So Sánh Window 7 Và Window 10 / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

So Sánh Windows 7 Và Windows 10

Tương tự các phiên bản trước như Windows XP và Windows 98, Windows 7 có giao diện người dùng quen thuộc, đơn giản và dễ hiểu. Bạn chỉ cần nhấn vào nút Start là đã có thể tìm kiếm được các chương trình, thậm chí là truy cập máy in hoặc các cài đặt và trình điều khiển. Nhìn chung, thiết kế này không gây bất cứ cản trở nào cho người dùng trong việc sử dụng.

Trong khi đó, Windows 10 lại được bổ sung thêm khả năng thay đổi màu sắc và tùy chỉnh các thành phần trong menu Start. Phiên bản hệ điều hành này cũng được tích hợp tính năng Live Tiles tương tự trên Windows 8. Ngoài ra, bên cạnh việc có thể được cài đặt trực tiếp dưới dạng tệp .exe, một số ứng dụng trong Windows 10 còn được tải xuống thông qua một nền tảng được gọi là Microsoft Store.

Giống như App Store trên iPhone, bạn có thể tải xuống Instagram, Twitter, Facebook, Netflix và nhiều hơn thế nữa cho PC từ Microsoft Store. Điều này giúp cho việc truy cập một số dịch vụ phổ biến nhanh và dễ dàng hơn, đồng thời tối ưu hóa hơn cho các thiết bị màn hình cảm ứng. Đó là điều mà Windows 7 không thể làm được.

2. Các tính năng: Thông báo, tìm kiếm, trợ lí ảo Cortana

Windows 10 có một trung tâm thông báo chuyên dụng được gọi là Action Center. Nếu ở trên Windows 7, các thông báo thường xuất hiện trên thanh tác vụ thì với Windows 10, chúng sẽ đặt trong một khu vực được sắp xếp gọn gàng và rõ ràng.

Action Center trong Windows 10 sẽ hiển thị thông báo về thông tin hệ thống và email quan trọng, đồng thời cho phép bật/tắt nhanh để tăng độ sáng màn hình, chia sẻ tệp, cài đặt mạng,…

Sự khác biệt quan trọng khác giữa Windows 7 và Windows 10 là việc bổ sung trợ lí ảo Cortana. Trợ lý này có thể hỗ trợ bạn trong một số tác vụ nhất định như theo dõi tỉ số trận đấu, thời tiết và gửi email,… Cortana cũng được tích hợp trong trình duyệt web Microsoft Edge độc quyền trên Windows 10.

Đối với tính năng tìm kiếm, Cortana cũng được tích hợp vào công cụ Search trên Windows 10. Tuy nhiên Microsoft đang tách dần trợ lí này ra, làm cho Search trên Windows 10 có phần giống với Windows 7 nhưng có khả năng tìm kiếm mạnh mẽ hơn.

3. Hỗ trợ và bảo mật

Theo các nguồn tin gần đây, Microsoft sẽ ngưng hỗ trợ cho Windows 7 sau khoảng một năm nữa. Điều đó có nghĩa là việc nâng cấp Windows 10 là cách tốt nhất để đảm bảo thiết bị của bạn được an toàn trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ virus.

Microsoft thường cung cấp các bản cập nhật lớn cho Windows 10 khoảng hai lần một năm với các bản vá bảo mật. Trong vài năm qua, Windows 10 đã nhận được các tính năng mới như khả năng đồng bộ hóa các hoạt động của bạn trên các thiết bị với Windows, tiếp tục sử dụng các hoạt động trên điện thoại Android bằng PC.

4. Khả năng tương thích và chơi game

Windows 7 được đánh giá là có khả năng tương thích ứng dụng tốt hơn so với Windows 10. Các ứng dụng phổ biến như Photoshop, Google Chrome,… có thể hoạt động trên cả Windows 10 và Windows 7, tuy nhiên một số phần mềm cũ của bên thứ ba lại hoạt động tốt hơn trên hệ điều hành cũ.

Microsoft đang thực hiện một số biện pháp để loại bỏ khả năng tương thích trong Windows 7. Ví dụ, phần mềm Office 2019 mới của hãng sẽ không hoạt động trên Windows 7. Chúng ta cũng gần như không thể tìm thấy một máy tính xách tay Windows 7 mới vào năm 2019.

Đối với việc chơi game, Windows 10 hỗ trợ tác vụ này tốt hơn với công cụ Xbox, cho phép bạn truyền phát nội dung từ Xbox One sang PC, đồng thời bạn có thể tìm thấy các trò chơi phổ biến của Microsoft như Forza 7 hoặc State of Decay để tải xuống ngay trong Microsoft Store trên Windows 10.

