So Sánh Sinh Vật Nhân Sơ Và Sinh Vật Nhân Thực / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phiên Mã Ở Sinh Vật Nhân Sơ Và Sinh Vật Nhân Thực

Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn.

1. Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ:

Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc.

Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN (gen) được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.

+ Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G)

+ Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch khuôn. Hai mạch ADN liên kết lại với nhau.

+ Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các ribonucleotit trên mạch mARN.

+ Cơ chế tổng hợp tARN và rARN cũng tương tự như ở mARN. Tuy nhiên, sợi pôliribonucleotit của tARN và rARN sau khi được tổng hợp xong sẽ hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành phân tử ARN hoàn chỉnh.

2. Phiên mã ở sinh vật nhân thực.

Phiên mã ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với phiên mã ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên nó cũng có những khác biệt cơ bản:

– Mỗi quá trình tạo ra mARN, tARN và rARN đều có enzim ARN-pôlimeraza riêng xúc tác.

– Phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxon (mang thông tin mã hóa axit amin) và intron (không mang thông tin mã hóa axit amin).Các intron được loại bỏ để tạo ra mARN trưởng thành chỉ gồm các êxon tham gia quá trình dịch mã.

So Sánh Tế Bào Nhân Sơ Và Nhân Thực

Số lượt đọc bài viết: 31.379

Sinh vật nhân sơ được biết đến có 3 vùng cấu trúc chính, bao gồm: Các protein bám trên bề mặt tế bào như Tiên mao (flagella), tiên mao, hay lông nhung (pili). Vỏ tế bào bao gồm capsule, màng sinh chất và thành tế bào. Vùng tế bào chất có chứa ADN genome, các thể vẩn (inclusion body) và các ribosome.

Phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào chính là tế bào chất của sinh vật nhân sơ. Có chức năng khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào.

Lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh chính là màng sinh chất. Màng sinh học hay còn gọi là thấm có chọn lọc này có tính bán thấm. Một phần gấp nếp của màng sinh chất được gọi là mesosome. Mesosome có chức năng hô hấp hiếu khí vì có màng enzyme hô hấp, đây cũng là là điểm đính của ADN vùng nhân khi xảy ra phân bào.

Ngoài Mycoplasma, Thermoplasma (archaea), và Planctomycetales thì hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào. Chúng hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan. Trong môi trường nhược trương thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng nhờ không bị tác động của áp suất thẩm thấu.

Trừ vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử ADN trần dạng vòng. Rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào chính là vỏ nhầy capsule. Plasmid có dạng vòng nhưng nhỏ hơn ADN nhiễm sắc thể được gọi là cấu trúc ADN ngoài nhiễm sắc thể.

Trước khi đến với so sánh tế bào nhân sơ và nhân thực chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về tế bào nhân thực là gì. Tế bào nhân thực hay còn được gọi là sinh vật nhân thực. Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật điển hình, sinh vật nhân chuẩn, sinh vật có nhân chính thức.

Sinh vật nhân thực là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp. Sinh vật nhân thực gồm nấm, thực vật và động vật. Hầu hết sinh vật nhân thực đều là sinh vật đa bào. Sinh vật nhân thực thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực và có cùng một nguồn gốc.

Sinh vật nhân thực thường lớn gấp khoảng 1000 lần về thể tích do đó gấp 10 lần về kích thước so với sinh vật nhân sơ. Tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ để trao đổi chất riêng biệt do các lớp màng tế bào thực hiện hoạt động. Tế bào nhân thực hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử ADN của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực có các các bào quan có cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các chức năng nhất định.

Tế bào chất của sinh vật nhân thực thường có các ribosome bám trên màng lưới nội chất. Không phải sinh vật nhân thực nào cũng có thành tế bào. Cấu trúc màng tế bào của tế bào nhân thực tương tự như ở sinh vật nhân sơ chỉ khác nhau ở một vài điểm nhỏ.

Trong tế bào sinh vật nhân thực vật chất di truyền thường gồm một hoặc một số phân tử ADN mạch thẳng. Cấu trúc nhiễm sắc thể được cô đặc bởi các protein histon. Lớp màng nhân bao bọc sẽ lưu giữ mọi phân tử ADN trong nhân tế bào. Đối với một số bào quan của sinh vật nhân thực sẽ có chứa ADN riêng. Nhờ tiên mao hoặc tiêm mao một vài tế bào sinh vật nhân thực có thể di chuyển.

