm stress mà còn giúp tránh rối loạn nội tiết tố gây nám da.

4.4 Cẩn thận với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Việc sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường cho làn da như dị ứng, nổi mụn, nám sạm,… Do vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào bạn nên tìm hiểu thông tin và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm đó.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tại Sao Bị Rụng Tóc Nhiều?

Rụng tóc là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những tác động từ môi trường, ví dụ như phẫu thuật, bị sốt hoặc mang thai… cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu các chất hay mất cân bằng hoá học trong cơ thể.

Để xác định xem bản thân có mắc bệnh rụng tóc hay không thường phải dựa vào các dấu hiệu sau:

Rụng với số lượng mỗi ngày vượt quá 100 sợi.

Thời gian rụng kéo dài trên một năm.

Rụng nhiều cả khi ướt và khô.

Với những người tóc thưa có thể thấy rõ da đầu.

Ở nam giới có biểu hiện hói đầu nhẹ.

Tóc con mọc lên yếu, mềm, nhuyễn, xoăn.

Nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ là thiếu các chất khoáng trong cơ thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa, do chế độ ăn kiêng như: thiếu chất sắt do kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, do ăn ít thịt bò, thịt nạc, ăn ít rau xanh, rau tươi; thiếu chất kẽm.

Rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: di truyền, chăm sóc tóc không đúng, trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, ốm đau bệnh tật và do thuốc điều trị bệnh ung thư.

3.1. Do nội tiết

Gần như tất cả đàn ông đều có dạng chân tóc chữ M và tóc thưa hơn ở phần đỉnh đầu. Hiện tượng tóc rụng được gây nên từ một sự chuyển hoá nội tiết tố nam testosterone thành một chất có tên DHT. Các nang tóc dần trở nên nhỏ hơn, giai đoạn mọc tóc ngắn đi, giai đoạn thoái hoá của tóc dài ra. Kiểu rụng này chỉ xảy ra ở phần trước và trên của tóc vì đây là khu vực nhạy cảm với hooc- môn. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh cũng thường bị rụng tóc.

3.2. Do hoá trị liệu

Đó là khi cơ thể có những phản ứng với những chất hoá học được truyền vào cơ thể. Hoá trị liệu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc ở giai đoạn thoái hoá. Các chân tóc không phát triển bình thường, dễ bị gãy rụng trên toàn bộ da đầu. Khi đã hết quá trình điều trị hoá chất thì nang tóc lại được tái sinh.

3.3. Rụng tóc từng mảng

Đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công những chồi tóc đang phát triển, hiện tượng này dẫn đến rụng tóc từng mảng. Khi hiện tượng tự miễn này chỉ diễn ra ở phần củ tóc, các nang tóc sẽ lại được tái sinh khi hệ thống miễn dịch được kiểm soát. Trường hợp rụng tóc thành sẹo là do các tế bào cọng tóc ở chỗ phình của nang tóc bị tấn công, gây hậu quả mất tóc vĩnh viễn.

3.4. Do các bệnh lý

Bệnh Alopecia, bệnh lý gây ra rụng tóc với một trong các loại: rụng một chỏm tóc; rụng toàn bộ tóc; và rụng toàn bộ tóc trên đầu kèm rụng ở các vùng khác. Rụng tóc sau phẫu thuật tuyến giáp hay suy chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên những bệnh lý này thường xảy ra ở nam giới. Rụng tóc sau phẫu thuật, trong một số trường hợp người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật tóc sẽ rụng nhiều.

3.5. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số tác động cơ học thông thường búi quá chặt làm căng chân tóc khiến tóc dễ bị rụng, do dùng lược quá cứng, gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt đi ngủ hoặc phơi nắng quá lâu sẽ làm tổn thương tóc bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.Trong quá trình chăm sóc tóc không đúng cách: chải quá nhiều hoặc lạm dụng các chất hóa học (thuốc nhuộm, thuốc tẩy) sẽ làm cho tóc rụng nhiều hơn.

Trong các bữa ăn hàng ngày thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như: sắt, protein thì nguy cơ bị rụng tóc là rất khó tránh khỏi.

Khi có hiện tượng rụng tóc nhiều, lan tỏa áp dụng các biện pháp khắc phục không hiệu quả khách hàng có thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khách hàng lựa chọn bệnh viện Vinmec Hải Phòng sau khi được khám và đánh giá tổn thương rụng tóc bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu, khách hàng được điều trị rụng tóc bằng tiêm thuốc trực tiếp vào nơi tổn thương đây là phương pháp điều trị an toàn hiệu quả, mang lại giá trị thẩm mĩ cho khách hàng, đã phổ biến trong chuyên ngành da liễu.

Phương pháp Điều trị rụng tóc bằng tiêm tại thương tổn:

Đối tượng áp dụng

Chống chỉ định

Rụng tóc có sẹo.

Hội chứng Cushing hoặc giả Cushing.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, trứng cá nặng.

Bệnh lý dạ dày – tá tràng tiến triển.

Mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim.

Các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi hay nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Ưu điểm khi thực hiện tại Vinmec Hải Phòng

Đơn giản, an toàn, chi phí hợp lý.

Biện pháp an toàn, hiệu quả. Dùng thuốc Triamcinolone acetonide nồng độ theo quy định tiêm vào vùng tổn thương

Môi trường vô khuẩn, an toàn cho người bệnh.

Hiệu quả và độ an toàn của phương pháp còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp, bác sĩ đã được đào tạo tại Pháp.

Rụng tóc có thể xảy ra ở nhiều đối tượng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Khi có dấu hiệu rụng tóc nhiều không cải thiện sau thực hiện các biện pháp khắc phục, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu sớm để được đánh giá, tư vấn tình trạng rụng tóc và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Hải Phòng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0225 7309 888 để được hỗ trợ.

XEM THÊM: