Phương Pháp Yết Tỷ Giá Hối Đoái / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Cách Yết Tỷ Giá Hối Đoái Trên Thị Trường (Quotation)

Cách yết tỷ giá hối đoái trên thị trường (Quotation)

Cách yết tỷ giá hối đoái (Quotation)

* Quy tắc ký hiệu mã tiền tệ quốc tế:

Để thống nhất và thuận tiện trong các giao dịch ngoại hối quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization) đã quy định các mã (code) tiền tệ quốc tế có cấu trúc gồm 3 ký tự latin: 2 ký tự đầu phản ánh tên quốc gia, ký tự cuối cùng là tên đơn vị tiền tệ của quốc gia đó.

Ví dụ:

– Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ (đôla Mỹ) là: USD

+ Hai ký tự đầu “US” là viết tắt của The United States.

+ Ký tự sau cùng “D” là viết tắt của dollar.

– Tên đơn vị tiền tệ của Việt Nam (Việt Nam đồng) là: VND

+ Hai ký tự đầu “VN” là viết tắt của Việt Nam.

+ Ký tự sau cùng “D” là viết tắt của dong.

Tuy nhiên, ký hiệu tiền tệ của các đồng tiền chung của khu vực hoặc của tổ chức quốc tế có thể không tuân theo quy tắc này. Chẳng hạn như:

– Đồng tiền chung của Liên minh tiền tệ châu Âu: EUR

– Đồng tiền của cộng đồng chung châu Âu (đã bãi bỏ): ECU

– Đồng tiền của quỹ tiền tệ quốc tế IMF: SDR,…

* Nguyên tắc yết tỷ giá hối đoái:

Trong quan hệ giao dịch với khách hàng, các ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khác hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỷ giá bán, nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngân hàng mua theo tỷ giá mua. Do vậy, ngân hàng sẽ công bố đồng thời tỷ giá mua ngoại tệ (BID RATE) và tỷ giá bán ngoại tệ (ASK RATE).

Có nhiều cách niêm yết tỷ giá, điển hình là 2 cách sau:

– Niêm yết hai tỷ giá mua và bán tách rời nhau

Ví dụ: Tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng France Thụy Sĩ được niêm yết như sau:

BID RATE: USD/CHF = 1.2312

ASK RATE: USD/CHF = 1.2317

– Niêm yết rút gọn: Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh gọn, các tỷ giá bán thường không được niêm yết đầy đủ, tránh những dữ liệu trùng lặp không cần thiết ngân hàng chỉ niêm yết những con số nào thường biến động, thông thường đó là những số cuối.

Ví dụ: Tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng France Thụy Sĩ được niêm yết như sau:

USD/CHF = 1.2312/1.2317

hoặc USD/CHF = 1.2312/17

+ Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá:

Với cách niêm yết như trên, đồng tiền đứng trước gọi là đồng tiền yết giá, có giá trị bằng một đơn vị tiền tệ. Giá trị của đồng yết giá được biểu thị giá trị qua đồng tiền khác. Đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá, có giá trị một số đơn vị tiền tệ, nó thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Đồng định giá là đồng tiền dùng làm phương tiện xác định giá trị đồng tiền yết giá.

: Khi tiếp cận với các nguồn dữ liệu khác nhau thì vị trí của đồng tiền yết giá và định giá cũng khác nhau. Ví dụ 1 USD = x VND thì có hai cách viết như sau:

Cách 1: USD/VND = x, nghĩa là đặt đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau. Cách yết này được sử dụng tại các Ngân hàng thương mại trên toàn thế giới và trên các thị trường ngoại hối quốc tế.

Cách 2: VND/USD = 1/x, nghĩa là đặt đồng tiền định giá đứng trước, đồng tiền yết giá đứng sau. Cách viết này được sử dụng phổ biến trong kinh tế học, các tác phẩm có tính học thuật cao như các giáo trình đại học quốc tế và các bài nghiên cứu.

Lưu Thu Hương

Các Phương Pháp Niêm Yết Tỷ Giá

CÁC PHƯƠNG PHÁP NIÊM YẾT TỶ GIÁ

1. Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp (direct quotation)

Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ.

1 ngoại tệ = x nội tệ.