So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực – Sự khác nhau

Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng.

Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm. Có cấu tạo tế bào phức tạp, ADN được tạo thành từ ADN + Histon sinh ra nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Có nhân điển hình với màng nhân và trong nhân có tế bào chứa ADN.

Tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan đơn giản. Riboxom của tế bào nhân sơ cũng nhỏ hơn. Tế bào nhân sơ phân bào bằng phương thức đơn giản đó là phân đôi tế bào. Tế bào này cũng không có nguyên phân hay giảm phân. Có cả phần lông và roi chứa hạch nhân và chất nhiễm sắc thể.

Tế bào nhân thực gồm các tế bào chất được phân thành vùng chứa các bào quan phức tạp như: ti thể, mạng lưới nội chất, trung thể, lạp thể, lizôxôm, riboxom, thể golgi, peroxisome, t… Ribôxôm của tế bào nhân thực cũng lớn hơn. Về phương thức phân bào phức tạp với bộ máy phân bào gồm nguyên phân và giảm phân. Tế bào nhân sơ cũng có lông và roi cấu tạo theo kiểu 9+2. Tế bào nhân thực có khung tế bào, hệ thống nội màng và màng nhân.

Đây đều là tế bào nhân trong cơ thể.

Tu khoa lien quan:

so sánh tế bào động vật và tế bào thực vật

sự giống nhau giữa tế bào nhân sơ và nhân thực

tế bào nhân sơ có ưu thế gì so với tế bào nhân thực

so sánh vật chất di truyền của nhân sơ và nhân thực

so sánh gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

so sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực

Please follow and like us:

So Sánh Tế Bào Nhân Thực Và Tế Bào Nhân Sơ

Tế bào nhân thực

Đặc điểm: – Tế bào nhân thực có kích thước lớn – Có thành tế bào bằng Xenlulô.zơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật) – Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng – Nhân: Có màng nhân. Cấu trúc tế bào nhân thực:

Nhân tế bào:

– Cấu trúc: + dạng hình cầu + dịch nhân chứa nhiễm sắt thể và nhân con + có nhiều lỗ nhỏ trên màng nhân – Chức năng: + thông tin di truyền được lưu trữ ở đây + quy định các đặc điểm của tế bào + điều khiển các hoạt động sống của tế bào

Lưới nội chất

– Cấu trúc: là hệ thống ống và xoang dẹp gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. – Chức năng: + nơi tổng hợp protein + chuyển hóa đường và phân hủy chất độc

Riboxom:

– Cấu trúc: rARN và protein – Chức năng: là nơi tổng hợp protein

Bộ máy Gongi:

– Cấu trúc: Có dạng các túi dẹp – Chức năng: lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào

Tế bào nhân sơ

Đặc điểm chung: Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh. Tế bào chất không có hệ thống nội màng. Kích thước nhỏ Cấu trúc của tế bào nhân sơ:

Thành tế bào:

– Cấu trúc: ấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn – Chức năng: quy định hình dạng của tế bào

Màng sinh chất:

– Cấu tạo: ấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp phôtpholipit và 1 lớp prôtein – Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào

Long và roi:

Roi cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển. Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.

Tế bào chất gồm bào tương và riboxom

Vùng nhân: không có màng bao bọc

So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:

Giống: đều là tế bào nhân trong cơ thể Khác:

Kiểm Nghiệm Vi Sinh Vật

Kiểm nghiệm vi sinh vật

1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm vi sinh vật

Kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm để phát hiện mầm bệnh truyền qua thực phẩm và vi sinh vật hư hỏng góp phần đảm bảo sự an toàn vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn chức năng (ví dụ như probiotic) cũng phải được theo dõi trong quá trình sản xuất và trong sản phẩm cuối cùng.

Kiểm soát vi sinh là một yêu cầu cần thiết đối với quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm vào thực phẩm thông qua tiếp xúc với bề mặt thiết bị… có thể đảm bảo sự an toàn liên tục của các sản phẩm thực phẩm dọc theo chuỗi cung ứng , đáp ứng các yêu cầu quy định và bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất.

