Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Word Và Powerpoint / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Sự Khác Nhau Giữa Notepad, Wordpad Và Word

Trên hệ điều hành Windows có rất nhiều công cụ soạn thảo khác nhau cho người sử dụng. Thế nhưng không hẳn ai cũng biết được hết các công cụ soản thảo đó trên Windows. Ba công cụ soản thảo chính trên Windows đó là NotePad, WordPad và Word. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu các bạn về WordPad và sự khác nhau giữ Notepad, WordPad và Word.

WordPad là một phần mềm soạn thảo trên máy tính đã được đưa vào Windows từ những phiên bản Windows 95 đã rất lâu đời. Thế nhưng mọi người thường nghe về NotePad nhiều hơn chứ mấy khi nghe tới WordPad. WordPad được tích hợp thêm nhiều tính năng hơn và hướng tới là một phần mềm xử lý văn bản thay vì là soạn thảo văn bản. WordPad có phần giao diện tương đối giống với Microsoft Word với các thanh công cụ nằm phía trên cho người sử dụng tùy chọn.

Một điểm nổi bật trên WordPad đó chính là hoàn toàn miễn phí trên Windows cho mọi người sử dụng mà không cần cung cấp thêm bất kì khoản chi phí nào hết. Nếu như các bạn là một người eo hẹp về kinh phí thì có lẽ WordPad sẽ rất phù hợp với các bạn mặc dù bộ công cụ không được đa dạng cho lắm.

WordPad có một tính năng khá hay đó chính là cung cấp được các loại định dạng khi lưu file. Khi WordPad lưu file thì mặc định sẽ là RTF (Rich Text Format). Đây là một chuẩn để lưu văn bản thông dụng có chứa các định dạng như: bôi đen, in đậm, in nghiêng, dấu đầu dòng, phông chữ…. (điều mà Notepad không thể có). Nếu như các bạn muốn chia sẻ file của WordPad thì các bạn cũng có thể lưu dưới dạng Docx của Microsoft Word cũng được.

2. Notepad là gì?

NotePad được ra đời trước khi có Windows. Khi Windows ra đời thì Microsoft cũng tích hợp sẵn cả NotePad vào luôn cho người sử dụng. NotePad mang trong mình nhiệm vụ đó là công cụ soạn thảo (Khác với Word và WordPad là công cụ soạn thảo – chỉnh sửa văn bản). Như vậy là NotePad sơ khai hơn rất nhiều và chủ yếu chỉ tập trung vào soạn thảo. NotePad không có nhiều lựa chọn cho người sử dụng như: In đậm, in nghiêng, chèn ảnh, đánh dấu dòng, căn chỉnh,…. Nói như vậy chắc hẳn các bạn biết NotePad không khác gì ghi chú, chỉ có đánh được chữ mà thôi.

3. Word là gì?

Word là con cưng của Microsoft sinh ra trong bộ Microsoft Office. Word là một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với những người soạn thảo – chỉnh sửa văn bản. Được ra đời sau, được đầu tư nhiều hơn và đặc biệt là kinh doanh thương mại nên Word hoàn chỉnh hơn rất nhiều và có hiệu quả cao. Điển hình đó là hàng loạt các tính năng hiện đại như: căn chỉnh, nhận xét, sửa lỗi, chính tả,… những điều đó đã làm Word trở thành công cụ “thần thành” với dân văn phòng.

4. So sánh sự khác nhau giữa Notepad, WordPad và Word

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể hiểu được răng. Microsoft tạo ra NotePad chủ yếu là để dành cho lập trình viên hoặc người sử dụng máy tính muốn can thiệp vào hệ thống máy tính của mình để chỉnh sửa các file .txt. Còn đối với WordPad thì Microsoft muốn đem đến cho người sử dụng công cụ soạn thảo – chỉnh sửa văn bản cơ bản miễn phí cho người sử dụng nếu chưa đủ điều kiện mua phiên bản Microsoft Word. Còn đối với Microsoft Word là sản phẩm thương mại, kinh doanh nên đây sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, tính năng xứng đáng với người sử dụng khi bỏ ra.

So Sánh Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Tài Chính Và Kế Toán

Rất nhiều bạn ra trường và đi làm kế toàn nhiều năm nhưng vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa kế toàn và tài chính. Hôm này mình sẽ trình bày những điểm giống và khác nhau giữa tài chính và kế toán để các bạn tham khảo.Kế toán và tài chính là hai hình thức quản lý tiền của hoạt động kinh doanh nhưng chúng được sử dụng với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau. Một trong những cách để phân biệt kế toàn và tài chính là hình dung kế toán là một phần của tài chính và tài chính có phạm vi rộng hơn bao hàm kế toán nhiều.

– Kế toán là một phần thiết yếu của tài chính. Nó là một chức năng phụ của tài chính. Kế toán cung cấp thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp.

