Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Cổ Phiếu Và Trái Phiếu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Trái Phiếu Là Gì ? Sự Khác Nhau Giữa Trái Phiếu Và Cổ Phiếu

TRÁI PHIẾU LÀ GÌ ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU ? Trái Phiếu và Cổ Phiếu là 2 hình thức đầu tư chứng khoán xuất hiện đầu tiên và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn các nhà đầu tư chưa quen với khái niệm đầu tư trái phiếu. Trong khi đó, đây lại là 1 trong các kênh đầu tư an toàn với lợi nhuận cao. Vậy Trái Phiếu là gì? Và nó khác biệt như thế nào với Cổ Phiếu?

Trái phiếu là gì ? – Là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định; – Có xác định khoảng thời gian cụ thể; – Công ty phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn;

Đặc điểm của Trái phiếu ? – Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành; – Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ Trái Phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông;

Điểm giống nhau giữa Trái phiếu và Cổ phiếu – là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế; – Đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành; – Đều là công cụ đầu tư đối với nhà đầu tư; – Đều được hưởng chênh lệch giá;

Điểm khác nhau giữa Trái phiếu và Cổ phiếu 1) Trái phiếu: – Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ – Có lãi suất – Chủ nợ không có quyền tham gia vào hoạt động của Công ty – Có thời hạn nhất định – Được rút vốn khi đến hạn – Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của doanh nghiệp – Trái phiếu do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành – Trái phiếu có thể chuyển đổi thành Cổ phiếu.

2) Cổ phiếu – Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông – Không có lãi suất – Cổ đông có quyền tham gia vào hoạt động điều hành của Công ty (Nếu tỷ lệ sở hữu nhiều) – Cổ phiếu không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của Công ty – Không được rút vốn trực tiếp – Độ rủi ro cao – Cổ phiếu do các doanh nghiệp cổ phần phát hành – Cổ phiểu không chuyển đổi thành Trái phiếu.

#traiphieu #traiphieulagi #dautuchungkhoan

►Facebook: ►Instagram: ►Twitter: ►Email: nguyenthephu@gmail.com ►ĐT, Zalo, Viber: 0986681979

Sự Khác Nhau Giữa Trái Phiếu Và Cổ Phiếu?

Cổ phiếu gắn liền với sự ra đời của khái niệm: Công ty cổ phần. Cụ thể, vốn điều lệ của một công ty sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần gọi là cổ đông. Các cổ đông sẽ được cấp giấy xác nhận việc sở hữu cổ phần và tờ giấy này chính là cổ phiếu. Đồng thời, vì số cổ phần mà cổ đông nắm giữ sẽ tương đương với quyển sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần nên cổ phiếu còn được gọi với một cái tên khác là chứng khoáng vốn.

Cổ phiếu ngoài phản ánh quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần còn có những đặc điểm khác như:

Cổ phiếu không thể hoàn vốn và không có kì hạn. Nếu như một công ty bị giải thể hoặc phá sản thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu và cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý.

Các cổ đông còn có thể nhận thêm cổ tức – một phần lợi nhuận sau thuế, dưới dạng tiền hoặc cổ phiếu. Tuy nhiên cổ tức lại không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát đạt thì cổ đông sẽ được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoáng khác có lãi suất cố định. Nhưng ngược lại nếu công ty bị thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc thậm chí không có.Giá cổ phiếu biến động rất mạnh do chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó yếu tố quan trọng nhất đó chính là kết quả kinh doanh của công ty.

Khác với cổ phiếu, trái phiếu l à loại chứng khoáng quy định nghĩa vụ của người vay tiền (người phát hành) phải trả cho người cho vay (người nắm giữ loại chứng khoáng này) một khoảng tiền xác định trong khoản thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi đáo hạn.

Nói cách khác, phát hành trái phiếu nghĩa là đi vay vốn. Người cho vay hay còn gọi là trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng nguồn tiền của người phát hành trái phiếu.

Trái phiếu có các đặc điểm cơ bản như sau:

Ngoài công ty, người phát hành trái phiếu còn có thể là chính quyền địa phương và Chính phủ Trung ương.

Trái chủ là người cho người phát hành vay và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.

Thu nhập của trái phiếu là khoản thu cố định, là tiền lãi của công ty và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Kỳ trả lãi, khoảng thời gian mà người vay trả tiền lãi cho người cho vay, thường là một hoặc hai năm một lần mặc dù lãi suất trái phiếu được xác định theo năm.

