Sự Khác Nhau Giữa Thẻ Credit Và Debit / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Sự Khác Nhau Giữa Credit Và Debit Card

Chỉ trong vài tháng gần đây lượng khách hàng trên toàn quốc đăng ký sử dụng thẻ tín dụng qua website chúng tôi đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước. Và cũng có rất nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa việc sử dụng thẻ Debit card và thẻ credit card, hôm nay chúng tôi sẽ giúp quý khách phân biệt sự khác nhau giữa 2 thẻ tín dụng này.

Thẻ Credit và Debit card đều có đặc điểm chung đó là: có thể rút tiền tại các máy ATM, thanh toán cho việc mua hàng hóa tại các cửa hàng hay trên mạng mà không cần phải dùng đến tiền mặt.

Thẻ tín dụng Debit và Credit có thể coi chúng là một chiếc giúp bạn thực hiện mọi giao dịch tại những nơi chấp nhận thẻ như: các cửa hàng, các siêu thị, các khách sạn, các site bán hàng trực tuyến v.v..

Thủ tục phát hành: rất đơn giản, chỉ cần có CMND hoặc hộ chiếu là bạn đã có thể làm một chiếc thẻ. Thời gian gian phát hành tùy theo ngân hàng có thể trung bình từ 7 – 14 ngày. Nhưng hiện nay có ngân hàng ACB là hỗ trợ làm thẻ Debit nhanh nhất phát hành thẻ sau 30 phút kể từ khi đăng ký.

Chức năng Thẻ Debit : Bạn có thể thanh toán trực tiếp tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, v.v. bằng cách quẹt thẻ trực tiếp để thanh toán. Hoặc có thể thanh toán online nhưng số lượng site hay shop online chấp nhận loại thẻ này hạn chế hơn thẻ credit.

– Thẻ tín dụng Credit – Credit card : Là loại thẻ có đầy đủ chức năng của một thẻ debit, ngoài ra bạn còn được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng để có thể chi tiêu thêm (trong phạm vi hạn mức tín dụng) khi mà tài khoản thẻ của bạn đã hết tiền. Khi không có tiền trong thẻ bạn vẫn có thể chi tiêu và rút tiền. Nói ngắn gọn là bạn vay tiền của ngân hàng để chi tiêu trước rồi trả lại cho ngân hàng sau.

Sự khác biệt cơ bản là thẻ Debit là nạp tiền vào sử dụng hết thì nạp tiếp, còn thẻ tín dụng Credit là loại thẻ sử dụng trước rồi trả tiền sau ( Thẻ ghi nợ ngân hàng). Điều đặc biệt là bạn được sử dụng tiền trong vòng 30 ngày hoàn toàn không mất lãi suất…Nạp lại rồi lại chi tiêu tiếp

Thủ tục phát hành: phức tạp hơn thẻ debit. Để được ngân hàng cấp cho bạn thẻ credit, bạn phải đảm bảo hoặc cho ngân hàng thấy được khả năng thanh toán của bạn. Hai hình thức ngân hàng áp dụng để đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán cho họ là:

Chú ý : Với thẻ ghi nợ ( Credit Card ) không nên rút tiền mặt để sử dụng sẽ tốn phí rất cao…vì họ không khuyến khích rút tiền..Và ưu tiên cho việc sử dụng mua sắm, shopping

Chức năng: đây là loại thể có đầy đủ các chức năng giống như thẻ debit, ngoài ra bạn còn được chấp nhận rộng rãi hơn. Hầu như tất cả đều chấp nhận thẻ credit.

Các bạn không làm kinh doanh online cũng nên sử dụng thẻ tín dụng credit card vì khi mua hàng qua việc sử dụng thẻ này nên sẽ được triết khấu lại. Hơn nữa sử dụng thẻ loại này tự nhiên bạn có thêm vài chục triệu để tiêu trước mà không phải thanh toán lãi suất ngân hàng.

Ví dụ : Bạn có sổ tiết kiệm 30 triệu trong ngân hàng và muốn làm thẻ tín dụng credit card thì bạn chỉ cần liên hệ ngân hàng làm thẻ tín dụng trị giá 30 triệu hoặc hơn và sử dụng nhưng tiền lãi suất tiết kiệm bạn vẫn nhận đều hàng tháng.

Thẻ Debit Là Gì? So Sánh Thẻ Debit Và Thẻ Credit?

