So Sánh Quân Đội Và Công An / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chính Ủy Quân Đội: Tăng Một Tướng Công An Thì Phải Thêm Hai Tướng Quân Đội!

“Công an nói dựa trên quy mô hành chính cấp tỉnh, nôm na là rộng hay hẹp, nhưng quốc phòng là tính tầm quan trọng trong khu vực phòng thủ. Điều này có nghĩa là trọng điểm của quốc phòng chắc chắn là trọng điểm về an ninh, nhưng trọng điểm của an ninh chưa chắc là trọng điểm của quốc phòng” – đại biểu Phan Anh Khoa nêu ý kiến.

“Giải thích của Bộ trưởng Bộ Công an tôi thấy chưa thuyết phục. Đề nghị giữ trần quân hàm Giám đốc Công an cấp tỉnh như hiện nay là Đại tá thôi. Nếu phong tướng như dự thảo, thì để tương đương giữa hai bên, cứ một tướng công an sẽ thêm hai tướng quân đội nữa, liệu ngân sách có chịu nổi không? Mà chỉ công an phong tướng thì không ổn. Cá nhân tôi là Chính uỷ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, tôi nghĩ phong tướng như thế là nhiều quá” – Đại tá Phan Anh Khoa nói.

Đại tá Phan Anh Khoa

Phát biểu góp ý xây dựng luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, muốn quy định cấp bậc quân hàm cao nhất của công an thì phải xác định Cục nào quan trọng thì mới phong tướng. “Làm sĩ quan quân đội hay công an, ai cũng mong được lên tướng, đó là phấn đấu, là mong muốn bình thường, nhưng không nên để có sự so sánh giữa quân đội và công an” – ông Nghĩa nói.

Đại biểu Lâm Quang Đại (TP. Hồ Chí Minh) cho biết đồng ý với phương án phong tướng cho Giám đốc Công an tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Phong tướng cũng không vượt “trần”

Đại biểu Bùi Mậu Quân (Hải Dương) thì nêu quan điểm: “Tương đồng với quân đội thì cũng nên mức độ. Công an không có quân khu, mà quân khu có tướng (415 tướng), nhiều tỉnh có cả biên phòng và cảnh sát biển, đều tướng có hợp lý không?”.

Giải thích về quy định trong dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, nhiệm vụ của lực lượng Công an so với 10 năm trước đây nặng nề hơn rất nhiều. Trong khi đó, dù có phong tướng cho Giám đốc Công an tất cả các địa phương cũng không vượt quá “trần” Bộ Chính trị cho phép.

“Hiện có cơ chế chung, Bộ Chính trị đã cho cơ cấu, cấp hàm rất rõ với tổng số tướng là 205 người, chúng tôi không vượt qua số đó”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Thượng tướng Tô Lâm phân tích, cơ cấu hiện nay chỉ có 1 Đại tướng là Bộ trưởng, nhưng không phải cứ Bộ trưởng sẽ được Đại tướng, mà phải đủ 4 năm Thượng tướng mới được nâng hàm. Đó là lý do vì sao hiện Bộ Công an vẫn chưa có Đại tướng. 6 Thứ trưởng được cơ cấu trần hàm Thượng tướng, nhưng vẫn phải đủ niên hạn.

Ông Tô Lâm cũng cho biết, 205 tướng trong cơ cấu đủ để phong tướng cho Giám đốc 63 tỉnh. “Hiện có 60 cục và 63 tỉnh, thành thì bố trí tướng hết mới là hơn 120 người, cộng lại cả Bộ vẫn chưa đủ 200 người”, Thượng tướng Tô Lâm nhấn mạnh.

“Các đồng chí nói không phải tỉnh nào cũng tướng, nhưng địa phương lại nói sao tỉnh kia được mà tôi không được, cấp ủy địa phương cũng đề nghị xem xét. Trước mắt, đề nghị những tỉnh loại một, thành phố trực thuộc Trung ương, tức là khoảng hơn 10 địa phương được bố trí cấp tướng” – ông Tô Lâm nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, điều này cũng rất bất cập với điều hành thực tế. “Cục trưởng và Giám đốc là tương đương nhau về cấp hành chính, Bộ Công an quy hoạch số này là Thứ trưởng. Nếu Giám đốc địa phương là Đại tá được đề bạt Thứ trưởng thì sẽ không thể có Thượng tướng. Cấp tỉnh làm rất nhiều công việc, bố trí quân hàm tương đương với cấp Cục mới làm được những việc như vậy, và vẫn đảm bảo không vượt qua trần quy định chung của Bộ Chính trị chứ không phải làm tràn lan”, Bộ trưởng Bộ Công an phân tích.