Vì trái phiếu là chứng khoáng nợ nên khi một công ty bị phá sản hoặc giải thể, thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho các trái chủ trước sau đó mới đến các cổ đông.

Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Dựa trên các đặc điểm của cả cổ phiếu và trái phiếu, có thể rút ra kết luận về sự khác biệt giữa chúng như sau:

Nếu với chứng chỉ góp vốn – cổ phiếu, người sở hữu trở thành cổ đông thì người sở hữu trái phiếu – chứng chỉ ghi nợ thì người sở hữu lại trở thành chủ nợ.

Cổ đông khi nắm trong tay cổ phiếu có quyển biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty trong khi trái chủ không có quyền đó.

Có thể nói Cổ phiếu mang tính rủi ro cao hơn trái phiếu vì nó gắn liền với kết quả sảnh xuất kinh doanh và sự tồn tại của công ty trong khi trái phiếu thì không. Trái chủ không phải lo lắng khi công ty phát hành trái phiếu bị phá sản bởi họ sẽ luôn nhận lại được khoản vay ban đầu.

Người sở hữu cổ phiếu phải chịu trách nhiệm vê các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

Người nắm giữ cổ phiếu không thể rút vốn trực tiếp trong khi những người nắm giữ trái phiếu có thể rút vốn khi đã đáo hạn.

Tuy nhiên, khác biệt rõ ràng nhất giữa cổ phiếu và trái phiếu chính là việc trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu nhưng không có chiều ngược lại.

Nhìn chung, trái phiếu – chứng khoáng nợ có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu – chứng khoáng vốn nên đây là loại chứng khoáng được các nhà đầu tư rất ưa chuộng.

Trái Phiếu Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Trái Phiếu Và Cổ Phiếu

Hầu hết ai cũng từng nghe qua về trái phiếu thế nhưng rất ít người có thể hiểu rõ ràng, chi tiết về loại hình kinh doanh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn hình thức đầu tư trái phiếu là gì cũng những thông tin khá hữu ích.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (CHỨNG KHOÁN NỢ). Hiểu theo nghĩa đơn giản thì trái phiếu là 1 khoản vay giữa nhà phát hành (người đi vay) với nhà đầu tư (người cho vay).

Mục đích của việc phát hành trái phiếu

Là một hình thức huy động vốn (vay nợ) của Chính Phủ và Doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề tài chính.

Là công cụ giúp Chính Phủ thực hiện chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ) nhằm giữ nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.

Tạo kênh đầu tư tương đối ổn định, hiệu quả cho nhà đầu tư.

Đặc điểm cơ bản

Chủ thể phát hành trái phiếu: Chính phủ Trung ương, Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty. Chính phủ khi cần huy động vốn cho ngân sách (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ) , doanh nghiệp khi huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh .

Người mua trái phiếu (trái chủ) chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty.

Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.

Đặc điểm của trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.

Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành: Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Và một điều hiển nhiên là rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu: Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn cóa thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.

Thời điểm đáo hạn: là ngày tháng cụ thể thực hiện khoản chi trả cuối cùng.

Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần.

Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp:

Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.

Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phá hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hội này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.

Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.

Chiết khấu và phụ trội trái phiếu chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đi vay bằng hình thức phát hành trái phiếu và tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận.

Chiết khấu và phụ trội trái phiếu được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. Sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã ghi nhận.

Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu.

Phân loại trái phiếu

Có nhiều cách phân loại trái phiếu, cụ thể như sau:

Trái phiếu phân loại theo người phát hành

Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.

Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.

Phân loại lợi tức trái phiếu

Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.

Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.

Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.

Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:

Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.

Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.

Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Lợi ích và rủi ro khi mua trái phiếu

Trái phiếu là công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, đặc biệt là trái phiếu chính phủ.

Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư trái phiếu là một cách an toàn để duy trì nguồn thu nhập thường xuyên.

Khi thị trường chứng khoán biến động, đầu tư trái phiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn vốn đầu tư và phân tán rủi ro.

Dù làm ăn kém hiệu quả, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.

Rủi ro do lãi suất thị trường: Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi lãi suất định kỳ của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn.

Rủi ro tín nhiệm: mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.

Rủi ro thanh khoản: khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.

Rủi ro khi TTCK sụt giá mạnh: thông thường, giá trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi TTCK sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi TTCK đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.

Rủi ro tái đầu tư : Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư như thế đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư.

Rủi ro do thu hồi Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư, có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”. Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống, nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt, vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.

Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.

Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó ăn mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.

Rủi ro về tỷ giá :Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.