Ví dụ: Tại Việt Nam, ngày 12/01/2011, các tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại được công bố như sau:

USD/VND = 19.495/19.500; JPY/VND = 249,20/254,39;

EUR/VND = 26.739,93/27.242,74

– Trong phương pháp này, đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ

Hiện nay, đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là đồng tiền yết giá. Đô la Mỹ chỉ đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, EUR, AUD, NZD và SDR.

2. Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (indirect quotation)

Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ.

1 nội tệ = x ngoại tệ

Ví dụ: Tỷ giá trên thị trường Anh vào ngày 11/01/2011 được công bố như sau:

GBP/PLN = 4.6305/80; GBP/AUD = 1.5858/67; GBP/CAD = 1.5454/63;

GBP/CHF = 1.5218/24; GBP/JPY = 130.12/130.19; GBP/USD = 1.5635/38

Phương pháp này rất ít được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu là Anh, Newzealand, Úc và các nước dùng đồng tiền chung euro là các nước có áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Nước Anh và các nước thuộc địa của Anh sử dụng phương pháp này là do trước đây nước Anh dùng hệ nhị phân). Đồng SDR (tiền tệ của quỹ tiền tệ quốc tế) cũng được yết giá theo phương pháp này.

Ví dụ:

EUR/NZD = 1.7121/31; EUR/AUD = 1.3192/98; EUR/CAD = 1.2859/67;

EUR/JPY = 108.31/38; EUR/GBP = 0.8318/32; EUR/CHF = 1.2658/61;

EUR/USD = 1.30058/76

Như vậy, hai phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp về bản chất thì không khác nhau nhưng về hình thức thì khác nhau.

Lưu ý: Tại Mỹ áp dụng cả hai phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp:

– Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền sau: EUR, AUD, GBP, NZD.

– Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền còn lại.

Đối với các đồng tiền EUR, AUD, GBP, NZD, khi yết tỷ giá với nhau thì yết theo quy tắc: EUR/AUD; EUR/GBP; EUR/NZD; GBP/AUD; GBP/NZD.

3. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ (American term)

Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ.

Ví dụ: Tỷ giá được niêm yết theo kiểu Mỹ trên tờ Wall Street:

1 GBP = 1,5743 USD; 1 CHF = 0,7018 USD; 1 EUR = 1,0578 USD

4. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu (European term)

Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.

Ví dụ: 1 USD = 0,6352 GBP; 1 USD = 0,9453 EUR, 1 USD = 1,4250 CHF

Phương pháp yết giá kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu thường được áp dụng cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng cho đối tượng khách hàng là một ngân hàng khác. Đối với khách hàng không phải ngân hàng khác người ta thường áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. Ngoài ra do đặc điểm Việt Nam còn giao dịch tiền mặt quá lơn nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các ngân hàng thương mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt.

Lê Phúc Minh Chuyên

Làm Kế Toán: Phương Pháp Yết Giá

Có nhiều tác giả dùng các thuật ngữ khác nhau về biểu hiện tỷ giá, thậm trí trái ngược nhau xung quanh hai khái niệm trực tiếp và gián tiếp.

Để dễ hiểu ở đây chúng ta sử dụng hai cách biểu hiện tỷ giá sau đây:

Cách thứ nhất, tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ n ào đó với đồng nội tệ (yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

1 ngoại tệ = X nội tệ

Ví dụ:

Ở Việt Nam, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh các đồng ngoại tệ với VND, chẳng hạn: 1 USD = 15,950 VND

Ta viết là: USD/VND = 15,950

Ở Pháp: 1 USD = 0.81EUR

Ta viết là: USD/EUR = 0.81

Cách thứ hai, tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

1 nội tệ = X ngoại tệ

Ở Pháp, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh đồng tiền EUR với ngoại tệ.