“Bộ tinh gọn lên, tỉnh mạnh lên. Không bớt đi chức năng nhiệm vụ gì, chỉ có tăng lên thôi mà chính sách lại bớt đi, thì quá thiệt rồi, mà Nghị quyết đã nói rõ là phải chú ý đến chính sách cán bộ,” ông Tô Lâm nêu ý kiến.

Ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban Tổ chức Trung ương

Ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng tán thành với đề xuất trần quân hàm của Giám đốc Công an cấp tỉnh là Thiếu tướng nhưng cho rằng, cần chọn những địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự để áp dụng quy định này.

Xuân Hưng

“Khi sửa đổi Luật, để tránh số lượng tướng tăng lên so với Luật hiện hành thì phải khống chế về tiêu chí, đồng thời khống chế tổng số cấp tướng mà lực lượng Công an được phong để đảm bảo chặt chẽ”, ông Chính nói.

Quân Khu 2 – Quân Đội Và Công An Luôn Đoàn Kết, Đi Đầu Trong Thực Hiện Nhiệm Vụ

QK2 – Quân đội và Công an là lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết, phối hợp giữa Công an nhân dân (CAND) và Quân đội nhân dân (QĐND) đã trở thành truyền thống, là yêu cầu khách quan của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Tuy nhiên, gần đây, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa Quân đội và Công an.

Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Thế nhưng gần đây, một số đối tượng chống phá cho rằng việc quân đội tham gia phối hợp với công an bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH là không đúng chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đặc biệt, họ còn kích động, tạo ra mâu thuẫn giữa hai lực lượng thông qua việc so sánh vấn đề phong quân hàm cấp tướng… Họ kêu gọi “phi chính trị” quân đội và công an, hai lực lượng này phải tách rời sự lãnh đạo của Đảng, không được “trung với Đảng”, mà phải quay về là lực lượng thuần túy phục vụ nhân dân. Họ yêu cầu bỏ nội dung LLVT tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, được ghi trong Điều 65 Hiến pháp năm 2013… Có thể khẳng định, đó là những chiêu trò thâm độc nhằm phá hoại mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa QĐND và CAND.

Sinh thời, Bác Hồ từng nhiều lần căn dặn hai lực lượng quân đội và công an về sự đoàn kết, phối hợp công tác. Ngày 11/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Hoàng Mai, lúc đó là Giám đốc Công an khu 12. Bức thư với những lời căn dặn về tư cách người công an cách mệnh đã nhắc đến việc công an phải phối hợp chặt chẽ với quân đội. Bác viết: “Mỗi công an viên đóng chỗ nào thì cần dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian…”. Hơn 10 năm sau, tại buổi lễ thành lập lực lượng CAND vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), ngày 3/3/1959, Bác Hồ đến dự, giao nhiệm vụ và khẳng định: “Thành lập được lực lượng Công an nhân dân vũ trang là một thành công về đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa bộ đội và công an”. Tại buổi lễ này, Bác còn có phát biểu về truyền thống gắn bó giữa hai lực lượng: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng… Công an nhân dân vũ trang hay là quân đội cũng thế, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng từ trên xuống dưới. Nhất định phải như thế”.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, suốt 75 năm qua QĐND và CAND  luôn kề vai sát cánh, đoàn kết gắn bó vì nhiệm vụ chung, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.