Rủi ro thanh lý: hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro thanh lý ít quan trọng hơn.

Rủi ro do biến cố bất ngờ :Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ

Rủi ro tái thiết kết cấu :Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại thường là những chủ trái phiếu vì phải chịu đựng sự xuống giá thị trường đối với các trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ, tránh không gặp phải những rủi ro trên.

Sự khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu

Đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế chấp, thừa kế.

Có thể nhận lãi (cổ tức đối với cổ phiếu, trái tức đối với trái phiếu)

Là phương tiện thu hút vốn của nhà phát hành

Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu?

Đánh giá về cổ phiếu

Ưu điểm:

Nhận lãi từ hoạt động của doanh nghiệp mà không cần quản lý. Sở hữu cổ phiếu là sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty, có quyền hưởng cổ tức (tiền lãi hàng năm) mà không cần tham gia quản lý, giám sát thường xuyên.

Có quyền biểu quyết tham gia vào hoạt động của công ty.

Nhược điểm:

Cổ tức (tiền lãi hàng năm) được chia không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty;

Mua bán cổ phiếu phải thông qua sàn giao dịch (nếu công ty đã niêm yết) hoặc thông qua giao dịch thỏa thuận. Công ty sẽ không mua lại cổ phiếu, chỉ có thể bán cổ phiếu cho người khác.

Đánh giá về trái phiếu

Ưu điểm:

Lãi trái phiếu không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu.

Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, người sở hữu trái phiếu được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.

Đầu tư trái phiếu rủi ro không lớn, tiền lãi từ trái phiếu hàng năm là như nhau và sẽ nhận được tiền gốc vào năm đáo hạn trái phiếu.

Có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty.

Nhược điểm:

Không có quyền biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty;

Một rủi ro khác mà các nhà đầu tư trái phiếu phải đối mặt là rủi ro tái đầu tư – khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó.

Vậy nên đầu tư thứ nào?

Cổ phiếu và trái phiếu đều được mua bán trên thị trường chứng khoán và đều có rủi ro về giá do quy định cung cầu quyết định.

Cổ phiếu thường là công cụ đầu tư ngắn hạn, trái phiếu thì được nắm giữ trong thời gian lâu hơn. Lợi nhuận do cổ phiếu mang lại sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro.

Trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn vì lãi suất cố định và họ thường có lợi nhuận thấp hơn.

Do đó, việc nên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào khả năng tài chính, thời gian cần thu hồi vốn và mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

Đầu tư trái phiếu có thể tạo ra một dòng thu nhập cố định cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là loại hình an toàn, đặc biệt nếu bạn nắm vững những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm ra những nhân tố thị trường quen thuộc thì cũng có thể tìm ra được những loại trái phiếu mang lại lợi nhuận cao.

Trái Phiếu Là Gì? Phân Biệt Giữa Trái Phiếu Và Cổ Phiếu

Những điều cần biết về trái phiếu

Trái phiếu là gì?

Trước tiên, để có thể tìm hiểu kỹ, sâu hơn về trái phiếu cũng như đưa ra những nhân xét, phân biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu thì các bạn cần biết khái niệm cơ bản. Hiểu một cách đơn giản nhất thì trái phiếu chính là một loại giấy chứng nhận có chức năng xác định số tiền, tài sản mà người nợ cần phải trả cho người đang sở hữu tương ứng. Tất nhiên, số tiền cũng như thời gian, thời hạn cần thanh toán đều được quy định rõ.

Các đặc điểm cơ bản của trái phiếu

Nhìn chung, trái phiếu là một loại giấy chứng nhận đặc biệt, chính vì thế nên nó cũng có những đặc điểm hết sức riêng biệt, khác xa so với các loại chứng nhận thông thường. Theo quy định chung, chúng được phát hành bởi một doanh nghiệp được coi là trái phiếu doanh nghiệp và được phát hành bởi những tổ chức nhà nước được coi là trái phiếu chính phủ hoặc được gọi theo cách khác là công trái.

Về cơ bản, mọi cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ đều có quyền sở hữu các loại trái phiếu doanh nghiệp hoặc chính phủ. Thông thường, trên các tờ giấy này sẽ được điền đầy đủ thông tin của trái chủ – cũng tức là người, tổ chức đã phát hành trái phiếu đó. Tuy nhiên, theo quy định thì trái chủ không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào trong việc sử dụng nguồn vốn vay được và các nhà phát hành cần phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số nợ đối với người cho vay theo các hợp đồng trước đó.

