Sự Khác Nhau Giữa Bún Và Phở / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Sự Khác Nhau Giữa Phở 3 Miền

Phở miền Bắc (Phở Hà Nội)

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.

Tìm hiểu thêm các quán phở ngon ở Hà Nội

Phở miền Trung (Phở Huể)

Trong văn hóa ẩm thực, phở Huế không được nói đến nhiều như phở Hà Nội, phở Nam Định, hay phở Sài Gòn. Bởi có lẽ người Huế yêu món bún bò của bản xứ hơn là món phở di cư. Thế nhưng phở Huế vẫn có được nét riêng của nó. Phở Huế được đựng trong các tô nhỏ và rau thơm dùng kèm cũng ít hơn so với các loại phở ở nơi khác.

Phở miền Nam (Phở Sài Gòn)

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.

Tìm hiểu thêm các quán phở ngon ở Sài Gòn

Phở miền Bắc (Phở Hà Nội)

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.

Tìm hiểu thêm các quán phở ngon ở Hà Nội

Phở miền Trung (Phở Huể)

Trong văn hóa ẩm thực, phở Huế không được nói đến nhiều như phở Hà Nội, phở Nam Định, hay phở Sài Gòn. Bởi có lẽ người Huế yêu món bún bò của bản xứ hơn là món phở di cư. Thế nhưng phở Huế vẫn có được nét riêng của nó. Phở Huế được đựng trong các tô nhỏ và rau thơm dùng kèm cũng ít hơn so với các loại phở ở nơi khác.

Phở miền Nam (Phở Sài Gòn)

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.

Tìm hiểu thêm các quán phở ngon ở Sài Gòn

Sự Khác Nhau Giữa Phở Và Hủ Tiếu 2023

Phở bò

Ít ai biết, trong các món ăn về nước thì phở là món cực công và tốn nhiều gia vị nhất. Phở ở Việt Nam được chia ra làm hai kiểu riêng biệt cho thích hợp với khẩu vị và sở thích ăn uống khác nhau của từng miền. Kiểu truyền thống thì có lẽ phải nói đến phở Bắc, với thành phần chính là nước dùng siêu chất lượng được nấu từ xương bò và tá các loạt gia vị chuyên dụng cho phở.

Ngoài ra còn có bánh phở trắng mềm (một số nơi khi ăn vào có cảm giác hơi dai nhưng các bạn coi chừng vì đó là do người ta sử dụng hoá chất formon tẩm ướp rất nguy hại), còn ngon nhất là nạm bò và thịt tái. Đặc biệt, người Hà Nội còn có khoái khẩu là món phở Gà với thịt Gà là chính. Kèm theo những thành phần chính đó thì người dân ở đây cũng hay dùng thêm món trứng chần làm” phụ kiện” thêm cho tô phở vốn đã chất lại càng thêm chất, hehe…

Phở bò miền Nam nè

Ngoài các thành phần chính như phở Bắc thì phở ở đây còn có thêm nhiều loại bò khác nữa, như là: bắp bò, gân bò (có cả mềm và cứng), tuỷ bò, óc bò… (có nơi còn có cả bò viên- một dạng thịt bò xay, trộn bột và hấp chín- nữa chứ). Gia vị để thực khách tự làm thì đã có tương đen, tương đỏ, chanh và ớt tươi cắt lát. Để đỡ ngán vì một bát phở toàn chất đạm, họ cho thêm rau và già đỗ vào (Điều này đã giúp món phở miền Nam ghi thêm điểm cho mình với những người thích ăn thực vật hơn động vật.)