Ngay từ khi lực lượng CAND mới ra đời (19/8/1945), CAND đã phối hợp chặt chẽ với QĐND chống thù trong, giặc ngoài, chống phản cách mạng, bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự phối hợp đoàn kết chiến đấu giữa hai lực lượng càng thêm chặt chẽ, nhất là cùng tham gia phá tan âm mưu của địch cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam; tiến công truy quét, tiêu diệt các toán thổ phỉ, biệt kích, thám báo trên các vùng Đông Bắc, Tây Bắc Tổ quốc… Trong các chiến dịch lớn, lực lượng an ninh cùng lực lượng quân đội bảo vệ tuyệt đối an toàn các sở chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn các hoạt động gián điệp, các chiêu trò chiến tranh tâm lý, chiêu hồi của địch…

Trong giai đoạn xây dựng đất nước, quan hệ đoàn kết, phối hợp công tác giữa hai lực lượng tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nâng lên một tầm cao mới. Năm 2003, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/QĐ-TTg, ngày 2/6/2003 về “Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH trong tình hình mới”. Sau đó, hai bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2010/NĐ-CP về Phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng; Nghị định số 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ về khu vực phòng thủ, quy định gắn thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, đặc biệt là Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (năm 2008) về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”, Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Biên giới quốc gia và Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Trong đó, Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI nhấn mạnh: “Tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và các ngành, các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Luật Quốc phòng năm 2005 xác định: “Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, TTATXH có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”. Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định: “Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH và xây dựng Công an nhân dân”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới. Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án”. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “…phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.

Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng thay đổi thủ đoạn, phương thức chống phá cách mạng Việt Nam trong đó phi vũ trang là chủ yếu, khủng bố từ nước ngoài, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” kết hợp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong… Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ngày nay đặt ra nhiều đòi hỏi cấp thiết phải bảo vệ từ xa, tác chiến không chỉ trên các lĩnh vực trên bộ, trên không, trên biển mà cả trên không gian mạng và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Các thủ đoạn lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tạo ra những “điểm nóng” kinh tế – xã hội để biến thành những sự kiện chính trị nhạy cảm… càng đòi hỏi QĐND và CAND phải kề vai sát cánh hơn nữa. Việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH trong các mặt công tác là đòi hỏi tất yếu khách quan, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

BÁO QUÂN KHU 2

Tăng Cường Giáo Dục Và Rèn Luyện Kỷ Luật Cho Quân Nhân Trong Quân Đội

Ngày đăng: 21/12/2018 03:12

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành luôn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chăm lo, giáo dục, rèn luyện về mọi mặt, đặc biệt là rèn luyện kỷ luật tự giác, nghiêm minh trong quân đội. Kỷ luật tự giác nghiêm minh đã góp phần to lớn trong việc củng cố và phát triển sức mạnh chiến đấu của quân đội, đảm bảo cho quân đội luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Hiện nay, trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở, các thế lực thù địch đang ráo riết tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng các thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, thâm độc và quân đội là một mục tiêu chống phá chủ yếu. Với chiến lược “diễn biến hòa bình”, thủ đoạn “bạo loạn lật đổ”, chúng thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chia rẽ nội bộ, gây mất ổn định từ bên trong; âm mưu tách mỗi cá nhân quân nhân ra khỏi tập thể quân nhân, làm mất sức chiến đấu của quân nhân bằng cách cổ vũ lối sống buông thả, tự do vô kỷ luật, phi chính trị hóa… từ đó gây mất ổn định nội bộ, mất sức chiến đấu của quân đội. Hiện tượng thiếu tự giác trong rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của quân nhân xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm giảm uy tín và phai nhạt hình ảnh cao đẹp của “bộ đội Cụ Hồ”.

Trước yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng trong thời kỳ mới đáp ứng nhiệm vụ “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”(4), việc chấp hành kỷ luật quân đội của mỗi quân nhân càng phải nghiêm túc và triệt để. Do vậy, công tác giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân trong quân đội hiện nay cần phải thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của các tổ chức trong giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Do đó, chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Tổ chức đảng các cấp phải xác định: trong lãnh đạo toàn diện đơn vị thì lãnh đạo công tác giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chấp hành nghiêm kỷ luật là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác của đơn vị. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên, bám sát thực tiễn đơn vị để đề ra nghị quyết lãnh đạo và xác định các nội dung, biện pháp lãnh đạo công tác giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân trong đơn vị đạt hiệu quả. Căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị để có nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân; kịp thời ban hành các văn bản, chỉ thị về chấp hành kỷ luật, xây dựng chính quy trong đơn vị để mọi quân nhân thực hiện thống nhất, đột phá và những khâu yếu, mặt yếu trong rèn luyện và chấp hành kỷ luật của quân nhân. Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, thực sự là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và kiện toàn đầy đủ các tổ chức trong đơn vị, lãnh đạo các tổ chức cùng toàn đơn vị chấp hành nghiêm kỷ luật.