06/12/2019

Thẻ debit chắc chắn là loại thẻ rất quen thuộc đối với những người đã mở tài khoản ngân hàng và thường xuyên giao dịch tại cây ATM. Tuy vậy, chưa có nhiều người hiểu đúng bản chất của loại thẻ này. Ngoài thẻ debit, các ngân hàng thường phát hành cả thẻ credit (thẻ tín dụng) với một số tiện ích khác biệt. Nhiều người thắc mắc liệu thẻ credit và thẻ debit khác gì nhau, liệu có nên sử dụng cùng lúc 2 loại thẻ này không

Về bản chất, thẻ ATM bao gồm tất cả những loại thẻ có thể sử dụng để giao dịch tại cây ATM, vì vậy nó bao gồm cả thẻ debit, thẻ credit và một số loại thẻ đặc thù khác. Tuy vậy, tại Việt Nam, vì thẻ debit được sử dụng quá phổ biến nên người ta thường nhầm tưởng chỉ có thẻ debit mới giao dịch được tại cây ATM và gọi luôn đó là thẻ ATM.

Khi đã hiểu thẻ debit là gì, bạn nên tìm hiểu thêm các loại thẻ debit để có thể lựa chọn mở loại thẻ phù hợp nhất.

Thẻ debit được phân ra làm 2 loại là thẻ debit nội địa (ở Việt Nam là Napas) và thẻ debit quốc tế (phổ biến nhất hiện nay là MasterCard và Visa).

Bạn nên mở thẻ debit quốc tế nếu như là người hay mua sắm trực tuyến vì sẽ có nhiều trang thương mại điện tử hỗ trợ thanh toán qua thẻ hơn. Đổi lại nêu như đa số thẻ debit nội địa đều miễn phí thường niên thì thẻ debit quốc tế yêu cầu phí thường niên khoảng 150.000 – 200.000 đồng, tùy ngân hàng.

Bởi vì các giao dịch trên thẻ debit đều được gán với tài khoản mở tại ngân hàng nên hầu hết các tiện ích chính của thẻ debit đều nhằm giúp chủ tài khoản ngân hàng có thể sử dụng tiền từ tài khoản một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Nếu như bạn có đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn SMS thông báo số dư tài khoản ngân hàng thì không tội gì phải mang thẻ ra cây ATM để kiểm tra tài khoản. Tuy nhiên đây là chức năng cơ bản của thẻ debit, nếu bạn đang gần cây ATM, bạn cũng có thể vấn tín tài khoản nhanh chóng trong chưa đầy 1 phút mà không cần phải lục lại tin nhắn.

Thẻ debit có thể sử dụng để rút tiền tại cây ATM

Tương tự như rút tiền, bạn cũng có thể thực hiện chuyển khoản với thẻ debit qua cây ATM. Với chức năng này, việc gửi tiền trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với việc phải mang tiền mặt tới tận ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền như hình thức chuyển tiền truyền thống. Số tiền được chuyển qua hình thức chuyển khoản sẽ được chuyển thẳng sang tài khoản ngân hàng của người nhận chỉ trong vòng vài phút, chậm nhất là 24 giờ.

Chức năng thanh toán mà chúng tôi đề cập ở đây là việc thanh toán trực tiếp các đơn hàng chứ không phải việc thanh toán hóa đơn dưới hình thức chuyển khoản. Với thẻ debit, bạn có thể thanh toán nhanh hóa đơn mua bán hàng hóa dịch vụ dưới 2 hình thức là thanh toán trực tuyến và thanh toán tại quầy.

Đối với thanh toán tại quầy, bạn sẽ được nhân viên thu ngân hướng dẫn sử dụng thẻ debit để thanh toán qua máy thanh toán hay còn gọi là POS thanh toán.

Nếu như đã hiểu bản chất thẻ debit là gì, bạn hoàn toàn có thể phân biệt dễ dàng thẻ debit và thẻ credit. Nếu như giao dịch với thẻ debit được gán với tài khoản mở tại ngân hàng thì thẻ tín dụng/credit card lại không. Với thẻ debit, dù là nội địa hay quốc tế, bạn có thể rút tiền chuyển khoản, thanh toán trong phạm vi số tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng của bạn, hiểu nôm na là có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.