Ngoài ra, Windows 10 còn hỗ trợ DirectX 12, công nghệ giúp hiển thị video và âm thanh trong Windows 10 giúp trải nghiệm tựa game mới hơn.

Tagged Windows 10Windows 7

So Sánh Hiệu Năng Giữa Windows 10, Windows 8.1 Và Windows 7 (P1)

Ngay từ những phiên bản thử nghiệm, Windows 10 cho thấy được một hiệu suất làm việc tương đối nhanh và ổn định. Bản thân phiên bản đó cũng đã được so sánh với Windows 8.1 và Windows 7, song, kết quả cho ra không thực sự chính xác bởi nhiều chuyên gia cho rằng cần phải chờ đợi bản chính thức được ra mắt.

Cho đến thời điểm này, Windows 10 đã xuất hiện trên thị trường với 1 bản cập nhật lớn, cải thiện về hiệu năng, khả năng bảo mật cũng như vá các lỗi còn tồn tại. Trang Techspot đã thực hiện so sánh giữa ba nền tảng máy tính phổ biến nhất hiện nay.

Các bài thử nghiệm bao gồm thời gian khởi động, tắt máy, sao chép tập tin, encoding, chơi game và một số phần mềm benchmark tổng hợp. Để đảm bảo tính khách quan cũng như công bằng, tất cả các bài thử nghiệm được thực hiện trên một cấu hình hệ thống và điểm khác biệt duy nhất chính là hệ điều hành.

Thời gian khởi động, sleep và hibernate

Techspot sử dụng BootRacer để có thể đo thời gian Windows khởi động. Windows 8.1 dẫn đầu với 4 giây, tiếp đó là Windows 7 với 5 giây và cuối cùng là Windows 10 với 6 giây.

Tiếp theo là khả năng phục hồi lại trạng thái hoạt động sau khi đã hệ thống đã “ngủ” một thời gian dài. Ở bài thử nghiệm này, Windows 10 thể hiện tốt hơn với 10s, Windows 8.1 là 12s, còn sự thất vọng mang tên Windows 7 với 17s.

Cuối cùng là thử nghiệm thức dậy sau trạng thái “ngủ đông” (Hibernation). Windows 10 chỉ mất 21s, Windows 8.1 mất 23s và Windows 7 là 27s.

Các ứng dụng benchmark tiêu chuẩn

Cinebench R15

Cinebench R15 thường có biên độ lỗi khoảng 5%, mặc dù tác động này không đáng kể trên các nền tảng khác nhau. Dựa trên kết quả, Windows 10 nhanh hơn 7% so với Windows 7 và chỉ 2% so với Windows 8.1.

Futuremark PCMark 7

Điều bất ngờ đã xảy ra khi đo tổng thể hệ thống bằng PCMark 7 khi Windows 10 dẫn đầu với số điểm vượt trội 7101, nhiều hơn 600 điểm so với Windows 8.1. Trong khi đó điểm số Windows 7 tỏ ra ngang ngửa với Windows 8.1, mức chênh lệch chỉ 100 điểm mà thôi.

Ngoài ra việc phát và giải mã video trên Windows 10 có hiệu suất cao hơn rất nhiều so với thế hệ cụ. Tốc độ nhanh gần gấp 2 lần.

3D Particle Movement

Ở bài thử nghiệm này, cả ba đều cho ra kết quả khá tương đồng và sự chênh lệch không thực sự đáng kể.

Hiệu suất ứng dụng

Windows 10 cung cấp hiệu suất tương đương với Windows 7 trong Exel 2013, trong khi đó Windows 8.1 lại tỏ ra “đuối” hơn một chút.

Trình duyệt Firefox chạy chậm hơn trong Windows 10 khi so sánh với hai nền tảng đi trước, chậm hơn khoảng 7%.

Windows 10 và Windows 8.1 lại chậm hơn Windows 7 khi sử dụng Google Chrome

Trình duyệt Edge đã cho thấy sức mạnh của mình nhờ rất nhiều thay đổi so với Internet Explorer 11.

Hiệu suất đơn luồng và đa luồng trên Windows 10 đều kém hơn Win 8.1 và Win7

Hiệu suất sử dụng Photoshop CC tốt nhất với Windows 8.1, trong khi đó Windows 7 tương đồng với Windows 10.

Hiệu suất sử dụng Illustrator CC là ngang bằng giữa ba nền tảng.

Cũng giống như WinRAR, hiệu suất dụng 7-zip trên Windows 10 chậm hơn so với 8.1 và 7

Microsoft đã thực sự thành công với Windows 10?