Tô to thế này mà có 20K thôi

Có một số quán khác ở Sài Gòn mà các bạn cũng nên ăn thử: phở Hoà, phở Ngân (Pauster), phở Hùng (Nguyễn Trãi), phở Cao Vân (Mạc Đĩnh Chi), phở Quyền hoặc Trang (Phan Đang Lưu), phở Hiền Văn Hiến (Phú Nhuận), phở Lệ… Bình dân một chút thì có phở sáng ở đầu hẻm nhà thờ Bình Hoà (Nơ Trang Long, Bình Thạnh)

Hủ tiếu Nam Vang

Còn một món nữa, dạng như phở nhưng khác thành phần, gia vị và xuất xứ. Đó là Hủ Tiếu Nam Vang, một món khoái khẩu của miền Nam, được du nhập từ Campuchia, món mà ai ai cũng thích. Hủ tiếu là cọng phở dai, cứng được chần cho chính mềm rồi bỏ vào tô. Thêm thịt bằm, trứng chim cút, tôm luộc, gan và thịt heo, sườn(xương) heo nữa là thành một món ngon hương vị độc đáo. Hủ tiếu khác phở ở chỗ thành phần chính của nó đa số làm từ thịt heo (còn phở là thịt bò hoặc gà). Và hơn nữa, hủ tiếu còn được chia ra làm 2 dạng là “khô” và” ướt”. Một tô hủ tiếu khô thì gốm các thành phần như đã nêu trên, rồi được trộn với một hỗn hợp gia vị như xì dầu, tiêu, sốt… và tất nhiên không thể thiếu hành phi, hành lá. Ngoài tỏi và ớt ngâm chua, khách có thể cho thêm tương ớt, chanh và nước tương vào cho hợp khẩu vị của chính mình (nhưng thường thì nó đã được trộn đều và đủ rồi). Còn hủ tiếu ướt thì có nước lèo trong vắt và vị hơi ngọt. Nước dùng cho hủ tiếu ướt được hầm từ xương heo là chính, có vài chỗ thêm khô mực nướng bỏ vào để tăng độ ngọt thật cho nồi nước lèo của mình.

Hủ tiếu thịt heo ngon cực

Cũng như món phở miền Nam, hủ tiếu dù khô hay ướt thì cũng có riêng 1 đĩa rau gồm: giá đỗ, tần ô, salad… rất màu sắc và hấp dẫn.

Một số quán hủ tiếu ngon: chất lượng một chút thì các bạn ăn ở quán Nhân hay Quỳnh (Nguyễn Trãi), Hồng Phát (Võ Văn Tần – quận 3), Ty Lym (Huỳnh Mẫn Đạt – quận 5), Cả Cần (góc Hùng Vương – Nguyễn Tri Phương), Tân Lạc Viên (Nguyễn Trãi), Liến Húa (An Dương Vương)… Bình dân thì đã có: quán lề đường trong hẻm nhỏ ở đường Võ Văn Tần, hẻm chùa Viên Quang ở đường Phan Văn Trị (Bình Thạnh)…

Tuy nhiên, với giá cả từ 13k đến 40k/tô của những quán trên thì không phải teen nào cũng có thể ăn thường xuyên được. Vì vậy, một số người miền Trung vào Nam lập nghiệp đã cho ra đời món hủ tiếu bình dân (hủ tiếu gõ) đúng chất với: hủ tiếu, nước lèo và thịt heo cắt lát siêu mỏng. Dù hạn chế nhiều thứ nhưng hủ tiếu gõ lề đường vẫn thu hút sinh viên, học sinh và nhất là người lao động nghèo với giá chỉ từ 5k đến 8k/tô.

Riêng với loại quán cóc này thì chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các góc đường, hàng hiên trên mọi ngả đường ở Sài Gòn, từ khu trung tâm đến cả vùng ven. Với điểm trừ về vệ sinh thì có vẻ như tất cả những điểm còn lại về giá cả, phục vụ nhanh lẫn vị trí thoáng mát đã khiến hủ tiếu gõ tạp được chỗ đứng cho riêng mình.

Phở, Hủ Tiếu Hay Bún Bò

Thời tiết da vào Thu…là luc nhung mon an nuoc nhu la Pho, Bun Bo hay la Hu tieu My Tho…rat la duoc cac ba noi tro lua chon cho ngay cuoi tuan. Co lan toi di Michigan tham gia dinh Co ban TS…la nguoi sinh tai Hue…hom do Co da nau cho toi an mon Bun Bo Hue la mon an cua vung Song Huong Nui Ngu. Va mon Bun Bo Hue duoc noi den duoi day…   Chuc Quy Ban vui …Viet Ha.