Còn khi giao dịch với thẻ credit hay còn gọi là thẻ tín dụng thì lại khác, sử dụng thẻ tín dụng là hình thức vay nhanh tiền của ngân hàng để chi tiêu. Khi , ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức nhất định để chi tiêu thanh toán, số tiền này không phải là số tiền bạn thực có như thẻ ghi nợ. Số tiền mà bạn vay ngân hàng qua thẻ credit được miễn lại trong vòng từ 45 ngày, sau đó sẽ bị tính lãi. Lãi suất thẻ tín dụng được cập nhật trên chúng tôi trung bình rơi ở mức 15%/năm.

Ngoài câu hỏi , thẻ credit là gì, nhiều người còn băn khoăn không biết có thể rút tiền tại cây ATM bằng thẻ credit được không? Thẻ credit và thẻ debit đều có thể sử dụng để rút tiền tại cây ATM được, tuy nhiên chức năng rút tiền không phải là chức năng chính của thẻ credit, vì thế bị tính phí khá cao, khoảng 4%/giao dịch. Đổi lại, thẻ tín dụng lại có những tiện ích mà thẻ ghi nợ không có như mua sắm trả góp lãi suất 0%, hoàn tiền, tích điểm,…

Theo Tài chính – ngân hàng

Phân Biệt Thẻ Visa Debit Và Visa Credit Có Gì Khác Nhau?

Các ngân hàng hiện nay phát hành rất nhiều loại thẻ để phục vụ khách hàng như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ tích điểm,… Trong số đó, 2 loại thẻ tín dụng (Visa Credit) và thẻ ghi nợ (Visa Debit) được rất nhiều người sử dụng. Mặc dù rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thẻ Visa Credit là gì? Thẻ Visa Debit là gì? Thẻ Visa Debit và Visa Credit có gì khác nhau?

Tìm hiểu thẻ Visa Debit và Visa Credit là gì?

Để hiểu hơn về thẻ Visa Debit và Visa Credit có gì khác nhau, trước tiên bạn cần hiểu rõ về thẻ Visa Debit là gì? Và thẻ Visa Credit là gì?

Thẻ Visa Debit còn gọi là thẻ ghi nợ do ngân hàng phát hành và được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Thẻ Debit có thể dùng để thực hiện giao dịch tại các cây ATM hay thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ như cửa hàng tiện lợi, siêu thị,… Và bạn chỉ được thực hiện giao dịch với số tiền sẵn có trong tài khoản.

Nếu bạn muốn đăng ký làm thẻ Visa Debit, chỉ cần mang chứng minh nhân dân đến ngân hàng yêu cầu mở tài khoản. Sau đó nạp tiền trước, đợi nhận thẻ là có thể sử dụng được. Phí làm thẻ là 50.000đ hoặc miễn phí (Chi phí này sẽ dao động tùy vào ngân hàng phát hành thẻ). Thẻ Visa Debit gồm 2 loại:

Thẻ ghi nợ nội địa dùng để thanh toán nội địa – hay gọi là thẻ ATM

Thẻ ghi nợ quốc tế dùng để thanh toán quốc tế. Loại thẻ này thường có thêm phí thường niên khoảng 100 – 150k/năm.

Thẻ Visa Credit còn có cái tên gọi khác là thẻ tín dụng. Đây là loại thẻ “chi tiêu trước trả tiền sau”. Tùy vào lịch sử tín dụng, yêu cầu và các điều kiện về kinh tế khi khai báo làm thẻ mà ngân hàng sẽ phát hành thẻ Visa Credit với hạng mức tiêu dùng khác nhau. Hạn mức tiêu dùng của thẻ Visa Credit sẽ dao động từ 10.000.000đ hoặc lên đến vài trăm triệu (với thẻ Platinum).

Thông thường sau 45 ngày “vay mượn” bạn phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trước đó và không phải chi trả lãi cho số tiền mà bạn đã tiêu dùng. Nhưng sau khoảng thời gian miễn lãi (45 ngày), nếu bạn chưa trả đủ số tiền tiêu dùng trong thẻ ngân hàng sẽ tính lãi suất theo quy định ban đầu mà bạn đã ký kết hợp đồng.

TÌM HIỂU NGAY: Thanh toán dư nợ ngân hàng như thế nào?

Điểm khác nhau giữa thẻ Visa Debit và Visa Credit

Tính chất thẻ

Thẻ nạp tiền trước khi tiêu tiền.

