Sự Khác Nhau Giữa Gia Đình Xưa Và Nay / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Văn Hóa Gia Đình Xưa Và Nay

Từ xưa ở nước ta, đời nào cha ông cũng coi trọng văn hóa gia đình, mặc dù các cụ không gọi đích danh. Gia pháp nhà Trần rất nghiêm về danh phận trên-dưới và kỷ cương trong-ngoài. Tác giả Việt sử tiêu án Ngô Thì Sỹ viết rằng: “Gốc thiên hạ ở tại gia đình. Có dạy bảo được gia đình, mới dạy được người trong nước”. Thời Lê, Nguyễn Trãi là người có hiếu nổi tiếng, mang nặng lòng canh cánh lời dặn của cha ở ải Nam Quan, ngày đêm nuôi chí lớn phục thù, thì việc ông soạn Gia huấn ca là một hiện tượng hợp logic.

Minh họa: LÊ HẢI

Để có một gia đình hạnh phúc, một xã hội ổn định thì nhà nước không chỉ xây dựng chương trình lương thực, kế hoạch dân số, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái… mà còn phải tiến hành đấu tranh chống mọi tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, tức là việc tu rèn đạo đức cá nhân (tu thân), xây dựng kỷ cương gia pháp (tề gia) là điểm khởi đầu, khi đó mới nói đến quản lý nhà nước (trị quốc). Không phải ngẫu nhiên mà một quốc đảo nhỏ chỉ hơn 5 triệu dân trở thành một nước giàu, ổn định, có mức sống cao như Singapore lại vận dụng 5 phạm trù trung, hiếu, nhân ái, lễ nghĩa, liêm sĩ của Nho giáo để biến thành những chuẩn tắc hành động cụ thể cho từng người dân, từng gia đình, được các chủng tộc chấp nhận. Ở Trung Quốc, những nhân tố tích cực của đạo Khổng được thừa nhận. Chữ hiếu được đề cao, chức năng của gia đình được nhấn mạnh. Ở Nhật Bản, cơ cấu gia đình đã biến đổi, loại gia đình nhỏ, hạt nhân đang phát triển; sự vắng mặt của ông bố, vị trí của người vợ, người mẹ trở nên quan trọng. Ở các nước Tây Âu, thay vì xu hướng gia đình không dựa trên cơ sở hôn nhân phát triển vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, hiện nay, người ta có xu hướng quay trở lại những giá trị truyền thống, đề cao trách nhiệm giáo dục gia đình.

Thành ngữ xưa đúc kết: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Đó là biểu tượng truyền thống tốt đẹp của một gia đình, một dòng họ, rộng hơn là một cộng đồng. Có lẽ vì thế mà các giá trị văn hóa gia đình được lưu giữ bền vững hơn ngoài xã hội. Mỹ tục thờ cúng tổ tiên là một ví dụ: Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng hiếu để làm gương cho con cháu đời sau. Cứ mỗi lần đứng trước bàn thờ tổ tiên, ông bà… con cháu chắp tay trước ngực để cầu khấn cho linh hồn các cụ siêu thoát, cũng đồng thời mong muốn các cụ phù hộ độ trì cho con cháu gặp may mắn. Nghi thức thờ cúng, lễ vật hiến dâng người đã khuất, ở mỗi nhà một kiểu nhưng đều gặp nhau ở lòng thành. Thờ tổ tiên là tục lệ ăn sâu vào tâm tư, tình cảm người Việt Nam. Chính vì vậy mà dù “vật đổi sao dời”, đất nước hòa bình hay loạn lạc thì việc thờ cúng tổ tiên vẫn canh cánh bên lòng người con hiếu thảo, nhất là vào ngày rằm, mồng một, giỗ chạp… Xã hội đổi thay đã nhiều, nhất là trong thời hiện đại, nhưng nội dung những câu khấn, thiết chế thờ cúng, nghi thức bái lạy, lễ vật cúng tiễn… từ xưa đến nay rất ít thay đổi. Những câu thành ngữ được đúc kết từ lâu đời vẫn tồn tại bền vững cho đến hôm nay và có thể cả mai sau. Trong quan hệ với con cái là “gọi dạ bảo vâng”, “đi thưa về trình”. Trong quan hệ thứ bậc thì “kính lão đắc thọ”; “kính trên nhường dưới”; “chị ngã em nâng”… Trong quan hệ vợ chồng thì “một điều nhịn, chín điều lành”; “thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”…

