So Sánh Frông Và Dải Hội Tụ Nhiệt Đới / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Hiểu Đúng Về Bão Và Áp Thấp Nhiệt Đới

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) là từ ngữ khá quen thuốc với người dân khi có hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiều đúng về hai hiện tượng thiên nhiên này.

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Theo khoa học, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường dưới mức 1000mb. Sự chênh lệch về khí áp ở vùng tâm bão với các vùng xung quanh là nguyên nhân gây ra tốc độ gió bão rất lớn.

Bão, ATNĐ có thể ví như một chiếc bánh khổng lồ, khi cắt đôi chiếc bánh đó ta thấy bên trong nó cũng có nhân bánh đó là mắt bão và thành mắt bão.

Như vậy có thể xem bão là một vùng gió xoáy từ các phía thổi vào trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc.

Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề di chuyển vào giữa, đến vùng giữa bão thì không khí chuyển động lên cao rồi toả ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, làm chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Khối không khí ẩm này chuyển động lên cao thì hơi nước mà nó chứa ngưng tụ lại thành mây và gây ra mưa, cho nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây dày đặc phủ kín và mưa nhiều.

Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh “tropical storm”. Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió.

Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ireland là Francis Beautfort, thì gió được chia thành 13 cấp từ 0 tới 12. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới.

Theo định nghĩa quốc tế, bão nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 64 km/giờ (hay 35 knots), tức là hơn cấp 8. Nếu gió yếu hơn 63km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới.

Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon).

Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon, intense major hurricane, super cyclonic storm, very intense tropical cyclone) với gió mạnh hơn 240 km/giờ (hay trên 130 knot), tức cấp 4 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 (Thang bão Beaufort) trở lên.

Danh từ “typhoon” được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương; “hurricane” trong vùng Đại Tây Dương; và “tropical cyclone” trong vùng Ấn Độ Dương.

Câu 1: Bão, Áp Thấp Nhiệt Đới Là Gì ?

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường dưới mức 1000mb. Sự chênh lệch về khí áp ở vùng tâm bão với các vùng xung quanh là nguyên nhân gây ra tốc độ gió bão rất lớn. Bão, ATNĐ có thể ví như một chiếc bánh khổng lồ, khi cắt đôi chiếc bánh đó ta thấy bên trong nó cũng có nhân bánh đó là mắt bão và thành mắt bão (xem hình 1.1).

Hình 1.1: Cấu trúc đặc trưng của bão

Như vậy có thể xem bão là một vùng gió xoáy từ các phía thổi vào trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề di chuyển vào giữa, đến vùng giữa bão thì không khí chuyển động lên cao rồi toả ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, làm chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Khối không khí ẩm này chuyển động lên cao thì hơi nước mà nó chứa ngưng tụ lại thành mây và gây ra mưa, cho nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây dày đặc phủ kín và mưa nhiều.

Nguyên Nhân Hình Thành Bão Nhiệt Đới Ở Việt Nam

Bão nhiệt đới là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm mà hầu hết các quốc gia tiếp giáp biển thường xuyên gặp phải. Những cơn bão nhiệt đới có độ mạnh yếu khác nhau nhưng đều để lại thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển chung của kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển tiếp giáp với Biển Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam nên mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão. Vậy nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam là gì?

Nguyên nhân hình thành các cơn bão nhiệt đới ở Việt Nam?

Bão thường được hình thành ở những khu vực đại dương ấm áp, nơi mà nhiệt độ của nước ít nhất là 26,5 độ C. Các nhà khoa học đã phân tích: ở những nơi này, nước biển sẽ dễ bay hơi, tạo ra một lớp không khí nóng ẩm trên mặt biển khi ánh sáng mặt trời chiếu đến. Do khí nóng nhẹ hơn, lớp khí ẩm này dần bay lên cao, để lại bên dưới một vùng không gian trống. Điều này dẫn đến việc luồng không khí ẩm ở bên ngoài sẽ bị hút vào để lấp vào khoảng không gian trống đó. Ngoài ra khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất (cụ thể là bị tác động bởi lực Coriolis – Lực quán tính khiến vật bị lệch quỹ đạo khi chuyển động trong một vật thể đang quay) và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.

Theo nghiên cứu thì để một cơn bão nhiệt đới hình thành sẽ phải có 6 điều kiện cần thiết:

– Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất phải vào khoảng 26,5 độ C.

– Sự mất ổn định của bầu khí quyển.

– Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.

– Độ đứt gió (sự thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ trong một khoảng cách ngắn) thấp.

– Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.

Sau khi hình thành, cơn bão sẽ được tiếp thêm năng lượng khi di chuyển qua đại dương. Chúng sẽ hút không khí nóng ẩm từ bề mặt đại dương và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”. Tuy nhiên khi di chuyển vào đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi, từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất năng lượng. Bên cạnh đó do sự ma sát với địa hình gồ ghề của đất liền nên tốc độ gió cũng như độ chênh lệch áp suất của bão sẽ giảm dần, sau đó suy yếu và tan đi. Cấu trúc của bão nhiệt đới sẽ bao gồm mắt bão, thành mắt bão và dải mây mưa ở rìa ngoài.

► Thành mắt bão: Là những vùng mây bao quanh mắt bão. Vì là điểm cuối nơi các dòng không khí đổ về trước khi chuyển động thẳng lên cao nên đây là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão. Ngoài ra, những luồng không khí này mang theo nhiều hơi nước nên ở đây mây nằm ở độ cao lớn nhất và độ ẩm cũng là nhiều nhất.

► Dải mây mưa ở rìa ngoài: Là những dải mây mưa ở rìa ngoài của thành mắt bão. Những khu vực chịu ảnh hưởng của dải mây mưa ở rìa ngoài sẽ xuất hiện mây giông dày đặc rộng từ khoảng vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 – 500 km.

Vì Sao Nước Ta Có Khí Hậu Nhiệt Đới Ẩm Gió Mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khác thường, còn miền Nam lại có mùa khô kéo dài sâu sắc. Có được những nét độc đáo đó là do:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới.

Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta thể hiện:

Vị trí địa lí nước ta:

Điểm cực Bắc gần chí tuyến (230 23′ B).

Điểm cực Nam cách xích đạo không xa (80 34′ B).

Nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của nữa cầu Bắc.

Do ví trí địa lí như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hằng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c (trừ vùng núi cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng-ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao-lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).

Nhờ có chế độ nhiệt-ẩm phong phú nên nước ta có rừng cây xanh quanh năm. Canh tác mỗi năm 2-3 vụ,…

Nhưng nhiệt – ẩm cao cũng mang đến nhiều dịch bệnh, nấm mốc, chúng tôi cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.