Phát huy vai trò của các tổ chức chính là phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng; năng lực tổ chức, điều hành của người chỉ huy; trách nhiệm của các tổ chức như Hội đồng quân nhân, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ… trong đơn vị; sự phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình mỗi quân nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân. Có như vậy mới tạo được môi trường đồng bộ, thống nhất và thuận lợi để mọi quân nhân rèn luyện và chấp hành kỷ luật. Mọi tổ chức đều phải nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân, trong đó tổ chức đảng là nòng cốt, là hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo phát huy sức mạnh của các tổ chức khác trong đơn vị.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa kỷ luật tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân. Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh lịch sử, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử, vì vậy việc tạo ra môi trường văn hóa kỷ luật tích cực cho quân nhân là điều kiện cần thiết, quan trọng để quân nhân tự giác học tập, rèn luyện và chấp hành nghiêm kỷ luật. Môi trường văn hóa kỷ luật tích cực, lành mạnh được biểu hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể trong đơn vị. Đó là sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới của lãnh đạo chỉ huy với các tổ chức và toàn thể quân nhân trong nhận thức và hành động về công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật; tinh thần làm việc nghiêm túc, lãnh đạo kiên quyết của tổ chức đảng, trách nhiệm nhiệt tình trong tổ chức và duy trì kỷ luật của người chỉ huy; gương mẫu trong chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tinh thần tự giác rèn luyện và chấp hành kỷ luật của mọi quân nhân trong đơn vị; có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh kết hợp với bầu không khí dân chủ, tinh thần đồng chí đồng đội, giàu lòng nhân ái yêu thương giúp đỡ nhau, giữ vững bản chất và truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Môi trường văn hóa kỷ luật tích cực sẽ ngăn chặn và làm hạn chế những tác động tiêu cực xâm nhập vào quân nhân, trực tiếp làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, tạo cho quân nhân tinh thần vui tươi phấn khởi, có ý chí phấn đấu vươn lên thi đua học tập và rèn luyện.

Thực tiễn việc chấp hành kỷ luật của quân nhân cho thấy, ở đơn vị nào có môi trường văn hóa kỷ luật tích cực, lành mạnh, công tác giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân được chú trọng thì ở đơn vị đó chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật được nâng lên; chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tốt hơn, số vụ việc vi phạm kỷ luật ở đơn vị ít. Ngược lại, đơn vị nào lãnh đạo, chỉ huy nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về môi trường văn hóa kỷ luật, buông lỏng quản lý, thiếu chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện… thì đơn vị đó xảy ra vi phạm kỷ luật nhiều hơn, tính chất mức độ vi phạm nặng hơn, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp. Do đó, việc xây dựng môi trường văn hóa kỷ luật tích cực là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Ba là, phát huy tính tích cực, tự giác của quân nhân trong rèn luyện và chấp hành kỷ luật để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật của đơn vị.

Đây là biện pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân. Bởi vì, xét đến cùng con người là yếu tố quyết định mọi việc. Nếu mỗi quân nhân không tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật thì mọi quy định, biện pháp đưa ra đều không hiệu quả, chất lượng giáo dục và rèn luyện kỷ luật của đơn vị không thể được nâng cao.

Tính tích cực, tự giác của quân nhân trong rèn luyện và chấp hành kỷ luật được thể hiện trong nhận thức, động cơ, ý chí, hành vi, thái độ tích cực của quân nhân trong chấp hành kỷ luật quân đội. Do đó, quân nhân cần có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chấp hành kỷ luật quân đội đối với bản thân và với nhiệm vụ chung của đơn vị. Cần thấy rõ kỷ luật của quân đội là “kỷ luật tự giác, nghiêm minh”, nghĩa là “kỷ luật vừa đòi hỏi sự tự giác của mỗi quân nhân, vừa đòi hỏi sự nghiêm minh với tất cả mọi người không trừ một ai, từ binh nhì đến cấp tướng”(5), qua đó xác định cho mình động cơ đúng đắn, ý chí kiên quyết, kiên cường, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, chấp hành nghiêm kỷ luật, luôn nắm chắc yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và bản thân. Tự điều chỉnh hành vi của mình trong các hoạt động, nêu cao trách nhiệm trong công việc, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, đoàn kết thương yêu, tương trợ và giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng chấp hành nghiêm kỷ luật.