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề gia phong, gia lễ của từng gia đình bị chi phối bởi các nhân tố: Kinh tế, văn hóa vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí… Sự bộc lộ mâu thuẫn giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình thể hiện công khai hơn, dễ nhận thấy hơn. Nhưng, cách giải quyết lại thỏa đáng hơn nhờ lòng bao dung, “sự thể tất” rất tâm lý của cả hai phía. Nếu như trước đây, phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái thường đi đến kết cục thắng-bại mà phần thắng thuộc về bề trên thì ngày nay, phương thức giải quyết áp đặt, nhất là bằng bạo lực gia đình ít tỏ ra có tác dụng, trừ khi xung đột xảy ra phải nhờ pháp luật. Mặt khác, cuộc sống ngày nay đòi hỏi các bậc cha mẹ, ông bà cũng cần có những suy nghĩ mới bằng những phương thức giáo dục mới có sức thuyết phục, làm gương cho con cháu noi theo. Việc xây dựng gia phong, gia lễ của từng gia đình nên bắt đầu bằng việc giáo dục bậc làm cha, làm mẹ. chúng tôi nói: Những người giáo dục cũng cần được giáo dục. Thương yêu, tôn trọng, phê phán, nhắc nhở, thậm chí răn đe là điều cần thiết, nhưng tuyệt đối không nên dùng bạo lực, lăng nhục, nhất là đối với trẻ em.

GS HỒ SĨ VỊNH

Sự Khác Nhau Giữa Tết Trung Thu Xưa Và Nay

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau, hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại…

Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và phá cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.

Nhắc đến trung thu, hẳn là ai cũng có những cảm xúc và kỷ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?

Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.

Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.

Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kỳ lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.

Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà bố mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.

Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp phố phường.

Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.

Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre… với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.

Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.

Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.

Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.

Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:

“Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng

Có lưng hũ rượu Có khiếu đánh đu Thằng cu vỗ chài Bắt chai bỏ giỏ…”

Theo Hoa Anh Phạm (vtc.vn)

Sự Khác Biệt Giữa Tết Xưa Và Nay

Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán đồ Tết.

Ngày nay, thay vì phải xếp hàng, người dân có thể mua các loại thực phẩm và đồ dùng thiết yếu rất dễ dàng cho dịp tết ở các cửa hàng, siêu thị.

Ngày xưa đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết.

Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.

Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Ngày xưa, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là các gia đình lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, bó giò để đón tết.

Còn ngày nay, nhiều nhà vẫn gói bánh chưng…

Nhưng do cuộc sống hiện đại, gấp gáp một số nhà lại chọn đặt gói bánh chưng hoặc mua để tiết kiệm thời gian.

Chợ hoa tết ngày xưa

Còn ngày nay, chợ hoa vẫn vậy, nhưng có nhiều loại hoa hơn để mọi người lựa chọn, nào đào, quất, mai…

Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.

Nét đẹp xin chữ đầu năm vẫn được lưu truyền nhưng đã có phần thương mại hóa.

Tết xưa chỉ có một số loại hàng hóa thiết yếu, mua bán khó khăn.

Thì ngày nay, các mặt hàng sắm tết đã đa dạng, phong phú hơn rất nhiều.

Ngày xưa, người ta quan niệm Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp. Mọi người thường đi chúc Tết, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.

Ngày nay xu hướng du xuân ngày càng phát triển. Người người, nhà nhà tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi du lịch.

Dù Tết xưa và tết nay có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những gì đạt được trong năm qua và trao cho nhau những lời nhắn gửi yêu thương nhất.