Bún bò Huế

Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.

Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì, người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu; mì làm bằng bột mì.

Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏ định cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.

Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?

Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam , rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.

Nếu phở là “Soupe de Chinoise” thì tô phở chắc phải theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của Thiên Triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc cách chế biến một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu phần triệt để.

Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.

Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò “định cư” ở Cố Đô thì nó có phần “thay da đổi thịt”. Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: “Bún bò giò heo” (Không ai gọi “Bún bò thịt heo”). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật.

Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.

“Bò teo heo nở” là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì vậy, trước khi bị miếng giò heo “bề thế” tấn công, các miếng thịt bò đã vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả, ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.

Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở, nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn.

Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn. Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt. Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.

Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải “loạn xà ngầu” giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá sống nửa Nam nửa Trung. Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.

Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa “hiện đại” như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy, cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước phở xào chớ không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty

Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa. Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!

Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.

Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.

Vốn có cuộc sống “kín cổng cao tường”, các bà các cô gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miến thịt heo to, ớt đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra, có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc “cao điểm” của một tô bún bò ngon. Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.

Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.

Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để “làm một chầu cho đã nhớ”. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chã ở đây vẫn ngon hơn chã Quốc Hương trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội, nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng chã để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng chả đang ăn.

Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến “Bún Bò Quốc Việt” trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn là khách văn nhân; nhưng tô Bún Bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì về Huế thì vễnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta thích lắm, muốn “ăn cho biết”. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: “ỚÙt thế làm sao ăn, sợ quá!”

Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò. Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon. Bún bò cũng không sống nỗi với Cọng Sản, chúng cũng vượt biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.

Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: Thêm một miếng Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là nuốt vào lòng “sợi nhớ sợi thương”./ (*) Dẻo như cơm nếp. Có khi người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc. (*) Bắp chuối xắt thành từng lát thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh chua như người Nam.

Chiết xuất từ http://baomai.blogspot.com/

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Bún Tươi, Bánh Phở Như Thế Nào Là Ngon? Bun Tươi, Bánh Phở Nguyễn Bính

Bún tươi, bánh phở như thế nào là ngon?

Thường ngày chúng ta hay ăn bún, phở nhưng chưa biết được người bán phở hay bán bún cung cấp cho chúng ta loại nào. Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp bánh phở hay bún tươi, do chạy theo nguồn lợi nhuận và mẫu mã đẹp để thu hút người mua. Thế nên các cơ sở sản xuất bún thường bỏ thêm các chất phụ gia và thường không xử lý được việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho sợi bún hay bánh phở.

Hôm nay Cơ sở Bún Nguyễn Bính gửi đến quý khách hàng các thông tin để chọn được các loại bún tươi hay bánh phở sạch để an tâm sử dụng.

Phân biệt Bún tươi và bánh phở thông qua nhìn bằng mắt. Bún tươi sạch, Bánh phở nguyên chất: bún có sợi màu đục và không trong suốt, không có màu trắng hơn màu của gạo

Loại pha tạp chất: Ngày nay, nhiều nơi làm bún đã không sử dụng bột gạo 100%, thay vào đó người ta sẽ pha vào một ít bột sắn hoặc bột mì để bán được giá thành rẻ hơn. Vì không nhận biết được bún nguyên chất nên khi ăn, bún sẽ không được ngon. Và khi pha thêm bột thì chắc chắn người làm phải cho thêm chất làm dai, làm trắng để bún không bở, vón cục. Vì vậy khi muốn chọn mua bún không pha các loại bột khác, bạn hãy quan sát, nếu thấy sợi bún trong hơn những sợi bún bình thường thì không nên mua.

Phân biệt Bún tươi và bánh phở khi ngửi mùi Ngửi bún hay bánh phở trước khi mua là điều quan trọng giúp chúng ta chọn lựa được loại Bún mới không chất bảo quản.