Để phát huy tính tích cực tự giác của quân nhân trong rèn luyện và chấp hành kỷ luật đòi hỏi các tổ chức cần phải trang bị cho quân nhân những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm cần thiết trong tự giáo dục, tự rèn luyện; có các tiêu chí, mục tiêu cụ thể để quân nhân phấn đấu đạt đến, đồng thời tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để quân nhân phát huy tính tích cực, tự giác của mình; thường xuyên nắm chắc chất lượng rèn luyện của quân nhân, kịp thời có các hình thức biểu dương khen thưởng những quân nhân có kết quả rèn luyện, chấp hành kỷ luật tốt, đồng thời phê bình nhắc nhở nghiêm túc với các trường hợp vi phạm kỷ luật.

Kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của quân đội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của quân đội ta đã căn dặn “Nếu kỷ luật không nghiêm thì không những không nâng cao được sức chiến đấu của bộ đội mà nhiều khi lại làm hại đến xương máu của chiến sĩ thậm chí đi đến thất bại”(6). Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, cần quan tâm tăng cường giáo dục và rèn luyện kỷ luật cho quân nhân, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.

Hơn 1,4 Triệu Bài Thi Tìm Hiểu Về Quân Đội Ở Quân Khu 3

Lãnh đạo Quân khu 3, Ban Thanh niên Quân đội và các đại biểu tham quan các tác phẩm thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam”

Chiều 16/10, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam” và cuộc thi video clip “Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Quân khu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.

Tham dự lễ tổng kết có Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3; Thượng tá Nguyễn Đức Cương, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội; lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng vũ trang Quân khu…

Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Chính ủy Quân khu 3 trao tặng Bằng khen cho 5 đơn vị xuất sắc

Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 cho biết: Hai cuộc thi được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang Quân khu, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh…, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, ý nghĩa 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; những thành quả to lớn của các cấp, các ngành, các địa phương trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh.

Theo đại tá Nguyễn Huy Hoàng, sau gần 4 tháng triển khai thực hiện (từ ngày 25/5 đến ngày 15/9/2019) cuộc thi tìm hiểu “30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam” ở Quân khu 3 đã nhận được hơn 1,4 triệu bài dự thi. Đa số các bài thi có chất lượng tốt, rất nhiều bài đầu tư công phu về thời gian, công sức, trí tuệ, kinh phí, thể hiện tình cảm, trách nhiệm cao về cuộc thi và hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”. Kết quả, có 5 tác phẩm đạt giải A, 7 tác phẩm đạt giải B và 20 tác phẩm đạt giải C.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 trao tặng Bằng khen cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A

Điểm sáng trong cuộc thi video clip “Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Quân khu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm nay là nội dung gương người tốt, việc tốt rất phong phú, phản ánh đa dạng những điển hình trong học tập và làm theo Bác với những việc làm cụ thể, thiết thực, có sức lan tỏa trong cộng đồng và từng cơ quan, đơn vị. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã tặng Bằng khen cho 3 tác phẩm đạt giải A, 5 tác phẩm đạt giải B và 7 tác phẩm đạt giải C.

“Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan toả lớn, qua đó củng cố niềm tin, phát huy trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới”, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 nhấn mạnh.

Ảnh: Nguyễn Minh

Cuộc thi thu hút sự tham gia của nhiều giáo viên và học sinh trên địa bàn Quân khu, với nhiều tác phẩm dự thi tâm huyết, công phu, thể hiện đam mê tìm hiểu lịch sử đất nước, truyền thống Quân đội và lực lượng vũ trang Quân khu 3

Một tiết mục văn nghệ của cán bộ, ĐVTN Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tại lễ tổng kết, trao giải, chiều 16/10

Nguyễn Minh