Chủ thẻ được phép thanh toán, giao dịch trong vòng số tiền đã được nạp trước vào thẻ. VD: tài khoản có 5 triệu thì bạn không thể thanh toán hóa đơn trên 5 triệu. Để tiếp tục thực hiện giao dịch, bạn phải nạp thêm tiền.

Không có chương trình khuyến mãi dành cho thẻ Visa Debit.

Thẻ tiêu tiền trước, nạp tiền sau

Bạn có thể thực hiện giao dịch với hạn mức tối đa thẻ trên thẻ, ngay cả khi trong tài khoản không có tiền. Bạn có thể tiêu tiền trước rồi trả lại sau đó.

Trong vòng 45 ngày, nếu bạn hoàn trả đủ số tiền thì sẽ không bị tính thêm lãi hay phụ thu nào khác.

Thường có chương trình khuyến mãi để kích cầu chi tiêu.

Nạp tiền hàng tháng

Không cần

Bạn chỉ nạp tiền khi trong tài khoản hết tiền mà bạn muốn chi tiêu thêm.

Có thể có hoặc không.

Có: Khi bạn tiêu dùng và cần phải chi trả số tiền đã chi tiêu.

Không: Nếu bạn không phát sinh bất kỳ giao dịch nào.

Giới hạn chi tiêu của thẻ

Phụ thuộc vào số tiền bạn gửi vào tài khoản ngân hàng.

Phụ thuộc vào số tiền tối đa ngân hàng cấp phép cho bạn sử dụng.

Mức độ an toàn và bảo mật thông tin

Bạn sẽ có một mã PIN riêng cho tài khoản để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nếu đánh mất thẻ thì khả năng bị mất tiền không phải ngoại lệ.

Độ an toàn khá cao. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất thẻ thì có thể chịu thiệt hại một số tiền do ngân hàng quy định.

Quy trình làm thẻ

Bất cứ ai trên 18 tuổi, có CMND, Căn Cước Công Dân, hoặc hộ chiếu đều có quyền làm thẻ.

Ngoài CMND, bạn còn cần chứng minh năng lực thanh toán, có thông tin tài sản thế chấp phòng trường hợp bạn dùng tiền của ngân hàng trước nhưng lại không thanh toán được sau đó.

BẠN NÊN BIẾT: Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán Là Gì?

Cách sử dụng thẻ Visa Debit và Visa Credit hợp lý

Đến đến, chắc hẳn bạn đã phân biệt được thẻ Visa Debit và Visa Credit có gì khác nhau rồi phải không? Thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực tế thẻ Visa Debit khác thẻ Cisa Credit nên bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn loại thẻ phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình.

Bạn nên cân nhắc xem nhu cầu chi tiêu của mình như thế nào để lựa chọn 1 trong 2 loại thẻ này hay các thẻ ngân hàng khác phù hợp hơn. Cụ thể, với thẻ Visa Debit có thể giúp bạn kiểm soát chi tiêu hàng tháng. Ngược lại, thẻ Visa Credit sẽ giúp ích cho bạn khi cần chi tiêu những ngày đầu tháng mà chưa có lương,…

Nếu dùng thẻ Visa Credit thì hãy lưu ý thanh toán đúng hạn, tránh quá 45 ngày, lãi phạt sẽ rất cao và bạn có thể bị liệt vào danh sách đen CIC nếu không trả tiền đúng thời hạn quy ước.

Ở mỗi ngân hàng sẽ có điều khoản quy định, thủ tục mở thẻ cũng như cách tính lãi suất về số tiền vay mượn từ thẻ tín dụng khác nhau. Vì thế, trước khi mở thẻ bạn cần tham khảo thật kỹ về các điều khoản trong hợp đồng hoặc nhờ đến sự trợ giúp của giao dịch viên tại ngân hàng.