(Theo Đời Sống & Pháp Luật

Sự Khác Biệt Giữa Chung Cư Xưa Và Nay

Ngày đăng 03 -11-2017 14:20:30

Sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay đ ất chật người đông khiến giá đất tăng nhanh một cách đáng kể, đối với nhiều người việc mua một căn nhà dưới đất dường như là điều không thể chính vị vậy họ buộc phải chọn 1 căn hộ chung cư. Tuy nhiên trong ký ức của nhiều người vẫn có một nỗi sợ mang tên “chung cư”. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra một số sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay để các bạn có cách nhìn nhận khác hơn về chung cư hay căn hộ.

Chung cư xưa được xây dựng và bố trí giống như những khu nhà tập thể, được xây dựng tại những khu vực đông đúc có nhiều người sinh sống.

Về cấu trúc các chung cư xưa thường chỉ có 5-10 tầng, không được bố trí thang máy, trong đó tầng trệt phía dưới thường là bãi giữ xe, cư dân sẽ bắt đầu sinh sống từ tầng từ 2 trở lên. Các căn hộ chung cư này thường có diện tích nhỏ và hầu như không có tiện ích gì nhiều, ngay cả thang máy cũng không được lắp đặt dẫn đến sự bất tiện khi di chuyển khiến cho nhiều người cảm thấy bực bội và không thoải mái, dần dần căn hộ chung cư trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Vào giai đoạn này thị trường BĐS tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ một số loại hình BĐS mới được xuất hiện như khu biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự ven biển và căn hộ cao cấp ra đời. Ở thời điểm này các căn hộ cao cấp có diện tích lớn (trên 100m2). Trong chung cư và khuôn viên được bố trí một số các tiện ích như an ninh 24/24, hầm giữ xe, TTTM, công viên, hồ bơi ….Chính điều này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về căn hộ chung cư trong mắt một số khách hàng khó tính.

Tuy nhiên diện tích quá lớn khiến cho giá bán cao nên không phải ai cũng có điều kiện sở hữu căn hộ cao cấp. Do đó bên cạnh việc xây dựng chung cư cao cấp các chủ đầu tư cũng triển khai căn hộ tầm trung. Các căn hộ tầm trung thường sẽ có diện tích nhỏ các tiện ích cũng chỉ dừng lại ở mức cơ bản như có thêm công viên, hồ bơi, TTTM…

Nhu cầu của con người ngày một cao, ngày nay căn hộ không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà bên cạnh đó nó còn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc vất vả. Bên cạnh đó luật định ngày càng có những yêu cầu khắt khe, bắt buộc các CĐT phải xây dựng các hạng mục cơ bản của một chung cư nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của cư dân một cách tốt hơn. Ở giai đoạn này căn hộ chung cư được chia thành nhiều loại:

– Nhà ở xã hội có tiện ích cơ bản: Shop house, công viên, thang máy và hầu như không có hầm xe, ban quản lý thì do cư dân tự bầu ra.

– Về căn hộ tầm trung yêu cầu cơ bản : An ninh (24/24), Hầm giữ xe, TTTM, Công viên, Hồ bơi ….

– Căn hộ cao cấp được bố trí thêm các tiện ích nổi bật hơn như: An ninh 24/24, thẻ từ khóa thang máy, Hồ bơi tràn, TTTM, phòng triển lãm, thư viện, xông hơi, massage, trung tâm hội nghị…. Đặc biệt đơn vị quản lý tòa nhà thường là những công ty nước ngoài như The Ascott Limited, Savills…. Đặc biệt đa phần căn hộ cao cấp được bố trí hầu hết tại các quận trung tâm và nơi có kinh tế phát triển mạnh như Quận 1, quận 4, Tân Bình, Quận 2, 7….

Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cuộc sống của con người ngày được nâng cao. Ngày nay dân cư mua căn hộ rất chú trọng đến sự thoải mái, thuận tiện của khu vực sống. Chính vì thế muốn bán được sản phẩm các chủ đầu tư cần đầu tư nhiều hơn vào các tiện ích bên trong dự án nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu người mua, những điều này vô tình tạo ra những “sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay”. Đây cũng là yếu tố chính quyết định mức giá cho mỗi căn hộ.