(Techz.vn) 25 triệu người dùng là con số đầy “triển vọng” mà Microsoft đạt được sau hơn một tuần ra mắt phiên bản Windows 10 chính thức.rn

So Sánh Windows 10 Home Với Windows 10 Pro, Windows 10 Single Language (Sl)

Nếu như Windows 10 Home phổ biến, dành cho phần đông người sử dụng thì Windows 10 Pro chủ yếu sự dụng trong doanh nghiệp. Bên cạnh 2 phiên bản trên, Microsoft còn có các phiên bản cao cấp hơn cho doanh nghiệp như Windows 10 Enterprise, Windows 10 Pro for Workstation.

So sánh Windows 10 Home và Windows 10 Pro

Trong bài viết này, tôi tập trung so sánh sự khác biệt giữa Windows 10 Home vs Windows 10 Pro.

Sự khác biệt thì nhiều nếu xét từng tính năng. Tuy nhiên, phía người dùng cần lưu ý 4 tính năng khác biệt chính Windows 10 Pro có trong khi Windows 10 Home không hỗ trợ.

1.Truy cập mạng nội bộ (Join Domain).

Tính năng giúp máy tính truy cập mạng nội bộ – Join domain của Công ty hoặc Trường học. Nếu người dùng cần tính năng này thì họ cần sử dụng Windows 10 Pro để truy cập tài nguyên và dữ liệu của Công ty ở bất kỳ đâu. Chỉ cần kết nối Internet là có thể truy cập, mà Công ty vẫn đảm bảo được vấn để bảo mật và quản lý được,

2. BitLocker (mã hóa dữ liệu).

Khả năng mã hóa dữ liệu Bitlocker theo một phân vùng hay cả ổ cứng, thậm chí cả ổ Flash USB. Tính năng mã hóa cao cấp này giúp người dùng hoàn toàn yên tâm về dữ liệu của mình lưu trữ trong trường hợp thiết bị có bị đánh cắp.

Hiện khả năng giải mã nếu không có KEY Bitlocker vẫn là bất khả thi.

3. Remote Desktop.

Với tính năng Remote Desktop – Truy cập, điều khiển máy tính từ xa, các nhà quản trị IT có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống IT của Công ty để quản trị từ xa mà vẫn đảm bảo vấn đề bảo mật.

4. Tạo máy ảo với Hyper-V:

Trên Windows 10 Pro còn hỗ trợ tính năng tạo máy ảo Hyper-V. Bạn tham khảo cụ thể về Tạo máy ảo với Hyper . Và cách bật Hyper-V trên Windows 10 Pro

Ngoài ra sự khác biệt giữa bản Windows 10 Pro với Home còn là các tính năng cao cấp khác về khả năng bảo mật và hỗ trợ cho Doanh nghiệp.

Windows 10 Single Language là gì?

Ở thị trường Việt Nam, với các máy tính cài đặt sẵn Windows 10, người dùng còn thấy một bản là Windows 10 Single Language (Windows 10 SL). Windows 10 SL không phải là một phiên bản của Windows 10, đơn giản chỉ là một bản rút gọn của Windows 10 Home dành riêng cho các thị trường mới như Việt Nam.

Khác biệt chính giữa Windows 10 Home đầy đủ với Windows 10 Single Language là khả năng chuyển đổi ngôn ngữ.

Nếu như Windows 10 Home, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ trong cài đặt. Windows 10 Single Language không thể chuyển đổi. Người dùng chỉ được chọn Ngôn ngữ mặc định khi lần đặt khởi chạy máy tính đã cài sẵn.

Nếu bạn muốn cài đặt Tiếng Việt cho Windows 10 Single Lanuage, tham khải TẠI ĐÂY.

Còn lại, tất cả các tính năng tuyệt vời trên Windows 10 Home thì Windows 10 Single Language đều hỗ trợ.

So Sánh Các Phiên Bản Windows 7

Windows 7 Starter

Windows 7 Starter là bản Windows 7 có ít tính năng nhất. Nó chỉ có bản 32bit và không có Windows Aero. Hình nền desktop không thể thay đổi hay tùy chỉnh. Microsoft ban đầu dự định giới hạn người dùng phiên bản này chỉ được chạy 3 ứng dụng đồng thời, sau đó giới hạn này đã bị loại bỏ. Windows 7 Starter được cài đặt sẵn trên máy tính, đặc biệt là netbook, máy tính bảng của Windows thông qua các nhà sản xuất máy tính sử dụng giấy phép OEM.