– Sản phẩm cuối cùng của kế toán bao gồm các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dòng tiền…

– Các dữ liệu lưu giữ trong các tờ khai và báo cáo giúp cho giám đốc tài chính phân tích các hoạt động trước đây và khuynh hướng tương lai của công ty đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý nhất định, chẳng hạn như thanh toán các khoản thuế và nhiều việc khác nữa. Do đó, trong thực tế kế toán và tài chính có mối quan hệ rất chặt chẽ

– Một khác biệt đó là việc sử dụng nguồn vốn và khác biệt còn lại là việc đưa ra quyết định. Trong kế toán, hệ thống của việc xác định quỹ; đó là, thu nhập và chi phí, dựa trên hệ thống tích lũy. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm bán hàng chứ không phải lúc thu về. Chi phí được ghi nhận ngay khi phát sinh chứ không phải khi thanh toán. Tuy nhiên, trong tài chính, hệ thống xác định quỹ được dựa trên vòng quay của tiền mặt. Doanh thu được ghi nhận trong quá trình nhận tiền mặt thực tế theo dòng chảy vào của tiền mặt và các khoản chi phí được ghi nhận khi thanh toán thực sự được thực hiện như trong dòng chảy ra của tiền mặt.

Vì thế, trong một ý nghĩa nào đó, tài chính bắt đầu nơi kế toán kết thúc.

So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Giày Tây

Cuộc sống hiện đại, mọi thứ dần trở yêu cầu một chuẩn mực, với một set đồ hoàn chỉnh bao gồm nhiều hơn một chiếc áo, một chiếc quần, mà còn bao gồm một mái tóc, một chiếc thắt lưng, một đôi giày chất lượng. Giày chất lượng có thể đánh giá dựa vào độ bền, giá thành cho thương hiệu uy tín và độ phù hợp của nó với mục đích sử dụng.

Và trang phục giúp định vị đẳng cấp và địa vị xã hội và tính cách của bạn. Bên cạnh quần áo, trang sức thì đôi giày bạn mang cũng phần nào nói lên giá trị bên trong con người của bạn. Chỉ cần nhìn vào đôi giày, bạn sẽ thấy được chủ nhân sở hữu đôi giày đó là người nào. Là một người có cá tính mạnh, bạn thích tự làm mới bản thân, thay đổi giúp bạn trở nên cá tính hơn.

Trong thị trường nhu cầu giày nam, thị trường giày tây, giày công sở được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn cả. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa phân biệt được giày tây và giày công sở khác nhau, giống nhau ở chỗ nào. Bài viết hôm nay, tôi sẽ giúp bạn phân biêt được giày tây và giày công sở.

Điểm giống nhau giữa giày tây và giày công sở như là:

Giày tây và giày công sở giống nhau ở một số điểm như: kiểu dáng, mẫu mã, ưu điểm đem đến cho người sử dụng,

Về kiểu dáng: giày tây và gìay công sở đều là những mẫu giày có kiểu dáng ôm chân đem đến sự sang trọng, lịch lãm cho người sử dụng.

Mẫu mã: các hãng giày được sản xuất rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau.

Ưu điểm mà giày tây và giày công sở đều đem đến cho người sử dụng như là: êm chân, thoải mái và độ bền cao.

Một số điểm khác nhau giữa giày tây và giày công sở như là:

Phong cách mix đồ: giày tây được mix với nhiều loại trang phục như quần bò, quần ngố, quần tây, quần thụng, áo phông, áo sơ mi, áo khoác,… Trong khi đó, giày công sở lại được kết hợp với quần áo vest, những trang phục lịch sự.

Hoàn cảnh sử dụng : giày tây thường được phối đồ, mix đồ với rất nhiều loại trang phục khác nhau sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như đi chơi, đi làm, đi học, đi du lịch,… Còn giày công sở là kiểu giày được sử dụng dành cho những quý ông công sở, chuyên sử dụng cho công cuộc đi làm, họp hành, gặp đối tác.

Kiêu mẫu: giày tây có mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú hơn giày công sở.

Với một vài dấu hiệu phân biệt như trên, chắc chắn bạn đã biết nên chọn những đôi giày tây nam, giày công sở như thế nào để cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau rồi đúng không nào.

Đặc biệt hơn nữa, khi đến với chúng tôi, các bạn sẽ được tư vấn lựa chọn những đôi giày chất lượng nhất với gía thành rẻ nhất, hợp thời nhất, đảm bảo sẽ giúp bạn trở thành những quý ông vô cùng lịch lãm với giày công sở và đa phong cách với giày tây.

Bạn Muốn Biết Sự Khác Nhau Và Giống Nhau Giữa Công Chức Và Viên Chức?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, khác với lao động của công chức mang tính chất quyền lực công.

Còn đơn vị sự nghiệp công lập, đó là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.

Về tuyển dụng

Về căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Còn theo Luật Viên chức thì việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Về hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Và sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng.

Trong khi đó, theo Luật Cán bộ, công chức, hình thức tuyển dụng công chức được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển). Và sau khi có Quyết định tuyển dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chức chỉ thực hiện việc tập sự theo nội dung Quyết định tuyển dụng nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của công chức theo quy định.

Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ví dụ viên chức ngạch giảng viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp… Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét.

Về điều kiện tham gia dự tuyển: Tiêu chuẩn chung cho người tham gia dự tuyển của công chức và viên chức là có quốc tịch Việt Nam, có đơn đăng ký dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đối với công chức thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên còn đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

Nơi làm việc: Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… còn công chức làm việc trong các cơ quan: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội….

Viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi phục; khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do những lý do bất khả kháng…. Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức và buộc thôi việc” (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như công chức).

Lê Văn Tư, sưu tầm.