Mùi của bún tươi bánh phở ngon không hóa chất: Bún mới khi chọn mua sẽ có mùi chua nhẹ và không có những mùi khác gây khó chịu. Bún mới sẽ có mùi thơm của bột gạo và đặc biệt đối với bún mới được ra lò thì sẽ rất thơm và có độ dẻo ướt, sợi bún mềm và khi ăn thử sẽ nhận ra ngay được mùi vị của bột gạo. Màu bún không được trắng hơn màu của gạo nhưng sẽ không quá bị đục.

Mùi của Bún, phở có hóa chất chống hôi thiu: Bún, phở có hóa chất sẽ ít có mùi, hoặc không mùi. Nếu có mùi thường sẽ có mùi hơi nhẹ nhưng không phải mùi chua của gạo

Phân Biệt Bún tươi hay bánh phở tươi thông qua nếm thử vị.

Nếm và nhai bún hay phở làm từ gạo nguyên chất sẽ có vị ngọt thanh, bùi bùi, sau sẽ có vị chua của gạo khi lên men.

Bún và bánh phở có sử dụng hóa chất chống chua sẽ không có vị ngọt và vị chua vì hóa chất đã làm mất đi vị của tinh bột mà đôi khi bạn còn thấy có vị đắng.

Chọn Bún tươi bánh phở qua thương hiệu và bao bì sản xuất.

Một số thông tin chia sẽ cùng các bạn. Công ty Bún Nguyễn Bính với thương hiệu lâu năm Bún Thủ Đức mong muốn rằng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng với các sản phẩm như: Bún tươi, Bánh Phở, Mỳ Quảng, Bún bò với chất lượng cam kết sản xuất bún làm hoàn toàn bằng gạo không hóa chất và đặt biệt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Nguyễn Bính.

Địa chỉ: 18/23 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM

SĐT: 0838.152.011 – 0984.050.679

Email: Bunthuducnguyenbinh@gmail.com

Website: bunthuduc.com

Sự Khác Nhau Giữa Foreach Và For

Có hai loại lập trình viên. Người viết code để làm và người muốn viết code tốt. Ở đây chúng ta nhận được một câu hỏi lớn. Code tốt là gì? Code tốt xuất phát từ thực hành lập trình tốt. Thực hành lập trình tốt là gì? Trên thực tế, mục tiêu của tôi ở đây không phải là để nói về thực hành lập trình tốt (tôi đang lập kế hoạch để viết code sắp tới!), Chứ không phải để nói chuyện nhiều hơn về cách viết một cái gì đó sẽ hiệu quả hơn. Tôi chỉ xem xét sâu hơn trong hai tuyến được sử dụng phổ biến hiện nay, và sự khác biệt của chúng trong các khía cạnh về hiệu suất.

Phải làm quen với IL và assembly. Một số kiến ​​thức của JIT cũng cần thiết để hiểu điều gì đang xảy ra.

Tôi sẽ ví dụ một phần nhỏ mã của 2 vòng lặp phổ biến là for và foreach. Chúng ta sẽ xem xét một số mã và sẽ thấy những gì nó làm được, chi tiết hơn về các chức năng.

Cả hai mã sẽ tạo ra kết quả tương tự. foreach được sử dụng trên đầu trang của collections để thông qua trong khi for có thể được sử dụng trên bất cứ đâu. Tôi sẽ không giải thích gì về các mã. Trước khi đi vào sâu hơn, tôi nghĩ rằng các bạn đã quen thuộc với ILDASM được sử dụng để tạo ra mã IL, và công cụ CorDbg mà thường được sử dụng để tạo ra mã biên dịch JIT.

Mã IL xuất bởi biên dịch C # được tối ưu hóa đến một số mở rộng, trong khi để lại một số phần đến JIT. Dù sao, điều này không thực sự quan trọng đối với chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta nói về việc tối ưu hóa, có hai điều chúng ta phải xem xét. Đầu tiên là biên dịch C # và thứ hai là JIT.