Tính năng chính của Windows 7 Starter:

– Tính tương thích của các ứng dụng và thiết bị rộng rãi – An toàn, đáng tin cậy và được hỗ trợ – Home Group giúp dễ dàng chia sẻ các tài liệu, văn bản và máy in qua nhiều máy tính trong văn phòng mà không cần domain. – Cải tiến thanh taskbar và Jump Lists

Windows 7 Home Basic

Windows 7 Home Basic có mặt tại hơn 141 quốc gia. Nó có vài tùy chọn Windows Aero và một số tính năng mới. Home Basic là phiên bản đặc biệt, phát hành cho những quốc gia mới nổi, do đó, nó cùng với một số phiên bản khác được bán ở các thị trường này bị giới hạn kích hoạt về mặt địa lý, nghĩa là, người dùng phải kích hoạt Windows trong một khu vực hoặc quốc gia nhất định.

Tính năng chính của Windows 7 Home Basic:

– Tất cả các chức năng kể trên trong ấn bản Starter. – Chế độ xem trước ‘Live thumbnail’ và nâng cao trải nghiệm hình ảnh. – Hỗ trợ mạng nâng cao (đặc biệt là mạng không dây ad-hoc và chia sẻ kết nối internet) – Mobility Center cũng có trong ấn bản này.

Windows 7 Home Premium

Phiên bản này có các tính năng nhằm vào phân khúc người dùng sử dụng máy tính tại nhà, như Windows Media Center, Windows Aero và hỗ trợ đa chạm. Nó bao gồm cả hai phiên bản là 32bit và 64bit.

Tính năng chính của Windows 7 Home Premium:

– Tất cả các chức năng kể trên của Starter và Home Basic – Aero Glass và điều hướng cửa sổ nâng cao – Thực hiện kết nối và chia sẻ cho tất cả các máy tính và thiết bị một cách dễ dàng. – Cải tiến hỗ trợ định dạng media, – Cảm ứng đa điểm và cải tiến sự nhận dạng viết tay.

Windows 7 Professional

Windows 7 Professional là phiên bản dành cho những người thường xuyên làm việc với máy tính, người dùng doanh nghiệp nhỏ và các trường học. Nó bao gồm tất cả tính năng của Windows 7 Home Premium và thêm khả năng tham gia vào một Windows Server domain. Hỗ trợ RAM lên tới 192GB, có thể hoạt động như một máy chủ điều khiển từ xa, sao lưu vào một vị trí trên mạng, Encrypting File System, Presentation Mode, Software Restriction Policies, chế độ Windows XP và có cả bản 32bit, 64bit.

Tính năng chính của Windows 7 Professional:

– Tất cả các chức năng kể trên trong Starter, Home Basic và Home Premium – Domain Join tạo ra sự đơn giản và bảo mật cho mạng máy chủ. – Hệ thống file mã hóa (EFS) bảo vệ dữ liệu với khả năng sao lưu mạng nâng cao. – Location Aware Printing giúp tìm kiếm đúng máy in khi di chuyển giữa văn phòng và nhà ở.

Windows 7 Enterprise

Phiên bản Windows 7 này nhắm đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, nó được bán thông qua việc cấp phép cho các công ty có hợp đồng bảo hành phần mềm với Microsoft. Windows 7 Enterprise bổ sung thêm các tính năng như: gói Multilingual User Interface (MUI), BitLocker Drive Encryption, hỗ trợ ứng dụng UNIX. Phiên bản này không bán lẻ cho người dùng thông thường, mà được phân phối qua Microsoft Software Assurance và được kích hoạt bằng VLK.

Tính năng chính của Windows 7 Enterprise:

– Tất cả các chức năng kể trên trong Starter, Home Basic, Home Premium và Professional. – BitLocker bảo vệ dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ di động (như USB) – DirectAccess liên kết các người dùng đến các tài nguyên dùng chung mà không có một mạng riêng ảo (VPN). – BranchCache giúp việc mở các file và trang Web từ một chi nhánh văn phòng nhanh hơn. – AppLocker dễ dàng giới hạn các phần mềm trái phép và cho phép bảo mật tuyệt vời hơn.

Windows 7 Ultimate

Windows 7 Ultimate có tính năng tương tự như Enterprise nhưng nó có sẵn cho người dùng cá nhân. Khi dùng các bản như Home Premium hay Pro, người dùng có thể nâng cấp lên Windows 7 Ultimate thông qua Windows Anytime Upgrade. Phiên bản này không đi kèm thêm tính năng Windows Ultimate Extras hay bất kỳ tính năng độc quyền nào khác.

Lời cuối

Với bài viết này, hi vọng các bạn sẽ tìm thấy được các thông tin bổ ích về các phiên bản của Windows 7 và sự khác nhau giữa các ấn bản của nó.