Theo bản chất, trái phiếu thực tế là một loại giấy chứng nhận cho vay nợ, chính vì thế nên đối với những ai đang sở hữu trái phiếu doanh nghiệp thì có một nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đó chính là trường hợp các doanh nghiệp phá sản. Tất nhiên, trong trường hợp cụ thể này thì tất cả các cổ phần, tài sản của công ty đó sẽ được ưu tiên thanh toán trước cho những ai đang nắm giữ. Số tài sản, cổ phần còn lại sau khi thanh toán hết mới được chia lại cho các cổ đông của công ty đó.

Các loại trái phiếu cơ bản

Nhìn chung, có rất nhiều loại khác nhau và cũng có rất nhiều yếu tố giúp chúng ta có thể phân chia các loại khác nhau chẳng hạn như:

Đối tượng phát hành cũng là một trong những yếu tố cụ thể nhất để chúng ta có thể phân loại chúng. Về cơ bản thì chúng được chia thành hai loại đó là trái phiếu do chính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ phát hành và trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu chính phủ được phát hành với mục đích chính đó là huy động, tận dụng tối đa nguồn tiền dư thừa, nhàn rỗi trong nhân dân để sử dụng, tạo ra các giá trị thiết thực hơn. Nguồn tiền huy động được tư trái phiếu chính phủ sẽ được sử dụng cho các hoạt động chung của chính phủ như xây dựng, kiến thiết quốc gia.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại nợ do các doanh nghiệp, công ty và tổ chức tư nhân phát hành. Về cơ bản thì giấy nợ doanh nghiệp cũng được sử dụng trên nguyên tắc tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của người dân, tuy nhiên mục đích chủ yếu được sử dụng đó là thực hiện các hoạt động, dự án của doanh nghiệp.

Một trong những cách cơ bản nhất để phân biệt đó chính là lợi tức. Theo cách phân loại này, chúng ta sẽ có 3 loại giấy nợ sau:

Loại cố định lãi suất, loại này có lãi suất nhất định theo một tỷ lệ nào đó được ghi theo hợp động có sẵn.

Có lãi suất thay đổi, biến động. Nguồn lãi suất của trái phiếu này không cố định mà được tính theo một hệ tham chiếu khác, tùy theo tình hình thay đổi của hệ tham chiếu đó mà lãi suất sẽ thay đổi theo.

Cuối cùng, mọi người cũng có thể mua loại không có lãi suất, tức là sở hữu loại này không mang tới cho chúng ta một nguồn lãi suất trực tiếp nào nhưng bù lại thì người sở hữu sẽ nhận được những ưu đãi riêng biệt trong quá trình mua các đợt sau đó.

Bên cạnh hai cách phân chia trên, chúng ta còn có thể phân loại chúng theo các nguyên tắc khác như hình thức và tính chất… Tuy nhiên, phân loại theo lợi tức và đối tượng phát hành vẫn là hai các cơ bản nhất.

Phân biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu.

Tổng quan về trái phiếu và cổ phiếu.

Để có thể phân biệt một cách rõ ràng giữa hai thì đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về hai khái niệm này.

Bên cạnh đó, cổ phiếu lại là một hình thức xác nhận lợi ích, quyền lợi cảu người sử hữu cổ phiếu đối với tổ chức phát hành ra cổ phiếu đó. Do đó, người sở hữu cổ phiếu sẽ có quyền, lợi ích nhất định đối với tổ chức phát hành hoặc các công ty, doanh nghiệp. Vì thế, lợi ích thu được từ cổ phiếu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp.

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu.

Các đặc điểm giống và khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu

Trên thực tế, cả hai có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên thì cả hai đều có những điểm giống và khác nhau, điều này khiến cho không ít người thường xuyên mắc sai lầm trong việc phân biệt chúng.

Các đặc điểm giống nhau của hai loại giấy này:

– C ả hai đều được coi là các phương tiện giúp các đơn vị, tổ chức phát hành thu hút nguồn vốn một cách hiệu quả, hợp pháp.

– Cả hai đều thể hiện thông qua các hình thức như chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán.

Ngoài ra, để có thể phân biệt một cách rõ ràng giữa thì chúng ta cần dựa vào những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Về cơ bản, đầu tư trái phiếu và cổ phiếu hiện nay đang là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người bởi lợi nhuận cũng như sự an toàn mà nó mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế thì cả hai luôn có những sự khác biệt vô cùng rõ ràng mà mọi người cần biết cách phân biệt trước khi tiến hành đầu tư.