Vì vậy, thay vì tìm kiếm sâu hơn vào mã IL, chúng ta sẽ thấy thêm về mã được phát ra bởi JIT. Đó là đoạn code sẽ chạy trên máy tính của chúng ta. Bây giờ ta đang sử dụng bộ xử lý AMD Athlon 1900 +. Mã này rất phụ thuộc vào phần cứng của chúng ta. Vì vậy, những gì bạn có thể nhận được từ máy tính của bạn có thể khác với tôi đến một số mở rộng. Dù sao, các thuật toán sẽ không thay đổi nhiều.

Trong khai báo biến, foreach có năm khai báo biến (ba số nguyên Int32 và hai mảng Int32) trong khi for chỉ có ba (hai số nguyên Int32 và một mảng Int32). Khi nó vào thông qua vòng lặp, foreach sao chép các mảng hiện tại đến một for hoạt động mới. Trong khi for không quan tâm phần đó.

Ở đây, tôi sẽ chỉ vào sự khác biệt chính xác giữa các mã.

cmp dword ptr [eax+4],0 i<myInterger.Length jle 0000000F mov ecx,dword ptr [eax+edx*4+8] total += myInterger[i] inc edx ++i cmp esi,dword ptr [eax+4] i<myInterger.Length jl FFFFFFF8

Tôi sẽ giải thích những gì đang xảy ra ở đây. ESI đăng ký giữ giá trị và chiều dài của mảng myInteger được so sánh ở hai đoạn. Đầu tiên được thực hiện chỉ một lần để kiểm tra điều kiện và nếu vòng lặp có thể tiếp tục, giá trị được thêm vào. Đối với các vòng lặp, nó được thực hiện ở đoạn thứ hai. Bên trong vòng lặp, nó được tối ưu hóa tốt và như đã giải thích, công việc được thực hiện tối ưu hóa hoàn hảo.

cmp esi,dword ptr [ebx+4] i<myInterger.Length jl FFFFFFE3 cmp esi,dword ptr [ebx+4] i<myInterger.Length jb 00000009 mov eax,dword ptr [ebx+esi*4+8] mov dword ptr [ebp-0Ch],eax mov eax,dword ptr [ebp-0Ch] add dword ptr [ebp-8],eax total += i inc esi ++i cmp esi,dword ptr [ebx+4] i<myInterger.Length jl FFFFFFE3

Bất cứ ai cũng sẽ nói rằng cả hai đều không giống nhau. Nhưng chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao nó khác với FOR. Lý do chính của sự khác biệt là cả hai đều khác nhau hiểu bởi trình biên dịch. Các thuật toán chúng đang sử dụng là khác nhau. Nó đang làm điều tương tự một lần nữa và một lần nữa không có lý do!

cmp esi,dword ptr [ebx+4] jl FFFFFFE3 cmp esi,dword ptr [ebx+4]

Nó cũng sử dụng báo cáo di chuyển không cần thiết làm giảm hiệu suất của mã. foreach được nghĩ rằng tất cả mọi thứ như collection và đối xử với chúng như collection. Tôi cảm thấy, sẽ làm giảm hiệu suất công việc.

Vì vậy, tôi cảm thấy rằng nếu bạn đang có kế hoạch để viết mã hiệu suất cao mà không phải là collection, sử dụng cho FOR. Ngay cả đối với collection, foreach có thể nhìn thuận tiện khi sử dụng, nhưng nó không phải là hiệu quả. Vì vậy, tôi đề nghị tất cả mọi người sử dụng FOR thay vì FOREACH bất kỳ lúc nào.

Trên thực tế, tôi đã làm một nghiên cứu nhỏ về vấn đề hiệu suất của các mã chủ yếu trên .NET. Tôi thấy rằng thực sự phải biết làm thế nào để JIT hoạt động và gỡ lỗi các mã được tạo ra bởi trình biên dịch JIT. Phải mất một thời gian để hiểu được mã.