XEM THÊM: Dịch vụ Audit SEO Website khi bị phạt thuật toán

So Sánh Thẻ Tín Dụng (Credit Card) Và Thẻ Ghi Nợ (Debit Card)

Các loại thẻ thanh toán quốc tế phổ biến Thẻ ghi nợ – Debit Card

Thẻ ghi nợ (Tếng Anh: Debit Card / Bank Card / Check Card) là phương tiện thanh toán và chi trả các hóa đơn mua sắm tại các điểm giao dịch như siêu thị, cửa hàng hay mua đồ online trên mạng mà không cần sử dụng tiền mặt. Khác với thẻ tín dụng, số tiền bạn bỏ ra là số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn có bao nhiêu thì chỉ được xài bấy nhiêu, không được sử dụng vượt quá số tiền đang có. Do đó thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Tuy nhiên ngoài chức năng thanh toán, thẻ ghi nợ còn có thể thực đầy đủ các chức năng của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê…

Thẻ tín dụng – Credit Card

Thẻ tín dụng (hay Credit Card) là một loại thẻ thanh toán được phát hành bới ngân hàng nội địa hay tổ chức tài chính quốc tế, cho phép ngườì dùng có thể “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, bạn không cần phải trả tiền ngay. Thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền trả cho người bán qua thẻ; và bạn sẽ thanh toán lại cho ngân hàng sau dựa trên hạn mức tín dụng được cấp. Số tiền bạn được mượn gọi là hạn mức thẻ tín dụng. Tùy vào hồ sơ mở thẻ cũng như điều kiện mà bạn đáp ứng với ngân hàng mà hạn mức này sẽ cao hoặc thấp khác nhau.

Sự khác biệt giữa Credit Card và Debit Card

Cách thức hoạt động

Chi tiêu trước, trả tiền sau

Số tiền chi tiêu dựa trên hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp

Trả tiền trước, chi tiêu sau

Chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ

Phân loại thẻ

Có 3 loại thẻ tín dụng phổ biến sau:

Thẻ tín dụng Cash Back (Hoàn tiền)

Thẻ tín dụng Rewards (Tích điểm thưởng đổi quà)

Thẻ tín dụng Travel (Tích điểm đổi dặm bay)

Mỗi loại thẻ trên còn chia thành:

Phân thành 2 loại:

Thẻ thanh toán nội địa

Thẻ thanh toán quốc tế

Các loại phí

Phí thường niên (cao hơn thẻ ghi nợ nhiều, mức phí cao thấp tùy vào từng loại thẻ)

Phí phát hành thẻ

Phí rút tiền mặt (3-4% số tiền rút ra)

Phí chuyển đổi ngoại tệ (Visa, MasterCard)

Lãi suất chậm thanh toán thẻ tín dụng (sau 45-55 ngày lãi suất 0%)

Phí thường niên

Phí rút tiền mặt (rất thấp)

Phí chuyển đổi ngoại tệ (Visa, MasterCard)

Ưu Đãi

Cực kỳ nhiều ưu đãi

Đối tác của ngân hàng càng nhiều thì ưu đãi càng nhiều

Điều kiện mở thẻ

Cần chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập hàng tháng

Không có nợ xấu

Độ tuổi trên 18 tuổi hoặc 22 tuổi.

Chỉ cần có tài khoản ngân hàng

Ưu điểm

Chi tiêu trước, trả tiền sau, lãi suất 0% trong 45-55 ngày

Nhận được cực kỳ nhiều tiện ích và ưu đãi về mua sắm, ăn uống, du lịch, nghỉ dưỡng,…

Rất có ích khi ra nước ngoài vì lúc nào cũng có sẵn tiền để đề phòng bất trắc và không cần đổi nhiều tiền trước lúc đi.

Nhận được các tiện ích như hoàn tiền, đổi quà, đổi dặm bay từ các loại thẻ Cash Back, Rewards, Travel

Xây dựng được lịch sử tín dụng.

Nếu sử dụng thẻ thông minh, hợp lý, bạn có thể tích được điểm tín dụng cao, rất có ích nếu bạn nhu cầu vay tiền trong tương lai (dễ vay hơn, nhiều ưu đãi về lãi suất)

Đăng ký mở thẻ đơn giản, nhanh chóng.

Chi phí thường niên thấp

Không bị thấu chi quá số tiền trong tài khoản, giúp bạn chủ động và kiểm soát tốt việc chi tiêu.

Nhược điểm

Xét duyệt mở thẻ tín dụng khó khăn

Nhiều chí phí đi kèm

Nếu không biết chi tiêu hợp lý, bạn sẽ bị tính lãi suất rất cao, nợ chồng nợ.

Chỉ được sử dụng trong hạn mức tín dụng mà ngân hàng quy định, nếu vượt quá sẽ bị tính thêm phí.

Rất ít ưu đãi

Không xây dựng được lịch sử tín dụng

Nên sử dụng loại thẻ nào?