Chẳng hạn: 1 EUR = 1.2104 USD

Ta viết là: EUR /USD = 1.2104 Ở Anh: 1 GBP = 1.6958 USD

Ta viết là: GBP/USD = 1.6958

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng , tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau:

USD / EUR = 0.8100 / 0.8110

USD / VND = 15,950 / 15,970

Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá hay còn gọi là đồng tiền hàng hoá hay đồng tiền cơ sở, nó luôn là một đơn vị. Các đồng EUR, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 8100 là tỷ giá mua đô la trả bằng EUR của ngân hàng, và tỷ giá đứng trước 15,950 là tỷ giá mua đô la trả bằng đồng Việt Nam của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá mua v ào của ngân hàng (BID RATE)

Tỷ giá đứng sau 0.8110 là tỷ giá bán đô la thu bằng EUR của ngân hàng và 15,970 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE)

Thông thường tỷ giá ASK cao hơn tỷ giá BID. Chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hay tiếng Anh gọi là Spread, tiếng Pháp là Fourchette. Khoản chênh lệch này tùy thuộc vào từng ngoại tệ nhưng thông thường vào khoảng 0.001 đến 0.003 tức là từ đến 30 điểm. Chúng ta có thể mô hình mối quan hệ này theo sơ đồ sau đây:

Như vậy: Spread = Ask Rate – Bid Rate

Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ. Điểm biểu hiện 1/10,000của một đ ơn vị tiền tệ, nó là khoảng tăng nhỏ nhất khi tỷ giá biến đổi. Số của tỷ giá thông thường biểu hiện hai con số sau dấu chấm của tỷ giá. Con số này ít được quan tâm, bởi vì con số biến động mạnh nhất chính là phần điểm của tỷ giá.

Trong giao dịch ngoại hối, người ta có thể lấy tên thủ đô các nước công nghiệp phát triển thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá.

Để thống nhất các đơn vị tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành ký hiệu tiền tệ thống nhất (xem Phụ lục 2.1). Tất cả đồng tiền của các nước đều được mã hoá bằng 3 chữ cái in hoa, trong đó hai chữ cái đầu l à ký hiệu của tên nước và chữ cái thứ ba là chữ cái đầu ti ên của tên tiền tệ nước đó. Ví dụ, VND là ký hiệu đồng tiền của Việt Nam, trong đó VN là ký hiệu của Việt Nam và D là chữ cái đầu tiên của tên đồng tiền của Việt Nam “ĐỒNG”. SGD là ký hiệu đồng tiền của nước Singapore, trong đó hai chữ cái đầu ti ên SG là ký hiệu tên nước Singapore và chữ cái cuối cùng D là chữ dầu tiên của tên đồng tiền nước này DOLLAR v.v.

Phương Pháp Tính Giá Thành Sản Phẩm Theo Phương Pháp Tỷ Lệ

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ giúp các kế toán hạch toán giá thành sản phẩm thuộc cùng một nhóm sản phẩm nhưng theo từng quy cách của mỗi sản phẩm khác nhau.

Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ như sau:

Các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách và sản phẩm khác nhau.

– Đối tượng tập hợp chi phí: Toàn bộ quy trình công nghệ

– Đối tượng tính giá thành: Các sản phẩm trong quy trình sản xuất.

2. Quy trình tính giá thành:

Quy trình tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ được cụ thể hóa qua 4 bước sau: tự học kế toán doanh nghiệp

+ Bước 1: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành: Thường là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.

+ Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.

+ Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành.

+ Bước 4: Tính giá thành thực tế

Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ

Một DN sản xuất sản phẩm Khăn có hai quy cách sản phẩm như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng tài liệu kế toán sản xuất

Chi phí sản xuất trong tháng được tập hợp như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 63.000; Chi phí nhân công trực tiếp: 4.032; Chi phí sản xuất chung: 16,660 Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

Sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có.

Trong tháng đã sản xuất được 1.000 sản phẩm Khăn 1 và 1.200 sản phẩm Khăn 2.

Căn cứ vào các tài liệu trên kế toán tính giá thành sản phẩm A cho từng quy cách theo trình tự sau:

1 -Tính tổng giá thành định mức theo sản lượng thực tế để làm tiêu chuẩn phân bổ

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

(Đơn vị tính: 1.000 đồng) Học kế toán ở đâu tốt

3 -Tính giá thành sản phẩm thực tế theo từng quy cách sản phẩm. Bảng tính giá thành sản phẩm Khăn 1 dạy kế toán

Sản lượng : 1.000 (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Sản lượng : 1.200 (Đơn vị tính: 1 đồng)

Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!