Càng ngày ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra ở quy mô rộng nhiều quốc gia càng trở nên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia và trở thành một thách thức lớn của toàn nhân loại. Phân tích vi sinh vật giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát ô nhiễm thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Để lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu phân tích, bộ Y tế Việt Nam quy định rõ giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm theo quyết định số: 46/2007/QĐ-BYT . Bên cạnh đó, QCVN 8-3:2012/BYT cũng đưa ra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.  Theo pháp luật Châu Âu, qui chuẩn EC 2073/2005 của EU đưa ra các tiêu chí an toàn cho thực phẩm đối với một số vi khuẩn trong thực phẩm và các độc tố. Tại thị trường Mỹ cũng đưa ra những qui chuẩn riêng cho các vi sinh vật trong thực phẩm theo chuẩn USDA FSIS, FDA…

2. Kiểm nghiệm vi sinh vật tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia được trang bị nhiều trang thiết bị tiên tiến, hiện đại và các kiểm nghiệm viên sử dụng các tiêu chuẩn kiểm tra cập nhật nhất, chúng tôi tư vấn, đưa ra những gợi ý về các phương pháp thử nghiệm phù hợp nhất như TCVN, ISO, AOAC, … Dịch vụ xét nghiệm vi sinh thực phẩm của chúng tôi bao gồm:

– Kiểm nghiệm các vi sinh vật nhiễm trong thực phẩm bằng phương pháp truyền thống: nhóm vi khuẩn chỉ thị như tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số coliform, Coliforms, Fecal coliform, Enterobacteriaceae, tổng số nấm men, nấm mốc …; vi sinh gây bệnh: Shigella, Salmonella, Vibrio cholera, Staphylococcus aureus, Vibrio parahaemolyticus, Listeria monocytogenes, Bacillus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Clostridium perfringens, Aspergillus spp campylobacter, …

Kiểm nghiệm các vi sinh gây bệnh và có lợi bằng phương pháp sinh học phân tử: Salmonella, Listeria monocytogenes, …

Định danh vi khuẩn, định danh nấm men, định danh nấm mốc,

Kiểm nghiệm độc tố từ vi khuẩn: Độc tố tụ cầu, độc tố botulinum,…

Kiểm nghiệm các vi khuẩn có lợi: vi khuẩn sinh lactic, Lactobacillus, Lactobacilus acidophilus, Biffibacteria, Bacillus subtilis,…

Kiểm nghiệm vi sinh trong nước uống đóng chai, đóng bình: Pseudomonas aeruginosa, E. coli, coliform, vi khuẩn kỵ khí sinh H2S, liên cầu phân

Vi khuẩn có lợi trong thức ăn chăn nuôi: Bacillus subtilis, Lactobacillus…

Vi khuẩn chị thị và gây bệnh trong thức ăn chăn nuôi: E. coli, Salmonella…

Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gồm kiểm tra vật liệu và kiểm tra thôi nhiễm: vi sinh gây bệnh như Salmonella,… ; vi sinh chỉ điểm: coliform,…

Kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

Tham gia trong nghiên cứu các test kit.

Kiểm nghiệm khả năng kháng kháng sinh, kháng khuẩn.

Kiểm nghiệm ký sinh trùng: trứng giun trong rau, ấu trùng sán dây trong thịt lợn, thịt bò,.. bằng phương pháp truyền thống và sinh học phân tử PCR.

Kiểm nghiệm virus trong thực phẩm: viêm gan A, rota virus, noro virus,…

Trang thiết bị: Nhằm kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: 01 hệ thống định danh vi sinh vật bằng kỹ thuật MALDI-TOF, 01 kính hiển vi nghiên cứu đa năng, 03 hệ thống PCR và RT-PCR và nhiều trang thiết bị chuyên sâu khác phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm chất lượng và an toàn thực phẩm.

Nền mẫu kiểm nghiệm: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện kiểm nghiệm tất cả các nền mẫu trong chuỗi sản xuất, chế biến thưc phẩm: thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thức ăn chăn nuôi, phân bón.

3. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là phòng thí nghiệm trọng tài quốc gia về thực phẩm.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tham gia trong hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn ASEAN về kiểm nghiệm thực phẩm.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm thực hiện xác nhận giá trị sử dụng liên phòng thí nghiệm của phương pháp thử AOAC International.

Liên hệ tư vấn và gửi mẫu kiểm nghiệm

Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật – Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 19001065

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Cảng Tân Cảng – Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận 2, TP HCM

Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)    

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.